K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỌC – HIỂU: Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi * Đề 1 Những ngày này trên đất nước tôi Trong gian khó mới hiểu tình sâu nặng Mới hiểu hết câu cùng trong bọc trứng Thân thương sao ơi nghĩa đồng bào… Trong khó khăn mới hiểu hết yêu tin Mới thấy lòng dân kết đoàn, đùm bọc Những thầy thuốc quên mình “chống giặc” Những chiến sỹ vì dân ngủ rừng thẳm núi đồi... Những ngày này trên đất...
Đọc tiếp

ĐỌC – HIỂU: Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi

* Đề 1
Những ngày này trên đất nước tôi
Trong gian khó mới hiểu tình sâu nặng
Mới hiểu hết câu cùng trong bọc trứng
Thân thương sao ơi nghĩa đồng bào…

Trong khó khăn mới hiểu hết yêu tin
Mới thấy lòng dân kết đoàn, đùm bọc
Những thầy thuốc quên mình “chống giặc”
Những chiến sỹ vì dân ngủ rừng thẳm núi đồi...

Những ngày này trên đất nước tôi
Những đứa trẻ cũng vụt thành người lớn
Biết sẻ chia những đồng tiền giành dụm
Vẫn đau đáu nỗi niềm trường lớp yêu thương

Những cụ già không quản gió sương
Cân gạo góp chung, mớ rau san sẻ
Bát cơm nóng từ bàn tay của mẹ
Mà rưng rưng cả một khoảng trời.

….

(Nguyễn Đăng Tấn- Nguồn từ Internet, 06/04/2020 - https://vietnamnet.vn

Câu hỏi. Văn bản trên gợi cho anh/chị tình cảm gì đối với Những thầy thuốc quên mình “chống giặc”? (Trình bày khoảng 6-8 dòng)

II. LÀM VĂN: Từ nội dung văn bản phần Đọc-hiểu, anh chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp nghĩa đồng bào của dân tộc ta trong những ngày tháng chống dịch Covid

*Đề 2.

ĐỌC – HIỂU: Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi

Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cầu tre.

Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng
Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya
Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng
Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê.

Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa
Khi hun thuyền, gieo mạ, lúc đưa nôi
Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ
Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời.

(Trích “Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ)

Câu hỏi. Anh/chị cần phải làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? (Trình bày khoảng 6-8 dòng)

II. LÀM VĂN: Từ nội dung văn bản phần Đọc-hiểu, hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng sử dụng ngôn ngữ phi thẩm mĩ của giới trẻ hiện nay.

Mọi người giúp em với ạ. Em cảm ơn mọi người trước ạ

1
1 tháng 6 2020

1. Tình cảm yêu mến, kính trọng, cảm phục

ĐỀ LUYỆN TẬP (1) – TỰ TÌNH II  I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Bây giờ cái mới là bạn, nhưng một ngày nào đó không xa, bạn sẽ trở nên cũ kỹ và bị loại bỏ. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật. Thời gian của bạn có hạn, nên đừng lãng phí thời gian sống cuộc đời của người khác. Đừng bị mắc kẹt trong những giáo điều, đó là sống chung với kết...
Đọc tiếp

ĐỀ LUYỆN TẬP (1) – TỰ TÌNH II

 

 

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Bây giờ cái mới là bạn, nhưng một ngày nào đó không xa, bạn sẽ trở nên cũ kỹ và bị loại bỏ. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật. Thời gian của bạn có hạn, nên đừng lãng phí thời gian sống cuộc đời của người khác. Đừng bị mắc kẹt trong những giáo điều, đó là sống chung với kết quả của những suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm của người khác gây nhiễu và lấn át tiếng nói từ bên trong bạn. Điều quan trọng nhất là có can đảm để theo trái tim và trực giác của mình. Chúng biết bạn thực sự muốn trở thành gì. Mọi thứ khác đều chỉ là thứ yếu…

(Trích Bài diễn văn của Steve Jobs tại Lễ trao bằng tốt nghiệp của Đại học Stanford năm 2005,)

Câu 1. Từ “chúng” trong câu “Chúng biết bạn thực sự muốn trở thành gì” ám chỉ điều gì?

Câu 2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu sau: Đừng bị mắc kẹt trong những giáo điều, đó là sống chung với kết quả của những suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm của người khác gây nhiễu và lấn át tiếng nói từ bên trong bạn 

Mng ơi giúp em với ạaâ

0
[Ngữ Văn 8]I. Đọc hiểu văn bản (4đ):Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:“Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay bước đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải...
Đọc tiếp

[Ngữ Văn 8]

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay bước đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.”

Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0,5đ): Bối cảnh trong đoạn trích là gì?

Câu 3 (1đ): Đoạn trích sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

Câu 4 (2đ): Ghi lại những cảm xúc của em về ngày đầu tiên đi học bằng đoạn văn ngắn.

II. Làm văn (6đ):

Em hãy thuyết minh về cây tre Việt Nam.

16
10 tháng 4 2021

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay bước đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.”

Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

 Đoạn văn trên trích trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh.

Câu 2 (0,5đ): Bối cảnh trong đoạn trích là gì?

Cảnh ngày khai trường đầu tiên của tác giả

Câu 3 (1đ): Đoạn trích sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

)Ở đây tác giả đã khéo léo sử dụng phép tu từ so sánh. Hình ảnh chim con được dùng để diễn tả tâm trạng của " Tôi" và các cô cậu lần đầu tiên đến trường. Mái trường như tổ ấm, mỗi cô cậu học trò như cánh chim non đang ước mơ đc khám phá chân trời kiến thức, nhưng cũng rất lo lắng trước chân trời kiến thức mênh mông, bao la bất tận ấy.Nhờ sử dụng tài tình phép tu từ so sánh đã làm cho đoạn văn thêm hay tăng tính gợi hình gợi cảm cho đoạn văn nói riêng và bài thơ nói chung. Qua đó ,ta cảm nhận đc tấm lòng mãi biết ơn, yêu quý mái trường, thầy cô, bn bè của nhà văn. Ta thấy ngưỡng mộ trước tài năng của nhà văn. Đoạn thơ trên là minh chứng sống cho điều đó...

 

Câu 4 (2đ): Ghi lại những cảm xúc của em về ngày đầu tiên đi học bằng đoạn văn ngắn.

Với mỗi chúng ta, ngày đầu tiên đi học có lẽ là khoảnh khắc chẳng thể nào quên trong kí ức tuổi thơ. Với em ngày đó vừa trang trọng, đánh dấu sự  trưởng thành của mỗi người nhưng cũng đầy háo hức, thú vị khi có thêm bạn mới, thầy cô mới. Buổi sáng hôm đó, em thay bộ quần áo mới tinh tươm có gắn phù hiệu của trường đầy trang nghiêm bên cánh tay trái, điều đó như nhắc nhở em phải luôn cố gắng học tập để xứng đáng với ngôi trường thân yêu. Theo bước chân mẹ, em tới trường trong niềm hân hoan, ngôi trường hôm nay nay rực rỡ cờ hoa. Xung quanh em là rất nhiều bạn nhỏ đang ríu rít hỏi nhau về tên gọi hay tên lớp để cùng nhau làm quen. Trên các lớp học, những dãy bàn được xếp ngay ngắn cùng với bảng đen sạch sẽ, sẵn sàng chào đón chúng em trong một năm học mới. Tiếng trống trường dồn dập, thúc giục chúng em về đứng theo hàng của lớp mình và buổi lễ khai giảng diễn ra trong không khí trang nghiêm. Sau đó, chúng em vào lớp và cô giáo chủ nhiệm chào đón chúng em từ khung cửa gắn biển chữ trang trọng: lớp 1A2. Nụ cười hiền hòa, ấm áp của cô và sự gần gũi của bạn bè khiến em cảm thấy thêm yêu ngôi nhà thứ hai thân thiết sẽ cùng em gắn bó . Những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên mãi là những kỉ niệm ngọt ngào và đáng nhớ trong em

10 tháng 4 2021

Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Đoạn trích trên trích từ văn bản Tôi đi học của tác giả Thanh Tịnh.

Câu 2 (0,5đ): Bối cảnh trong đoạn trích là gì?

Bối cảnh trong đoạn trích là ngày khai trường đầu tiên khi tác giả vào lớp 1.

Câu 3 (1đ): Đoạn trích sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

Biện pháp nghệ thuật: so sánh (những người học trò mới - con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ).

Tác dụng: giúp người đọc dễ dành hình dung ra sự rụt rè của các em học sinh mới đồng thời làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và sinh động hơn.

Câu 4 (2đ): Ghi lại những cảm xúc của em về ngày đầu tiên đi học bằng đoạn văn ngắn.

II. Làm văn (6đ):

Em hãy thuyết minh về cây tre Việt Nam.

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam.

2. Thân bài

a. Nguồn gốc

Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…

b. Các loại tre

Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…

c. Đặc điểm

Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi.

Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai.

Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.

Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.

Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất → giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.

Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…

d. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam

∗ Trong lao động

Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.

Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.

∗ Trong sinh hoạt

Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…

Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.

Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.

Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…

3. Kết bài

Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể rời xa tre.

#TK 
I. PHẦN VĂN BẢN:      Soạn các văn bản: Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác. - Đọc kĩ phần văn bản và chú thích. - Trả lời hệ thống các câu hỏi phần Đọc – hiểu (sgk). II. PHẦN TIẾNG VIỆT      Soạn các bài Tiếng Việt: So sánh (tt); Nhân hóa. - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, phân loại, tác dụng. - Nêu ví dụ. II. PHẦN VĂN      Soạn...
Đọc tiếp

I. PHẦN VĂN BẢN:      Soạn các văn bản: Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác. - Đọc kĩ phần văn bản và chú thích. - Trả lời hệ thống các câu hỏi phần Đọc – hiểu (sgk). II. PHẦN TIẾNG VIỆT      Soạn các bài Tiếng Việt: So sánh (tt); Nhân hóa. - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, phân loại, tác dụng. - Nêu ví dụ. II. PHẦN VĂN      Soạn các bài: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả; Phương pháp tả cảnh. 
- Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Nắm được mục đích của việc áp quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Tìm hiểu các bước tả cảnh và bố cục của một bài văn tả cảnh.

0
Giúp mk vs nha, ai lm đúng mk tickI. ĐỌC – HIỂU: (4,0 điểm)Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:“ Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự...
Đọc tiếp

Giúp mk vs nha, ai lm đúng mk tick

I. ĐỌC – HIỂU: (4,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“ Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.

(Ngữ văn 8, tập một)

Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn ? (1,0 điểm)

Câu 3: Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ “các bộ phận của cơ thể con người” có trong đoạn văn trên?. (1,0 điểm)

Câu 4: Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phối kết hợp các phương thức biểu đạt nào ? Cho biết tác dụng của chúng? (1,0 điểm)

II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm):

Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.

1
31 tháng 10 2021

Câu 1 : Được trích trong văn bản " Trong lòng mẹ " của tác giả Nguyên Hồng 

Câu 2 : Cảm xúc của Hồng khi ngồi trong lòng mẹ 

Câu 3 : Trường từ vựng " các bộ phận cơ thể con người " : gương mặt , đôi mắt , gò má , đùi , đầu , cánh tay , khuôn miệng .

Câu 4 : PTBĐ : tự sự + miêu tả 

+ Tác dụng : Diễn tả đầy đủ sâu sắc về hình ảnh của người mẹ khi Hồng cuối cùng cũng gặp được và ngồi trong lòng mẹ .( cái này mình không chắc lắm nên có sai thì cho mình xin lỗi nhé ) 

31 tháng 10 2021

Cảm ơn bn nhìu nha

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (4 điểm) Hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới. […] Anh hạ giọng nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (4 điểm) Hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới. […] Anh hạ giọng nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác ? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc ? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” (Trích Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9 - Tập một, NXBGD) a. Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên. b. Tìm từ ngữ xưng hô có trong đoạn trích. c. Nhân vật anh thanh niên đang nói với ai? Hãy chuyển lời thoại sau thành lời dẫn gián tiếp: Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì ?” d. Qua tâm sự,“công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”, em cảm nhận được vẻ đẹp gì ở nhân vật “cháu" ?

0
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

(Ngữ văn 8, tập một)

Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn ? (1,0 điểm)

Câu 3: Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ “các bộ phận của cơ thể con người” có trong đoạn văn trên? (1,0 điểm)

Câu 4: Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng  kết hợp các phương thức biểu đạt nào? Cho biết tác dụng của chúng? (1,0 điểm)

0
29 tháng 3 2019

Đọc kĩ tục ngữ và chú thích.

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  - Trả...
Đọc tiếp

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  - Trả lời hệ thống câu hỏi ở phần Đọc – hiểu văn bản SGK trang 55, 67, 76. - Nhận biết được các câu hỏi dạng đọc hiểu đơn giản trong văn bản. - Rút ra bài học về nội dung và nghệ thuật ở mỗi văn bản. II. PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Nội dung: Các biện pháp tu từ: Nhân hóa; Ẩn dụ; Hoán dụ. 2. Yêu cầu: Đọc kĩ, hiểu và nhận diện được các biện pháp tu từ trên, soạn bài và vận dụng vào trong cách nói/ viết có ý nghĩa. 3. Bài tập vận dụng: - Học sinh trả lời các câu hỏi ở trang 56, 57; 68, 69; 82, 83. - Học sinh hoàn thành các bài tập ở phần luyện tập và học thuộc ghi nhớ trong sách giáo khoa của các bài học trên. III. PHẦN LÀM VĂN 1. Thể loại: Văn miêu tả người. 2. Yêu cầu: - Đọc kĩ, trả lời câu hỏi và học thuộc ghi nhớ SGK các bài: Phương pháp tả người; Luyện nói về văn miêu tả. 
- Hiểu đặc điểm của văn miêu tả, đề văn và cách làm văn miêu tả để vận dụng vào làm một bài văn tả người. - Nắm vững các bước của quá trình tạo lập văn bản và các yếu tố quan trọng để tạo lập một văn bản thống nhất, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. 3. Vận dụng Các dạng đề kham khảo: Đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong lúc em ốm. Đề 3: Hãy viết một bài văn miêu tả về một người bạn mà em yêu quý.

1
27 tháng 3 2020

sông nước cà mau : miêu tả+ kể

vượt thác : tự sự+ miêu tả

buổi học cuối cùng:tự sự+ miêu tả

Lượm: tự sự+ miêu tả+biểu cảm

Đêm nay Bác không ngủ: giữa tự sự+ biểu cảm + trữ tình

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm ) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:                            MỘT SÀi GÒn bao dung nghĨa tÌnhĐến lúc này, tôi cảm nhận Sài Gòn như một “bà mẹ” nhân hậu, cưu mang tất cả những đứa con dù mình không hề sinh ra nó. Mảnh đất này đã dung nạp và bao dung, nghĩa tình với tất cả những người con khắp mọi miền đất nước hội tụ về đây. Họ đến với Sài Gòn, ban đầu vì cái ăn...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm )

 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

                           

MỘT SÀi GÒn bao dung nghĨa tÌnh

Đến lúc này, tôi cảm nhận Sài Gòn như một “bà mẹ” nhân hậu, cưu mang tất cả những đứa con dù mình không hề sinh ra nó. Mảnh đất này đã dung nạp và bao dung, nghĩa tình với tất cả những người con khắp mọi miền đất nước hội tụ về đây. Họ đến với Sài Gòn, ban đầu vì cái ăn cái mặc, vì học hành, vì lập nghiệp… rồi phải lòng Sài Gòn mà ở lại bởi những điều giản dị như thế. Bây giờ Sài Gòn bị “bệnh”, ai nấy đều thương và cầu mong cho Sài Gòn bình an sớm vượt qua địa dịch.

Đúng là mảnh đất làm nên con người, mảnh đất Sài Gòn-Gia Định và nay là TP.HCM đã tạo nên một Sài Gòn bao dung nghĩa tình. Giữa cuộc sống xô bồ, hối hả, bon chen, ta vẫn bắt gặp ngay ở những con người bình dị nhất, những góc tâm hồn, tình người ấm áp, những nét văn hóa đặc sắc của người Sài Gòn, của đất Sài thành.

Mỗi người đến với mảnh đất này với những tâm trạng khác nhau nhưng riêng tôi, tôi yêu Sài Gòn mộc mạc hiền từ, thân thiết, bình yên từ những điều bình dị ấy. Chính tình yêu Sài Gòn đã giúp tôi suy ngẫm và nghiệm ra nhiều điều của cuộc sống muôn màu đầy thi vị, đó là ẩn sau đô thị phồn hoa là một thành phố lặng lẽ, bao dung, nghĩa tình. Sài Gòn tình người ấm áp đến lạ!

Mong bão Covid-19 nhanh đi qua để Sài Gòn trở về với điểm đến du lịch, đầu tàu kinh tế của cả nước, để người dân Sài Gòn trở về với cuộc sống thường nhật, hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch lại nhộn nhịp sôi động như trước.

(Lê Thị Thu Thanh, theo báo Thanh niên ngày 02/11/2021, cuộc thi viết“Có một Sài Gòn tình người ấm áp đến lạ”)

Câu 1. (0.5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 3. (1.0 điểm) Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cái đẹp của Sài Gòn? Qua đó thể hiện những tình cảm gì của người viết?

Câu 4. (1.0 điểm) Xác định mục đích nói và kiểu hành động nói trong câu sau: “Mảnh đất này đã dung nạp và bao dung, nghĩa tình với tất cả những người con khắp mọi miền đất nước hội tụ về đây”.

Câu 5. (1.5 điểm) Qua văn bản, tác giả đã gửi gắm những mong muốn gì? Em làm gì để góp phần thực hiện những lời gửi gắm đó?

1
29 tháng 4 2023

1. biểu cảm

2. Nội dung chính: bày tỏ tình cảm, suy nghĩ, cảm nhận của tác giả về con người Sài Gòn và mảnh đất Sài Gòn cùng những ước mong Sài Gòn nhanh hết "bệnh Covid".

3. Từ ngữ: nhân hậu, mộc mạc hiền từ, thân thiết, bình yên, ấm áp, lặng lẽ, bao dung, nghĩa tình.

Hình ảnh: bà mẹ, tình người.

4. Mục đích nói: trần thuật.

Hành động nói: trình bày.

5. Gửi gắm những mong muốn: Sài Gòn mau hết dịch covid, trở về với điểm đến du lịch, đầu tàu kinh tế của cả nước, để người dân Sài Gòn trở về với cuộc sống thường nhật, hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch lại nhộn nhịp sôi động như trước.

Em sẽ làm: thực hiện chuẩn 5k, luôn cách xa người khác ít nhất 2m, luôn vệ sinh nhà cửa, luôn rửa tay, đeo khẩu trang thường xuyên và giúp đỡ quyên góp theo điều kiện gia đình.