Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
Uống nước nhớ nguồn.
Câu tục ngữ rất ngắn gọn, và đơn giản. Ý muốn nói chúng ta phải luôn biết ơn những người đã mày công sinh thành và dưỡng dục chúng ta như: ông, bà, cha mẹ.
2.
Chim có tổ người có tông
Câu tục ngữ này có nghĩa là Ai cũng có tổ tiên, nguồn cội của mình, hãy luôn ghi nhớ điều đó.
3.
Cây có cội, nước có nguồn.
Đây là câu tục ngữ nói về sự thủy chung được nêu lên một cách giản dị và dễ hiểu, muốn nhắn nhủ con cháu phải nhớ ơn ông bà tổ tiên, không được vong ơn bội nghĩa.
4.
Nước có nguồn, cây có gốc.
Giống với câu ở trên, câu tục ngữ này cũng nhắn nhủ chúng ta phải nhớ ơn tổ tiên, ông bà.
5.
Mạch trong nước chay ra trong, thế nào đi nữa còn dòng cũng hơn.
Câu tục ngữ dùng biết pháp hoán dụ, dùng hình ảnh mạch nước cùng dòng để chỉ hình ảnh con người phải biết ơn nhớ về quê hương cội nguồn.
6.
Đàn anh có mả, kẻ cả có dòng.
Ai cũng có dòng họ, ai cũng được sinh ra từ cha mẹ, và cha mẹ được sinh ra từ ông bà tổ tiên, … câu này muốn nhắn nhủ luôn nhớ về cội nguồn nơi mình được sinh ra và lớn lên.
7.
Con người có cố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn.
Câu này có ý nhắc ta nhở chúng ta nhớ đến tổ tông nòi giống và còn rộng lớn hơn nữa
8.
Cây kia ăn quả ai trồng
Sông kia uống nước hỏi dòng từ đâu.
Hai câu ca dao thể hiện sự biết ơn, dùng hình ảnh cây và sông để chỉ hình ảnh “ai trồng” “dòng”, ý muốn nhắn nhủ chúng ta phải biết ơn công lao của những người tạo ra thành quả cho chúng ta sử dụng.
9.
Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
Câu này muốn nhẳn nhủ tất cả người Việt Nam, dù ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này, cứ đến ngày Giỗ Tổ là hàng triệu người con mang trong mình dòng máu Lạc Hồng cùng nhau hành hương hoặc hướng về đất Tổ, thắp nén tâm hương, nhớ về nguồn cội, tri ân tổ tiên với tất cả tấm lòng thành kính của mình.
10.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày gỗ tổ mùng mười tháng ba.
Từ ngàn đời nay, Giỗ Tổ Hùng Vương luôn là ngày lễ trọng của dân tộc Việt Nam, những người mang trong mình dòng máu Rồng Tiên. Những ngày này, là người Việt Nam, ai cũng mong được hành hương về miền đất Tổ, được lên đỉnh núi thiêng Nghĩa Lĩnh để thành kính dâng nén hương thơm, tỏ lòng tri ân công đức tổ tiên.
11.
Tháng ba nô nức hội đền
Nhớ ngày giổ tổ bốn nghìn năm nay.
Bốn nghìn năm qua, dân tộc Việt Nam mãi mãi ghi tạc công lao các Vua Hùng, từ việc nhỏ nhất như dạy dân cày ruộng, đi săn; đến những công trạng lẫy lừng trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, đắp đê trị thủy, đánh đuổi ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Khuyên chúng ta luôn biết ơn đến những người đã hy sinh cho chúng ta hạnh phúc hôm nay.
12.
Sống thì con chẳng cho ăn
Chết thì xôi thịt, làm văn tế ruồi.
Câu này Chỉ con cái khi cha mẹ còn sống không hết lòng phụng dưỡng, sau khi cha mẹ qua đời lại làm đáng tang thật to, nhằm khoe khoang sự giàu có và hiếu thảo của mình.
13.
Nhớ về Ông Nội ngày xưa
Lưng còng,tóc bới, tuổi vừa bảy mươi
Cháu Ông chưa đến tuổi mười
Nhớ cây gậy chống, Ông cười gỏ con
Nhớ hoài ngày tháng vẫn còn
Đầu con Ông gỏ, làm con nhớ hoài
Ông cười tay nắm bàn tay
Hôn trên chỗ gỏ, mắt cay Nội nè
Thương cho cháu Nội Ông ghê
Ba con vất vã mọi bề nghe không
Đi làm nuôi cháu cả Ông
Làm tròn hiếu đạo nặng lòng Ba con
Bây giờ Ông mất đâu còn
Ba con cũng bỏ cả con đi rồi
Một mình như đứa mồ côi
Nhớ về năm tháng Nội Tôi một thời
Nhớ hoài ! nhớ mãi Nội ơi !
Nhớ cây gậy gỗ,nhớ đời còn đây
Tóc sương muối bạc giờ này
Đầu con Nội gõ, còn đây nhớ hoài ....!!
Đây là bài thơ về ông nội, một người cháu nhớ lại hình ảnh ông nội khi còn sống và qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết cùng với lòng biết ơn đến ông nội của mình.
14.
Cháu yêu Bà lắm Ngoại ơi !
Cháu mong Bà khoẻ, yêu đời tươi vui.
Ngoại như tia nắng mặt trời,
Sẽ chia ánh sáng, rạng ngời Cháu Con.
Đời Ngoại như dốc núi non,
Để cho Con Cháu, lon ton học cùng.
Ngoại là đồi núi ngàn trùng,
Thân cây cổ thụ, ôm cùng Cháu Con.
Ngoại như Biển cả mênh mông,
Tắm mát tất cả, tấm lòng Cháu Con.
Hòn đá nước chảy sẽ mòn,
Tình thương Ngoại tặng, Cháu Con mãi còn.
Trăm năm tuổi Ngoại đã tròn,
Con Ngoại cả tá, nếp lòn cân nhau.
Cháu, chắt, chút, chít cả đoàn,
Buồn, vui quy tụ tập đoàn tươi vui.
Cảm ơn có Ngoại trên đời,
Đã sinh được Mẹ, sinh thời Cháu, Con.
Thương Ngoại nhiều tuổi héo mòn,
Cầu Trời Ngoại khoẻ, Cháu Con vui mừng.
Bài thơ này là một người cháu miêu tả về bà ngoại của mình với những hình ảnh quan sát bà ngoại rất kỹ và dồn hết tâm tư tình cảm dành cho ngoại vào những vần thơ.
15.
Ông ơi! Cháu rất yêu ông!
Có ông cháu thấy trong lòng luôn vui.
Những ngày nghỉ học đi chơi
Theo ông câu cá, đi bơi sông nhà.
Tuy Ông tuổi cũng đã già
Nhưng sao cháu thấy thật là trẻ trung.
Cháu cùng ông hay chơi chung
Cầu lông, cờ tướng, bắn thung, đá gà…
Nhìn ông cười cứ như là
Ông Bụt trong truyện Cổ mà cháu ưa.
Ông thường hay kể chuyện xưa
Những ngày lam lũ sớm trưa nhọc nhằn.
Ông vẫn bám mảnh đất cằn
Tảo tần cày xới, bón phân, làm mùa.
Quê nghèo nắng sớm, chiều mưa
Ông nuôi Bố lớn, Bà vừa ra đi
Một thân gà trống sá gì
Hy sinh vun đắp cho đời cháu con.
Công lao Ông tựa núi non
Cháu không biết lấy chi đền ơn Ông.
Cháu thường ấp ủ trong lòng
Mong sao khôn lớn nuôi Ông tuổi già.
Ông phải sống thật lâu nha!
Cháu sẽ phụng dưỡng Bố và cả Ông.
Hình ảnh người ông được cháu miêu tả rất cụ thể, cháu xem ông như là ông Bụt trong truyện cổ tích, và thể hiện sự hiếu thảo-biết ơn mong rằng sau này lớn khôn sẽ nuôi ông tuổi già.
16.
Ngoại ơi, mỗi sớm khi chiều
Cuộc đời con nhớ thương yêu Ngoại nhiều
Nhạt nhòa bóng Ngoại liêu xiêu
Tháng năm vất vả sớm chiều nắng mưa...
Thương con...xót mấy cho vừa
Một đàn cháu nhỏ còn chưa nên người
Đói no, ấm lạnh, Ngoại ơi
Miếng cơm nhường cháu, mặn mòi cá dưa...
Thân cò lặn lội sớm trưa
Ngược xuôi bóng Ngoại, nắng trưa mưa dầm...
Tảo tần, khuya sớm âm thầm
Cháo rau nuôi cháu lớn dần yêu thương...
Dẫn con đi suốt chặng đường
Mảnh mai bóng Ngoại, trùng dương xa mờ
Tiếng bà ru cháu ầu ơ
Yêu thương còn đến bây giờ Ngoại ơi...
Tâm hương thành kính dâng Người
Một đàn cháu nhỏ nên người hôm nay !
Ngoại ơi xin hãy về đây...
Vui cùng con cháu hôm nay ơn Người !
Bâng khuâng... thoáng bóng Ngoại cười
Yêu thương cùng Mẹ trên trời tiêu dao ?
Ngỡ trong mơ... tưởng ngày nào
Ngoại cùng con cháu vui sao một nhà ?
Bài thơ dành cho người ngoại đã mất của một người cháu. Từng câu thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết của người cháu nhớ ngoại, và cứ tưởng như trong mơ “ngoại” vẫn còn đó.
17.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ "Hiếu" mới là đạo con.
Bài ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh kì vĩ, vĩnh hằng để so sánh với công lao to lớn của cha mẹ và chỉ có những hình ảnh ấy mới diễn tả nổi.
18.
Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín lòng cha
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con.
Đây là một bài thơ cực kỳ nổi tiếng, có ý nghĩa là cha mẹ cho chúng ta một cuộc đời, cho chúng ta những bệ phóng để vươn đến trời cao... Cha mẹ cũng luôn là bờ vai yên bình nhất để chúng ta dựa vào những khi thất bại, những khi mệt mỏi trong dòng đời đua chen. Do vậy mà chúng ta cần phải yêu hiếu thảo, yêu thương và kính trọng cha mẹ
19.
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Cái hay của bài ca dao này là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.
20.
Ơn cha nặng lắm ai ơi!
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang
Bài ca dao thể hiện một cách cảm động về tình cảm gia đình. Ngôn từ giản dị, dễ hiểu. Bài học, về đạo hiếu, đạo làm con được nêu lên sâu sắc. Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp nhất đối với mỗi chúng ta.
Trên đây là bài viết về Những câu ca dao tục ngữ hay về cha mẹ, bố mẹ, ông bà? Mong rằng bài viết này sẽ giúp những bậc làm con cháu biết nhiều hơn về những câu tục ngữ hay nói về ông bà, cha mẹ cũng như những câu ca dao tục ngữ hay trong kho tàng văn học Việt Nam.
Chúng ta được sinh ra và lớn lên trong dòng sữa của mẹ tình cảm yêu thương của cha mẹ dành cho chúng ta.Ca dao là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn con người từ thuở ấu thơ. Nhịp võng đưa và tiếng du hời qua những làn điệu ca dao đã đưa tâm hồn trẻ thơ đi cùng quê hương, đất nước, hướng về cội nguồn dân tộc. Một trong những câu ca dao đã khắc sâu vào kí ức tôi.
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông.
Công cha được ví như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ sánh với nước trong nguồn. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả dân gian mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao cha mẹ. Bởi lẽ cha mẹ sinh thành ra ta và nuôi dưỡng ta khôn lớn nên người. Công lao của cha mẹ thật lớn, nó sánh với núi cao biển thẳm. Núi Thái Sơn không chỉ hoành tráng về hình dạng, chiều cao mà là biểu tượng của sự bất diệt thiêng liêng. Vì thế, còn nhỏ thì phải biết giúp cha mẹ những công việc vừa sức mình. Khi lớn thì phải báo đáp tình cảm bằng cách hiếu thuận với cha mẹ.
Bạn tham khảo nha
Đời người có 3 thứ tình ai cũng có và phải biết quý trọng và nâng niu, đó là tình bạn, tình yêu và đặc biệt là tình thân (tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em), trong đó cha mẹ là người đã sinh ta ra, nuôi dưỡng và dạy bảo ta nên người, vì vậy ta phải biết ơn và bảo vệ thứ tình cảm ấy. Ca dao, tục ngữ Việt Nam có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra””
Câu ca dao nói về lòng biết ơn của mình đối những bậc sinh thành đã chăm lo và nuôi dưỡng ta nên người.
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu ca dao này để biết được ý nghĩa sâu sắc mà ông bà ta để lại cho con cháu.
Để tìm hiểu rõ hơn về điều đó chúng ta cùng nhau phân tích những cụm từ, từ ngữ trong câu: “núi Thái Sơn”, là ngọn núi cao lớn và vững chắc nhất của đất nước Trung Quốc, tác giả dân gian ví công lao to lớn của cha mẹ giống như sự đồ sộ, to lớn của ngọn núi đã đi vào lịch sử này. “nước trong nguồn” là nước được chảy ở trong nguồn ra, tinh khiết, mát mẻ và trong lành, dạt dào và chưa bao giờ vơi, để nói về tình mẹ với con cái của mình, lúc nào cũng nhẹ nhàng, dịu dàng và tinh khiết như giọt nước trong nguồn, ca ngợi đức hy sinh của cha mẹ dành cho con cái mà tác gải chỉ có thể sử dụng những hình ảnh to lớn nhất, vĩ đại nhất để so sánh. Để từ đó khuyên nhủ chúng ta cần phải biết quý trọng và biết ơn bố mẹ, phải phụng dưỡng và chăm sóc họ thật tốt khi ốm đau hay già yếu.
Không có từ ngữ nào, hình ảnh nào để nói lên được công lao to lớn của cha mẹ, sử dụng ngọn núi Thái Sơn và nước trong nguồn, là những gì vĩ đại nhất, thiêng liêng nhất, mà tác giả biết đến để nói lên công lao to lớn của các bậc sinh thành, họ chăm lo cho chúng ta từ khi con trong bụng mẹ, đến khi chào đời rồi chúng ta lớn lên, trưởng thành, đó là cả một quá trình lâu dài phải mất hàng chục năm mới xây dựng và dạy dỗ chúng ta nên người được. Cha mẹ không nhưng lo cho chúng ta từ miêng cơm manh áo mà con dạy chúng ta biết cái nào là đúng, cái nào trái, dạy ta cách ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống này.
Chúng ta những người con đã làm cho bố mẹ của mình vất vả, hy sinh quá nhiều vì mình. Vậy ta nên làm gì để có thể đền đáp công lao to lớn ấy. Chúng ta đang trong độ tuổi học vì thế điều đơn giản nhất mà chúng ta có thể báo bố mẹ ngay bây giờ đó là ngoan ngoãn, vâng lời ông bà cha mẹ, trở thành con ngoan trò giỏi, biết yêu thương và chia sẻ với mọi người, chỉ cần như thế thôi cũng đủ để làm bố mẹ chúng ta cảm ấm lòng như thế mới xứng đáng với những gì mà bố mẹ đã hy si nh cho chúng ta.
Xin được mượn lời của bài hát “đạo làm con” của nhạc sĩ Quách Been để có thể diễn tả hết cảm xúc của con cái đối với cha mẹ của mình:
“Khi đấng sinh thành sinh ta ra đời,
Cảm ơn ông trời cho ta kiếp người,
Phải sống thế nào: để Cha đừng buồn,
Phải sống thế nào: để Mẹ được vui,
Tình Cha bao la như núi cao ngang trời,
Tình Mẹ rộng lớn như biển cả mênh mông,
Chỉ mong cho ta lớn khôn nên người,
Chỉ mong nhìn thấy nụ cười của ta,
Dù Cha ra sao cũng luôn là đấng sinh thành,
Dù Mẹ làm sao cũng luôn mang nặng đẻ đau,
… Chỉ một giây thôi … nhắm mắt quên cuộc đời, hãy nghĩ suy lại những việc làm của ta.
… Chỉ một giây thôi … nhắm mắt quên tất cả, nghĩ tới Cha Mẹ vẫn đang đong đầy yêu thương.
… Chỉ một giây thôi… nhắm mắt quên cuộc đời, hãy nghĩ suy lại ta tìm mẹ nơi đâu
… Chỉ một giây thôi…nghĩ đến cha một lần, dấu vết chân chim vẫn đang từng ngày mong ta”
Bài hát chính là tất cả những cảm xúc và tình cảm mà con cái dành cho bố mẹ, xin bố mẹ yên tâm vì bố vì mẹ con sẽ cố gắng học hành, chăm ngoan, nghe lời ông bà cha mẹ, dù bố mẹ như thế nào cũng là đấng sinh thành của mình đừng vì họ già yếu, lẩm cẩm mà bỏ rơi bố mẹ của mình, như thế là bất hiếu, là tội đồ.
Thời đại nay thật sự buồn, khi có quá nhiều trường hợp xảy ra hết sức đau lòng, khi con đánh cha mẹ, hành hạ cha mẹ cho tới chết do tính tình nóng nảy, do đua đòi, ham chơi thiếu tiền sinh ra các tệ nạn xã hội, đây là vấn đề ngày càng trở nên nhức nhối và đáng báo động.
Câu ca dao như một lần nữa nhắc nhở và khuyên bảo con cái hãy yêu thương và quý trọng bố mẹ lúc họ còn trên cõi đời này, đừng để đến lúc họ chết đi thì hối cũng không kịp.
Tham khảo
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.
"Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang”
Là điệu thơ lục bát thiết tha ngọt ngào. Câu trên là lời cảm thán cất lên gieo vào lòng người bao sự đồng cảm: “Ơn cha nặng lắm ai ơi!” Nhờ cha sinh mẹ dưỡng ta mới nên người. Cha là trụ cột của gia đình cả về tinh thần lẫn vật chất. Cha lao động vất vả để nuôi con khôn lớn học hành. Cha dạy bảo con nên người. Tục ngữ có câu: “Con có cha như nhà có nóc”. Cảnh “mẹ goá con côi” thì bất hạnh vô cùng! Sống trong xã hội nông nghiệp ngày xưa, “bát cơm đổi bát mồ hôi” con cái mới thấm thía ơn cha vô cùng sâu nặng, không thế nào kể xiết.
Câu dưới bài ca dao nói về nghĩa mẹ; nghĩa mẹ được so sánh với Trời rộng Trời cao. “Nghĩa mẹ bằng Trời” là bằng sự bao la mênh mông. Làm sao có thể đo được, tính được? Nghĩa mẹ cũng là công ơn sinh thành, nuôi nấng, dạy bảo của mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau. Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi nấng con khôn lớn từng ngày. Mẹ bú mớm, nâng niu con thơ, trông nom con khôn lớn từng ngày: “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Nghĩa mẹ đâu chỉ có “chín tháng cưu mang”, mà là “bằng vô cùng, vô tận”. Vì thế mới có câu ca:
"Chim Trời đâu dể đếm lông,
Nuôi con ai dám kể công tháng ngày”
Con tập bò, tập nói, tập đi, con lớn khôn từng ngày trong tình thương của mẹ hiền. Khi khôn lớn, con mới thấu hiểu ơn cha nghĩa mẹ và đạo làm con. Bài ca dao nói ít mà gợi nhiều, có tác dụng giáo dục mỗi chúng ta về đạo làm con, biết “tròn chữ hiếu”, biết thương mẹ kính cha, biết đền đáp công ơn của cha mẹ.
Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát biến thể. Chữ “ơi” cuối câu lục không bắt vần với chữ thứ sáu câu bát mà lại bắt vần với chữ thứ tư chữ “Trời”. Sự kết hợp nghệ thuật cảm thán với biện pháp tu từ so sánh tạo nên giọng điệu vừa ngọt ngào vừa gợi lên hình tượng bao la mênh mông, vô cùng thấm thía.
Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao
Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.
Công cha: ý nói công lao trời biển mà cha đã dành ra để nuôi nấng chúng ta
Nghĩ mẹ: ý nói tình nghĩ mẹ bao la, vô hạn nuôi dưỡng chúng ta
cù lao chín chữ: đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng
Các bài ca dao khác là: Công cha như núi thái sơn
Nghĩ mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Ta có: + Núi Thái Sơn là ngọn núi to, lớn, không thể đo lường được. Cũng giống như công cha to lớn, không thứ gì trên đời có thể sánh bằng. Và đó là thứ thiêng liêng đối với mỗi con người.
+ Nước trong nguồn là nguồn nước vô hạn, dồi dào, cứ chảy mãi mà không đi. Tồn tại mãi mãi. Cũng giống như tình mẹ dành cho mỗi đứa con, tình cảm ấy không thể đo đếm được, nó tồn tại vĩnh hàng với mỗi đứa con
=> Cách so sánh ấy làm nổi bật công lao ton lớn, vĩ đại của mẹ cha
tham khảo:
a)
Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.
Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khắng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào.
Đây cùng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cùng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.
Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,... Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.
Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.
b) Anh em nào phải người xa
ca dao là tiếng nói của tình cảm.mặc dù trong cuộc đời con người có rất nhiều thứ tình cảm; tình cảm với quê hương đất nước,tình cảm bạn bè, tình cảm lứa đôi....nhưng có lẽ tình cảm thiêng liêng nhất vẫn là tìn h cảm gia đình. chính vì vậy lời nhắc nhở chân tình về tình cảm anh em trong bài ca dao sâu luôn luôn được người việt nam chúng ta ghi nhớ:
anh em nào phải người xa
cùng chùng bác mẹ,một nhà cùng thân
yêu nhau như thể tay chân
anh em hòa thuận hai thân vui vầy
đây là bài ca dao được làm theo thể lục bát truyền thống-thể thơ phù hợp nhất cho việc bộ lộc tình cảm của nhân dân ta. trong tình cảm gia đình ngoài tình cảm của cha mẹ đói với con cái ,của con cháu đói với ông bà,thì tình cảm anh em ruốt thịt là thứ tình cảm gần gũi gắn bó vô cùng.nói với anh em là nói đến những con người sinh ra từ từ cùng một cha mẹ sống dưới cùng một mái nhà ,hưởng tình yêu thương và sự chăm sóc như nhau.anh em tuy hai mà một chung niềm vui nổi buồn , chung khổ đau sung sướng. điều dơn giản đó được bài ca dao khẳng định bằng sự đối lập giữa anh em ruột thịt với người xa:
anh em nào phải người xa
cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
tinh anh e ột thịt cũng như tình cảm giữa cha với mẹ giữa ông với bà thiêng liêng và đặt biệt ở chổ con người sinh rađã mang trong mình thứ tinh cảm ấy. nó tự nhiên, dể hiểu như chúng ta cần phải ăn, cần phải uống, cần phải hít thở khí trời và uống nước đẻ sống . nếu tình cảm lứa đôi là tình cảm phải được xây dựng, được bắt đầu từ hai con người xa lạ và hoàn toàn có thể chấm dức thì tình cảm anh em là thứ tình cảm sẵn có, vô điều kện và ràng buộc con người bởi huyết thông. từ cùng chung một nhà đã nhấn mạnh sự thật hiển nhiên đã được công nhận đó mà cogn mang sức nặng của một chân lí:
yêu nhau như thể tay chân
anh em hòa thuận hai thân vui vầy
tay và chân tuy hai bộ phận khác nhau nhưng lại cùng tồn tại trên một cơ thể con người . nếu mất đi một trong hai bộ phận ấy cơ thể con người sẽ hoạt động rất khó khăn. so sánh tình cảm anh em ruột thịt gắn bó gần gũi như tay chân câu ca dao giúp chúng ta dể cảm dể hiểu dể hình dung hơn tình cảm thiêng liêng cao quí. và sự so sánh ví von ấy chúng ta thấy được sự tinh tế của ông cha ta sưa nếu như tình cảm của cha mẹ được đặt với núi non trời biển thì tinh cảm anh em được cụ thể hóa bằng hình ảnh hết sức thân quen là chân và tay vì vậy đã là anh em phải yêu thương,giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau và trước hết phải hòa thuận. hòa thuận vì mục đích đầu tiên là để cho bố mẹ được vui lòng.chính sự là nền tảng để cho tình anh em thêm thắm thiết bền chặt,là nguồn đọng viên,ngồn hạnh phúc của cha mẹ, gia đinh.có rất nhiều câu ca dao tục ngữ nói về tình cảm gia đình, nhất là tình anh em.dễ hiểu,dễ thuộc, những lời khuyên răn giản dị đã đi vào lòng người tự nhiên ngoạt ngào như lời ru của mẹ. những câu ca dao đã nuôi dưỡng bao nhiêu tâm hồn cảu biết bao nhiêu thế hệ người việt và mang tới cho chúng ta nhiều bài học quý báu trên bước đường đời
Tham khảo:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
*Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang
*Công cha nghĩa mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thờ hai thân
Thức khuya dậy sớm chuyên cần
Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con
*Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ
*Nuôi con mới biết sự tình
Thầm thương Cha Mẹ nuôi mình khi xưa
*Thờ cha mẹ,ở hết lòng
Ấy là chữ hiếu dạy trrong luân thường
*Mẹ già đầu bạc như tơ
Lưng đau con đỡ,mắt lờ con nuôi
*Bao giờ cá lý hóa long
Đền ơn cha mẹ ẵm bồng xưa nay
*Những người thắt đáy lưng ong
Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con
*Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con
*Mẹ già ở tấm lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
*Đi đâu mà bỏ mẹ già
Gối nghiêng ai sửa,chén trà ai dâng ?
*Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu .
*Mẹ nuôi con biển hồ lai láng
Con nuôi cha mẹ con tính tháng tính ngày
*Một mẹ nuôi được mười con
Mười con không nuôi được một mẹ
*Có cha có mẹ thì hơn
Không cha không mẹ như đờn đứt dây
*Thuyền không bánh lái thuyền quầy
Con không cha mẹ ai bày con nên
*Đói lòng ăn hột chà là
Để cơm cho mẹ mẹ già yếu răng
*Thà ăn bắp hột chà vôi
Còn hơn giàu có mồ côi mẹ già
*Nhìn lên nuột lạc mái nhà
Bao nhiêu nuột lạc thương bà bấy nhiêu
*Vẳng nghe chim vịt kêu trời
Bâng khuâng nhớ Mẹ chín chiều ruột đau
*Sinh con ai nỡ sinh lòng
Sinh con ai chẳng vun trồngcho con
*Có con phải khổ về con
Có chồng phải gánh gian sơn nhà chồng
*Nuôi con cho được vuông tròn
Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong
*Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày mẹ thức đủ năm canh
*Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương
*Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi
Ngó không thấy mẹ ngùi ngùi nhớ thương
*Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần
*Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều
*Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày
*Có vàng vàng chẳng hay phô
Có con con nói trầm trồ mẹ nghe
tự viết à