K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2017

Thuộc thao tác giải thích: Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập đến.

Đáp án cần chọn là: A          

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luậnđiểm nào đó.D. Là một phép lập luận sử dụng các tác...
Đọc tiếp

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?

A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.

B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.

C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận

điểm nào đó.

D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.

Câu 2: Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tinh thần thuyết phục?

A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng.

B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.

C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm.

D. Không đưa dẫn chứng, chỉ giải thích và đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm

Câu 3:Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh, không cần giải thích vấn đề cần chứng minh. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4: Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?

A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.

B. Nêu được luận điểm cần chứng minh.

C. Nêu được các lý lẽ cần sử dụng trong bài làm.

D. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.

Câu 5: Trong phần Thân bài của bài văn chứng minh người viết cần phải làm gì?

A. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

B. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.

C. Chỉ cần gọi tên luận điểm cần chứng minh.

D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh

Câu 6: Lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào?

A. Thân bài.

B. Mở bài.

C. Cả mở bài và thân bài.

D. Với phần dẫn chứng đưa ra trong phần thân bài.

 Câu 7: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?

A. Lập dàn ý đại cương.

B. Xác định các lý lẽ cho bài văn.

C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.

D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Câu 8:Xác định luận điểm chính trong lời thơ khuyên thanh niên của Bác Hồ:

A. Khó khăn khắc phục sẽ thành công.

B. Phải làm việc lớn.

C. Con người phải có quyết tâm, kiên trì.

D. Có ý chí, sự kiên trì, bền bỉ sẽ thành công trong cuộc đời.

 Câu 9: Câu nào không dùng làm dẫn chứng trực tiếp làm rõ luận điểm: “Tục ngữ khuyên dạy con người về lời ăn tiếng nói”?

A. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

B. Đất xấu trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu.

C. Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

 Câu 10: Cho đề bài sau: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên.

Trong các luận điểm nêu ra sau đây, luận điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề bài này?

A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.

B. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hòa khí hậu trên trái đất.

C. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.

D. Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.

 

4
14 tháng 4 2020

1. C 

2. D

3. B

4. D

5. A

6. B

7. A

8. D

9. B

10. C

14 tháng 4 2020

1. C                     6. B

2. D                     7. A

3. B                     8. D

4. D                     9. B

5. A                     10. C

8 tháng 5 2018

- Phân tích là căn cứ vào quan hệ nội bộ của đối tượng

- Phân tích theo các mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan, phân tích dựa theo sự đánh giá chủ quan của người lập luận.

- Yêu cầu của một lập luận phân tích:

+ Xác định vấn đề phân tích.

+ Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ.

+ Khái quát tổng hợp.

24 tháng 11 2018

Đáp án: A

19 tháng 1 2017

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

- Câu chủ đề của đoạn : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

- Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.

Bài văn có bố cục ba phần:

- Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

- Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

- Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

10 tháng 2 2017

2. Tìm hiểu văn bản.

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng

13 tháng 2 2022

Em ghi rõ đề ra thì chị mới làm được nha!

Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:

a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?

b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?

c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn càng sử dụng được nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn không? Phải xuất phát từ đâu để có thể chọn chính xác các thao tác lập luận và vận dụng tổng hợp các thao tác đó trong một bài (đoạn) văn cụ thể? Và phải dựa vào đâu để đánh giá mức độ thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau?

1
8 tháng 4 2017

a, Đoạn trích viết về ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt (thơ mới)

Quan điểm của tác giả: Thừa nhận có ảnh hưởng Pháp trong Thơ mới nhưng khẳng định thơ văn Pháp không làm mất bản sắc dân tộc Việt Nam trong Thơ mới

b, Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác phân tích, ngoài ra còn có các thao tác so sánh, bác bỏ, bình luận

c, Bài văn có sức hấp dẫn khi người viết nắm vững thao tác lập luận. Không phải bất kì một bài văn, đoạn văn nào càng sử dụng nhiều thao tác lập luận thì có sức hấp dẫn

- Cần có sự hiểu biết, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận

Em đồng ý với quan điểm trên. Câu nói cuối cùng của Chí Phèo chính là lời tố cáo xã hội phong kiến tàn bạo bởi: 

- Chí Phèo vốn là một người nông dân hiền lành chăm chỉ nhưng lại bị hãm hại rồi trở thành con quỷ người người căm ghét chính là gián tiếp do bàn tay của Bá Kiến và là hậu quả trực tiếp của lao tù thực dân. 

- Chí muốn làm người lương thiện nhưng xã hội lại dồn hắn vào đường cùng. Chỉ tha thiết có một hạnh phúc giản đơn mà tất cả đều bị dập tắt mất bởi chính những định kiến của xã hội lúc bấy giờ. Hắn đánh mất tất cả chính là do hoàn cảnh xã hội đẩy hắn vào đường cùng. 

- Nhưng câu nói trên cũng thể hiện khát vọng của Chí. Hắn đến chết vẫn muốn làm người lương thiện, được xã hội thừa nhận là một phần trong đó. Khát vọng lương thiện tưởng chừng rất đơn giản nhưng với Chí lại không thể làm được. Hắn đã gây ra quá nhiều tội lỗi như vết chai trên mặt hắn sẽ không bao giờ biến mất => sự bế tắc tột cùng của một tâm hồn tội lỗi.

Đề bài: Một nhà văn có nói : “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó.Cho dàn ý sau: I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề bàn luận (câu nói)Từ xưa, cha ông ta vẫn luôn coi trọng việc tích lũy tri thức. Trong thời đại ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì việc chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc lại cần thiết hơn cả. Sách đóng vai trò quan trọng...
Đọc tiếp

Đề bài: Một nhà văn có nói : “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
Cho dàn ý sau:
 

I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề bàn luận (câu nói)

Từ xưa, cha ông ta vẫn luôn coi trọng việc tích lũy tri thức. Trong thời đại ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì việc chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc lại cần thiết hơn cả. Sách đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập và kết nối những tri thức, tinh hoa của nhân loai. Bởi vậy mà có câu nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người

II. Thân bài

a. Giải thích

- Sách là sản phẩm, phương tiện cảu tri thức do con người tạo ra, dùng để lưu trữ và chia sẻ những kiến thức về cuộc sống.

- Ngọn đèn sáng bất diệt: Cách nói ẩn dụ về khả nâng thắp sáng, soi tỏ, dẫn lối, trái phĩa với bóng tối.

- Nội dung cả câu: câu nói khẳng định vai trò, ý nghĩa cảu sách trong việc thắp sáng, mở mang trí tuệ con người.

b. Lý giải (vì sao nói như vậy)

- Ý kiến trên đã nêu lên đúng đắn về vai trò, và ý nghĩa của sách đối với con người.

- Sách là ngọn đèn sáng bất diệt bởi nó đem lại cho con người những kiến thức quý báu mà không bị giới hạn bởi không gian, thời gian.

- Những kiến thức trong sách là sự tích lũy ngàn đời của ông cha, của những người đi trước. Họ đã từng trải, nghiên cứu, khám phá bằng sự dày công, tâm huyết. Trải qua sự sàng lọc của thời gian, bởi vậy những cuốn sách có giá trị vẫn luôn tồn tại.

- Có ai đã từng nói rằng cuốn sách giống như một tấm vé tốc hành đưa ta đi khắp mọi nơi chỉ trong một căn phòng nhỏ. Thât vậy, những con người ta chưa bao giờ gặp, những mảnh đất ta chưa từng đặt chân tới, giờ đây đều có thể tìm hiểu được qua trang sách. Ngày nay, sách còn được sản xuất với những thiết kế sáng tạo kết hợp với những hình ảnh minh họa khiến cho việc tiếp nhận trở nên gần gũi hơn.

- Đọc sách ta không chỉ có tri thức về thời đại mà ta đang sống mà còn có thể biết được về ngày hôm qua, và sự hình dung về một tương lai phía trước. Nhờ những cuốn sách, ta biết được lịch sử đấu tranh hòa hùng của ông cha, ta thêm phần tự hào về truyền thống của dân tộc. Và niềm tự hào ấy còn nhân lên khi sách thỏ thẻ bên ta ý thức về trách nhiệm của mình. Sách giống như ngọn hải đăng trong đêm tối dẫn dắt ta đi theo con đường đúng đắn.

- Kho tàng sách chính là những bách khoa toàn thư với những kiến thức phong phú đủ mọi lĩnh vực như văn học, lịch sử, địa lý, các cuốn sách viết về kĩ năng sống, các phát minh khoa học... Đặc biệt hệ thống sách về ngoại ngữ đang được đẩy mạnh trở thành nguồn tài liệu phong phú cho người học ngoại ngữ.

- Sách không chỉ nói về cái hay cái đẹp mà còn không từ chốn nói về những bất cập trong cuộc sống nhằm mục đích giáo dục, giúp ta có những nhận thức đúng đắn, tỉnh táo.

- Ngày nay sách không chỉ có ở dưới dạng in ấn mà còn có các bản mềm trên các thiết bị công nghệ tạo sự thuận tiện cho người đọc. Nhưng dù thế nào ta vẫn luôn đề cao việc đọc sách. Tin chắc rằng những cuốn sách hay sẽ khiến chúng ta trưởng thành hơn từng ngày.

c, Mở rộng (Liên hệ thực tế)

Tuy nhiên trong thị trường vẫn còn tồn tại những văn hóa phẩm không lành manh, những nội dung không đúng đắn, khiến cho chúng ta có những ý hiểu sai lệch lầm lạc. Chúng ta phải nghiêm khắc phê phán đồng thời cũng phải biết chọn sách phù hợp.

Ngoài ra văn hóa nghe nhìn ngày càng lấn áp dẫn đến hiện tượng lười đọc sách, chán đọc sách. Cần nâng cao ý thức và tạo thói quen đọc sách.

Đọc sách không thôi chưa đủ mà còn phải biết áp dụng những kiến thức ấy vào thực tế để sách phát huy tối đa giá trị của nó.

III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

Quả thực sách có những ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người. Em nghĩ rằng mỗi người cần biết nâng niu, coi trọng và tự tạo cho mình thói quen đọc sách. Hãy coi sách giống như người bạn bởi có thể nó sẽ theo ta trong suốt cuộc đời này.
Em hãy viết 1 bài văn theo dàn ý đó 
Giúp mình với mng ơi!!!

 

1
5 tháng 4 2022

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, chữ viết trở thành một phát minh vô cùng quan trọng, nó đã góp phần đưa con người tiến đến văn minh. Những dòng chữ quý báu đã được kết tinh trong những trang sách. Và có người đã cho rằng: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người".

Ý kiến trên hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. "Ngọn đèn sáng bất diệt" là ngọn đèn không bao giờ tắt, không bao giờ lụi tàn. Trong văn học, hình ảnh của ánh sáng, của ánh đèn ngọn lửa còn biểu tượng cho sự soi đường, chỉ lối. Bởi thế, câu nói "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người" đã khẳng định sách là công cụ, phương tiện giúp con người mở mang trí tuệ, vươn đến sự phát triển. Sách đưa chúng ta đến một chân trời mới, cao hơn, xa hơn với những lý tưởng cao đẹp của con người.

Từ ngàn xưa, người ta đã biết cách tạo ra những văn tự làm từ thẻ tre, mai rùa hay được khắc trên đá, thân cây hay vách núi… những chữ tượng hình. Dần dần qua thời gian, khi kĩ thuật phát triển thì chữ viết được lưu lại trên những trang giấy mỏng và tiện lợi. Nhờ chữ viết và các phương tiện lưu lại chữ viết - ta gọi là “sách” - mà con người đã lưu giữ và truyền lại cho nhau từ đời này sang đời khác, từ nơi này qua nơi khác những hiểu biết của mình về tự nhiên và xã hội. Từ đó, chúng ta có thể tìm trong sách rất nhiều điều: lịch sử, khoa học tự nhiên xã hội, vật lý, địa lí, sinh học… ấy là một thế giới thu nhỏ. Đọc sách, ta biết về thuở khai thiên lập địa của đất nước, từ lịch sử các vua Hùng, Lạc Long Quân, Âu Cơ từng dựng nước và giữ nước. Đọc sách, ta biết về những kì quan của thế giới, từ những đại dương bao la, những đỉnh núi hùng vĩ cao ngất trời đến những nơi xa xôi sâu thẳm và độc địa mà ta không cần phải đặt chân tới. Đọc sách, ta còn hiểu về những kiến thức khoa học tinh vi như phân tử, lượng tử, hạt nhân,… Sách thực sự là chiếc cửa sổ để cho chúng ta nhìn ra thế giới.

 

Chính bởi sách lưu giữ trí tuệ con người nên đó là cơ sở để con người hiểu về thế giới và từ đó khai thác, chinh phục thế giới. Từ những hiểu biết sơ khai về vũ trụ của Bru-nô mà Ga-li-lê đã nghiên cứu rồi khẳng định rằng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” và tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn nổi tiếng. Từ những tiền đề toán học xa xưa mà các nhà toán học Ta-lét, Py-ta go,… đã chứng minh được những định lí quan trọng,… Đến lượt thế hệ chúng ta hôm nay, từ kiến thức sách vở cha ông để lại, chúng ta phát minh ra tàu siêu tốc, tàu vũ trụ, cách tạo ra năng lượng mặt trời,… Sách quả là thứ ánh sáng diệu kì dẫn dắt trí tuệ con người phát triển, thậm chí bùng nổ!

Nhưng có phải bất kì loại sách nào cũng là "ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người không?". Sách cũng có nhiều loại sách. Đa số các loại sách đều ca ngợi đạo đức, phẩm chất, phát triển trí tuệ phục vụ cho đời sống. Nhưng có những loại sách chỉ nhằm phá hoại đạo đức, làm xói mòn tư duy con người. Nó dẫn chúng ta đến một cuộc sống không lành mạnh, đồi trụy, phản quốc. Có hàng trăm loại sách báo phản động vẫn còn rải rác trên khắp thế giới. Vì vậy ta cần loại bỏ nó ngay.

Vậy chúng ta phải làm thế nào để sách mãi là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loài người? Đó là một thách thức không nhỏ đối với mỗi con người. Vậy nên, để sách mãi là ngọn đèn sáng bất diệt của trí lực con người, chúng ta cần biết phân loại sách, lựa chọn và loại thải những loại sách xấu. Ngoài ra, chúng ta còn phải biết phát huy những phẩm chất tốt đẹp, biết cảm thụ những cái thâm thuý, tinh hoa và tình cảm tốt đẹp của sách đó không phải chỉ đọc suông. Chúng ta phải sáng tạo, sáng tạo không ngừng và làm ra các loại sách có ích, thực tế để cuộc sống ngày một phát triển tốt đẹp hơn.

Ngay nay, có rất nhiều hình thức thông tin hiện đại như internet, điện thoại, báo, đài…. nhưng vai trò của sách vẫn rất lớn và câu nói trên vẫn còn nguyên ý nghĩa. Sách có những đặc điểm riêng ưu việt hơn hẳn những hình thức thông tin vừa kể: sách không phụ thuộc vào đối tượng khác (điện, kết nối mạng, đường dây liên lạc,…), sách lại nhỏ gọn, đầy đủ rõ xuất xứ nguồn gốc,… Sách không chỉ đưa chúng ta đến chân trời kiến thức mới mà còn là những thành tựu mà loài người đã đúc kết thành kho tàng kiến thức của nhân loại và sách cũng trở thành một vũ khí sắc bén để đánh bại sự ngu dốt.