viết một bài văn hoàn chỉnh từ dàn ý sau:
-
Đề 1: Dựa vào các văn bản “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
A. Mở bài.
- Giới thiệu khái quát về lịch sử đấu tranh và xây dựng đất nước hào hùng của dân tộc ta.
- Giới thiệu các nhà lãnh đạo: Trong sự nghiệp ấy, các vị anh hùng dân tộc, các vị vua anh minh có công lao rất lớn.
- Nêu vấn đề: Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn là những người lãnh đạo anh minh.
B. Thân bài.
1. Thế nào là nhà lãnh đạo anh minh?
- Là người có đức có tài
- Đức là: yêu nước thương dân, mọi hành động đều xuất phát từ lợi ích của nhân dân, luôn đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, trước hết.
- Tài: Có tài xuất chúng (nhìn xa trông rộng, mưu lược lớn), làm lên những chiến công hiển hách, chiến tích vẻ vang.
2. Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn là những nhà lãnh đạo anh minh:
a. Họ luôn có lòng yêu nước thương dân:
* Lý Công Uẩn:
- Sau khi lên ngài không lo hưởng vinh hoa phú quí mà trăn trở dời đô. Bài “Chiếu dời đô” thể hiện một tư tưởng ảnh hưởng tới vận mệnh quốc gia.
- Dời đô là một việc khó khăn nhưng vì hạnh phúc của nhân dân, sự vững bề của xã tắc ngài không quản ngại khó khăn ngày đêm chuản bị chu đáo. Ngài không dựa vào quyền của một thiên tử bắt dân miễn cưỡng tuân theo mà chủ động nghe ngóng, hỏi han ý kiến các quan trong triều, kết hợp tình và lý để thuyết phục
- Dời đô không xuất phát từ ý định, lợi ích cá nhân mà mà xuất phát từ lợi ích của nhân dân, của đất nước. Lí Công Uẩn luôn mong muốn xây dựng một vương triều thịnh trị, bền lâu, nhân dân trăm họ được ấm no hạnh phúc, đất nước phồn vinh (d/c)
→ Đó chính là việc làm của một ông vua anh minh yêu dân như con.
* Trần Quốc Tuấn:
- Ông là danh tướng tài bai, đời đời lịch sử ghi công. Trong hoàn cảnh đất nước bị giặc ngoại xâm lăm le xâm lược, thế giặc mạnh như chẻ tre lòng người lung lay, ông đã viết “Hịch tướng sĩ” để khích lệ lòng yêu nước , ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước.
- Vì muốn đất nước được độc lập, nhân dân được ấm no hạnh phúc, ông không thể bàng quan ngồi nhìn cảnh nhân dân bị áp bức lầm than. Ông đã thể hiện thái độ kiên quyết vạch trần tội ác của giặc, phê phán không khoan nhượng những sai lầm của các tướng sĩ, động viện binh sĩ nêu cao cảnh giác, rèn luyện võ nghệ , học tập binh thư để chiến đấu chống lại kẻ thù bảo vệ Tổ quốc.
→ Tất cả những hành động đó đều xuất phát từ lòng yêu nước thương dân.
b. Họ là những nhà lãnh đạocó tầm nhìn xa trông rộng, mưu lược lâu dài:
* Vai trò của Lý Công Uẩn trong việc dời đô chấn hưng đất nước:
- Xác định rõ ràng mục đích dời đô (d/c)
- Nhận ra qui luật khách quan của mọi thời đại:
+ Các triều đại nào dời đô đất nước phồn thịnh nhân dân yên ổn.(d/c)
+ Các triều đại nào không dời đô vận nước ngắn ngủi, nhân dân khốn khổ lầm than (d/c)
- Chủ động bày tỏ ý nghĩ chủ quan: sáng suốt nhận thấy Đại La là trung tâm của trời đất, là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. (d/c)
* Vai trò của Trần Quốc Tuấn trước vận nước:
- Thấy rõ trách nhiệm của người chủ tướng (mục đích của bài hịch)
- Khích lệ tướng sĩ:
+ Tố cáo tội ác của giặc
+ Bày tỏ nỗi lòng của người chủ tướng
+ Thức tỉnh dạy bảo tướng sĩ
- Ông lập chiến công vẻ vang: ba lần lãnh đạo quân dân nhà Trần đánh tan quân xâm lược MôngNguyên, trở thành vị thánh “Đức thánh Trần”
C. Kết bài:
- Hai tác phẩm ra đời ở hai thời đại, hoàn cảnhkhác nhau nhưng đều có điểm tương đồng là quan tâm đến vận mệnh của đất nước, hạnh phúc của nhân dân.
- Hai tác phẩm trở thành niềm tự hào của dân tộc, có sức sống bền lâu.
- Hai nhà lãnh đạo anh minh - vị anh hùng dân tộc sẽ còn sống mãi với non sông đất nước.