K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2019

mọi người ơi giúp mai với mai sẽ trả đủ

ko chép mạng thì hok đâu ra bn ?

1 tháng 3 2023

đây;

Đất nước Việt Nam với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Thời tiết đa dạng nên các loại quả trên dải đất hình chữ S cũng rất phong phú. Mùa nào thức ấy, mỗi vùng miền lại có một loại quả đặc trưng. Trong đó cây xoài là loại cây quen thuộc hơn cả với mọi người.

Trong vườn nhà em trồng rất nhiều cây song em lại đặc biệt ấn tượng với cây xoài ở góc vườn. Theo như lời ông nội kể lại thì ngày ông về hưu, ông đánh cây xoài từ trại giống về vườn. Tính đến nay cũng hơn 20 năm. Đây là giống xoài tượng của miền Nam nên quả rất to mà ăn vào có hương vị rất thơm.

Mùa hè, nhìn từ xa cây xoài như ngọn lửa xanh khổng lồ giữa bầu trời nắng gắt. Cây cao khoảng 10 mét, tỏa bóng râm mát cả một góc vườn. Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất để hút các dưỡng chất. Còn vài chiếc rễ lâu năm, to như những con trăn, chồi lên hẳn mặt đất. Đó là chỗ ngồi lí tưởng cho những đứa nhỏ hóng mát và trò chuyện. Thân cây khoác lên mình tấm áo xanh thẫm xù xì nhưng bên trong là cả một dòng nhựa sống để nuôi cây. Cành cây đâm ra tứ phía để đón lấy ánh nắng mặt trời. Lá cây xanh thẫm, thon dài, mọc thành từng chùm. Mùa hè cũng là mùa ra lá của cây, ở đâu những cành cây mọc ra bao nhiêu lá non. Những chiếc lá xanh non mơn mởn, còn mềm mại và yếu ớt giữa cái thời tiết khắc nghiệt nên đôi lúc rũ xuống. Đến tối, khi không khí mát mẻ hơn thì cây lại xanh tươi trở lại.

Đầu mua hè, cây bắt đầu cho ra những chùm hoa. Hoa xoài không to như những cây khác mà chỉ nhỏ li ti như hoa nhãn. Từng bông hoa vàng óng lên trong nắng. Mỗi cơn gió nhẹ thoảng qua là vài cánh hoa lại trao nghiêng rồi lìa cành. Chỉ mới mấy ngày mà từ những bông hoa ấy đã mọc thành những chùm quả tí hon. Ban đầu quả chỉ to bằng đầu ngón tay cái, như những đứa bé tí hon leo trèo khắp nơi. Khoảng một tháng sau, quả to lên đáng kể. Mỗi quả phải to bằng hai bàn tay người lớn úo lại, màu xanh thẫm đầy hấp dẫn. Xoài bắt đầu ngả màu từ xanh đến vàng báo hiệu ngày ngắt xuống.

Cả nhà em cùng thưởng thức những quả xoài chín, hương vị rất thơm, ăn vào lại rất giòn. Ai ai cũng thích được thưởng thức loại quả thơm ngon này.

xin thề là KHÔNG CHÉP MẠNG

 

12 tháng 1 2023

bn có chép trên mạng ko á

12 tháng 1 2023

văn ko  quá dài:))))))

17 tháng 1 2022

mình là nam nha banhqua

17 tháng 1 2022

ko ché mạng thì chệu

19 tháng 2 2023

            bài này mình đi thi được 9,5 điểm

Trong khoảng sân nhỏ trước nhà, ba em trồng rất nhiều hoa kiểng, nhưng em thích nhất là cây hoa hồng.

Thân hồng mảnh khảnh, thoạt nhìn có vẻ khẳng khiu, lại gần sẽ thấy cành hồng đâm tua tủa và có nhiều gai nhọn mọc rải rác trên thân như những chàng vệ sĩ bảo vệ công chúa hoa hồng. Lá hồng non màu xanh nhạt, lá già màu xanh thẫm, xung quanh có viền răng cưa. Khi chưa nở, hoa như e lệ, ẩn mình trong những nụ nhỏ màu xanh thẫm. Khi muốn khoe hết vẻ đẹp của mình, hoa hồng bung ra. Ôi! Những bông hoa mới nở đẹp biết bao! Bông hồng to như cái tách uống trà của ông em, toàn một màu đỏ thắm. Nó kiêu hãnh vươn cao trên cái cuống dài, hơi ngả về phía mặt trời như hân hoan chào đón lấy những tia nắng ấm áp sưởi ấm cho mình. Trên những cành hoa, những giọt sương mai li ti như những hạt kim cương long lanh dưới nắng càng tôn sắc đẹp của hoa hồng. Mà nhụy vàng càng làm đóa hồng thêm rực rỡ, ít có loài nào sánh được. Dưới ánh nắng vàng tươi, các chú bươm bướm sặc sỡ sắc màu bay lượn rập rờn như đang vui đùa với nữ hoàng của các loài hoa. Tạo cho khu vườn nhỏ nhà em một bức tranh sinh động, đáng yêu làm sao! Hoa hồng luôn có mặt trong những ngày lễ hội, liên hoan, sinh nhật, đám cưới. Ngoài ra tinh dầu hoa hồng còn được làm dầu thơm rất được ưa chuộng. Riêng đối với em, hoa hồng đã điểm tô cho ngôi nhà em thêm xinh đẹp.

Em rất quý hoa hồng, nhất là khi nó là của ba em trồng. Hàng ngày em cùng ba chăm sóc hoa hồng rất cẩn thận như bắt sâu, tưới nước, tỉa cành. Có anh cỏ dại nào mọc lên là em nhổ bỏ tận gốc. Thỉnh thoảng em bón một ít phân để hồng có hoa to và rực rỡ.

19 tháng 2 2023

bài này phải 10 đ lun ý

6 tháng 10 2016

      kể về người mà em thân yêu nhất :

Mỗi người đều có một người mẹ. Đó là một chỗ dựa tinh thần rất lớn mà ai cũng phải đáng quý trọng. Mẹ tôi cũng vậy, mẹ luôn luôn dành tình yêu thương lớn nhất cho chúng tôi để bù đắp nỗi mất mát về người cha.

Tôi sinh ra đã không thấy được mặt cha. Đó là sự tổn thương rất lớn. Tuy vậy, nhưng mỗi khi ở bên mẹ, tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Năm tôi lên một tuổi, mẹ tôi phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình. Nào là đóng gạch, cuốc mướn... mẹ làm hết. Nghĩ đến đây mà tôi rưng rưng nước mắt. Số mẹ tôi thật khổ! Mẹ làm vất vả đến như vậy mà vẫn không đủ ăn nên mẹ phải đi làm nghề dạy trẻ. May mắn lắm mẹ mới xin được vào một nơi ổn định.

Bàn tay mẹ tần tảo, đầy những vết chai sần. Đôi mắt thì quầng đen vì làm việc vất vả. Nhưng tôi biết, vào những ngày Tết trong khi mọi người dang vui đùa chạy nhảy thì mẹ lại ra ngoài vườn lặng lẽ ngồi khóc. Những giọt nước mắt chứa đọng tâm hồn trong sáng, chung thủy của mẹ.

Mẹ thật là cao cả! Mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước đi của tôi như một động lực giúp tôi không ngừng học hỏi. Tôi còn nhớ có năm lúa thất (mất) mùa mẹ phải đi khuân vác gạch thuê cho người ta để kiếm tiền. Đôi vai mẹ bị chầy xước rất nhiều. Nhưng nó lại chưa đựng nhiều kỷ niệm đối với tôi. Đến bây giờ, mẹ vẫn không ngừng làm việc.

Có lẽ ông trời không cho mẹ nghỉ. Tuy vậy, mẹ có một tâm hồn vẫn lạc quan, yêu đời. Tôi thật cảm phục trước mẹ. Năm tháng qua đi, mẹ vẫn phải chịu đựng bao nỗi đắng cay, ngọt bùi. Mẹ như là một tia sáng của đời con. Tôi biết mẹ ấp ủ trong mình một nỗi hy vọng: “Không để cuộc đời con lại giống mình phải gây dựng cho con một sự nghiệp”. Tôi biết vì tôi, mẹ có thể hy sinh tất cả, kể cả niềm vui. Vì thế mẹ rất nghiêm khắc khi tôi làm sai việc.

27 tháng 2 2017

lên google mà hỏi

9 tháng 2 2022

Cây bàng đại lão ở sân trường được trồng lúc nào em không biết. Em chỉ biết rằng, từ khi em bước vào lớp một, em đã thấy nó đứng sừng sững ở một góc sân trường. Là cây lâu năm, nên thân bàng khá to, vừa tay một bạn nhỏ ôm chặt. Vỏ thân cây có chỗ lồi lõm, đen mốc, sần sùi, có chỗ rạng nứt, li ti như váng của cháo gạo để khô, tưởng chừng đưa ngón tay vào là cạy được vỏ cây ra. Nhưng không, vỏ cây bàng có chỗ nứt nẻ như thế nhưng dính chắc như keo dán. Năm tháng qua đi, thân bàng nâng đỡ mấy tầng lá, như một chiếc ô khổng lồ che mát sân trường. Trên thân cây, cành bàng phân nhánh, ra lá xanh mướt màu thạch bích. Thân cây là cầu nối tiếp cho lá, hoa nhận được chất bổ của đất từ rễ cây để nuôi cây thêm lớn. Rồi chim muông bay đến. Chúng đậu trên cành hót véo von.

9 tháng 2 2022

ko chép mạng bn ơi

23 tháng 10 2016

Không biết tự bao giờ cùng với bến nước sân đình cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút bâng khuâng mỗi khi nhớ về những kỷ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao trong chuyện cổ tích trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh chú Cuội. Nhớ vô cùng điệu "Lý cây đa" người thương ta đã hát. "Cây đa bến nước sân đình" phải chăng đã trở thành phần nào đó của biểu tượng Việt Nam ta?

Thật vậy với đặc tính sinh vật của mình cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững toả bóng mát giữa trời ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm rễ nổi đến đó. Từ rễ mẹ hóa thành nững rễ con. Những cành đa đó như những cánh tay khổng lồ cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó đa còn có bao nhiêu là rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xoà bay trong gió. Những đứa trẻ thi nhau nô đùa m, hò hét Lá đa xanh ngắt bốn mùa gọi chim về làm tổ. Trong vòm lá chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.

Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác không cho quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngắt. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khoẻ chắc kiên cường. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát lành dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sỹ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!

Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Nghe bà em kể thời chống Pháp ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa gốc đa là nơi cất giấu thư từ tài liệu bí mật. Thời chống Mỹ ngọn đa lại là chòi gác máy bay nơi treo kẻng báo động. Em rất tự hào về cây đa và bứ tranh cây đa đầu làng.Còn mãi trong ta hình ảnh cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc là bình yên cho xóm cho làng. Phải chăng "thần cây đa" cũng là từ ý nghĩa đó.

Ai đó có nhớ Bác Hồ đã từng dạy chúng ta phải trồng nhiều cây xanh, đó là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.Em yêu đa đầu làng, nó không chỉ đi vào những dấu ấn lịch sử mà còn là thể hiện biểu tượng cho làng quê em.

Chúc bạn học tốt!

23 tháng 10 2016
Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…”
 
“Tre xanh, xanh tự bao giờ
 
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”
 
Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.
 
Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.
Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”
Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.
Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.
Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.
Hà nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà )Giờ mở rộng Hà nội tre lại bát ngát các vùng quê ôm làng ôm xóm.Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre,(vì đun than, đun ga ),nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm đổi thay từng ngày lên phố.
11 tháng 5 2021

tk 

Mỗi người từng bước từng bước chinh phục được con đường tri thức không chỉ bằng sự nỗ lực của chính mình mà trước hết là sự dìu dắt của những người thầy người cô. Cô Hạnh là một trong những người lái đò đã dạy dỗ và bảo ban em rất nhiều.

11 tháng 5 2021

Mỗi người học trò ai cũng trưởng thành hơn mỗi ngày nhờ sự dạy dỗ ân cần của thầy cô giáo. Em cũng vậy. Từng ngày đến trường là từng ngày em được học tập dưới sự hướng dẫn tận tình của rất nhiều thầy cô. Nhưng người giáo viên khiến em yêu quý nhất chính là cô Mai.

20 tháng 7 2021

Vào một lúc nào đó, khi không gian yên tĩnh, tôi ngồi bên cửa sổ và những dòng suy nghĩ về mẹ chạy qua tôi.

Mẹ tôi là hiệu phó của một trường Mầm non. Mẹ rất đẹp và còn rất trẻ nhưng đôi bàn tay đã dần xuất hiện những vết chai. Hằng ngày, với đôi bàn tay ấy, mẹ đã dắt tôi đến trường, nấu cho gia đình những bữa ăn ngon lành… Mẹ luôn bận rộn chẳng mấy khi được nghỉ ngơi. Hồi tôi còn nhỏ, chưa có em nên bao nhiêu thời gian, tình cảm, mẹ dành hết cả cho tôi. Khi mẹ sinh em bé, nhìn mẹ chăm em, tôi đã nghĩ rằng hình như mẹ chỉ lo cho em, không quan tâm tới tôi. Lúc ấy, tôi đã giận mẹ. Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy mình thật buồn cười và trẻ con quá. Tôi mong mẹ có thật nhiều thời gian dành cho chị em tôi. Tôi muốn kể cho mẹ nghe nhiều chuyện vui chỉ để nhìn thấy nụ cười trên môi mẹ. Tôi muốn mẹ có nhiều thời gian rỗi để nghe nhạc, bởi đó là sở thích của mẹ. Nhưng mẹ nào đâu có thời gian.

Tôi nhớ, có một lần, sau khi đi làm về, mẹ có vẻ căng thẳng và chợt nổi cáu với tôi. Tôi tức lắm và “trả thù” lai bằng cách không học bài, không làm bài tập. Thâm tâm, tôi sợ mẹ mắng, nhưng mẹ không nói gì, chỉ buồn bã một mình. Đêm ấy, tôi chợt nghe tiếng mẹ khóc. Mẹ khóc vì tôi. Tôi bắt đầu hối hận, nước mắt chảy dài, thấm lên trên gối. Đó là đêm tôi khó ngủ nhất, với bao suy nghĩ day dứt trong đầu. Hôm sau, mẹ xin lỗi tôi vì vô ý cáu giận. Nhưng còn tôi, tôi cũng có lỗi cơ mà. Tôi day dứt quá, tôi thầm hứa phải cố gắng chuộc lỗi với mẹ. Và các bạn biết không, tôi đã làm được điều đó.

Cũng có ngày, tôi làm mẹ buồn chỉ vì cái tính hay hờn dỗi của tôi. Hôm ấy là một ngày rất quan trọng đối với mẹ. Tôi cũng háo hức chờ cái ngày ấy, ngày mẹ tôi bảo vệ luận văn thạc sĩ. Bạn bè và những người thân trong gia đình đều tập trung ở nhà tôi để chuẩn bị đến dự buổi bảo vệ luận văn của mẹ. Khi sắp đi, tôi vô tình làm ngã đứa em họ. Bố mắng tôi. Tôi bực mình và dỗi không đến dự lễ bảo vệ luận văn của mẹ. Mẹ buồn mãi, tôi cũng vậy, nhưng bộ mặt lạnh lùng của tôi đã giấu đi tâm trạng thật.

Mẹ mắng, thậm chí giận tôi cũng chỉ vì muốn tôi nên người, nhưng tôi đã bỏ ngoài tai tất cả. Sáu này, khi đã biết nghĩ, tôi nghĩ đến một ngày nào đó, khi tôi đã trưởng thành, khi tôi là một người thành đạt và hạnh phúc thì mẹ tôi đã già, và rồi, mẹ sẽ qua đời, chúng tôi không được thấy mẹ nữa. Nghĩ đến đó tôi bật khóc, và tôi cầu nguyện, cầu cho mẹ luôn ở bên tôi, tôi luôn bên mẹ. Hai mẹ con cứ thế, dắt tay nhau đi vào cuộc sống.

Tôi muốn nói với mẹ tôi: “Mẹ ơi, khi con còn nhỏ, mỗi khi vấp ngã, mẹ đã đỡ con dậy, nâng bước con đi. Giờ đây, con đã trưởng thành, con đang đi từng bước chắc chắn trên đôi chân mẹ đã dạy con đi. Con sẽ đi thật xa nhưng mẹ luôn ở trong trái tim con. Mẹ ơi, con yêu mẹ rất nhiều”.

30 tháng 9 2021

fffffffffffffffffffff