Bài 4. Cho tam giác ABC với trực tâm H, trọng tâm G, tâm đường tròn ngoại tiếp O. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BC, AC. Chứng minh rằng tam giác MON đồng dạng AHB. Từ đó chứng minh H, G, O thẳng hàng.Bài 5. Cho tam giác ABC. Dựng ra ngoài các tam giác ABF và ACE lần lượt vuông tại B, C và đồng dạng với nhau. BE giao CF tại K. Chứng minh rằng AK ⊥ BC.Bài 6. Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo cắt...
Đọc tiếp
Bài 4. Cho tam giác ABC với trực tâm H, trọng tâm G, tâm đường tròn ngoại tiếp O. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BC, AC. Chứng minh rằng tam giác MON đồng dạng AHB. Từ đó chứng minh H, G, O thẳng hàng.
Bài 5. Cho tam giác ABC. Dựng ra ngoài các tam giác ABF và ACE lần lượt vuông tại B, C và đồng dạng với nhau. BE giao CF tại K. Chứng minh rằng AK ⊥ BC.
Bài 6. Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo cắt nhau tại I thỏa mãn tam giác AID đòng dạng tam giác BIC. Kẻ IH ⊥ AD, IK ⊥ BC. M, N lần lượt là trung điểm AB, CD. Chứng minh rằng MN ⊥ HK.
Bài 7. Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo cắt nhau tại O. Gọi M, N lần lượt là trung điểm AB, CD; H, K lần lượt là trực tâm các tam giác AOD, BOC. Chứng minh rằng MN ⊥ HK.
Bài 8. Cho tam giác ABC. Các đường cao AD, BE, CF . M thuộc tia DF , N thuộc tia DE sao cho ∠M AN = ∠BAC. Chứng minh rằng A là tâm đường tròn bàng tiếp góc D của tam giác DMN .
Bài 9. Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo AC = BD. Về phía ngoài tứ giác dựng các tam giác cân đồng dạng AMB và CND (cân tại M, N ). Gọi P, Q lần lượt là trung điểm của AD, BC. Chứng minh rằng M N vuông góc với PQ.
Bài 10. Cho tam giác ABC. Các đường cao AD, BE, CF . Trên AB, AC lấy các điểm K, L sao cho ∠FDK = ∠EDL = 90◦. Gọi M là trung điểm KL. Chứng minh rằng AM ⊥ EF .
Mong các bạn giúp đỡ mình. Giúp được bài nào thì giúp nhé.
Bài 1 :
Bài 2 :
Gọi R đối xứng với D qua O . Khi đó DR là đường kính của (O) hay O là trung điểm của RD
Ta có : \(\widehat{OBC}=\widehat{BFO}\) ( 2 góc nội tiếp chắn ( OA = (OB ) nên \(\Delta OCB\sim\Delta OBF\left(g.g\right)\)
Suy ra : \(OB^2=AC.OF\) hay \(OR^{2\:}=OC.OF\) . Từ đó : \(\Delta OCR\sim\Delta ORF\left(c.g.c\right)\)
\(\Rightarrow\widehat{ORC\:}=\widehat{OFR}\)
Áp dụng hệ thức lượng đường tròn có : \(EG.EF=EA.EB=ED.ER\) nê tứ giác GDFR nội tiếp
Suy ra : \(\widehat{OFB}=\widehat{GFR}-\widehat{GFO}=\widehat{GDR}-\widehat{GQO}=\widehat{DOQ}\)
Từ đấy : \(\widehat{ORC}=\widehat{DOQ}\)
Do đó : CR//OQ .
Xét trong \(\Delta DRC\) thấy : O là trung điểm RD và OQ // CR cho nên OQ đi qua trung điểm CD ( đpcm )
Chúc bạn học tốt !!