Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ.
Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn dân tộc, dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà thì có lẽ cái bánh trôi nước chưa đi vào được văn học.
Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son".
Đây là lời tự giới thiệu của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.
Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ.
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn"
Thân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.
"Bảy nổi ba chìm với nước non"
Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"
Đây là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Cho nên người con gái trong ca dao cảm nhận:
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?"
"Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi"
Những câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình:
"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Người phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được mình.
b)
Mỗi chúng ta ai cũng có những người bạn để cùng nhau tâm tình và có được những phút giây chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. Có những người bạn, người tri kỉ bên cạnh chia sẻ, niềm vui sẽ được nhân lên gấp đôi, nỗi buồn cũng sẽ vơi đi một nửa. Những điều đó đã khiến cho cuộc sống của chúng ta có nhiều kỉ niệm và động lực hơn bao giờ hết. Nhưng không phải ai cũng may mắn có được những tình bạn như vậy. Và Nguyễn Khuyến nằm trong số những người may mắn đó. Ông có được một tình bạn rất đẹp và tình cảm ấy được thể hiện rất rõ trong bài thơ Bạn đến chơi nhà sau đây.
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
Hai câu thơ đầu tiên đã cho chúng ta thấy hoàn cảnh khi hai người bạn gặp nhau. Lúc ấy, người bạn của nhà thơ tới chơi sau một khoảng thời gian khá lâu mà hai người mới gặp nhau. Thế nhưng, tình trạng lúc ấy, chỉ có một mình nhà thơ ở nhà, những người trẻ tuổi trong nhà đều đã đi vắng hết, ngay cả nơi để cho mọi người mua bán cũng lại không gần nhà. Những lí do hết sức khách quan ấy khiến cho nhà thơ không thể tìm được những đồ tốt để mời người bạn của mình.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Không đi được ra chợ, nhà thơ lại nhìn vào nhà mình xem có những đồ gì ngon để thiết đãi khách hay không. Từ cá ở dưới ao cho tới những chú gà được nuôi ở ngoài vườn. Thế nhưng, mọi thứ dường như đều không thể thực hiện được. Nước ao rất to, không thể nào mà bắt cá được, còn gà lại không ở trong chuồng mà lại thả ngoài. Đều là những thứ ngon, tác giả rất muốn mang tới cho người bạn của mình, thế nhưng mọi ý định của ông đều không thể trở thành sự thực. Những thứ muốn mua bắt đầu đơn giản dần.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Không có thịt, mà ngay cả những loại cây cà mướp cũng không có. Những thứ gần gũi với bữa ăn gia đình nhưng lại không có được loại cây nào có thể dùng để tiếp khách, nấu cho người bạn của mình một bữa ngon. Tất cả khiến cho nhà thơ có vẻ cảm thấy buồn, cũng bất lực trước những mong muốn của mình. Thế nhưng, biết làm như thế nào được. Hoàn cảnh của ông lúc bấy giờ thực sự là không thể thực hiện được một điều nào.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta
Theo tập tục của người Việt Nam chúng ta, miếng trầu là đầu câu chuyện. Thế nhưng, trong căn nhà của tác giả, thậm chí ngay cả một miếng trầu cũng không có mời khách. Thế nhưng, chính trong những hoàn cảnh như vậy, câu thơ cuối về tình bạn của ông mới được tỏa sáng. Đâu cần những vật chất bên ngoài, tình cảm bạn bè chẳng cần gì cả, chỉ cần có sự hòa hợp về chí hướng mà thôi. Với ông, người bạn, người tri kỉ đã không còn là người khác nữa mà là bản thân của ông. Hai người chính là một.
Tuy chỉ là một bài thơ ngắn, thế nhưng bài thơ đã khiến cho chúng ta xúc động trước tình bạn của những người tri kỉ cùng nhau. Đối với họ, không hề có vật chất xem vào mà chỉ có tình bạn luôn được tỏa sáng, là sự đồng điệu của hai tâm hồn mà thôi. Đó mới chính là giá trị lớn nhất của tình bạn.
Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn phải chịu những bất công, những định kiến đầy nghiệt ngã của xã hội. Sinh ra là người phụ nữ đã định sẵn những bất công, khác với các bậc nam nhi, họ bị coi thường, khinh rẻ, đối xử tàn nhẫn. Đó chính là nàng Kiều, nàng Tiểu Thanh trong thơ Nguyễn Du, là Vũ Thị Thiết trong tác phẩm của Nguyễn Dữ... Trong xã hội phong kiến ấy, người phụ nữ không có tiếng nói, cũng như bất kì địa vị vị gì. Hồ Xuân Hương đã được xem như một hiện tượng của nền văn học Việt Nam. Vì lần đầu tiên trong lịch sử văn chương, có người phụ nữ đề cao người phụ nữ, cất những vần thơ đấu tranh cho số phận của người phụ nữ, châm biếm, đả kích, thậm chí là hạn bệ các "thần tượng" trong xã hội lúc bấy giờ là vua chúa, quan lại, giai cấp thống trị. Một trong những bài thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương là bài thơ "Bánh trôi nước".
Thơ Hồ Xuân Hương có cái sắc sảo trong câu từ, châm biếm chua cay khi phê phán giai cấp thống trị, những con người có chức có quyền nhưng sống tàn nhẫn, giả dối, đáng khinh. Lần đầu tiên có người dám lên tiếng và đả kích mạnh mẽ như vậy. Tuy nhiên, khi viết về những người phụ nữ, Hồ Xuân Hương lại luôn dành cho họ sự đồng cảm sâu sắc cùng với thái độ thiết tha nhất, bài thơ "Bánh trôi nước" viết về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đó là một thân phận nổi trôi, phù du và vận mệnh, cuộc sống của mình họ không được tự định đoạt mà hoàn toàn là do những người đàn ông, những người chồng của họ.
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non"
Mở đầu bài thơ, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã gợi mở những hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước. Bánh trôi nước là loại bánh làm bằng bột gạo nếp, qua bàn tay của những người nghệ nhân thì khi nặn xong chúng có hình dạng tròn trịa cùng một màu trắng đặc trưng của gạo. Ở trong bài thơ này, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước để nói về cuộc sống và số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Hiểu như thế ta có thể thấy qua hình ảnh tròn, trắng của những chiếc bánh trôi gợi ra vẻ đẹp bên ngoài, vẻ đẹp hình thể của những người phụ nữ.
Đó chính là một vẻ đẹp tươi mới, tròn trịa, đầy sức sống "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Nhưng đối nghịch với vẻ đẹp đầy sức sống đó lại là một số phận, tương lai đầy mịt mờ, tăm tối "Bảy nổi ba chìm với nước non". Về ý nghĩa tả thực, ta có thể hiểu đây là là quá trình luộc chín bánh, hoàn thành bước cuối cùng. Nhưng đây cũng chỉ là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Bởi nó gợi ra số phận, cuộc đời đầy thăng trầm, biến đổi của những người phụ nữ. Như đã nói, trong xã hội xưa, sinh ra trong thân phận của người phụ nữ vốn đã là một thiệt thòi, bất công.
Bởi từ khi sinh ra đến lúc dựng vợ gả chồng thì họ hoàn toàn không được quyết định bất cứ vấn đề gì, kể cả tình yêu, đối tượng kết hôn, hạnh phúc của cả cuộc đời mình, vì trong xã hội xưa có quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", hay "xuất giá tòng phu", nghĩa là một khi đã lấy chồng thì mọi việc đều phải theo chồng. Vì vậy mà số phận thăng hay trầm đều hoàn toàn dựa vào người chồng của mình:
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Đến câu thơ này thì ý niệm của hai câu thơ đầu được thể hiện, triển khai một cách rõ nét, cụ thể hơn. Nếu như những chiếc bánh trôi tròn, méo, rắn, nát đều phụ thuộc vào tay người nặn, nếu như được họ cẩn trọng, nâng niu thì khi hoàn thành chiếc bánh sẽ có hình tròn mà màu trắng trong. Ngược lại, nếu người nghệ nhân vô tâm, hời hợt thì chiếc bánh sẽ bị méo mó, và khi luộc trong nước sẽ bị vỡ. Đối với người con gái trong xã hội xưa cũng vậy, nếu may mắn gặp được người cũng biết yêu thương, trân trọng thì cuộc sống của học sẽ hạnh phúc, vui vẻ; còn khi lấy phải người chồng độc đoán, vũ phu thì họ sẽ có cuộc sống đau khổ, bất hạnh. Nhưng dẫu cuộc sống có bất biến, phù du thì những người con gái ấy vẫn giữ được vẻ đẹp trong trắng thủy chung trong tâm hồn. Đến đây thì hình ảnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa được hoàn thiện, không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình mà vẻ đẹp tâm hồn của họ rất đáng được trân trọng.
Mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã xây dựng thành công hình ảnh của người phụ nữ xưa, đó là những người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện, không chỉ là vẻ đẹp hình thức mà còn là vẻ đẹp của tâm hồn. Dẫu có những bất hạnh, đau khổ thì vẻ đẹp tâm hồn ấy không những không mất đi mà còn sáng rực lên những tia sáng của phẩm chất, đạo đức. Thông qua bài thơ, nhà thơ cũng thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Tham khảo:
a)
Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ.
Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn dân tộc, dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà thì có lẽ cái bánh trôi nước chưa đi vào được văn học.
Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son".
Đây là lời tự giới thiệu của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.
Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ.
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn"
Thân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.
"Bảy nổi ba chìm với nước non"
Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"
Đây là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Cho nên người con gái trong ca dao cảm nhận:
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?"
"Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi"
Những câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình:
"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Người phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được mình.
b)
Mỗi chúng ta ai cũng có những người bạn để cùng nhau tâm tình và có được những phút giây chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. Có những người bạn, người tri kỉ bên cạnh chia sẻ, niềm vui sẽ được nhân lên gấp đôi, nỗi buồn cũng sẽ vơi đi một nửa. Những điều đó đã khiến cho cuộc sống của chúng ta có nhiều kỉ niệm và động lực hơn bao giờ hết. Nhưng không phải ai cũng may mắn có được những tình bạn như vậy. Và Nguyễn Khuyến nằm trong số những người may mắn đó. Ông có được một tình bạn rất đẹp và tình cảm ấy được thể hiện rất rõ trong bài thơ Bạn đến chơi nhà sau đây.
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
Hai câu thơ đầu tiên đã cho chúng ta thấy hoàn cảnh khi hai người bạn gặp nhau. Lúc ấy, người bạn của nhà thơ tới chơi sau một khoảng thời gian khá lâu mà hai người mới gặp nhau. Thế nhưng, tình trạng lúc ấy, chỉ có một mình nhà thơ ở nhà, những người trẻ tuổi trong nhà đều đã đi vắng hết, ngay cả nơi để cho mọi người mua bán cũng lại không gần nhà. Những lí do hết sức khách quan ấy khiến cho nhà thơ không thể tìm được những đồ tốt để mời người bạn của mình.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Không đi được ra chợ, nhà thơ lại nhìn vào nhà mình xem có những đồ gì ngon để thiết đãi khách hay không. Từ cá ở dưới ao cho tới những chú gà được nuôi ở ngoài vườn. Thế nhưng, mọi thứ dường như đều không thể thực hiện được. Nước ao rất to, không thể nào mà bắt cá được, còn gà lại không ở trong chuồng mà lại thả ngoài. Đều là những thứ ngon, tác giả rất muốn mang tới cho người bạn của mình, thế nhưng mọi ý định của ông đều không thể trở thành sự thực. Những thứ muốn mua bắt đầu đơn giản dần.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Không có thịt, mà ngay cả những loại cây cà mướp cũng không có. Những thứ gần gũi với bữa ăn gia đình nhưng lại không có được loại cây nào có thể dùng để tiếp khách, nấu cho người bạn của mình một bữa ngon. Tất cả khiến cho nhà thơ có vẻ cảm thấy buồn, cũng bất lực trước những mong muốn của mình. Thế nhưng, biết làm như thế nào được. Hoàn cảnh của ông lúc bấy giờ thực sự là không thể thực hiện được một điều nào.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta
Theo tập tục của người Việt Nam chúng ta, miếng trầu là đầu câu chuyện. Thế nhưng, trong căn nhà của tác giả, thậm chí ngay cả một miếng trầu cũng không có mời khách. Thế nhưng, chính trong những hoàn cảnh như vậy, câu thơ cuối về tình bạn của ông mới được tỏa sáng. Đâu cần những vật chất bên ngoài, tình cảm bạn bè chẳng cần gì cả, chỉ cần có sự hòa hợp về chí hướng mà thôi. Với ông, người bạn, người tri kỉ đã không còn là người khác nữa mà là bản thân của ông. Hai người chính là một.
Tuy chỉ là một bài thơ ngắn, thế nhưng bài thơ đã khiến cho chúng ta xúc động trước tình bạn của những người tri kỉ cùng nhau. Đối với họ, không hề có vật chất xem vào mà chỉ có tình bạn luôn được tỏa sáng, là sự đồng điệu của hai tâm hồn mà thôi. Đó mới chính là giá trị lớn nhất của tình bạn.
Chúc bạn học tốt!
Tham khảo:
Bài 1:Cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước:
Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn phải chịu những bất công, những định kiến đầy nghiệt ngã của xã hội. Sinh ra là người phụ nữ đã định sẵn những bất công, khác với các bậc nam nhi, họ bị coi thường, khinh rẻ, đối xử tàn nhẫn. Đó chính là nàng Kiều, nàng Tiểu Thanh trong thơ Nguyễn Du, là Vũ Thị Thiết trong tác phẩm của Nguyễn Dữ... Trong xã hội phong kiến ấy, người phụ nữ không có tiếng nói, cũng như bất kì địa vị vị gì. Hồ Xuân Hương đã được xem như một hiện tượng của nền văn học Việt Nam. Vì lần đầu tiên trong lịch sử văn chương, có người phụ nữ đề cao người phụ nữ, cất những vần thơ đấu tranh cho số phận của người phụ nữ, châm biếm, đả kích, thậm chí là hạn bệ các "thần tượng" trong xã hội lúc bấy giờ là vua chúa, quan lại, giai cấp thống trị. Một trong những bài thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương là bài thơ "Bánh trôi nước".
Thơ Hồ Xuân Hương có cái sắc sảo trong câu từ, châm biếm chua cay khi phê phán giai cấp thống trị, những con người có chức có quyền nhưng sống tàn nhẫn, giả dối, đáng khinh. Lần đầu tiên có người dám lên tiếng và đả kích mạnh mẽ như vậy. Tuy nhiên, khi viết về những người phụ nữ, Hồ Xuân Hương lại luôn dành cho họ sự đồng cảm sâu sắc cùng với thái độ thiết tha nhất, bài thơ "Bánh trôi nước" viết về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đó là một thân phận nổi trôi, phù du và vận mệnh, cuộc sống của mình họ không được tự định đoạt mà hoàn toàn là do những người đàn ông, những người chồng của họ.
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non"
Mở đầu bài thơ, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã gợi mở những hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước. Bánh trôi nước là loại bánh làm bằng bột gạo nếp, qua bàn tay của những người nghệ nhân thì khi nặn xong chúng có hình dạng tròn trịa cùng một màu trắng đặc trưng của gạo. Ở trong bài thơ này, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước để nói về cuộc sống và số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Hiểu như thế ta có thể thấy qua hình ảnh tròn, trắng của những chiếc bánh trôi gợi ra vẻ đẹp bên ngoài, vẻ đẹp hình thể của những người phụ nữ.
Đó chính là một vẻ đẹp tươi mới, tròn trịa, đầy sức sống "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Nhưng đối nghịch với vẻ đẹp đầy sức sống đó lại là một số phận, tương lai đầy mịt mờ, tăm tối "Bảy nổi ba chìm với nước non". Về ý nghĩa tả thực, ta có thể hiểu đây là là quá trình luộc chín bánh, hoàn thành bước cuối cùng. Nhưng đây cũng chỉ là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Bởi nó gợi ra số phận, cuộc đời đầy thăng trầm, biến đổi của những người phụ nữ. Như đã nói, trong xã hội xưa, sinh ra trong thân phận của người phụ nữ vốn đã là một thiệt thòi, bất công.
Bởi từ khi sinh ra đến lúc dựng vợ gả chồng thì họ hoàn toàn không được quyết định bất cứ vấn đề gì, kể cả tình yêu, đối tượng kết hôn, hạnh phúc của cả cuộc đời mình, vì trong xã hội xưa có quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", hay "xuất giá tòng phu", nghĩa là một khi đã lấy chồng thì mọi việc đều phải theo chồng. Vì vậy mà số phận thăng hay trầm đều hoàn toàn dựa vào người chồng của mình:
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Đến câu thơ này thì ý niệm của hai câu thơ đầu được thể hiện, triển khai một cách rõ nét, cụ thể hơn. Nếu như những chiếc bánh trôi tròn, méo, rắn, nát đều phụ thuộc vào tay người nặn, nếu như được họ cẩn trọng, nâng niu thì khi hoàn thành chiếc bánh sẽ có hình tròn mà màu trắng trong. Ngược lại, nếu người nghệ nhân vô tâm, hời hợt thì chiếc bánh sẽ bị méo mó, và khi luộc trong nước sẽ bị vỡ. Đối với người con gái trong xã hội xưa cũng vậy, nếu may mắn gặp được người cũng biết yêu thương, trân trọng thì cuộc sống của học sẽ hạnh phúc, vui vẻ; còn khi lấy phải người chồng độc đoán, vũ phu thì họ sẽ có cuộc sống đau khổ, bất hạnh. Nhưng dẫu cuộc sống có bất biến, phù du thì những người con gái ấy vẫn giữ được vẻ đẹp trong trắng thủy chung trong tâm hồn. Đến đây thì hình ảnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa được hoàn thiện, không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình mà vẻ đẹp tâm hồn của họ rất đáng được trân trọng.
Mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã xây dựng thành công hình ảnh của người phụ nữ xưa, đó là những người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện, không chỉ là vẻ đẹp hình thức mà còn là vẻ đẹp của tâm hồn. Dẫu có những bất hạnh, đau khổ thì vẻ đẹp tâm hồn ấy không những không mất đi mà còn sáng rực lên những tia sáng của phẩm chất, đạo đức. Thông qua bài thơ, nhà thơ cũng thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
chúc bạn học tốt