K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2019

Con người sinh ra không có ai là hoàn hảo, có người tài giỏi, có người kém hơn nhưng ai cũng có trong mình những giá trị bản thân cần được tôn trọng. Giá trị bản thân dù lớn lao hay nhỏ bé thì nó cũng là yếu tố cốt lõi tạo nên con người bạn, không lẫn với bất kì một ai. Và chúng ta, ai cũng cần tự tin và tôn trọng chính bản thân mình cũng như tôn trọng những người xung quanh dù họ có là ai đi nữa.

Có một sự thật mà ai cũng phải thừa nhận rằng, con người ai cũng có khuyết điểm, chẳng có ai là tốt đẹp về mọi mặt, được cái này thì mất cái kia, đó là quy luật của cuộc sống không ai có thể phủ nhận. Vậy nên chúng ta không được mặc cảm khi bản thân mình không phải là một người tài giỏi, vĩ đại. Chúng ta có thể không xinh đẹp nhưng ta lại là một đứa con ngoan, ta có thể không hát hay nhưng ta lại nấu ăn giỏi, cũng có thể ta không học giỏi nhưng ta là chịu khó, siêng năng… Ai cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng, hiểu được điều này, con người sẽ thêm tự tin hơn về bản thân mình cũng như nhìn người khác bằng ánh mắt tôn trọng, dù họ có nhiều khuyết điểm cũng không được phép chê bai, khinh thường. Vì chúng ta biết rằng, dù là ai, dù lớn lao hay nhỏ bé cũng đều có những giá trị riêng của bản thân để ta tôn trọng họ hơn. Ta sẽ thấy được những điểm giống nhau của một danh nhân tài ba với một cậu bé bán vé số hay một bà thím bán cá ở chợ. Mỗi người một nghề nghiệp, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau nhưng ở họ đều có chung giá trị của bản thân mình để ai cũng phải tôn trọng, ai cũng phải công nhận.

Trong cuộc sống, con người luôn sống trong những câu hỏi về giá trị của chính mình. Hàng loạt những câu hỏi luôn được đặt ra như; Mình đang đứng ở vị trí nào? Mình là người như thế nào trong mắt mọi người? Hay phải làm sao để nhận được sự tôn trọng của những người xung quanh? Chúng ta cứ sống và tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi đó. Hiểu và tìm kiếm giá trị bản thân là nhu cầu chính đáng của con người bởi vì “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”, nhưng mỗi người lại có cách nhìn nhận khác nhau. Có những người tự tin thái quá, luôn đề cao bản thân mình, họ cho rằng họ luôn là nhất, nếu họ đứng thứ hai thì cũng chẳng có ai đứng ở vị trí số một. Chính vì tự tin thái quá và tự phụ nên họ có cái nhìn không đúng về giá trị của những người xung quanh. Vì họ cho rằng mình là nhất nên họ thường coi thường người khác, cho rằng suy nghĩ hay hành động của mình đều là đúng và buộc người khác phải nghe theo. Họ tự phụ không nghe bất cứ ai, luôn làm theo ý mình, không có sự phối kết hợp với người khác. Ngược lại có những người lại vô cùng tự ti với chính bản thân họ. Họ luôn cảm giác mình là người kém cỏi, không làm được trò trống gì. Chính sự tự ti đã làm cho họ trở nên rụt rè, không dám khẳng định cái tôi. Có những người, họ có thể làm được nhưng họ lại sợ hãi, lo lắng rằng mình không thể cho nên nhiều tài năng của họ luôn bị chôn vùi. Có những người họ thừa sức để làm được nhưng vì mặc cảm, tự ti nên họ chỉ biết im lặng và đứng nhìn người khác. Và cứ thế, họ dần dần chôn giấu giá trị của chính mình, khép mình vào cái vỏ do họ tự tạo nên. Mỗi người có một cách nhìn nhận, một cách thể hiện khác nhau về giá trị của bản thân. Dù là ai thì cũng nên bộc lộ hết khả năng của mình, đúng thì mọi người tán dương, sai thì sửa chữa để rút ra kinh nghiệm. Dù có thế nào thì cũng hãy sống hết mình.

Giá trị bản thân không nằm ở việc bạn làm gì, có chức tước gì hay là kiếm được bao nhiêu tiền, nó cũng không nằm ở một kết quả nhất thời mà chính quá trình ta chinh phục cái đích mới là sự thể hiện rõ ràng nhất của giá trị con người. Có những người sinh ra không có trí thông minh cực đỉnh nhưng suốt quãng đường học tập họ luôn chăm chỉ, chịu khó vươn lên. Chính sự miệt mài không quản khó khăn đã để lại trong lòng người khác một sự kính nể và tôn trọng. Có những người, làm chức to, ông này bà kia nhưng lại không nhận được sự tôn trọng của người khác. Bởi vì sao? Chức tước đó là do họ mua chuộc bằng tình, bằng tiền và do những mối quan hệ không sòng phẳng. Thực chất thì họ không có đủ khả năng và trí tuệ để có thể làm được công việc đó. Ở một địa vị cao sang nhưng không thanh liêm thì người khác cũng nhìn vào bằng con mắt khinh thường, chế giễu.

Giá trị của bản thân được gây dựng bằng chính đôi bàn tay của chủ thể. Chẳng ai quan tâm bạn bắt đầu, xuất phát ở chỗ nào và cái đích bạn đạt được có cao hay không, chỉ cần quá trình bạn đi đến mục đích nó được xây dựng trên chính nỗ lực và ý chí của bạn. Con đường đi đến thành công chưa bao giờ là bằng phẳng và dễ dàng, nó đầy rẫy những gian nan và thử thách. Chính quá trình vượt qua khó khăn ấy con người mới bộc lộ phẩm chất và giá trị bản thân mình. Đừng đánh giá một ai đó qua cái nhìn mà bạn thấy trước mắt, hãy suy xét thật kĩ lưỡng thực chất bên trong của chúng, bởi vì giá trị sẽ chẳng bao giờ là kết quả ở một thời điểm nhất định, nó là cả một quá trình, một con đường dài mà con người phải trải qua bằng chính sức lực và đôi chân của mình.

Hiểu được giá trị bản thân, chúng ta phải không ngừng cố gắng học tập để hoàn thiện mình. Biết nhìn nhận đúng đắn về vị trí của mình, không nên quá tự tin nhưng cũng đừng quá tự ti. Hãy sống bằng chính con người bạn, đừng sống vì người khác cũng đừng cố làm hài lòng tất cả mọi người, đó là điều không thể và cũng không cần thiết. Chỉ cần ta sống chân thành và hài lòng về bản thân, như vậy là đủ rồi.



24 tháng 8 2018

Em có suy nghĩ gì về đức tính kiên trì trong cuộc sống.

Bên cạnh rất nhiều đức tính quý báu của con người thì lòng kiên nhẫn là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần nên thành công của chúng ta. Đức tính ấy qua bao đời nay vẫn luôn được con người gìn giữ, phát huy và trau dồi qua mọi thế hệ.

Kiên nhẫn là gì? Đó chính là từ ngữ mang ý nghĩa của lòng nhẫn nại, không quản ngại khó khăn, vất vả, bỏ cuộc khi phải đối đầu với thử thách. Kiên nhẫn đòi hỏi một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của con người, buộc họ dù có nghĩ rằng, không có con đường nào khác có thể đi thì cũng không thể bỏ cuộc

Lòng kiên trì là một đức tính tốt mà mọi người cần tích cực rèn luyện. Trong cuộc sống, sẽ luôn có những thách thức, rào cản khiến con người ta chùn bước. Thế nhưng, nếu như bạn có lòng kiên trì thì mọi thứ đều có thể thực hiện. Người đời có câu “ Có công mài sắt có ngày nên kim” ý chỉ tới lòng kiên trì. Có thể ngày hôm nay, ngày mai bạn chưa làm được điều bạn muốn, chưa đạt được ước mơ, thế nhưng mỗi ngày cố gắng từng chút, xây dựng, bồi đắp thì chắc chắn, trong tương lai bạn sẽ thành công.

Chẳng phải ai sinh ra cũng là thiên tài, cũng không phải bỗng nhiên mà những thành công lại đến. Nếu như thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, dù bị cụt cả hai đôi bàn tay nhưng vẫn kiên trì học viết, vượt khó nhờ đôi bàn chân thì thầy chẳng thể nào trở thành một tấm gương sáng cho biết bao thế hệ. nếu như, Bác Hồ cùng nhân dân Việt nam không kiên trì với quyết tâm giải phóng đất nước thì đã chẳng bao giờ có được một đất nước Việt nam hòa bình, yên ả đến vậy.

Đã có biết bao câu chuyện, họ sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để đạt được giấc mơ của mình. Tuy bị bạn bè xa lánh, bị gia đình quay lưng, nhưng vì lòng kiên trì, đam mê, họ vượt qua tất cả mọi dị nghị để tiến lên. Như ông chủ của tập đoàn Alibaba, nếu ông không kiên trì với đam mê công nghệ, với việc học Tiếng Anh thì chắc có nhẽ, giờ đây chẳng ai biết đến ông là ai, thế giới sẽ không có được những công nghệ hiện đại đến vậy.

Lòng kiên trì chẳng phải tự nhiên mà có được, nó là một quá trình bồi đắp, xây dựng. Đối với những người trẻ tuổi, họ thường có tâm lý “ cả thèm chóng chán”, lao vào một thứ gì đó yêu thích chỉ trong vài ngày, vài tháng nhưng khi gặp khó khăn, họ nhanh chóng từ bỏ. Nếu như mọi người kiên trì, vài tiếng mỗi ngày, suy nghĩ tìm ra phương án mới. Một bài toán khó chẳng thể dễ dàng tìm ra đáp số nếu như chỉ suy nghĩ một vài phút. “ thất bại là mẹ của thành công”, ngày hôm nay bạn chưa thành công, nhưng nếu kiên nhẫn theo đuổi, thành công sẽ đến bên bạn. Những tấm gương, tỉ phú được thành công như ngày hôm nay, chắc chắn rằng yếu tố kiên nhẫn góp phần không nhỏ trong cuộc đời họ.

Muốn ăn quả ngọt thì cần phải bỏ thời gian nuôi nấng, chăm sóc. Chẳng thể một hai ngày mà có thể thu ngay thành quả. Tuy nhiên, lòng kiên nhẫn cũng cần phân biệt với sự cố chấp. Nếu cứ bảo thủ, cố chấp theo đuổi những điều sai trái, thì lại là đi sai một con đường. Vì thế, cần rèn luyện tính kiên nhẫn nhưng biết dùng đúng lúc, đúng chỗ, đúng việc thì cuộc đời chúng ta mới có thể thành công được.

Đối với những người chỉ muốn ăn xổi, hay phụ thuộc vào người khác. Như các học sinh chỉ chăm chăm đợi chép bài của bạn thay vì bỏ thời gian ra suy nghĩ. Hay những người đồng nghiệp chỉ biết lấy thành quả của người khác mà áp dụng vào của bản thân thì mãi mãi, họ chẳng thể nào phát triển bản thân và sự nghiệp được.

Tóm lại, lòng kiên nhẫn là một đức tính tốt cần tích cực rèn luyện mỗi ngày, chịu khó đọc sách, tìm hiểu, tỉ mỉ từng chút một là phương pháp rất tốt để chúng ta tôi luyện lòng kiên nhẫn. Biết đợi chờ, điều hạnh phúc sẽ đợi bạn.

24 tháng 8 2018

+ Mở bài:

– Ông cha ta từ xa xưa đã có câu “ Có công mài sắt, có ngày nên kim” để dạy con cháu mình tính kiên nhẫn, kiên trì trong công việc mà mình đang làm đang theo đuổi.

– Tính kiên nhẫn là điều không thể thiếu nếu bạn muốn hướng tới thành công bởi không có một con đường thành công nào không phải vượt qua gian nan, thử thách.

+ Thân bài

– Kiên nhẫn là gì? Kiên nhẫn hay nhẫn nại là trạng thái chịu đựng trong hoàn cảnh khó khăn mà vẫn không nôn nóng hay cáu giận,

-Người kiên nhẫn thường là những người có ý trí theo đuổi mục tiêu cao không lùi bước trước những khó khăn, hay bị kiêu khích kích động.

– Người kiên nhẫn sẽ thường đạt được thành công bởi kiên nhẫn giúp bạn khẳng định được bản thân mình thử thách được năng lực của mình trước những chướng ngại vật.

– Đức tình kiên trì cần cho tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Người nông dân muốn trồng được hát gạo cũng phải trải qua những khó khăn của thời tiết. Nhà khoa học muốn nghiên cứu thành công cũng phải thực hiện rất nhiều lần, mày mò tìm tòi học hỏi mới phát minh ra những công trình khoa học vĩ đại được…

– Lòng kiên trì nhẫn nại cùng với sự tìm tòi và đi đúng hướng mới thành công được, còn nếu bạn kiên trì, nhẫn nại nhưng thiếu hiểu biết thì sẽ đồng nghĩa với phá hoại “ Kiên trì cộng ngu dốt sẽ là phá hoại”


 

– Lòng kiên trì, nhẫn nại nhưng đặt nhầm chỗ nhầm hoàn cảnh sẽ khiến bạn mệt mỏi hao sức lực, tiền tài mà chỉ mang lại thất bại. Ví dụ như nếu bạn muốn làm ca sĩ nổi tiếng nhưng bạn lại không có tố chất về giọng hát hát rất chán, thậm chí là thảm họa âm nhạc như ca sĩ “ Lệ Rơi” đã từng trở thành hiện tương trong năm 2015-2016.

+ Kết luận

– Walt Desney là một nhà sản xuất phim hoạt hình nổi tiếng thế giới nhưng trước khi gặt hái được nhiều thành công như hiện nay ông đã từng nhiều lần bị chê là thiếu sáng tạo, bị sa thải khỏi tờ báo mà ông đang làm lúc bấy giờ Kansas City strar.

– Hay nhà nghiên cứu Thonmas Edison trước khi nghiên cứu thành công ra bóng điện ông đã thất bại rất nhiều lần và bị mọi người chê cười bởi ý tưởng điên rồ của mình.

–  Rút ra bài học và liên hệ với bản thân mình.

29 tháng 9 2016

trâm à chơi công bằng tự làm di chứ chơi chép mạng rồi dc diem cao là sao 

29 tháng 9 2016

Kiều Diễm hả ?

24 tháng 8 2021

2) Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, thường có các từ là, có, không thể, chẳng hạn…được diễn đạt dễ hiểu, sáng tỏ và nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong một bài văn nghị luận, luận điểm có thể có các cấp độ khác nhau. Tùy nội dung vấn đề và cách lập luận của người viết mà bài văn có thể có một luận điểm chính, luận điểm trung tâm và các luận điểm phụ. Việc xác định được hệ thống, các cấp độ của luận điểm trong văn bản là một yêu cầu cấp thiết chứng tỏ khả năng thâu tóm, hiểu sâu vấn đề à kỹ năng tư duy logic của người đọc. Luận cứ: Luận cứ cũng là một yếu tố không thể thiếu khi nhắc tới đặc điểm của văn nghị luận. Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra. Lí lẽ là những đạo lí, lí lẽ phải được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng để chứng minh làm sáng tỏ, xác nhận cho luận điểm. Dẫn chứng đưa ra phải xác thực, tiêu biểu, đáng tin và không thể bác bỏ. Lí lẽ và dẫn chứng phải đáng tin cậy mới làm cho luận cứ vững chắc. Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục. Trong quá trình tìm hiểu văn bản nghị luận, để tìm hiểu, phân tích đánh giá được tính đúng đắn của luận điểm thì việc phân tích luận cứ là một thao tác hết sức quan trọng và cần thiết. Lập luận: Nếu như lí lẽ của bài văn nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm thì lập luận là cách thức trình bày lí lẽ. Nên đặc điểm của văn nghị luận là Lập luận Lập luận: là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ. Lập luận có ở khắp trong bài văn nghị luận. Để đánh giá cái hay, sức thuyết phục của văn bản nghị luận cần phải phân tích, đánh giá, chứng minh được mức độ chặt chẽ sắc bén của lập luận và sự hợp lí của cách thức lập luận mà tác giả lựa chọn. Nghệ thuật lập luận phụ thuộc rất nhiều vào cách nêu vấn đề, cách dẫn dắt người đọc, người nghe với nhiều thủ pháp như so sánh, đối chiếu, đưa số liệu, nêu dẫn chứng thực tế… Nghệ thuật lập luận còn phụ thuộc vào cách hành văn, giọng văn, cách dùng từ, đặt câu. Do nhu cầu lập luận, trong văn nghị luận thường phải dùng đến những từ như: tuy nhiên, giả sử, nếu như, tóm lại, nói chung…gọi là hệ thống từ lập luận

4)    A. Mở bài:

       Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn...

B. Thân bài:
Ý 1: Giải thích rõ nội dung(giải thích các từ ngữ, khái niệm).
Ý 2: Phân tích các mặt đúng về vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan tới vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 4: Đánh giá ý nghĩa (ngợi ca, phê phán)
C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề NL.

- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người