Đừng nói: Trao cho tôi đề tài
Hãy nói: Trao cho tôi đôi mắt
( Raxun Gamzatop)
Anh/chị hiểu lời khuyên đó như thế nào? Hãy phân tích bài:'' Thương vợ'' của Tú Xương để làm rõ đôi mắt riêng của nhà thơ khi viết về người phụ nữ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Nhân tiện đây xin hỏi: khi người nói muốn hỏi về một vấn đề không đúng đề tài đang trao đổi, tránh người nghe hiểu mình không tuân thủ phương châm quan hệ
b, Cực chẳng đã tôi phải nói, tôi nói điều này có gì không phải mong anh bỏ qua, biết là làm anh không vui, nhưng…; xin lỗi anh có thể không hài lòng nhưng thành thực mà nói… để giảm nhẹ sự đụng chạm, tuân thủ phương châm lịch sự
c, Đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế, đừng nói cái giọng đó với tôi… báo hiệu cho người đối thoại biết là họ không tuân thủ phương châm lịch sử
Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất - nhân vật ông Ba kể chuyện, xưng “tôi”. Ngôi kể này có tác dụng tạo ra độ chính xác, tin tưởng cao, khi nhân vật trực tiếp thuật lại câu chuyện bản thân chứng kiến.
- Đề 1: nghị luận xã hội. Đề 2 nghị luận văn học
- Xô-crat đưa ra những luận điểm: có chắc chắn về điều mình nói không? Những điều anh nói có tốt đẹp không? Những điều anh nói có thật sự cần thiết cho tôi?
Bài học: khi nói bất cứ điều gì cần có tính xác thực, cần mang những điều tốt đẹp tới người khác thay vì bôi xấu, đặt điều cho những người không có mặt. Nên nói những điều cần thiết với người nghe
Đối với đề số 2: cần nêu bật được giá trị nội dung và nghệ thuật, của tác phẩm.
– Đề tài:là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chon, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản
– Đôi mắt: tượng trưng cho cái nhìn, sự cảm nhận, đánh giá mang màu sắc riêng, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan độc đáo của người nghệ sĩ.
Cả câu của Raxun Gamzatop thực chất muốn khuyên các nhà văn trẻ: cái quyết định tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm, giá trị của tài năng không phải ở đề tài. Vấn đề quan trọng là nhà văn phải có cái nhìn riêng, những khám phá riêng độc đáo về đề tài đó.
2.1. Tự tình II và Thương vợ – điểm gặp gỡ về phương diện đề tài
– Hai tác phẩm đều có sự gặp gỡ về đề tài: đó là hình tượng người phụ nữ. Đây vốn là một đề tài quen thuộc, từ văn học dân gian đến những sáng tác tiêu biểu của văn học trung đại đều dành sự quan tâm lớn cho hình tượng này.
– Điểm chung của Hồ Xuân Hương và Tú Xương khi viết về đề tài người phụ nữ
+ Phát hiện và cảm thông với nỗi khổ của người phụ nữ. Đó là nỗi khổ vì cuộc sống cơ cực, vất vả gánh vác lo toan chèo chống cả một gia đình mà thiếu sự đồng cảm sẻ chia về trách nhiệm (Thương vợ). Nỗi khổ vì cô đơn, khao khát hạnh phúc nhưng chỉ nhận lại sự bẽ bàng duyên phận (Tự tình II).
+ Khắc hoạ vẻ đẹp và khẳng định phẩm chất của người phụ nữ. Đó là tấm lòng khoan dung khi không nề hà trách nhiệm với gia đình dù phải đối diện với những gian lao trong cuộc sống (Thương vợ). Vẻ đẹp của một con người biết ý thức sâu sắc về giá trị bản thân để kiêu hãnh và mạnh mẽ ngay trong những tình thế bi đát nhất (Tự tình II).
2.2. Cách nhìn, cách cảm nhận riêng, khám phá riêng của mỗi nhà thơ
– Hồ Xuân Hương với Tự tình II mang cái nhìn của người trong cuộc, hình tượng người phụ nữ trong thơ là chính con người của nhà thơ: vừa chân thành, thiết tha, vừa ngạo nghễ thách đố; vừa buồn đau tuyệt vọng vừa cứng cỏi mạnh mẽ. Tất cả đều biểu hiện một sự tự ý thức đầy cá tính, làm thay đổi ấn tượng về người phụ nữ trong xã hội xưa.
– Tú Xương với bài Thương vợ: mang cái nhìn của người khác phái – một nhà nho đầy tự trọng và một người đàn ông có tình, có ý thức về trách nhiệm của bản thân. Thế nên, cái nhìn ấy vừa trân trọng vừa xót xa. Qua cái nhìn ấy, chân dung bà Tú hiện lên hoàn chỉnh: từ quan hệ bươn trải với đời, đến quan hệ với gia đình, từ con người của công việc làm ăn đảm đang tháo vát đến con người của đức độ, thảo hiền, đầy tinh thần vị tha, xả kỉ.
– Cái nhìn độc đáo của Hồ Xuân Hương và Tú Xương khi viết về đề tài người phụ nữ còn thể hiện tài năng và tấm lòng của người nghệ sĩ.
+ Cả “Bà chúa thơ Nôm” (theo cách gọi của Xuân Diệu) lẫn “ông hoàng của thơ Nôm” (theo cách gọi của Nguyễn Tuân) đều thể hiện tài năng nghệ thuật đặc sắc của mình. Tiếp thu một cách có sáng tạo chất liệu ngôn ngữ và hình ảnh trong thơ ca dân gian để xây dựng hình tượng người phụ nữ vừa mang những vẻ đẹp truyền thống lại vừa có những nét riêng độc đáo; lựa chọn các chi tiết nghệ thuật đặc sắc với lối diễn đạt vừa giản dị, tự nhiên vừa sắc sảo để tạo sức hấp dẫn cho hình tượng.
+ Cái nhìn đó thể hiện bản lĩnh cứng cỏi và tấm lòng thiết tha với cuộc đời, với tình duyên của nữ sĩ họ Hồ; cho thấy nhân cách nhà nho trong sáng, vị tha của Tú Xương khi ông từ bỏ vẻ cao đạo của thói thường để thấu hiểu cuộc sống đời thường và sẻ chia, cảm thông với người phụ nữ.
– Ý kiến của Raxun Gamzatop là bài học đối với người nghệ sĩ, đồng thời là gợi ý đối với những người đọc chân chính của văn chương: khi đọc một tác phẩm, không nên chỉ chạy theo “chủ nghĩa đề tài” mà cần có ý thức phát hiện cái nhìn riêng của từng tác giả.