K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 2 2019

Tham khảo:

Dàn ý:

I. Mở bài: giới thiệu bài thơ Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên
ví dụ:
Bác Hồ có một bài thơ khuyên răng về ý chí của con người hết sức ý nghĩa và sâu sắc.
Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền,
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên
II. Thân bài: chứng minh không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên
1. Giải thích Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên:

  • Khuyên nhủ con người về sự kiên trì, cũng cảm
  • Việc gì cũng cần có quyết tâm sẽ thành công

2. Chứng minh Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên

  • Bác Hồ là tấm gương điển hình cho hình ảnh này
  • Dân tộc Việt Nam ta đã không ngừng kháng chiến đê chống giặc dành độc lập dân tộc
  • Những người bị bệnh đã vượt lên số phận để tạo nên kì tích.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên

Bài văn:

Sinh thời, Bác Hồ kính yêu có viết những dòng thơ dặn dò thanh niên thế hệ trẻ - mầm non của đất nước. Nhưng đó không chỉ đúng với thanh thiếu niên chúng ta mà với tất cả mọi thế hệ, lời dặn ấy vẫn còn mang ý nghĩa sâu sắc:

“ Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền.
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên”
(Khuyên thanh niên)

Trước hết, “khó” mà Bác nói tới là những khó khăn, là gian khổ, là thử thách, là những giới hạn mà con người sợ hãi, chùn bước. “Không bền” là bỏ cuộc, là tự ti, là lảng tránh, là tránh né, là từ bỏ. “Đào núi và lấp biển”, một cách nói phóng đại, Bác đang nói đến những ước mơ cao xa, những khát khao chinh phục vĩ đại, những mục đích tưởng như viển vông mà lại vô cùng đáng trân trọng. “ Quyết chí ắt làm nên” là sự bền bỉ, kiên trì, không màng khó ngại khổ để tìm kiếm thành công.
Với bốn câu thơ ngắn gọn, bằng cách nói hình ảnh, Bác Hồ đã khẳng định một định lý ở đời: Cuộc sống không dễ dàng, có những khó khăn nhưng nếu chúng ta kiên trì, nếu chúng ta có ý chí, nếu chúng ta có hoài bão ước mơ thì mọi việc đều không vượt qua, đều thành công.

Vì sao Bác nói: “ Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền”? Cuộc sống không trải hoa hồng cho ta bước đi. Luôn có những chông gai thử thách. Nhưng khó khăn ấy sẽ càng bế tắc nếu như lòng chúng ta không vững, nếu chúng ta sợ hãi chùn bước. Gặp khó khăn, ta vội từ bỏ, ta sẽ mãi là những kẻ thua cuộc, sợ hãi, trốn tránh. Ta sẽ là những kẻ chui đầu vào vỏ ốc, cuộn mình lại mà chẳng thể thành công. Nếu như con bướm không tự mình chịu đau đớn, tự gỡ bỏ lớp kén bao bọc bên ngoài liệu nó có thể thành con bướm xinh đẹp? Nếu làm toán gặp bài khó, ta bỏ qua, không kiên trì suy nghĩ liệu ta có tiến bộ. Việc sẽ khó nếu lòng ta không bền chí.

Nhưng khó khăn, gian khổ đến bao nhiêu, có khát khao, có ước mơ, có lý tưởng, có ý chí, có kiên trì, mọi việc đều trở thành điều giản đơn. Có ước mơ, con người có mục đích phấn đấu, có ý tưởng để hoàn thiện. Ước mơ khiến con người hoàn thiện bản thân. Nhưng nếu có ước mơ mà không phấn đấu, không có ý chí theo đuổi thì mọi điều đều tan biến. Quyết chí, kiên trì theo đuổi ước mơ, khắc phục khó khăn thử thách giúp con người rèn luyện bản thân, vững vàng trước những gian khổ, không sợ những thử thách chông gai. Khi kiên trì thực hiện những ước mơ, vượt qua gian khổ, con người có thêm cơ hội tiếp thu thêm nhiều bài học mới, học hỏi nhiều điều hay. Ê-đi-sơn kiên trì theo đuổi ước mơ sáng tạo của mình đã giúp cho thế giới nhân loại có hàng trăm phát minh lợi ích. Chính Bác Hồ vượt qua bao khó khăn, vượt qua bao gian lao để mang lại cho đất nước ánh sáng tự do. Những việc khó khăn, những điều tưởng như viển vông chỉ cần quyết chí đều thực hiện được.

Lời Bác dặn chúng ta thật ý nghĩa, nhưng chúng ta phải làm thế nào để thực hiện được đúng ý nguyện của Người ? Với thế hệ học trò, thanh niên chúng ta, mỗi bản thân là phải chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân. Không ngừng trau dồi kiến thức, giúp cho đất nước phát triển. Hơn vậy, mỗi chúng ta phải kiên trì, xây dựng cho bản thân những ước mơ, mục đích cao đẹp để chạm tới vinh quang của thành công,

“Trước bình minh luôn là đêm tối”. Có những khó khăn thì mới có những thành công. Con người luôn phải học cách kiên trì vượt qua khó khăn thử thách để chạm tới đỉnh cao của thành công. Hãy sống như lời Bác dạy, quyết chí và bền lòng.

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn...
Đọc tiếp

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.

Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:

1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)

Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?

2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?

3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?

Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?

4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?

5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.

Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1. Đặt vấn đề:

- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?

- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)

- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?

- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?

- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài

2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ

?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?

a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.

- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)

- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)

- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)

b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?

- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?

- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?

Phần III. Tổng kết.

- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.

Phần IV: Luyện tập

- Các em làm bài tập trong video đã cho.

- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?

0
16 tháng 9 2023

- Làm rõ luận đề

- Giúp hiểu được vấn đề đang được bàn bạc, phân tích

- Tăng tính chân thực, xác đáng, tăng sức thuyết phục.

16 tháng 9 2023

Tham khảo

Tuy có điểm gặp gỡ, nhưng mỗi bài thơ thu vẫn có vẻ đẹp riêng. Các luận điểm và lý lẽ, bằng chứng tiêu biểu mà tác giả sử dụng để làm sáng tỏ vẻ đẹp của từng bài:

- Thu điếu: hay và điển hình nhất cho mùa thu Việt Nam trong ba bài:

+ Cảnh ao chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ hiện lên sống động, chân thật

+ Cái thú vị nằm ở điệu xanh, ở những cử động, ở các vần thơ và cách kết hợp với từ, với nghĩa chữ,...

- Thu ẩm: tổng hợp nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thu

+ Có đêm sâu, ngõ vắng và đom đóm lập lòe

+ Cảnh chiều quê, có khói bếp quấn quýt lưng giậu

+ Bầu trời buổi chiều xanh ngắt

- Thu vịnh: mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, mang cái thần của cảnh mùa thu

+ Cái thần, cái hồn của cảnh thu nằm ở trời thu

+ Cây tre Việt Nam hợp với hồn thu

Bài 1: Trong một bữa cơm gia đình có 3 người ngồi ăn cơm, trong đó có hai người cha và hai người con. Hỏi gia đình có mấy người?Thì ra, muốn giải bài toán này, cần có sự giải thích phù hợp, không thể dùng phép tính được.Bài 2: Có 9 ô tròn, xếp theo hình tam giác. Hãy điền các số từ 1 đến 9 vào các ô tròn, sao cho tổng các số trong ô tròn theo 1...
Đọc tiếp

Bài 1: Trong một bữa cơm gia đình có 3 người ngồi ăn cơm, trong đó có hai người cha và hai người con. Hỏi gia đình có mấy người?

Thì ra, muốn giải bài toán này, cần có sự giải thích phù hợp, không thể dùng phép tính được.

Bài 2: Có 9 ô tròn, xếp theo hình tam giác. Hãy điền các số từ 1 đến 9 vào các ô tròn, sao cho tổng các số trong ô tròn theo 1 cạnh của tam giác là 17.

 

Thực tế bài toán này cũng không cần phải dùng đến phương trình nào cả, chỉ là cách sắp xếp các con số vào ô thích hợp và làm sao để cộng các số trong ô tròn trên một đường thẳng lại với nhau bằng 17, cả 3 cạnh của tam giác đều có kết quả là 17.

Quay lại với "Bài toán lớp 3 làm khó cả tiến sĩ". Với kiến thức của học sinh lớp 3, tôi nghĩ chưa cần đến giải phương trình hay ngôn ngữ lập trình này nọ, chỉ làm phức tạp hoá vấn đề lên.

Có lẽ chúng ta nên nhìn nhận lại cách tiếp cận vấn đề trong các lĩnh vực đời sống xã hội, đây không phải là bài toán khó hay phải lý giải một quy luật nào, hoặc phải sử dụng ngôn ngữ nào là Maple hay ẩn số gì cả (vì học sinh lớp 3 cách đây hơn 30 năm thì giải bằng ngôn ngữ gì?).

Thậm chí là bài này đã có đáp án sẵn rồi, còn nhiều cách sắp xếp nữa là khác. Hơn nữa, các con số (các vị gọi là ẩn số) rất rõ ràng là từ 1 đến 9, người giải chỉ việc sắp xếp vào ô trống thích hợp bằng các phép thử, đâu cần phải phức tạp hoá vấn đề.

1
21 tháng 1 2016

bài 1: ông cha và con 

bài 2 : mk chịu 

các bạn cho mk vài li-ke cho tròn 1050 với 

11 tháng 3 2023

 

Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

Hình ảnh hoa sen trong bài  ca dao “Trong đầm gì đẹp    bằng sen”

Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”

Ý kiến

Đề cao trí tuệ của nhân dân

- Ý kiến 1: Vẻ đẹp của sen  đã được miêu tả một cách   khéo léo, tài tình

- Ý kiến 2: Qua hình ảnh     sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc

Đây là một truyện ngắn đặc sắc và hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc

Lí lẽ và bằng   chứng

- Lí lẽ 1: Thử thách đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ  ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo.

+ Bằng chứng 1: Trước câu hỏi khó,  em bé đã đáp trả lại bằng việc ra lại  câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi không thể có câu  trả lời

- Lí lẽ 2: Ở thử thách thứ hai và thứ  ba, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan      niệm phong kiến về các tầng lớp       người trong xã hội đều được nới lỏng và cởi bỏ

+ Bằng chứng 2: hai câu hỏi đều do  nhà vua đưa ra, là những câu hỏi tình huống mà ở đó, người trả lời phải đưa ra những giải pháp hợp lí

- Lí lẽ 3: người kể chuyện nâng nhân vật em bé lên một tầng cao mới, vượt lên cả triều đình hai nước, nhấn mạng vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình.

+ Bằng chứng 3: người kể chuyện đã xếp đặt tình huống để cho người ra   đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm   chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì nước ta sẽ phải thừa nhận sự thua kém và sự thần    phục của mình đối với nước láng       giềng”

+ Lí lẽ 1.1: Câu thứ nhất,    tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm

   Bằng chứng 1.1: Trạng    ngữ “trong đầm” đã hạn chế sự tuyệt đối hóa trong câu   ca dao, làm cho trở thành   tương đối và có tính thuyết phục

+ Lí lẽ 1.2: Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể      trong cây sen để chứng      minh cho câu thứ nhất.

  Bằng chứng 1.2.1: Từ “lá  xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát   từ ngoài vào trong, rất tự   nhiên hợp lí

  Bằng chứng 1.2.2: Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác    dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu    sắc đáng chú ý của cây sen

  Bằng chứng 1.2.3: Từ      “chen” nói lên sự kết chặt   giữa hoa và nhị, chứng tỏ   đây là một bông hoa vừa   mới nở

+ Lí lẽ 1.3: Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài

+ Lí lẽ 2: Câu thứ tư: Gần   bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

+ Bằng chứng 2.1: Phần     nhiều đều chuyển ngay      sang nghĩa bóng, sang hình ảnh con người à ý nghĩa triết lí nhân sinh trong đó

+ Bằng chứng 2.2: “sen”     hóa thành người, bùn trong thiên nhiên hóa thành “bùn” trong xã hội, rồi cả cái       “đầm” và mùi “hôi tanh”     cũng được coi là hình ảnh   tượng trưng, ẩn dụ theo     nghĩa bóng

 

- Chi tiết chiếc lá cuối cùng

+ Bằng chứng: Sự tồn tại của chiếc lá làm     cho tâm trạng nhân   vật bất hạnh và có    phần Giôn-xi được hồi sinh

- Kết thúc bất ngờ

+ Cho đến cuối văn    bản, cũng tức là cuối   truyện ngắn, Ô Hen-ri mới để cho Xu kể lại   cho Giôn-xi về cái      chết của cụ Bơ-mơn,   về kiệt tác chiếc lá     cuối cùng

+ Người kể chuyện     không nói hộ ý nghĩ   của nhân vật cụ        Bơ-mơn, lại cố ý bỏ    qua không kể việc cụ  đã hoàn thành bức vẽ đó trong đêm như thế nào

Mục đích viết

Bình luận về sự đề cao trí tuệ của nhân dân trong truyện Em bé thông minh

bình luận về vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao Trong  đầm gì đẹp bằng sen

Bình luận về sức hấp  dẫn của truyện ngắn  Chiếc lá cuối cùng

Nội dung chính

Khẳng định trí thông minh của nhân dân

Khẳng định sự đạt đến độ    hoàn mĩ hiếm có trong loại  ca dao vịnh tả cảnh vật      mang tính triết lí trong bài   ca dao Trong đầm gì đẹp    bằng sen

Khẳng định sức hấp    dẫn của truyện đến từ chi tiết chiếc lá cuối    cùng và kết thúc bất   ngờ

12 tháng 2 2017

Đề 1 :

Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu mai này. “Có công mài sắt có ngày nên kim” cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.

Trước hết, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ trong câu tực ngữ này. Khi xưa, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu để khâu vá, thêu thùa, những người thợ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngòi mài những cục sắt to. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà quan trọng chính là sự cố gắng, kiên trì của người thợ mài. Dẫu câu kim bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi công sức của người lao động. Bởi vậy, nếu hiểu rộng nghĩa của câu tự ngữ, thì đây chính là lời răn dạy về lòng kiên trì của con người. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.

Ngay trong cuộc sống đời thường, có biết bao tấm gương tiêu biểu đã “mài sắt” để có ngày “nên kim”. Một trong những tấm gương tiêu biểu mà ta phải kể đến đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay. Nhưng vời lòng kiên trì, nhẫn nại, thầy đã sử dụng đôi bàn chân mình để làm tất cả các công việc đời thường, và giờ đây đã trở thành một người thầy giáo đáng kính. Thầy chính là tấm gương về sự kiên trì mà chúng ta cần noi theo. Henry Ford – người sáng lập ra công ty ô tô Ford danh giá – cũng là mọt tấm gương điển hình cho sự nỗ lực kiên trì bền bỉ. Để có được những thành công và tiếng tăm tới tận ngày nay, ít ai biết được rằng, chính bản thân ông đã phá sản tới ba công ty liên tiếp. J.K. Rowling – tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter cũng đã phải trải qua một thời kì khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến li hôn. Không dừng lại ở đó, mọi chi phí để trnag trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Cuốn Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng, Nhờ vậy, hiện nay bà đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên trên thế giới nhờ viết sách.

Trong trường học cũng vậy , sẽ có rất nhiều bạn học giỏi, đạt kết quả cao trong các kì thi. Bên cạnh sự thông minh, thì các bạn cũng luôn tự giác phấn đấu, kiên trì học tập. Nếu không chăm chỉ học bài thì dù có thông minh đến mấy cũng rất khó để các bạn có thể tiếp thu trọn vẹn những kiến thức các thầy cô truyền đạt trên lớp.

Bác Hồ từng dạy:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Lời dạy của Bác càng làm ta hiểu thêm về sức mạnh của đức tính kiên nhẫn. Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đăn, thiết thực, không chị có ý nghĩa cho hôm nay mà còn là bài học cho về sau.

12 tháng 2 2017

Đề 2 :

I. Mở bài:

Trên hành trình đến chân trời tương lai của sự nghiệp, con người phải đương đầu với biết bao thử thách chông gai như cuộc đi đường thường ngày "Đi đường mới biết gian lao; Núi cao rồi lại núi cao trập trùng". Chúng ta muốn leo "lên đến tận cùng" để thu vào "tầm mắt muôn trùng nước non", nghĩa là muốn thu được thắng lợi vẻ vang đòi hỏi con người phải bền gan, vững chí, phải có lòng quyết tâm, kiên trì, tinh thần vượt khó. Nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ về phẩm chất tinh thần đặc biệt ấy, trong một lần nói chuyện với thanh niên, Bác Hồ đã ân cần khuyên bảo:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chi ắt làm nên"

II. Thân bài.

1- Cái khó không phải là bản thân công việc, mà chính là ở lòng người.

Bằng kiểu câu khẳng định với hai vế điều kiện - kết quả, ngay ở hai câu thơ đầu, Hồ Chí Minh, "tinh hoa của dân tộc, khí phách của non sông" , đã nêu bật một chân lý hiển nhiên của thực tế cuộc đời. Trên thế gian này, "không có việc gì khó" - Việc khó là việc khi làm đòi hỏi nhiều công sức, tâm trí và nghị lực mới làm được. Tuy nhiên sự quyết định của thành bại không phải là ở bản thân công việc dễ hay "khó" , mà là ở chính tinh thần con người. Việc gì cũng có thể làm được miễn là có sự kiên trì, ý chí quyết tâm, nghĩa là "bền lòng" . Bền lòng ở đây là chỉ lòng kiên trì, không bao giờ nản chí, đầu hàng, không thay đổi lập trường mà phải đem hết tâm sức "mài vào đá vào sắt" "mài vào đêm vào ngày" , quyết tâm làm bằng được mới thôi, dù cho có gặp muôn vàn khó khăn, thử thách. Ông Nguyễn Bá Học trước đây cũng đã khẳng định điều đó bằng một câu nói rất chí lý: "Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Như vậy ở hai câu thơ đầu tiên, Bác Hồ đã đặc biệt đề cao vai trò của tinh thần, ý chí, sự kiên trì, vượt khó của con người trong khi thực hiện các công việc, đặc biệt là những công việc "khó".

2. Khi đã "bền lòng", "quyết chí" , thì dù công việc khó đến mấy cũng có thể hoàn thành, để làm nên "sự nghiệp lớn".

Nếu khi con người đã có được một tinh thần kiên trì, một ý chí, quyết tâm vượt khó thì dù công việc khó khăn, to lớn bằng trời, biển, chúng ta cũng có thể làm được và hoàn thành một cách tốt đẹp:

"Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"

Ở hai câu này, Bác đã dùng thủ pháp cường điệu và hình ảnh tượng trưng "đào núi và lấp biển" để chỉ những công việc lớn lao dường như nằm ngoài sức lực và khả năng của con người. Nhưng dù là công việc "đào núi" và "lấp biển" khó khăn lớn lao đến đâu đi nữa, nếu con người "quyết chí" , bền bỉ dồn mọi sức lực, trí tuệ quyết làm bằng được, bất chấp mọi khó khăn chủ quan và khách quan "thắng không kiêu, bại không nản" thì cũng hoàn thành, cũng "ắt làm nên". Bác dùng chữ "ắt" càng tăng thêm tính chất khẳng định. "Ắt" theo từ điển tiếng Việt nghĩa là "chắc chắn" "nhất định sẽ" (Từ điển tiếng Việt trang 59)

3. Chứng minh bằng dẫn chứng thực tế

Lịch sử nhân loại và đất nước ta đã có biết bao câu chuyện, bao tấm gương nêu cao sức mạnh phi thường của lòng kiên trì, nghị lực và lòng quyết tâm của con người trong cuộc sống. Từ câu chuyện Ngu Công dời núi đến câu chuyện "Mài sắt nên kim" ; từ tấm gương anh hùng Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Bình Trọng...đến Võ Thị Sáu, Mạc Thị Bưởi, Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi....trong sự nghiệp cứu nước vẻ vang, tất cả họ đều đã vượt qua biết bao khó khăn thử thách tưởng chừng khó có thể vượt qua nổi bằng một sự "quyết chí" vượt bậc để hoàn thành nhiệm vụ, "làm nên" những chiến công chói lọi. Bác Hồ không chỉ răn dạy thanh niên về sự bền lòng, vững chí mà Người còn là một tấm gương sáng ngời về sự "kiên trì" "nhẫn nại" và "quyết chí" . Vào lúc vận mệnh Tổ quốc như ngàn cân treo đầu sợi tóc, Người đã nói một câu nói nổi tiếng như một lời hịch "Dù đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập". Lời hịch ấy thổi hồn và truyền sức mạnh ý chí cho toàn dân tộc để lập nên một "Điện Biên nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng". Vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, lớp lớp cháu con quyết chí mở đường Hồ Chí Minh huyền thoại trên rừng Trường Sơn và trên biển Đông để "giành độc lập" , thống nhất Tổ Quốc. Và kết quả là ngày 30/04/1975 "Bác Hồ ơi! Toàn thắng đã về ta":


"Ôi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹp
Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta
Chúng con đến, xanh ngời ánh thép
Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa"
(Tố Hữu)

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, cuộc sống hoà bình hôm nay, noi theo tấm gương Bác Hồ, nối tiếp các đàn anh lớp trước, hàng ngày hàng giờ, thế hệ mới của chúng ta đã xuất hiện biết bao tấm gương đẹp về lòng kiên trì, chí lớn đã làm nên "sự nghiệp lớn". Đó là bác sĩ Nguyễn Tài Thu, người đã đưa nền y học châm cứu Việt Nam thành một thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Đó còn là vận động viên wushu Thuý Hiền, vận động viên nhảy cao Bùi Thị Nhung, vận động viên cử tạ Hoàng Anh Tuấn đã giành được Huy Chương Vàng thể thao Segame để cho lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc Việt Nam kiêu hãnh tung bay trên đấu trường Đông Nam Á. Và đây là tấm gương "kiên trì", "quyết chí", "bền lòng" , vượt qua số phận hiểm nghèo của mình để làm nên sự nghiệp phi thường như là "đào núi" và "lấp biển" vậy. Đấy là anh Bạch Đình Vinh được chương trình ti vi "Người đương thời" hết lời ca ngợi: vì một tai nạn giao thông, anh Vinh bị bại liệt toàn thân, bị chấn thương nặng nội tạng, khuôn mặt bị biến dạng và mất luôn cả tiếng nói. Thế nhưng với một ý chí, nghị lực phi thường, anh đã không gục ngã, mà đứng lên viết tiếp trang cổ tích của cuộc đời mình: sinh viên ba trường Đại học: Giao thông vận tải, Thương Mại, Khoa công nghệ thông tin - Đại học Bách Khoa Hà Nội.

4. Bình luận mở rộng

Lời dạy của Bác là một bài học vô cùng quý giá cho mỗi chúng ta về phương châm sống. Nó đã trở thành bí quyết quan trọng nhất giúp chúng ta thực hiện ước mơ hoài bão của bản thân. Lời dạy đó còn giúp ta có ý chí nghị lực để vượt qua những khó khăn lớn lao thường gặp, để quyết đạt cho được ước mơ của mình. Như thế cũng có nghĩa là lời dạy của Người còn đem lại cho ta lòng tự tin. Khi có được lòng tự tin, chúng ta sẽ có một sức mạnh tinh thần vô địch để làm nên tất cả.
Tuy nhiên, chúng ta nên phải hiểu lời khuyên của Bác một cách đúng đắn và thiết thực. Quyết tâm, ý chí của ta phải đi đôi với hành động, chứ không được quyết tâm suông mà có thể làm nên được sự nghiệp lớn. Và những ước mơ, khát vọng của ta phải phù hợp với điều kiện thực tế, hoàn cảnh chủ quan, khách quan, những tiền đề vật chất nhất định, nếu không chúng ta sẽ trở thành những người phiêu lưu mạo hiểm, những kẻ mơ mộng hão huyền. Hiểu như vậy, chúng ta càng thấm thía lời dạy của Bác Hồ vô cùng đúng đắn.

III. Kết luận

Tóm lại bốn câu thơ trên của Bác là một lời khuyên vô cùng quý báu. Bằng trí tuệ sắc sảo, Bác đã vạch ra chân lý, bằng trái tim tràn đầy tình yêu thanh niên, Bác đã ân cần khuyên nhủ, động viên mọi thế hệ hôm nay và mai sau có được phương pháp hành động và suy nghĩ đúng đắn nhằm chiếm lĩnh được những "đỉnh Ôlimpia" của cuộc đời và sự nghiệp.

13 tháng 9 2023

- Một số câu văn trong bài hịch nêu lí lẽ và một số câu văn bộc lộ nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn:

+ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong ra ngựa, ta cũng vui lòng.

+ Giặc với ta là kẻ thù không đợi trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi dẹp yên quân giặc, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? Ta viết ra bài hịch này để các người biết bụng ta.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Một số câu văn trong bài hịch nêu lí lẽ và một số câu văn bộc lộ nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn:

+ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong ra ngựa, ta cũng vui lòng.

+ Giặc với ta là kẻ thù không đợi trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi dẹp yên quân giặc, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? Ta viết ra bài hịch này để các người biết bụng ta.