K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2020

Mỗi mai thức dậy, cắp sách đến trường mà đc thưởng thức bài hát HÀNH KHÚC TỚI TRƯỜNG thì còn gì bằng. Bài ca ấy gợi cho em sự hào hứng, niềm phấn khởi, muốn gặp bn gặp cô. Ca khúc ấy mang 1 chất giọng mạnh mẽ, hồ hởi khiến em cảm thấy khỏe khoắn hẳn.

Dù bài hát đã đc sáng tác rất lâu nhưng nó sẽ ko thể thay đởi bản chất cũng như sự yêu thích của các bạn nhỏ dành cho ca khúc!!

29 tháng 3 2020

có fb ko bẠN?

6 tháng 5 2021

-Bài hát ''Nụ Cười''  là bài hát có giai điệu vui vẻ, tinh nghịch, tràn đầy sự hồ hởi. Khi biểu diễn, thường có tiếng cười xen vào giữa bài hát. Bài hát với ngôn từ trong sáng và tiếng cười hồn nhiên làm người nghe cảm thấy yêu đời và hy vọng vào một tương lai tốt đẹp. Bài hát "Nụ cười" ca ngợi niềm lạc quan trong cuộc sống của tuổi trẻ. Ở đó, tiếng cười đem lại niềm tin và hạnh phúc.

6 tháng 5 2021

lộn rồi

6 tháng 5 2021

Bài hát ''Nụ Cười''  là bài hát có giai điệu vui vẻ, tinh nghịch, tràn đầy sự hồ hởi. Khi biểu diễn, thường có tiếng cười xen vào giữa bài hát. Bài hát với ngôn từ trong sáng và tiếng cười hồn nhiên làm người nghe cảm thấy yêu đời và hy vọng vào một tương lai tốt đẹp. Bài hát "Nụ cười" ca ngợi niềm lạc quan trong cuộc sống của tuổi trẻ. Ở đó, tiếng cười đem lại niềm tin và hạnh phúc.

19 tháng 5 2021

bài nụ cười rất  hay bài nụ cười rất  haybài nụ cười rất  haybài nụ cười rất  haybài nụ cười rất  haybài nụ cười rất  haybài nụ cười rất  haybài nụ cười rất  haybài nụ cười rất  haybài nụ cười rất  hay (50 chữ)

17 tháng 12 2018

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ dân gian Việt Nam có rất nhiều bài hay thể hiện tình cảm của người nông dân một nắng hai sương trên đồng. Thể hiện những tâm tư, tình cảm của người nông chân thật thà, chất phác. Mỗi bài ca dao đều gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc khác nhau.

Bài ca dao “Đi cấy” thể hiện tâm tư tình cảm của người nông dân trong cảnh nông vụ, phải lo toan nhiều chuyện, khi thời tiết không ủng hộ.

Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời trông đất trông mây
Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

Thông qua bài ca dao này nói lên nguyện vọng của người nông dân mong cho mưa thuận gió hòa để công việc nhà nông được thuận lợi, vụ mùa bội thu, người nông dân đỡ nhọc nhằn vất vả .
Trong câu đầu tiên của bài ca dao đã thể hiện sự lo lắng của người nông dân khi mùa cấy lúa đang tới gần.

Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Người ta chỉ những người đi làm thuê, cấy lúa cho xong nhiệm vụ rồi lấy tiền công về không phải lo lắng gì nhiều việc cây lúa sau khi được cấy xuống ruộng có bị khô hạn, hay ngập úng nước hay không. Người nông dân trong bài ca dao là một người đi “cấy” cho chính mảnh ruộng của mình. Họ lo lắng trăm bề, sợ cây lúa sau khi trồng xuống không thể phát triển được mà chết đi thì công sức của họ sẽ bị mất trắng.

“Tôi” “trông nhiều bề” thể hiện sự lo lắng, lo toan nhiều mặt trong cuộc sống khác, thể hiện sự chu đáo, có con mắt nhìn xa trông rộng của một người hay lo toan việc nhà.

Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm

Điệp từ “Trông” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần thể hiện sự lo lắng, mong mỏi trông chờ, mưa nắng, thời tiết có thể là cho cây lúa của người nông dân bị chết bất cứ lúc nào, thể hiện sự vất vả của nghề nông khi phải phụ thuộc số phận của mình vào thời tiết, thiên tai có thể giáng xuống bất kỳ lúc nào cướp đi công sức, sự hy vọng của người nông dân.

Khiến cho người nông dân không thể không lo lắng. Sự lo lắng cho cái ăn cái mặc của cả gia đình chỉ trông vào sự tồn tại của cây lúa nếu chẳng may cây lúa có mệnh hệ gì thì cả nhà sẽ chết đói, biết lấy gì để sống.

Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

Sự lo lắng của người nông dân chỉ có thể dừng lại khi người nông dân có thêm sức mạnh, thời tiết mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng. Trong hai câu ca dao này thể hiện mong muốn của người nông dân là có thời tiết an lành, phù hộ cho công việc đồng áng của người dân. Người dân khỏe mạnh để có thể chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thời tiết. Đó là mong ước rất chính đáng, của những con người làm nghề nông.

Thông qua bài ca dao này ta thấy sự cực nhọc của người nông dân khi làm ra hạt gạo, bưng bát cơm thơm dẻo người nông dân đã đổ rất nhiều công sức tâm huyết của mình vào đó. Chính vì vậy, chúng ta phải biết tôn trọng thành quả của người nông dân không nên lãng phí lúa gạo.

8 tháng 11 2019

Mặc dù sáng tác cách nhau gần10 năm nhưng nổi bật trong hai bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt và bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thương con, thương cháu và yêu đất nước trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc.

Trong bài thơ “Bếp lửa”, tình bà cháu đã được thể hiện qua hình ảnh bếp lửa. Khi “mẹ cùng cha công tác bận không về” thì người cháu phải “ở cùng bà”. Mặc dù cuộc sống có khó khăn, vất vả nhưng bà vẫn quyết tâm, lo lắng cho cháu, vẫn “kể cháu nghe” truyện, vẫn “chăm cháu học”, vẫn “dạy cháu làm”. Ngay cả khi “giặc đốt làng”, bà cũng “dặn cháu đinh ninh”  rằng nếu “có viết thư chớ kể này kể nọ”. Tình cảm của bà dành cho cháu gắn liền với những hy sinh thầm lặng của bà cho cách mạng, cho đất nước, thể hiện tình yêu cháu cũng như tình yêu đất nước sâu sắc. Hình ảnh ấy của người bà luôn được người cháu ghi nhớ từ khi còn nhỏ, cho tới khi đã lớn vẫn nhớ ơn bà của mình.

Nếu trong bài thơ “Bếp lửa” thể hiện tình cảm của bà qua hình ảnh bếp lửa thì nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm qua bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” lại bộc lộ tình cảm của người mẹ Tà Ôi qua những công việc và ước mơ của người mẹ. Cho dù phải “giã gạo”, “tỉa bắp”, phải “chuyển lán”, “đạp rừng” hay phải “giành trận cuối”, người mẹ Tà Ôi vẫn luôn địu con trên lưng. Tình yêu con của người mẹ đã được gắn liền với tình yêu “bộ đội”, tình yêu “làng đói” và tình yêu “đất nước”. Cùng với đó, những ước mong của mẹ từ việc mong con khoẻ mạnh rồi đến giàu có, sau cùng là sống trong đất nước tự do cũng đã thể hiện tình yêu con cũng như khát vọng tự do sâu sắc. Đặc biệt, bằng nghệ thuật ẩn dụ, hai câu thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi ; Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” đã được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sử dụng để nói về tình cảm tha thiết của mẹ dành cho con. Người con chính là một thứ thiêng liêng, là nguồn sống và là niềm hy vọng của người mẹ Tà Ôi, là người mà mẹ luôn hy sinh và gửi gắm khát vọng.

  Như vậy, trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, qua bài thơ “Bếp lửa” và “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, hai nhà thơ Bằng Việt và Nguyễn Khoa Điềm đã nêu bật lên hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn thương yêu, gửi gắm khát vọng cho con cháu gắn liền với tình yêu cách mạng, tình yêu đất nước.

mk sao chép trên google á

Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là nơi che chở, bảo vệ ta từ thuở lọt lòng. Gia đình- chỉ một từ giảng đơn thế thôi nhưng chứa đựng biết bao nhiêu là tình yêu thương, biết bao sự ăm áp. Gia đình chính là nơi nâng niu, chăm sóc, dưỡng dục ta. Tình cảm gia đình là những tia nắng diệu kì của cuộc sống- một ngọn lửa để sưởi ấm cho trái tim mỗi con người. tình yêu thương mà gia đình dành cho ta chính là "sợi dây" tình cảm thiêng liêng nhất. Gia đình là nơi vung đắp những tâm hồn. Ai có mội gia đình trọn vẹn thì hãy giữ chặt lấy nó. Vì những thứ đã mất không thể tìm lại, những thứ gì trôi qua chúng ta sẽ cảm thấy tiếc vì chưa làm đc gì cho gia đình thêm hạnh phúc. Vì vậy hãy chung tay bảo vệ hạnh phúc thiêng liêng ấy.

Chúc bạn học tốt

6 tháng 12 2021

Chị mình học cái này rồi.

1 tháng 3 2023

Bài hát “khúc hát chim sơn ca” có tiết tấu đảo phách vô cùng đặc sắc.đoạn đầu bài hát với nét nhạc nhẹ nhàng đã tả tiếng chim sơn ca ,bộc lộ một tình yêu dành cho thiên nhiên và quê hương đất nước

Bài hát 'CHim Sơn Ca' Giúp ta cảm nhận được tình yêu thương mái trường của tác giả rât sâu sắc. Hình ảnh mái trường quen thuộc nhưng qua lời văn, lời nhạc của tác giả đã gợi nhớ những điều kì dịu khi ta ở bên cạnh nó. Nơi có những thầy cô hiền, nơi có những người bạn tốt, và là nơi có những điều hay lẽ phải. Thầy cô là người lái đò, thầy cô là người vun trồng lên những hạt mầm nhỏ, những người đi thuyền. Đã chắp cánh cho tương lai, hoài bảo của những đứa trẻ.

1 tháng 5 2020

Giữa bộn bề, lo toan của cuộc sống, bất chợt một ngày ta nhớ lại ngày xưa, nhớ lại cái thời còn núp sau lưng mẹ, đến lớp với biết bao bỡ ngỡ đầu đời. 

“Ngày đầu tiên đi học.

Mẹ dắt tay đến trường”

    Làm sao ta quên được cái thời khắc ấy. Hồi hộp, lo lắng, có cả vui mừng tràn ngập. Không biết trường mới thế nào, không biết thầy cô ra sao, cả bạn bè nữa. Cả một thế giới mới mở ra trước mắt. Ta như con chim non mới tập bay, ra khỏi tổ với sự rụt rè, e ngại. Mẹ sửa soạn cả buổi sáng, như bà tiên hóa phép, biến ta thành cô công chúa nhỏ. Bước chân ra khỏi nhà, ngẩng cao đầu hãnh diện – con của mẹ càng lớn càng xinh. Thế nhưng, không như những gì nó đã nghĩ. Sao nó không nhìn thấy ai quen hết, sao không có gì vui hết. Bất chợt nó rùng mình, sợ hãi, muốn quay về với tổ ấm an toàn. 

“Con vừa đi vừa khóc

Mẹ dỗ dành yêu thương”

      Ôi chao! Cái bé thơ ngày đó sao buồn cười đến vậy, e sợ cả những điều đơn giản như thế. Nhớ quá! Nhớ cái bỡ ngỡ ngày nào, nhớ sự ân cần của mẹ, nhớ ánh mắt trìu mến của cô. Chợt ao ước dù chỉ một lần, được khóc òa trong những yêu thương, được trở lại ngày đầu tiên đi học, được vỗ về dịu ngọt và an lành.

“Ngày đầu tiên đi học

Em mắt ướt nhạt nhòa

Cô vỗ về an ủi

Chao ôi, sao thiết tha…”

       Ấn tượng đầu tiên về hình ảnh cô giáo thật đẹp. Một người hiền lành, dịu dàng như mẹ mình. “Sau này mình cũng làm cô giáo” – cái suy nghĩ ngây thơ ấy thoáng qua và theo ta đến tận hôm nay. Ta thầm cảm ơn hình bóng ngày xưa ấy – cái hình bóng in đậm trong ta, nuôi ước mơ ta thành hiện thực. Suốt quãng đời học trò ta đã trải qua biết bao kỷ niệm, mang ơn biết bao người. Nhưng cái ấn tượng đầu tiên ấy vẫn như khắc sâu trong trái tim ta, như những ký ức đẹp đẽ theo ta khôn lớn, để hôm nay ta nhớ về:

“Ngày đầu như thế đó

Cô giáo như mẹ hiền

Em bây giờ cứ ngỡ

Cô giáo là cô tiên”

     Bâng khuâng một ngày đầu thu, nghe tiếng trống khai trường vang vang, lòng ta chợt lắng đọng, chợt sống lại phút giây “ngày đầu tiên” xưa cũ:

“Em bây giờ khôn lớn

Bỗng nhớ về ngày xưa

Ngày đầu tiên đi học

Mẹ cô cùng vỗ về”

Tiếng thu êm ái bước đi, lòng ta nhẹ nhàng trôi với những kỷ niệm đẹp, thả hồn để trở lại ngày xưa…