Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá...
Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.
Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.
Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn.. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!
Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.
Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…
Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.
Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.
Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.
1.Lịch sử bốn ngàn năm dựng nuớc và giữ nuớc của dân tộc việt nam luôn gắn liền với tên tuổi của những ngừoi anh hùng dân tộc vĩ đại.Đứng bên cạnh các đế quốc phuơng bắc hùng mạnh."Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có"( nguyễn trãi).Đọc lại văn bản của áng văn :Chiếu dời đô" của LCU và bản hùng văn bất hủ muôn đời' HTS" của TQT , chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nuớc của tác giả.Chúng ta thấy vai trò của ngừoi lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong truờng kì phát triển dân tộc
tb:“Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế . Sau đó , ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long . Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí – 1 triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi .
Xưa nay , thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của 1 đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của 1 dân tộc . Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dừơng như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc . Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại . Nói cách khác , ko có ý chí quyết tâm lớn , ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì Lí Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô .
Mở đầu bài chiếu , nhà vua giải thích tại sao lại dời đô . Và bằng 1 lí lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo , cùng với dẫn chức thiết thực , nhà vua đã khẳng định : việc dời đô ko phải là hành động , là ý chí của 1 người . Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử . Lí Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân , khát vọng của lịch sử . Dân tộc Việt ko chỉ là 1 nước độc lập . Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông , nhân tâm con người phải thu về 1 mối . Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh . Muốn vậy , việc đầu tiên là phải tìm 1 nơi “trung tâm của trời đất” , 1 nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi” . Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi” . Nơi đây ko phải là miền Hoa Lư chật hẹp , núi non bao bọc lởm chởm mà là “ địa thế rộng mà bằng , đất đai cao mà thoáng” . Như vậy , đây là mảnh đất lí tưởng “ dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt , muôn vật rất mực phong phú tốt tươi .”Thật cảm động , vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân . Tìm chốn lập đô cũng vì dân , mong cho dân được hạnh phúc . Trong niềm tin của vua , có 1 kinh đô như vậy , nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời .
Dời đô ra Thăng Long là 1 bước ngoặc rất lớn . Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt . Chúng ta ko cần phải sống phòng thủ , phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù . Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên , đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc . Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời , là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy !
Có thể nói , với trí tuệt anh minh tuyệt vời , với lòng nhân hậu tuyệt vời , nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục . Theo em , phần đầu nhà vua đưa ra những lí lẽ thuyết phục là nhờ những bằng chứng sử sách . Nhưng phần sau nhà vua đã đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về miền đất mà vua định lập đô , ko chỉ là cho ta thoả mãn về lí trí mà quan trọng hơn là bị thuyết phục bằng tình cảm . Ta bắt gặp ở đây 1 giọng nói đầy nhân từ , tấm lòng lo cho dân cho nước rất mực . Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó . Trải qua bao thăng trầm , con rồng bay lên bầu trời Hà Nội vẫn làm cho cả nước bái phục nhân cách , tài năng của Lí Công Uẩn , 1 vị vua anh minh vĩ đại .
“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo , đặc sắc của tổ tiên để lại . Ngôn ngữ trang trọng , đúng là khẩu khí của bậc đế vương . Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam . Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ .
Tiếp theo triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ , nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình ở thời đại nhà Trần với đầy những chiến công lấp lánh . Những người lãnh đạo thời kì này đều ghi tên mình vào sử sách . Trần Quốc Tuấn , tác giả “Hịch tướng sĩ” là 1 ví dụ . Ông được nhân dân Việt Nam tôn thờ gọi là Đức Thánh Trần . Người hùng này sở dĩ tên tuổi “muôn đời bất hủ” lưu danh trong sử sách , là nhờ những chiến công giữ nước tuyệt vời . Trần Quốc Tuấn gắn tên mình với Bạch Đằng , Chương Dương
Đề 1:
TK#
Để đưa một đất nước tiến bộ đi lên thì vai trò của những người đứng đầu là vô cùng quan trọng. Nhìn lại lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước ta càng khẳng định thêm tầm quan trọng của những vị vua vị tướng tài ba đã dẫn dắt nhân dân ta đi tới con đường độc lập. Đọc lại áng văn Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn và Hịch tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn, chúng ta càng thấy rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong sự phát triển của dân tộc dù lúc đất nước lâm nguy hay thái bình, thịnh vượng.
Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác hết lòng vi nước vì dân. Cả hai vị đều là những người lãnh đạo sáng suốt khi nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.
Trần Quốc Tuấn là một vị tướng tài giỏi. Vị tướng tài Trần Quốc Tuấn có những chiến công hiển hách là chính là nhờ ông quan tâm tới vận mệnh nước nhà bằng trái tim và ý chí của một anh hùng dân tộc. Cái tâm và cái tài của một vị tướng, một người con yêu nuớc,trung với vua được thể hiện rõ nét trong áng văn bất hủ “Hịch tướng sĩ”. Trước tai hoạ đang đến gần: quân Mông - Nguyên lăm le xâm lược lần thứ hai với tâm địa không cho một ngọn cỏ của nước Đại Việt mọc dưới vó ngựa của năm mươi vạn quân. Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ một lòng đương đầu với cuộc chiến sống còn. Bằng những lời lẽ đanh thép ông kể ra hàng loạt tội ác của quân Mông Nguyên: “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc... Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước “nghe nhạc Thải Thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm”, “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ. Lo lắng bởi tình hình của quân sỹ lúc bấy giờ lại hiểu rõ được yếu tố “nhân tâm” là điều quan trọng, lòng người đôi khi quyết định tất cả. Ông mượn những tấm gương bậc nghĩa sĩ trung thần đã xả thân vì đất nước, vì nhân dân để khích lệ lòng tự trọng ởcác tướng sĩ. Lại thêm phơi trải tấm lòng mình, khi ông không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn,mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột: “Ta thường đến bữa quên ăn,nữa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.” Không những lo lắng, căm thù giặc xâm lăn ông còn nguyện hi sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc: “dẫu cho trâm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Cũng chính nhờ những lời nói xuất phát từ tình cảm chân thành của mình, ông đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng họ.
Vị chủ tướng đã vạch ra trước mặt binh sĩ của mình hai con đường, hoặc là nhà tan cửa nát khi vận nước suy vong, hoặc vinh hiển đời đời cùng chiến thắng của dân tộc. Điều đặc biệt trong bài hịch là Trần Quốc Tuấn không hề tỏ ý ép buộc, ông vạch rõ hai con đường, còn sự lựa chọn thuộc về các binh sĩ. Trong thời chiến, một dân tộc không chỉ phải đối mặt với gươm dao súng đạn, mà còn đối mặt với kẻ thù nguy hiểm hơn chính là tinh thần của quân sỹ, của nhân dân. Nếu cả dân tộc không đồng lòng nhất chí quyết tâm đánh giặc thì cho dù vũ khí gươm đao có hiện đại đầy đủ bao nhiêu cũng không thể thắng được kẻ thù. Cũng như vậy, quãng thời gian bình yên lâu dài giữa hai cuộc kháng chiến chống Nguyên- Mông như một thứ thuốc độc làm hao mòn khí thế đấu tranh, một cái bẫy vô hình lấy đi nhuệ khí của các binh sĩ, một màn sương phủ mờ quyết tâm chống giặc. Là một người cầm quân, Trần Quốc Tuấn đã dùng cả tấm lòng của mình đánh tan màn sương tai họa ấy, góp phần không nhỏ làm nên tinh thần “Sát Thát” vang danh sử sách. Vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn chính lá một hình ảnh tiêu biểu cụ thể cho những phẩm chất mà một nhà lành đạo cần có trong thời chiến, cũng là một minh chứng cho vai trò của người ngồi ngôi cao đối với toàn quân trước hiểm họa của dân tộc.
Vai trò của những người lãnh đạo không chỉ được đòi hỏi trong thời kỳ đất nước gặp chiến tranh hoạn nạn mà nó còn được đòi hỏi cao hơn trong thời hòa bình.Một trong những tấm gương thể hiện rõ vai trò quan trọng của người đứng đầu đất nước trong thời bình đó là nhà vua Lý Công Uẩn - người đầu tiên lập nên triều đại nhà Lí ở nước ta. Ông là người thông minh, nhân ái, yêu nước thương dân, có chí lớn, luôn mong muốn đất nước được thịnh trị, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Cũng chính bởi thế mà chỉ ít lâu sau khi khai sinh nhà Lý, ông đã đưa ra một quyết định táo bạo: ban "Chiếu dời đô”, dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La, sau đối tên là Thăng Long. “Chiếu dời đô” có một ý nghĩa đặc biệt, không chỉ bởi “nghĩa sâu, ý xa, lý rành, khí mạnh, lời giàu, văn hay” mà còn vì bản chiếu thư này đã tạo được một bước ngoặc không nhỏ đối với vận mệnh đất nước lúc bấy giờ, đồng thời còn thể hiện tầm nhìn sâu rộng , ý chí giữ vững nền độc lập cùng tấm lòng với nước non của vị vua mới. Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt rất lớn. Nó đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc đại Việt. Cũng là khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí - triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao.
Bằng sự thông minh và tầm nhìn sáng suốt của mình Lí Công Uẩn đã nhận thấy đất Hoa Lư trong mấy mươi năm, với địa thế núi non hiểm trở, đã hoàn thành sứ mệnh giúp hai nhà Đinh, Tiền lê củng cố chính quyền, chống Tống xâm lược .Nhưng nay đất nước đã thái bình vùng đất này không còn phù hợp để phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước nữa. Trước yêu cầu của thời kỳ mới, một nhà lãnh đạo tài ba cần có những quyết sách lớn và quyết sách của Lý Công Uẩn chính là dời đô về Đại La. Một nơi mà vị trí “ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, là phương hướng “đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây”, là địa thế “rộng mà bàng, đất đai cao mà thoáng", là điều kiện phát triển kinh tế “dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng được phong phú tốt tươi".Có thể nói, với trí tuệ anh minh, với lòng nhân hậu tuyệt vời, nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục. “Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc, đúng là khẩu khí của bậc đế vương. Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam. Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ. Triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ, nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình.
Vai trò và công lao của Lý Công Uẩn đã được thực tế lịch sử chứng minh: cùng với kinh đô Thăng Long, quốc gia Đại Việt bước vào một giai đoạn phát triển mới, vững vàng về kinh tế, ổn định về chính trị, đặc sắc về văn hóa, mở ra thời kỳ hưng vượng nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam. Nếu Lý Công Uẩn vần theo lệ nhà Đinh - Lê, giữ nguyên kinh kì ở đất Hoa Lư hiểm trở, chắc hẳn nhà nước Đại Việt đã không có những bước tiến to lớn ấy.
“Chiếu dời đô” hay “Hịch tướng sĩ" đều đã là chuyện của quá khứ, nhưng quá khứ ấy đã để lại cho hiện tại nhiều suy ngẫm. Cộng đồng nào cũng cần một thủ lĩnh tài ba, quốc gia nào cũng cần một người đứng đầu biết nhìn xa trông rộng, có thực tài, có tấm lòng vì nước vì dân để có thể giữ gìn và phát triển. Qua đó, chúng ta hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc và thời nào cũng vậy dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam cần làm những nhà lãnh đạo giàu tâm và tài như vậy.
Đề 2:
TK#
Tục ngữ có câu “Trăm hay không bằng tay quen”- lí thuyết giỏi không bằng thực hành tốt. Từ đó mà khẳng định về vai trò của việc thực hành trong đời sống. Nhiều hiện tượng chỉ biết chữ thánh hiền mà không biết vận dụng kiến thức vào đời sống và thực tế. Theo La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, đó là lối học hình thức. Vì vậy trong bài “Bàn luận về phép học”, ông đã đề cao vai trò của của “theo điều học mà làm”. Học và hành cần phải đi đôi với nhau.
Hơn 80 năm thực dân Pháp đô hộ, đất nước ta rơi vào cảnh nghèo đói và lạc hậu. Vì vậy, sau cách mạng tháng Tám, để đưa đất nước phát triển, quân và dân rất chú trọng việc học và hành. “Học” là sự tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, là nắm vững những lí luận trong các môn học, là tiếp thu kinh nghiệm của những người đi trước để lại. Học còn là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, tiếp thi những kiến thức mới của nhân loại để không bị lạc hậu. Còn “hành” là làm, là thực hành, là ứng dụng lí thuyết đã được học vào cuộc sống. Như vậy, học và hành có quan hệ chặt chẽ với nhau, là hai mặt của một quá trình thống nhất.
“Học” là cơ sở của “hành”. Một cái cây không thể nghĩ đến chuyện vươn cao, đơm hoa kết trái khi ngay bản thân rễ của nó không hề chắc chắn. Một người muốn làm điều gì, cũng cần phải có hiểu biết nhất định về thứ mình muốn làm, cần làm. Học là quá trình chúng ta tiếp thu và tích lũy để học hỏi và mở rộng hơn về vốn hiểu biết của mình. Mỗi người chúng ta chỉ là một hạt cát nơi sa mạc rộng lớn, là một giọt nước trong đại dương mênh mông. Chúng ta học càng nhiều, mới thấy những thứ mình biết càng ít, lại càng chẳng là bao. Einstein đã nói: chúng ta biết càng nhiều, cái tôi của ta càng nhỏ đi. Khi đã tích lũy đủ kiến thức, ta mới có thể đem những gì mình hiểu biết để biến đổi, vận dụng cho phù hợp và phục vụ cho cuộc sống của mình. Bạn không thể nấu ăn khi bạn không biết công thức. Vậy việc đầu tiên bạn cần làm không phải là mua nguyên liệu mà là xem mình cần làm những gì, các bước để nấu ăn. Đó cũng là lí do trước khi làm việc, chúng ta phải trải qua 12 năm học cùng với những năm đại học. Một cái cây có gốc rễ chắc chắn, nó mới có thể vươn cao. Một người có học hành mới có thể làm những gì mình muốn. Học ở đây không chỉ bó buộc trong trường học. Mọi người, già trẻ đều đang ở trong trường đời. Và tất cả chúng ta đều cần học.
Nhưng khi kiến thức đã đủ đầy, khi một cốc nước đã được tích đủ lượng nước mà không được đem đi tưới tiêu hay sử dụng, đó cũng chỉ là nước chết. Học là cơ sở của hành. Hành giúp thực tiễn hóa học, là kết quả của sự học. Rất nhiều kim loại được khai thác từ lòng đất, nhưng nếu chỉ để đấy. Chúng chẳng khác nào đống sắt vụn. Chúng cần được đem đi để rèn luyện, làm thành những dụng cụ hữu ích, hơn nữa, là những món trang sức, viên kim cương lộng lẫy. Con người cũng vậy, những hiểu biết và lí thuyết chỉ có đem vào cuộc đời để trải nghiệm, thử nghiệm mới thực sự có ý nghĩa. Thực tiễn là cơ sở chứng minh những điều bạn nghĩ, bạn học có thực sự đúng không hay chỉ là lí thuyết trên trang giấy tẻ nhạt. Thực tế cho ta thấy cuộc sống này là muôn hình vạn trạng, không chỉ áp dụng trơn tru công thức là bạn có thể giải được bài toán cuộc sống. Đó là sự tích hợp nhiều vấn đề, cần sự linh hoạt và thông minh. Bạn đang sống trong cuộc đời này, không phải trang sách. Chính cuộc sống sẽ là nơi bạn rèn luyện, dạy cho bạn cách thích nghi và sinh tồn. Những công trình đồ sộ, đẹp đẽ sẽ chẳng xuất hiện nếu các kĩ sư không chịu đi khảo sát thực tiễn mà chỉ ngồi kẻ những bản vẽ. Sẽ chẳng có gì thay đổi nếu bạn chỉ dựa vào tấm bằng của mình mà đi xin việc. Con người có càng nhiều kinh nghiệm và sự thích ứng, không mang hình thù cứng nhắc mới có thể sinh tồn trong mọi môi trường sống.
Như vậy, học là cơ sở của hành. Còn hành là nơi kiểm chứng việc học, để việc học không uổng phí. Học và hành phải luôn đi đôi với nhau. Sẽ chẳng bao giờ việc học là đủ. Cũng như chẳng có kiến thức nào lại không thể áp dụng vào cuộc sống. Bạn có phải là công dân thông minh trong cuộc sống công nghệ 4.0 đang thay đổi từng ngày này không?
Tìm hoài không thấy cái nào ngắn gọn nên em lược bỏ những ý không cần thiết đi nhé !!!
Câu 1. Mỗi quan hệ giữa học với hành là mối quan hệ hai chiều, học và hành có tác động qua lại biện chứng với nhau.
Em có thể chứng minh trên các ý:
1. Giải thích:
- Học là gì? (là tiếp nhận những tri thức mới từ trường lớp, sách vở)
- Hành là gì? (là thực hành, vận dụng những kiến thức học được vào cuộc sống)
=> Học và hành có mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau.
2. Chứng minh mối quan hệ hai chiều:
- Học là điều kiện để hành. Có biết được những kiến thức cơ bản, căn cốt nhất mới có thể thực hành và sử dụng tri thức ấy trong cuộc sống. (dẫn chứng + phân tích)
- Hành chính là tiền đề để nhìn nhận, đánh giá và cải tiến việc học. Sau khi thực hành ta mới có thể thấy được những ưu việt và hạn chế của kiến thức lí thuyết mà mình đã học. Từ đó, có thể sáng tạo ra những lí thuyết, kiến thức mới, có thể viết những cuốn sách của riêng mình. (dẫn chứng + phân tích)
c. Bàn luận:
- Qua tác phẩm Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ta có thể rút ra được phương pháp học tập, thực hành phù hợp với mình. Khi xác định được phương pháp phù hợp thì việc học, hành mới đạt hiệu quả và tạo nên thành công.
- Từ mối quan hệ học và hành cũng nhắc nhở mỗi người về việc học là học luôn cần có sự vận dụng và thực hành để những tri thức ấy trở nên hữu ích và có giá trị với bản thân.
- Liên hệ bản thân.
Câu 2:
1. Giải thích:
Câu nói của M. Go-rơ-ki nhắc nhở mỗi người hãy trân trọng một phương tiện của tri thức, đó là sách. Ngày nay, với sự phát triển của thời đại, việc học và lĩnh hội tri thức trở nên phong phú và đa dạng hơn nhưng sách vẫn là một phương diện quan trọng đưa con người tới tri thức và thành công.
2. Chứng minh:
- Sách là nguồn kiến thức vô giá. Nhân loại trải qua biết bao biến thiên thăng trầm. Mọi lĩnh vực của đời sống từ văn hóa, chính trị, xã hội, khoa học,... biết bao thế kỉ đều được lưu giữ trong sách. Bởi vậy, sách thực sự là kho tàng tri thức của nhân loại.
- Chỉ có kiến thức mới là con đường sống. Thế giới ngày càng phát triển đến chóng mặt theo hướng hiện đại, văn minh hơn. Bởi vậy muốn trải nghiệm và thành công trong cuộc sống, cách tốt nhất là tích lũy tri thức thông qua việc đọc sách.
- Nói như vậy, không có nghĩa sách là con đường duy nhất để dẫn tới tri thức và thành công. Chúng ta có thể tiếp nhận và lĩnh hội tri thức bằng nhiều con đường khác nhau, thông qua những bài học cuộc sống, thông qua internet,...
=> Cách tốt nhất để thành công đó là có nền tảng tri thức, con đường dẫn tới tri thức là việc đọc và lĩnh hội những cuốn sách.
3. Bình luận:
- Chính nhờ những nhận thức về tầm quan trọng của sách mà ta nên yêu sách và tiếp thu tối đa những tri thức từ sách.
- Câu nói của M. G hoàn toàn đúng đắn, đó như một lời khuyên, một định hướng cho thế hệ trẻ có những hành trang khi bước vào đời.
- Liên hệ bản thân.
Tham khảo nha em:
Câu 1:
Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791, ở phần "Bàn luận về phép học", La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: "Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm". Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố "học" và "hành" có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, "học" là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, "học" chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
"Hành" là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành. Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết, qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý, Hóa, Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục. Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần "bàn luận về phép học" thì "hành" là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: "Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy". Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố "học" và "hành" trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ "đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường". Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả "chúa tầm thường thần nịnh hót". Và hậu quả tất yếu sẽ là "nước mất nhà tan ".
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lễ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh "Đạo học thành thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị"
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường. Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: "Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm."
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và "nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên".
Tóm lại, từ việc tìm hiểu bài tấu "Bàn luận về phép học" của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố "học" và "hành" đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. "Học" có vai trò dẫn dắt việc "hành" và "hành" có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc "học". Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố "học" và "hành" để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.
Câu 2:
M.Go-rơ-ki là một nhà văn, một nhà hoạt động chính trị người Nga. Ông là một nhà văn xuất sắc, các tác phẩm của ông được các bạn trẻ trên toàn thế giới đón nhận. Một trong những câu nói nổi tiếng của ông là: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức chỉ có kiến thức mới là con đường sống” đã tác động đến các bạn trẻ rất nhiều.
Vậy sách là gì? Sách là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại. Sách còn là di sản văn hoá của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này. Kiến thức là nguồn hiểu biết vô tận, là những thông tin, những kinh nghiệm được đi kết quả các thế hệ ở mọi lĩnh vực. Vậy sách và kiến thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Tại sao sách là con đường sống? Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người. Tất cả mọi thứ từ xa xưa, con người đều ghi lại trên thẻ tre, hòn đá hay nền đất sét. Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách. Và khi đó, nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng. Từ sách cổ xưa, ta lại nghiên cứu sâu hơn về những điều bí ẩn trong cuộc sống mà chưa khám phá hết được. Và với những kiến thức vốn có sẵn, ta có thể tìm ra những lối đi thích hợp trong đời sống của con người.
Vậy sách có tác dụng gì? Sách giúp con người hiểu sâu hơn về khoa học tự nhiên thông qua các loại sách khoa học; hiểu sâu hơn về tâm lí, tình cảm qua những cuốn truyện dài, ngắn hoặc tiểu thuyết; hiểu sâu hơn về cơ thể con người qua các loại sách y học;... sách âm nhạc giúp ta biết thêm về cuộc đời nghệ thuật của những người nghệ sĩ nổi tiếng trên toàn thế giới mà mình yêu thích. Sách còn cung cấp cho chúng ta nhiều điều mới lạ và thú vị hơn nữa qua nhiều loại sách khác nhau. Không những vậy, sách còn là một công cụ để gắn kết nhiều dân tộc trên thế giới, giúp dân tộc này hay công dân nước này hiểu thêm về dân tộc kia hay công dân nước kia về mặt xã hội, kinh tế, du lịch,...
Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách hay truyện đen, sách có nội dung không hay, thô tục như văn hoá phẩm đồi trụy gây ảnh hưởng đến nhiều người nếu như quá tò mò về những nội dung ấy gây ra các hậu quả khó lường, tệ nạn xã hội ngày một tăng. Không những ham mê đọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi, tình trạng hiện tại, hoàn cảnh gia đình để tránh sa vào các tệ nạn xã hội chỉ vì tính tò mò của bản thân.
Sách là một vật rất cần thiết cho mỗi con người chúng ta. Nhờ sách soi sáng mà ta có thể đi đúng hướng, tiến lên phía trước hướng gần đến tương lai và thành công hơn nữa. Ngày nay, vẫn có nhiều phương pháp học khác nhau như học qua In-tơ-nét, qua trang web. Nhưng đọc sách vẫn là cách hiệu quả nhất vì nó bồi dưỡng kiến thức rõ hơn, ta sẽ hiểu hơn và cố gắng rèn luyện nề nếp học tập như câu nói của M.Go-rơ-ki.
Câu 3:
Cuộc sống ngày càng phát triển, đời sống vật chất tinh thần ngày một nâng cao khiến nhiều vấn đề phát sinh trong xã hội. Bên cạnh những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường thì vấn đề bức thiết là tệ nạn xã hội. Đặc biệt là tện nạn ma túy. Hãy nói “không” với tệ nạn ma túy
Tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái, không đúng với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đế toàn xã hội. Đó là những nguy hiểm phá vỡ hệ thống toàn xã hội, cản trở sự phát triển văn minh lành mạnh của loài người. Các tệ xã hội phổ biến như thuốc lá, ma tuý, mại dâm, cá độ cờ bạc. Ma túy là tệ nạn nguy hại đáng lo hơn cả trên thế giới. M túy là một chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp từ những chất ảnh hưởng đến thần kinh và sức khỏe. Khi nó đi và cơ thể con người sẽ làm thay đổi ý thức, tinh thần và tâm trạng của người đó, gây ra cảm giác lâng lâng, không kiểm soát được hành vi của mình. Ma túy có rất nhiều loại, tồn tại từ rất nhiều năm trước như thuốc phiện, hồng phiến, bạch phiến, thuốc, lắc ... được đưa vào cơ thể dưới nhiều hình thức như uống, tiêm chích...
Khẩu hiệu được nêu cao khi nhắc tới tệ nạn này là: Hãy nói “không” với tệ nạn ma túy. Tại sao lại nói “không” với ma túy? Ma túy có tác hại vô cùng với con người. Trước tiên, nó gây hại trực tiếp cho người sử dụng. Sử dụng ma túy nhiều lần sẽ bị nghiện, hệ miễn dịch bị suy giảm, khả năng đề kháng kém đi khiến sức khỏe suy giảm và dễ mắc các bệnh khác.Cơ thể ngày càng gầy yếu đi, da dẻ xanh xao, vàng vọt, thần sắc lờ đờ mệt mỏi không tỉnh táo. Ma túy là con đường trực tiếp dẫn đến căn bệnh nguy hiểm của thời đại là HIV/AIDS. Theo thống kê vào tháng 5/2017 cả nước có gần 210.000 người nhiễm HIV còn sống và 90.882 trường hợp tử vong do HIV/AIDS tính từ đầu vụ dịch đến nay. ChỈ trong 5 tháng đầu năm số người nhiễm mới được phát hiện lên đến 3500. Nhiều người sử dụng ma túy đá bị ảo giác còn tự mình nhảy từ trên cao xuống. Ma túy khiến cho con người lâm vào u mê, tăm tối. Người nghiện từ khỏe mạnh bình thường trở thành người bệnh tật. Từ những đứa con ngoan, họ trở thành kẻ hư hỏng, bất hiếu. Xã hội vì thế cũng mất đi những công dân tốt khi người nghiện trở thành kẻ vi phạm pháp luật.
Đặc biệt là nỗi đau trong gia đình có người nghiện ma túy. Kinh tế gia đình suy sụp khi tiền bạc bị lấy đi dổ vào những cuộc tiêm chích, hút hít không có điểm dừng. Hạnh phúc gia đình tan vỡ khi con cái đau đớn trong cơn nghiện, cha mẹ dằn vặt, khổ tâm. Bao vụ án thương tâm trong gia đình có người nghiện hút đã khiến cả dư luận bàng hoàng. Dùng ma túy đá, ảo giác người thân thành con quái vật mà ra tay giết hại. Còn nỗi đau nào đau hơn khi bị chính con mình đoạt đi mạng sống do lên cơn nghiện.
Với cả xã hội, ma túy là nguyên nhân dẫn tới một loạt tệ nạn khác như trộm cắp, cướp giật, mại dâm... An ninh xã hội đi tới bất ổn. Tiền của quốc gia hao tốn khi phải xây dưng trại cai nghiện, thực hiện giải pháp phòng chống. Rồi khi không được gia điònh cháp nhận, kẻ nghiện lang thang vật vờ làm mất mĩ quan và gây hại cho những người khác. Kim tiêm dùng xong vứt bừa bãi và hành vi trả thù xã hội của nhiều kẻ nghiện đã gây cho người dân vô tội những nỗi đau khó nói. Bỗng nhiên họ bị nhiễm vào người căn bệnh vốn không phải tự mình gây ra. Người nghiện ma túy có thế chết đi vì bệnh tật và HIV/AIDS dày vò, nhưng gia đình, nhất là vợ con của họ phải đối mặt ra sao với xã hội, khi mà đó là căn bệnh mà nhiều người còn có tư tưởng xa lánh? Cuộc sống sẽ không thể tốt đẹp nếu ma túy còn tồn tại. Bởi vậy hãy nói “không” với tệ nạn ma túy.
Tuy nhiên, lời nói phải gắn liền với thái độ và hành động cụ thế. Trước hết, cần tìm hiểu và xây dựng cho mình nền tảng kiến thức về tác hại, cách phòng tránh ma túy từ đó tuyên truyền rộng rãi trong xã hội để mọi người cùng chung sức phòng tránh, bài trừ. Tự rèn luyện và giữ lập trường tư tưởng vững vàng, lối sống lành mạnh. Hãy tỉnh táo tránh xa ma túy và sự cám dỗ vui chơi xa hoa để không tạo cơ hội cho ma túy tiếp cận mình. Gia đình cũng cần quan tâm, chăm lo và bảo vệ con em mình khỏi ma túy. Bên cạnh đó nhà nước cũng cần có hình thức chế tài và pháp luật để xứ lý những hành vi tàng trữ, buôn bán vận chuyển trái phép ma túy để chặn con đường lưu thông cúa nó. Đối với những người mắc nghiện, cần tạo điều kiện cho họ cai nghiện, trao cho họ cơ hội lao động và tránh xa lánh khiến họ rơi vào tuyệt vọng, quay lại thù hận xã hội. Hãy giúp họ hòa nhập với cộng đồng để lấy lại niềm tin và khát vọng sống tốt hơn. Nói “không” với ma túy và với tất cả các tệ nạn xã hội khác để xã hội phát triển văn minh nhất.
Vì một xã hội tiến bộ hơn, vì cuộc sống ngày mai tươi sáng tốt đẹp, hãy chung tay vì cuộc sống của chính chúng ta và mọi người xung quanh. Hãy nói “không” với tệ nạn ma túy.
đề 1: Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá...
Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.
Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.
Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!
Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.
Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…
Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.
Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.
Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.
Đề 1
Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá...
Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.
Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.
Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!
Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.
Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…
Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.
Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.
Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.
Đề 2
Thời nào cũng vậy, học và đào tạo người tài luôn là nỗi trăn trở của những người có tâm. Nguyễn Thiếp là một trong số những con người rất giàu chữ tâm vì đất nước ấy. Khi ra giúp vua Quang Trung trị nước ông đã dành nhiều tâm huyết lo cho sự học của muôn dân. Bài tấu “Bàn luận về phép học” của ông dâng vua đã bày tỏ những quan niệm về cách học chân chính để vua lấy đó mà răn mọi người, còn mỗi người cũng lấy đó làm tiêu chí cho việc học của mình. Trong rất nhiều tiêu chí ấy, Nguyễn Thiếp nhắc tới việc học phải đi đôi với hành.
Con người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu” trong phần cuối của bàitấu, đã bàn về phép học (Luận học pháp) : “Học phải rộng sau đó tóm gọn theo điều học mà làm”. Rõ ràng từ xưa ông cha ta đã đề cao việc học phải đi đôi với hành. Bác Hồ cũng đã khẳng định : “Học để hành, học với hành phải đi đôi.Học mà không hành thi học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Vậy học và hành là gì? Học là quá trình thu nhận kiến thức, rèn luyện những kĩ năng. Trên con đường phát triển, con người đã tích luỹ được một kho tàng kiến thức khổng lồvà truyền lại cho đời sau. Học là tìm những điều hữu ích từ kho tàng khổng lồ ấy để làm giàu vốn tri thức của mình. Học có thể hiểu rộng ra là tiếp thu kiến thức đã được tích luỹ trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. “Học” còn là trau dồi kiến thức, mởmang trí tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để thụt lùi, lạc hậu. “Học” là tìm hiểu, khám phá những tri thức của loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. Còn “hành” nghĩa là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức, lí thuyết vào thực tiễn đời sống. Cho nên học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Học và hành là hai mặt của một quá trình thống nhất, nó không thểtách rời mà phải luôn gắn chặt với nhau làm một. Học là để hiểu biết còn hành làđể quen tay. Chúng ta cần hiểu rõ “hành” vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập. Một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì học cũng trở nên vô ích. Bởi thế học và hành hết sức quan trọng và có mối quan hệ mật thiết. Ngày nay với đà phát triển của xã hội, quan niệm lí thuyết và thực hành được hiểu khác hơn, học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách rời nhau. Có nhiều bạn trẻ khi rời ghế nhà trường vào một nhà máy, một cơ quan... lúng túng không biết phải làm công việc mà chuyên môn mình đã được học như thế nào dẫn đến gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi là sự hoang mang, chán nản. Nguyên do là “học” mà không “hành”, là do học không thấu đáo, khi còn ngồi trên ghế nhà trường không thật sự chuyên tâm, rèn luyện, trau dồi kiến thức hoặc thiếu môi trường hoạt động. Ngược lại nêu hành mà không có lí luận, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thìviệc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn trởngại, thậm chí có khi còn dẫn đến những sai lầm to lớn nữa. Do vậy việc học tập, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm là nền tảng để mỗi người áp dụng vào thực tế, thực hành trong thực tiễn cuộc sống. Một thực tếcho thấy, sự thiếu liên hệ giữa kiến thức với thực tiễn ở các trường phổthông đã khiến các sinh viên tương lai không biết nên lựa chọn ngành học nào trước mùa thi. Đa số các em không biết sử dụng những kiến thức đã được học vào việc gì ngoài việc để... thi đỗ đại học. Cho dù những năm gần đây, nhiều phương pháp dạy học tích cực trong và ngoài nước được đưa vào các trường học nhưng việc áp dụng và hiệu quả của phương pháp này vẫn còn rất nhiều hạn chế. Hậu quả sâu xa hơn của việc “học” không đi đôi với “hành” là có nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng vẫn ngơ ngác khi bước vào cuộc sống, nhiều thủ khoa sau khi ra trường, va vấp cuộc sống mới tự hỏi: “Không biết việc chọn trường chọn ngành của mình đã đúng hay chưa?”. Nhất là khi xã hội đang cần những người có tay nghề cao phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì việc “Học đi đôi với hành” càng trởnên quan trọng hơn bao giờ hết.
Vậy muốn học và hành có hiệu quả mỗi người cần phải học và hành một cách chân chính. Trong bài “Bán luận về phép học”, tác giả đã chỉ rõ học chân chính là học làm người, học từ dưới lên cao, từ dễ đến khó, học để áp dụng vào cuộc sống, giúp cuộc sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. Điều đó là rất đúng, vì vậy đểhọc và hành có ý nghĩa, chúng ta thử bàn bạc vềmối quan hệ giữa học và hành. Nếu chỉ học vì mục đích lấy danh thơm đểchứng tỏ với mọi người là ta có học thì chỉ uổng phí và mất thời gian. Hoặc nhiều người đi học để lấy điểm, lấy bằng cấp, theo đuổi chức vụ là những người phục vụ cá nhân, ích kỉ mà không vận dụng kiến thức để làm sao cho có sản phẩm quả làđáng trách. Hành mà không học đôi khi cũng có kết quả nhưng không chắc chắn, kết quả không cao bởi vì quá trình thực hiện công việc chưa có cơ hội kếthừa thếhệ trước bằng kinh nghiệm cũng như lí thuyết. Thậm chí hành mà không học có thể dẫn đến thất bại, phá sản,....Chính vì vậy nên học không hành là vô ích, hành không học thì không có hiệu quả. Vì vậy, chúng ta phải kết hợp học đi đôi với hành. Sự kết hợp này chắc chắn đạt được kết quả cao. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu lí thuyết, chúng ta vận dụng ngay vào thực tế sẽ có kinh nghiệm để sáng tạo, sửa đổi cho phù hợp, từ đó chúng ta sẽ rút ra được không ít những kinh nghiệm để sáng tạo, sửa đổi cho phù hợp và tiến độ làm vào sản phẩm sẽ nhanh, hiệu quả, có giá trị kinh tế. Bởi vậy mỗi chúng ta hãy hiểu và thực hiện học đi đôi với hành để đem lại hiểu biết, kĩ năng làm việc cho bản thân và góp phần tạo ra của cải vật chất để xây dựng đất nước, đưa dântộc vượt đói nghèo, sánh ngang với các nước trên thế giới. Từ đó ta hãy hiểu lối học chân chính của La Sơn Phu Tử, nếu học không chân chính sẽ dẫn đến mất nước quả là rất đúng.
Qua phân tích tác dụng của việc “học đi đôi với hành” ta thấy quan điểm của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp luôn đúng ở mọi thời đại, đây là một phương pháp học đúng đắn và hiệu quả nhất. Vì thế, bắt đầu từ bây giờ chúng ta hãy áp dụng những kiến thức mình học được vào trong cuộc sống để việc học không trởnên nhàm chán, lãng phí và mỗi ngày đi học sẽ là một cuộc phiêu lưu thú vị, hữu ích. Hãy chọn cho mình một lối đi vào đời, theo từng ngành nghề mà mình yêu thích. Đừng học một đàng hành một nẻo. Vừa phí công học tập, lại không giúp ích gì được cho nước nhà. Học và hành để có tri thức, đê làm một con người sống đạo đức. Như thế mới cóthể đạt được những gì mình mong ước, và góp phần xây dựng đất nước.
Đề 3
Sách đối với con người là nguồn mở ra tri thức, là người bạn hiền khi cho ta giây phút nghỉ ngơi thư giãn, sách là người thầy tốt cho ta hiểu biết. Sách trở thành người thân thiết với mỗi người đọc sách. Biết đam mê đọc sách là một đức tính tốt sẽ cho ta tăng vốn hiểu biết như lời của M. Gò rơki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”
Từ ngày xưa sách đã được mọi người coi như “ Vật báu” theo thời gian chất liệu để làm sách khác nhau: thời xưa thì sách được khắc trên đá trên tre nứa được lưu giữ một cách cẩn thận. Ngày nay chất liệu sách chính là giấy. Giấy tiện lợi hơn là đá và tre. Từ đố có thể thấy rằng sách vô cùng quan trọng và sách chính là một kho tàng kiến thức vô tận. Sách là một đại dương vô tân. Nếu chúng ta vì sách như một xa mạc mênh mông thì hiểu biết của chúng ta chỉ như hạt cát trên đó. Nếu sách là đại dương vô tận thì ta chỉ là hạt nước trong đó… Điều đó chứng minh rằng sách cũng cung cấp cho chúng ta vốn hiểu biết vô tận. Ta càng đọc nhiều sách thì ta càng biết thêm nhiều điều hay lẽ phải. Có khi ta phải khóc khi đọc một câu truyện cảm động đầy tình người bao la hay nghĩa tử cao đẹp của người mẹ. Sách cho ta những hiểu biết về khoa học công nghệ, hội nhập cùng xã hội. Cho ta biết những phát minh vĩ đại của thế giới, cho ta biết cuộc sống bao la rộng lớn vô cùng. Càng đọc sách ta lại cẩm thấy ta đang biết thêm, giỏi thêm và cảm thấy rằng ta là một người có ích. Có lúc buồn có lúc du dương khiến những người đọc sách khó có một trạng thái nhất định. Sách có thể cung cấp tri thức khác nhau: Như sách sử cho ta biết về lịch sử thế giới và của đất nước ta, sách toán cho ta biết những con số…
Mọi thứ vật chất, tầm thường có thể bị lãng quên theo thời gian nhưng sách thì mãi còn lưu tên tuổi của những nhà bác học, khoa học, tiến sĩ… không bao giờ là quá khứ. Sách có thể là tiền nhân của tri thức con người là hiện thân của các nhà khoa học. Vì thế sách vô cùng quan trọng cung cấp kiến thức. Nhưng việc chọn sách để dọc cũng vô cùng quan trọng. Chúng ta phải biết được ý nghĩa của cuốn sách đó mới lên đọc. Không nên đọc những cuốn sách đồi trụy, không lành mạnh. Sách có thể mang tính giải trí nhưng chúng ta không lên quá lạm dụng mà lên độc những sách khoa học những sách cung cấp tri thức về xã hội. Và chúng ta cũng phải luôn tôn trọng và bảo vệ sách. Nhưng người mà chỉ coi sách như những vật vô tri vô giác thì họ đã hoàn toàn sai. Sai một cách nghiêm trọng sách cũng có tâm hồn. Những em nhỏ miền núi luôn ao ước có một cuốn sách để đi học thì một số người lại dẫm đạp lên sách,lên cái tri thức đó. Nhưng người như vậy sẽ không thể bước vào đời và mãi chỉ là hơi nước bốc lên.
Từ những điều đó thì ta càng phải quý sách đam mệ đọc sách trở thành niềm vui sương đam mê vô tận. Hãy cố tận dụng những thời gian đó có thể là dành dõi để độc sách chúng ta không lên để thời gian rảnh dỗi để đọc sách chúng ta không lên để thời gian rảnh dỗi đó trôi qua một cách lãng phí hay lấp đầy những khoảng cách thời gian đó bằng đọc sách.
Mở bài:
+ Khẳng định vai trò lãnh đạo anh minh quyết định tới sự hưng thịnh của quốc gia, từ đó dẫn ra công lao của Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn trong vai trò là người lãnh đạo anh minh.
+ Nhấn mạnh vào hai văn bản " Chiếu dời đô" Lý Công Uẩn và "Hịch tướng sĩ" để thấy rõ tầm quan trọng của người lãnh đạo.
Thân bài:
Văn bản: :"Chiếu dời đô" với Lý Công Uẩn
- Viết theo thể chiếu ( chiếu chuyên dùng để ban bố mệnh lệnh của vua đến nhân dân) nhưng tác giả gửi gắm trong đó tình cảm, và sự lắng nghe ý nghe của quần thần.
+ Một bài chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh sẽ được đón nhận một cách trang trọng, và là mệnh lệnh bắt buộc mà dân chúng phải tuân theo.
+ Nhưng tác giả Lý Công Uẩn khéo léo trong việc sử dụng bài chiếu là lời tâm sự, bàn bạc với quần thần những suy nghĩ về vận nước khiến cho người nghe không có cảm giác sợ hãi.
+ Sự thấu tình đạt lý, phù hợp với ý nguyện nhân dân, ngôn từ lắng đọng, có sức cô đúc, có sức thuyết phục lâu bền.
- Sự lãnh đạo anh minh thể hiện ở:
+ Tầm nhìn chiến lược trong việc lựa chọn thành Đại La làm kinh đô phát triển đất nước. ( Đại La là nơi trung tâm của trời đất, nơi có muôn vật phong phú tốt tươi, mưa thuận gió hòa, địa thế bằng phẳng…)
+ Biết chăm lo cho hạnh phúc lâu bền của dân chúng chứ không chạy theo cái lợi trước mắt, vì thế Lý Công Uẩn suy xét kĩ lưỡng trước những hành động của mình.
+ Ông chọn Đại La làm kinh đô mới vì dân chúng, để phát triển đất nước chứ không cam để kinh đô khuất sâu trong núi rừng, chỉ phù hợp với khi cần phòng thủ như thời Đinh, Lê.
+ Lý Công Uẩn dù là vua trong triều đình phong kiến nhưng ông có tư tưởng "dân chủ", để nhân dân được nói lên nguyện vọng của mình.
- Lịch sử chứng minh sự anh minh của Lý Công Uẩn khi thành Thăng Long- Hà Nội sau 1000 năm vẫn trong tư thế "con rồng bay lên", ngày càng phát triển và trở thành niềm tự hào của dân tộc.
Văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
- Trần Quốc Tuấn có cách suy nghĩ của một vị minh tướng lỗi lạc, một chủ tướng hết lòng vì đất nước: vừa khoan dung vừa nghiêm khắc.
- Vai trò người lãnh đạo anh minh thể hiện ở việc
+ Nhìn thấy rõ tình thế của nước nhà lúc bấy giờ: dân tộc đang phải đương đầu với giặc Nguyên- Mông mạnh nhất lúc bấy giờ, với số thuộc địa trải dài từ châu Á đến tận Châu Âu.
+ Sự anh minh khi dẫn ra những tấm gương trung thần, nghĩa sĩ để khơi gợi lòng trung quân ái quốc của quân sĩ.
+ Ông hiểu rõ sức mạnh của tinh thần đoàn kết, nên ông khích lệ tinh thần tướng sĩ, quân lính đồng lòng tiêu diệt kẻ thù ngoại xâm.
+ Hịch tướng sĩ ra đời tác động mạnh mẽ tới nhuệ khí của quân sĩ bởi ông biết phân tích phải trái, đúng sai dưới góc nhìn của người yêu nước, căm thù giặc ( trích dẫn những lời nói gan ruột của Trần Quốc Tuấn trong bài hịch).
+ Qua hịch tướng sĩ ta thấy được sự anh minh của Trần Quốc Tuấn khi không sử dụng uy quyền mà lấy việc thu phục làm kế sách, nghĩa là phát huy tối đa tinh thần tự nguyện cầm vũ khí tiêu diệt kẻ thù, từ bỏ lối sống hưởng lạc thái bình, sẵn sàng giết giặc lập công.
Lịch sử đã chứng minh sự sáng suốt đó khi Trần Quốc Tuấn dẹp tan giặc Mông - Nguyên, mang lại sự tự do cho dân tộc.
Kết bài: Cả hai tác phẩm đều là những áng văn bất hủ của dân tộc, ngợi ca tài lãnh đạo anh minh sáng suốt của những người đứng đầu đất nước.
tham khảo
đề 1
Bài mẫu
Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá...
Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.
Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.
Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!
Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.
Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…
Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.
Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.
Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.
Có thể nói, tấm lòng yêu nước của các tác giả được thể hiện qua hai văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Thái Tổ, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn” rất đa dạng, nhiều vẻ khác nhau song đều tựu chung ở mong muốn đất nước an bình, phát triển trù phú. Tấm lòng đó chẳng những được thể hiện một cách cảm động qua hai văn bản mà còn được hai nhà lãnh đạo kì tài chứng minh bằng những đóng góp thực tiễn cho lịch sử phát triển hào hùng của dân tộc.
tham khảo
đề 2
Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lí ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy, nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lí ấy, chân lí ấy.
Vậy, thế nào là "học đi đôi với hành"? Thế nào là "theo điều học mà làm?". Học là học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lí thuyết về khoa học kĩ thuật... Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: "Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm".
Tại sao phải "học đi đôi với hành"? Tại sao lại phải "theo điều học mà làm”. Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích.
Học luận lí là để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa,... mà còn để bồi dưỡng tâm hồn,... Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nói một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật... cho oai! Nước ta đang trên dường phát triển và hội nhập quốc tế, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên là cực kì quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính,... đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phố thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Các phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên những năm gần đây như "phong trào tình nguyện", đóng góp quỹ từ thiện xóa đói giảm nghèo, giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh... không chỉ thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mà còn cho thấy trường học đã gắn liền với cuộc sống xã hội, phương châm "học đi đôi với hành" được hàng chục triệu thầy cô giáo và học sinh nhiệt liệt quán triệt, hưởng ứng.
Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp,... là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.
"Học đi đôi với hành", biết "theo điều học mà làm" là rất thiết thực, bổ ích. Nhờ đó mà lí thuyết được khắc sâu, lí thuyết được thực hành soi sáng, vừa học vừa tập, vừa ôn vừa luyện, nên dễ hiểu, dễ nhớ. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi, nghiên cứu, phát minh. Trong những kì thi "tuổi trẻ sáng tạo” ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã biết "theo điều học mà làm", có nhiều phát minh, ứng dụng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thể hiện tài năng, trí tuệ Việt Nam.
"Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kĩ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hiện tượng "học giả mà bằng thật", mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội, chứng chạy theo bằng cấp, hư danh mà còn phản ánh một sự thật trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm".
Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm", là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta. Những lời Bác Hồ viết trong "Thư trung thu" - 1952, ngày nay đọc lại ta càng thấy thấm thía:
"Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành;
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,
Tuỳ theo sức của mình.
Để tham gia kháng chiến
Để gìn giữ hòa bình.
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh".