Tìm những câu ca dao ns về công cha, nghĩa mẹ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
*Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang
*Công cha nghĩa mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thờ hai thân
Thức khuya dậy sớm chuyên cần
Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con
*Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ
*Nuôi con mới biết sự tình
Thầm thương Cha Mẹ nuôi mình khi xưa
*Thờ cha mẹ,ở hết lòng
Ấy là chữ hiếu dạy trrong luân thường
*Mẹ già đầu bạc như tơ
Lưng đau con đỡ,mắt lờ con nuôi
*Bao giờ cá lý hóa long
Đền ơn cha mẹ ẵm bồng xưa nay
*Những người thắt đáy lưng ong
Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con
*Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con
*Mẹ già ở tấm lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
*Đi đâu mà bỏ mẹ già
Gối nghiêng ai sửa,chén trà ai dâng ?
*Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu .
*Mẹ nuôi con biển hồ lai láng
Con nuôi cha mẹ con tính tháng tính ngày
*Một mẹ nuôi được mười con
Mười con không nuôi được một mẹ
*Có cha có mẹ thì hơn
Không cha không mẹ như đờn đứt dây
*Thuyền không bánh lái thuyền quầy
Con không cha mẹ ai bày con nên
*Đói lòng ăn hột chà là
Để cơm cho mẹ mẹ già yếu răng
*Thà ăn bắp hột chà vôi
Còn hơn giàu có mồ côi mẹ già
*Nhìn lên nuột lạc mái nhà
Bao nhiêu nuột lạc thương bà bấy nhiêu
*Vẳng nghe chim vịt kêu trời
Bâng khuâng nhớ Mẹ chín chiều ruột đau
*Sinh con ai nỡ sinh lòng
Sinh con ai chẳng vun trồngcho con
*Có con phải khổ về con
Có chồng phải gánh gian sơn nhà chồng
*Nuôi con cho được vuông tròn
Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong
*Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày mẹ thức đủ năm canh
*Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương
*Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi
Ngó không thấy mẹ ngùi ngùi nhớ thương
*Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần
*Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều
*Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày
*Có vàng vàng chẳng hay phô
Có con con nói trầm trồ mẹ nghe
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
- Câu ca dao nói về tình cha mẹ dành cho con cái và bổn phận của con cái.
- Câu ca dao đã nêu lên công lao to lớn của cha mẹ: cha mẹ có ơn sinh thành, chăm sóc, dạy dỗ con nên người và đạo làm con: phải kính trọng bố mẹ, lễ phép, yêu thương, giúp đỡ bố mẹ
Em tham khảo:
Bài ca dao trên làm xúc động lòng người khi đã gợi lên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những đứa con của mình. Mở đầu bài ca dao, tác giả nhắc đến công cha, nghĩa mẹ. Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với “ núi ngất trời " là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như “ nước biển Đông " là để khẳng định chiều sâu và sự dạt dào của tình mẹ. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt, hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như trụ cột trong gia đình. Hình ảnh người mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn, cách ví von làm hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ “cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” là nhắc tới công lao to lớn của cha mẹ, thiết tha nhắn gửi những người con ghi lòng công ơn ấy. Tiếng “ơi” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian. Bài ca dao để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ của mỗi con người.
Tham khảo
Cha mẹ là những người đã đưa chúng đến với thế giới rộng lớn này. Và rồi, không quản ngại bao gian nan, vất vả, cha mẹ đã nuôi nấng và dạy dỗ chúng ta nên người. Câu ca dao của cha ông ta như lời nhắc nhở với những người con về tình cảm thiêng liêng, suốt đời ta không thể trả hết:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Núi cao biển rộng mênh mang
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Cha mẹ sinh dưỡng và nuôi nấng ta lên người. Công lao của của cha được ví như ngọn núi Thái Sơn – ngọn núi cao và hùng vĩ nhất của Trung Quốc, để thấy được sự hi sinh và vất vả của cha không thể kể xiết và đong đếm được. Ngọn núi ấy được lớn dần theo năm tháng nhờ sự nâng lên của người mẹ Trái Đất và tình cha cũng ngày càng đong đầy. Sử dụng hình ảnh ngọn núi để ví với người cha cũng là ngầm ý so sánh về vai trò trụ cột, là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình, là người mang gánh nặng lo toan giữa cuộc đời. Ta thêm trân trọng và thấu hiểu nỗi vất vả, khó khăn mà cha gánh vác. Còn với mẹ, đó là ơn nghĩa sinh thành, mẹ đã hi sinh cả bản thân để đổi lại nụ cười và hạnh phúc của con. Nước trong nguồn chẳng bao giờ cạn như tình mẹ mênh mang, chảy dài theo dòng sông cuộc đời của con. Dòng nước ấy khiến ta nghĩ đến dòng sữa trắng trong của mẹ, đã nuôi ta khôn lớn từ thuở lọt lòng. Mội giọt sữa thơm là bao chắt chiu, tình cảm mẹ dành cho con. Công ơn nghĩa nặng được ví như biển rộng núi cao, mênh mông và trường tồn mãi mãi theo thời gian. Bởi vậy “cù lao chín chữ”, công lao cha mẹ ta hãy mãi khắc ghi và thể hiện tấm lòng hiếu thảo với mẹ cha. Bài ca dao bằng những hình ảnh, ngôn từ giản dị nhưng sâu sắc và thấm thía vô cùng. Đó là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta theo suốt cuộc đời về tình cảm thiêng liêng, bất tử dành cho cha mẹ.
Trong bài ca dao 1, bằng lời hát ru, người mẹ muốn nói với con cần ghi nhớ công ơn của cha mẹ dành cho con cái.
- Bài ca dao sử dụng lời hát ru, người nghe sẽ dễ thấm nhuần tư tưởng hơn, chính điều này khiến cho ca dao dễ đi vào lòng người hơn.
- Hình ảnh so sánh trong bài: Công cha - núi ngất trời, nghĩa mẹ - nước biển Đông để thấy được sự mênh mông, vĩnh hằng của trời đất, thiên nhiên để so sánh.
- Những câu ca dao tương tự nói đến công cha, nghĩa mẹ, tương tự như ở bài 1:
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày thức cả năm canh
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.
Đặt câu:
Tôi luôn yêu thương cha mẹ hơn nữa qua câu tục ngữ '' Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong Nguồn chảy ra''.
câu : " cơm cha áo mẹ chữ thầy
gắng công mà học có ngày thành danh "
đặt câu : con nên nhớ câu " cơm cha áo mẹ chữ thầy / gắng công mà học có ngày thành danh " vì nó nói về công lao cha mẹ nuôi nấng chăm sóc con và công lao thầy cô giáo dạy dỗ con , con phải biết gắng công để trở thành những người có ích cho xã hội này nhé !
Từ thời thơ bé, tôi đã thuộc câu ca dao nói về công cha nghĩa mẹ. Lên lớp Một, tôi đã nhiều lần được học, được tập chép câu ca dao này:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".
Tôi vẫn thường tự hỏi: Ai là người đầu tiên đã sáng tác ra bài ca dao lục bát này? Bài ca dao đã ra đời mấy trăm năm về trước ?
Ý nghĩa của câu ca dao thật giản dị, dễ hiểu: công cha vô cùng to lớn, to lớn "như núi Thái Sơn"; nghĩa mẹ vô cùng sâu nặng bao la "như nước trong nguồn chảy ra".
Người sáng tác ra bài ca dao này phải là một người con giàu lòng hiếu thảo với mẹ cha, đã từng mang ơn sâu nghĩa nặng cùa mẹ cha, người đã sinh ra mình.
Công cha to lớn lắm. Cha mẹ đã sinh ra con, nuôi nấng dạy bảo con nên người. Cha mẹ làm lụng vất vả để có cháo, cơm cho con ăn, may áo cho con mặc, nuôi cho con được học hành khôn lớn. Cha là trụ cột của gia đình, nên tục ngữ có câu: "Con có cha như nhà có nóc". Mẹ mang nặng đẻ đau, “đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng sữa mẹ, bằng lời ru, sự ôm ấp yêu thương của mẹ hiền. Cha mẹ mong con khôn lớn từng ngày: "Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi"... Những lúc con thơ bị ốm đau, cha mẹ lo lắng, chăm sóc thuốc thang. Người mẹ nhiều lúc phải thức trắng đêm khi con thơ ốm đau bệnh tật.
Núi Thái Sơn cao ngất chín tầng mây, trùng điệp hùng vĩ được so sánh với công cha vô cùng to lớn. Nước trong nguồn trong mát ngọt ngào, không bao giờ vơi cạn, khác nào dòng sữa ngọt ngào, tình thương bao la của mẹ hiền dành cho đứa con.
Câu ca dao không chỉ ca ngợi công cha nghĩa mẹ, mà còn thể hiện lòng biết ơn của con đối với mẹ cha. Con phải ngoan ngoãn hiếu thảo, biết vâng lời, biết chăm học chăm làm để trở thành con ngoan trò giỏi, làm cho cha mẹ vui lòng hạnh phúc. Lúc cha mẹ già yếu, ốm đau, con phải chăm sóc phụng dưỡng. Bát cháo, chén thuốc, sự chăm sóc sớm hôm của con cái đối với người đã sinh thánh, nuôi nấng, dạy bảo mình nên người là sự đền ơn đáp nghĩa.
Nghe nói ở phương Tây, lúc cha mẹ về già, con cái đem gửi các cụ vào các trại dưỡng lão, lâu lâu đến thăm một lần. Đạo lí của nhân dân ta rất đẹp: con cái phụng dưỡng cha mẹ lúc già yếu. Thành ngữ "Quạt nồng ấp lạnh", câu tục ngữ: Trẻ cậy cha, già cậy con" đã nói lên rất rõ đạo lí tốt đẹp ấy. Vì thế đạo lí dân tộc đã coi trọng và đề cao chữ hiếu.
Câu ca dao đã nêu lên một bài học thắm thía cho mỗi người con trong gia đình. Nó đã gián tiếp chê trách kẻ bất hiếu. Nó dã trở thành lời ca, tiếng hát thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta.
Tham khảo:
Trong kho tàng ca dao tục ngữ có cả trăm vạn câu nói về tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi, quê hương làng xóm. Tuy nhiên một câu ca dao mà chắc rằng từ lúc nằm nôi đến khi đi học ai cũng thuộc nằm lòng, nó tắm mát tâm hồn tuổi thơ của biết bao thế hệ là :
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Từ xa xưa ông cha ta đã khắc sâu ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ. Nó trở thành một trong những đạo lí được nhắc đến trên đời. Người xưa quan niệm con người sinh ra phải có 2 chữ “trung và hiếu”, trung là trung thành với vua, còn có hiếu với cha mẹ. Bởi lẽ nếu như không có cha mẹ thì cũng chẳng bao giờ có chúng ta tồn tại trên cõi đời này.
So sánh công cha với núi Thái Sơn là một so sánh vô cùng đắt và ý nghĩa. Núi Thái Sơn được coi là một trong những đỉnh núi hùng vĩ nhất của Trung Quốc, để nuôi con khôn lớn không biết cha đã đổ bao nhiêu giọt mồ hôi, chịu bao nhiêu khổ cực. Trong quan niệm dân gian xưa người cha được so sánh như nóc của một ngôi nhà. Con không có cha thì như nhà mất nóc. Nóc nhà chính là nơi che chắn giữ vững sự kiên cố cho cả ngôi nhà, nếu không có nóc thì dù tường có vững chắc cũng chẳng thể che mưa chắn gió.
Bên cạnh công cha thì nghĩa mẹ cũng chẳng thể nào đo đếm được. “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Một hình ảnh vô cùng gợi hình và gợi cảm sâu sắc. Nước trong nguồn thì luôn đong đầy ăm ắp và chẳng bao giờ vơi cạn dù cho hết năm này qua năm khác, hết tháng này qua tháng khác. Cũng giống như tình mẹ dành cho con không bao giờ vơi cạn. Chẳng vì thế nên có nhà thơ nào đó đã từng viết nên vần thơ chan chứa:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.
Dù cuộc đời có bao lần vấp ngã, dù giông tố ngoài kia có đầy trời thì mẹ mãi mãi là chỗ dựa tinh thần lớn lao của con. Ánh mắt mẹ sẽ dõi theo các con cả đời.
Công cha, nghĩa mẹ là những tình cảm thiêng liêng và cao quý không gì có thể cân đong đo đếm được. Những người đã đánh đổi cả tuổi thanh xuân, cả sức khỏe của mình để nuôi nấng con khôn lớn.
Nuôi con cho được vuông tròn
Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong.
Chính vì thế là con ghi nhớ công ơn của cha mẹ thì chúng ta phải biết:
“ Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Tình yêu thương cha mẹ thể hiện ở trong những hành động nhỏ nhất hàng ngày. Những cuộc điện thoại hỏi thăm sức khỏe cha mẹ, những cái Tết đoàn viên sum vầy nhưng chứa đựng trong đó biết bao nhiêu tình cảm quý báu. Bởi sẽ có một ngày chẳng may cuộc đời cướp mất đi người cha già, người mẹ thân yêu của chúng ta thì sao? Cuộc đời mỗi con người tiền có thể làm ra, vàng bạc của cải có thể mua được còn cha mẹ thì vĩnh viễn không bao giờ mua nổi.
Thế mà có những đứa con còn chưa thực hiện đúng bổn phận của mình, cãi lời cha mẹ, chểnh mảng học hành, tụ tập sa đọa.... không những phá hủy tương lại mà còn khiến cha mẹ gánh trên vai những món nợ khổng lồ. Đã không trọn vẹn đạo làm con thì cũng đừng khiến cha mẹ buồn.
Ghi nhớ công cha, khắc ghi nghĩa mẹ là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Câu ca dao không chỉ khắc họa công ơn sinh thành cao vời vợi mà nó còn nhắc nhở chúng ta sống trọn bổn phận làm con. Hãy thể hiện tình cảm với cha mẹ khi còn chưa muộn, hãy thực hiện dù chỉ là những hành động nhỏ nhất bởi nó cũng chính là niềm vui nho nhỏ mà bạn dành cho bố mẹ mình.
Con người Việt Nam vốn xem trọng và đề cao gia đình. Cội nguồn của tình cảm bao giờ cũng bắt đầu từ tình cảm gia đình, tình yêu thương và lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ. Điều này được diễn tả phong phú, sâu sắc, tinh tế qua văn học dân gian nói chung và đặc biệt là qua ca dao, dân ca. Bài ca dao sau đây là một trong số bài rất hay về tình cảm gia đình:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Chân thành, thân mật, ấm áp mà vẫn thiêng liêng, trang trọng, bài ca dao đem đến cho ta khúc dạo nhẹ nhàng, âm điệu thủ thỉ của giai điệu hát ru. Có lẽ đây là lời ru của mẹ giành cho đứa con bé bỏng đang ngủ ngon trong vòng tay yêu thương. Lời ru con đồng thời là lời nhắc nhở con về công lao trời biển của cha mẹ và trách nhiệm, bổn phận của đạo làm con. Cha mẹ những người gần gũi nhất với chúng ta ấy đã cho chúng ta biết bao điều. Trước tiên là cho ta sự sống, cho ta được có mặt trên cuộc đời này. Rồi bằng vòng tay êm ái mẹ nâng niu ta, ru vỗ ta, bằng dòng sữa ngọt lành, mẹ nuôi ta lớn khôn và bằng những lời ru êm dịu mẹ nuôi phần hồn ta, đem đến cho ta những bài học của đạo làm người. Những bài học mà "ta đi trọn kiếp con người" cũng không đi hết. Không chỉ có mẹ, ta còn có vòng tay và bờ vai vững chãi của cha. Vòng tay và bờ vai ấy cho ta điểm tựa để bước vào đời, ta đem theo nó để làm hành trang trong suốt hành trình dài rộng của cuộc sống. Điều thiêng liêng ấy được tác giả dân gian nói thật giản dị. Phép so sánh ngang bằng:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
đã làm nổi bật công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Lấy cái trừu tượng (công cha, nghĩa mẹ) để so sánh với những sự vật, hình ảnh cụ thể (núi ngất trời, nước biển Đông), tác giả dân gian không chỉ đem đến cho ta nhận thức về nghĩa mẹ bao la, công cha vời vợi mà còn giúp ta cảm nhận về sự vĩnh hằng bất biến của công cha, nghĩa mẹ. Như núi cao kia, như nước biển kia đã có mặt và tồn tại ngàn đời trên trái đất, công cha, nghĩa mẹ hiện diện quanh ta từ lúc ta được làm người cho đến tận cùng của cõi người. Cách so sánh, ví von rất quen thuộc của ca dao xưa đã đem đến cho ta những nhận thức thật sâu sắc, thật thấm thía. Không chỉ thế ngọn núi cao và biển rộng còn được cụ thể hoá bằng những tính từ chỉ mức độ: núi - ngất trời biển rộng mênh mông. Cụ thể, hài hoà mà vẫn rất gợi cảm, và vì thế nó tác động mạnh vào nhận thức con người. Đỉnh núi cao loà nhoà ẩn hiện trong mấy kia liệu ta có đo nổi như chính công lao của cha làm sao ta kể hết? Biển mênh mông kia như lòng mẹ yêu ta có thể nào vơi cạn? Thật khéo léo và chính xác khi lựa chọn núi cao ngất trời và nước biển mênh mông để so sánh với công lao cha mẹ. Bời chỉ có những hình ảnh cao lớn, không cùng và sự tồn tại đời đời của nó mới xứng đáng để tả và diễn tả được đầy đủ, chính xác công sinh thành, dưỡng dục, thứ công lao không bao giờ tính đến được bằng giá trị vật chất, thứ công lao bất tử qua thời gian, năm tháng. Bằng hình ảnh so sánh xưa mà không cũ, bằng âm điệu ngọt ngào của lời hát ru, tác giả dân gian vừa khẳng định, vừa ca ngợi công lao cha mẹ. Lời ca ngợi không khố khan, nặng giáo huấn mà là tiếng nói của tấm lòng, tình cảm, tiếng nói tâm tình từ trái tim tìm đến với trái tim làm lay động lòng ta. Ngoài cách nói trên, ta còn bắt gặp nhiều bài ca dao khác cũng nội dung tương tự:
Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang
hay:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao
Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.
Công cha: ý nói công lao trời biển mà cha đã dành ra để nuôi nấng chúng ta
Nghĩ mẹ: ý nói tình nghĩ mẹ bao la, vô hạn nuôi dưỡng chúng ta
cù lao chín chữ: đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng
Các bài ca dao khác là: Công cha như núi thái sơn
Nghĩ mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Ta có: + Núi Thái Sơn là ngọn núi to, lớn, không thể đo lường được. Cũng giống như công cha to lớn, không thứ gì trên đời có thể sánh bằng. Và đó là thứ thiêng liêng đối với mỗi con người.
+ Nước trong nguồn là nguồn nước vô hạn, dồi dào, cứ chảy mãi mà không đi. Tồn tại mãi mãi. Cũng giống như tình mẹ dành cho mỗi đứa con, tình cảm ấy không thể đo đếm được, nó tồn tại vĩnh hàng với mỗi đứa con
=> Cách so sánh ấy làm nổi bật công lao ton lớn, vĩ đại của mẹ cha
1.
Uống nước nhớ nguồn.
Câu tục ngữ rất ngắn gọn, và đơn giản. Ý muốn nói chúng ta phải luôn biết ơn những người đã mày công sinh thành và dưỡng dục chúng ta như: ông, bà, cha mẹ.
2.
Chim có tổ người có tông
Câu tục ngữ này có nghĩa là Ai cũng có tổ tiên, nguồn cội của mình, hãy luôn ghi nhớ điều đó.
3.
Cây có cội, nước có nguồn.
Đây là câu tục ngữ nói về sự thủy chung được nêu lên một cách giản dị và dễ hiểu, muốn nhắn nhủ con cháu phải nhớ ơn ông bà tổ tiên, không được vong ơn bội nghĩa.
4.
Nước có nguồn, cây có gốc.
Giống với câu ở trên, câu tục ngữ này cũng nhắn nhủ chúng ta phải nhớ ơn tổ tiên, ông bà.
5.
Mạch trong nước chay ra trong, thế nào đi nữa còn dòng cũng hơn.
Câu tục ngữ dùng biết pháp hoán dụ, dùng hình ảnh mạch nước cùng dòng để chỉ hình ảnh con người phải biết ơn nhớ về quê hương cội nguồn.
6.
Đàn anh có mả, kẻ cả có dòng.
Ai cũng có dòng họ, ai cũng được sinh ra từ cha mẹ, và cha mẹ được sinh ra từ ông bà tổ tiên, … câu này muốn nhắn nhủ luôn nhớ về cội nguồn nơi mình được sinh ra và lớn lên.
7.
Con người có cố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn.
Câu này có ý nhắc ta nhở chúng ta nhớ đến tổ tông nòi giống và còn rộng lớn hơn nữa
8.
Cây kia ăn quả ai trồng
Sông kia uống nước hỏi dòng từ đâu.
Hai câu ca dao thể hiện sự biết ơn, dùng hình ảnh cây và sông để chỉ hình ảnh “ai trồng” “dòng”, ý muốn nhắn nhủ chúng ta phải biết ơn công lao của những người tạo ra thành quả cho chúng ta sử dụng.
9.
Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
Câu này muốn nhẳn nhủ tất cả người Việt Nam, dù ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này, cứ đến ngày Giỗ Tổ là hàng triệu người con mang trong mình dòng máu Lạc Hồng cùng nhau hành hương hoặc hướng về đất Tổ, thắp nén tâm hương, nhớ về nguồn cội, tri ân tổ tiên với tất cả tấm lòng thành kính của mình.
10.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày gỗ tổ mùng mười tháng ba.
Từ ngàn đời nay, Giỗ Tổ Hùng Vương luôn là ngày lễ trọng của dân tộc Việt Nam, những người mang trong mình dòng máu Rồng Tiên. Những ngày này, là người Việt Nam, ai cũng mong được hành hương về miền đất Tổ, được lên đỉnh núi thiêng Nghĩa Lĩnh để thành kính dâng nén hương thơm, tỏ lòng tri ân công đức tổ tiên.
11.
Tháng ba nô nức hội đền
Nhớ ngày giổ tổ bốn nghìn năm nay.
Bốn nghìn năm qua, dân tộc Việt Nam mãi mãi ghi tạc công lao các Vua Hùng, từ việc nhỏ nhất như dạy dân cày ruộng, đi săn; đến những công trạng lẫy lừng trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, đắp đê trị thủy, đánh đuổi ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Khuyên chúng ta luôn biết ơn đến những người đã hy sinh cho chúng ta hạnh phúc hôm nay.
12.
Sống thì con chẳng cho ăn
Chết thì xôi thịt, làm văn tế ruồi.
Câu này Chỉ con cái khi cha mẹ còn sống không hết lòng phụng dưỡng, sau khi cha mẹ qua đời lại làm đáng tang thật to, nhằm khoe khoang sự giàu có và hiếu thảo của mình.
13.
Nhớ về Ông Nội ngày xưa
Lưng còng,tóc bới, tuổi vừa bảy mươi
Cháu Ông chưa đến tuổi mười
Nhớ cây gậy chống, Ông cười gỏ con
Nhớ hoài ngày tháng vẫn còn
Đầu con Ông gỏ, làm con nhớ hoài
Ông cười tay nắm bàn tay
Hôn trên chỗ gỏ, mắt cay Nội nè
Thương cho cháu Nội Ông ghê
Ba con vất vã mọi bề nghe không
Đi làm nuôi cháu cả Ông
Làm tròn hiếu đạo nặng lòng Ba con
Bây giờ Ông mất đâu còn
Ba con cũng bỏ cả con đi rồi
Một mình như đứa mồ côi
Nhớ về năm tháng Nội Tôi một thời
Nhớ hoài ! nhớ mãi Nội ơi !
Nhớ cây gậy gỗ,nhớ đời còn đây
Tóc sương muối bạc giờ này
Đầu con Nội gõ, còn đây nhớ hoài ....!!
Đây là bài thơ về ông nội, một người cháu nhớ lại hình ảnh ông nội khi còn sống và qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết cùng với lòng biết ơn đến ông nội của mình.
14.
Cháu yêu Bà lắm Ngoại ơi !
Cháu mong Bà khoẻ, yêu đời tươi vui.
Ngoại như tia nắng mặt trời,
Sẽ chia ánh sáng, rạng ngời Cháu Con.
Đời Ngoại như dốc núi non,
Để cho Con Cháu, lon ton học cùng.
Ngoại là đồi núi ngàn trùng,
Thân cây cổ thụ, ôm cùng Cháu Con.
Ngoại như Biển cả mênh mông,
Tắm mát tất cả, tấm lòng Cháu Con.
Hòn đá nước chảy sẽ mòn,
Tình thương Ngoại tặng, Cháu Con mãi còn.
Trăm năm tuổi Ngoại đã tròn,
Con Ngoại cả tá, nếp lòn cân nhau.
Cháu, chắt, chút, chít cả đoàn,
Buồn, vui quy tụ tập đoàn tươi vui.
Cảm ơn có Ngoại trên đời,
Đã sinh được Mẹ, sinh thời Cháu, Con.
Thương Ngoại nhiều tuổi héo mòn,
Cầu Trời Ngoại khoẻ, Cháu Con vui mừng.
Bài thơ này là một người cháu miêu tả về bà ngoại của mình với những hình ảnh quan sát bà ngoại rất kỹ và dồn hết tâm tư tình cảm dành cho ngoại vào những vần thơ.
15.
Ông ơi! Cháu rất yêu ông!
Có ông cháu thấy trong lòng luôn vui.
Những ngày nghỉ học đi chơi
Theo ông câu cá, đi bơi sông nhà.
Tuy Ông tuổi cũng đã già
Nhưng sao cháu thấy thật là trẻ trung.
Cháu cùng ông hay chơi chung
Cầu lông, cờ tướng, bắn thung, đá gà…
Nhìn ông cười cứ như là
Ông Bụt trong truyện Cổ mà cháu ưa.
Ông thường hay kể chuyện xưa
Những ngày lam lũ sớm trưa nhọc nhằn.
Ông vẫn bám mảnh đất cằn
Tảo tần cày xới, bón phân, làm mùa.
Quê nghèo nắng sớm, chiều mưa
Ông nuôi Bố lớn, Bà vừa ra đi
Một thân gà trống sá gì
Hy sinh vun đắp cho đời cháu con.
Công lao Ông tựa núi non
Cháu không biết lấy chi đền ơn Ông.
Cháu thường ấp ủ trong lòng
Mong sao khôn lớn nuôi Ông tuổi già.
Ông phải sống thật lâu nha!
Cháu sẽ phụng dưỡng Bố và cả Ông.
Hình ảnh người ông được cháu miêu tả rất cụ thể, cháu xem ông như là ông Bụt trong truyện cổ tích, và thể hiện sự hiếu thảo-biết ơn mong rằng sau này lớn khôn sẽ nuôi ông tuổi già.
16.
Ngoại ơi, mỗi sớm khi chiều
Cuộc đời con nhớ thương yêu Ngoại nhiều
Nhạt nhòa bóng Ngoại liêu xiêu
Tháng năm vất vả sớm chiều nắng mưa...
Thương con...xót mấy cho vừa
Một đàn cháu nhỏ còn chưa nên người
Đói no, ấm lạnh, Ngoại ơi
Miếng cơm nhường cháu, mặn mòi cá dưa...
Thân cò lặn lội sớm trưa
Ngược xuôi bóng Ngoại, nắng trưa mưa dầm...
Tảo tần, khuya sớm âm thầm
Cháo rau nuôi cháu lớn dần yêu thương...
Dẫn con đi suốt chặng đường
Mảnh mai bóng Ngoại, trùng dương xa mờ
Tiếng bà ru cháu ầu ơ
Yêu thương còn đến bây giờ Ngoại ơi...
Tâm hương thành kính dâng Người
Một đàn cháu nhỏ nên người hôm nay !
Ngoại ơi xin hãy về đây...
Vui cùng con cháu hôm nay ơn Người !
Bâng khuâng... thoáng bóng Ngoại cười
Yêu thương cùng Mẹ trên trời tiêu dao ?
Ngỡ trong mơ... tưởng ngày nào
Ngoại cùng con cháu vui sao một nhà ?
Bài thơ dành cho người ngoại đã mất của một người cháu. Từng câu thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết của người cháu nhớ ngoại, và cứ tưởng như trong mơ “ngoại” vẫn còn đó.
17.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ "Hiếu" mới là đạo con.
Bài ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh kì vĩ, vĩnh hằng để so sánh với công lao to lớn của cha mẹ và chỉ có những hình ảnh ấy mới diễn tả nổi.
18.
Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín lòng cha
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con.
Đây là một bài thơ cực kỳ nổi tiếng, có ý nghĩa là cha mẹ cho chúng ta một cuộc đời, cho chúng ta những bệ phóng để vươn đến trời cao... Cha mẹ cũng luôn là bờ vai yên bình nhất để chúng ta dựa vào những khi thất bại, những khi mệt mỏi trong dòng đời đua chen. Do vậy mà chúng ta cần phải yêu hiếu thảo, yêu thương và kính trọng cha mẹ
19.
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Cái hay của bài ca dao này là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.
20.
Ơn cha nặng lắm ai ơi!
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang
Bài ca dao thể hiện một cách cảm động về tình cảm gia đình. Ngôn từ giản dị, dễ hiểu. Bài học, về đạo hiếu, đạo làm con được nêu lên sâu sắc. Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp nhất đối với mỗi chúng ta.
Trên đây là bài viết về Những câu ca dao tục ngữ hay về cha mẹ, bố mẹ, ông bà? Mong rằng bài viết này sẽ giúp những bậc làm con cháu biết nhiều hơn về những câu tục ngữ hay nói về ông bà, cha mẹ cũng như những câu ca dao tục ngữ hay trong kho tàng văn học Việt Nam.
Thanks a lot