K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 1 2019

Kính thưa toàn thể CBVG, NV và các bậc phụ huynh học sinh than mếm! Hôm nay được sự nhất trí của BGH nhà trường . Nhà trường có tổ chức buổi nói chuyện phát thanh tuyên truyền về bệnh tay chân miệng.

Để chúng ta hiểu thêm về bệnh sau đây là một số thong tin về bệnh tay chân miệng .

Bệnh Tay chân miệng là bệnh do các vi-rút đường ruột gây ra, biểu hiện bằng trẻ sốt nhẹ, nổi bóng nước trong miệng, ở bàn tay, bàn chân, mông và gối. Nếu do nhiễm Enterovirus 71, là virus có độc lực rất mạnh, có thể gây ra biến chứng tim mạch, phù phổi, viêm não - màng não và tử vong.

Bệnh lây trực tiếp qua tiếp xúc giữa người bệnh với người lành hoặc có thể lây lan qua vật dụng có dính chất tiết mũi họng và dịch ở các bóng nước. Không có côn trùng trung gian truyền bệnh. Nên có thể ngăn ngừa lây lan bệnh bằng các biện pháp vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.

Ba việc cần làm để phòng bệnh tay chân miệng.

Mọi người cùng tham gia thực hiện, trong đó các bà mẹ và cô giáo và người chăm sóc trẻ cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh sau đây:

3.1 Ăn uống sạch:

- Ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi để nguội;

- Ăn ngay sau khi nấu xong, che đậy không cho ruồi, gián, chuột chạm vào thức ăn.

- Trong nhà trẻ, mẫu giáo, mỗi em dùng chén, ly, muỗng riêng.

3.2. Ở sạch:

- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, chăm sóc trẻ, làm thức ăn, cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh, làm vệ sinh cho trẻ, ngay khi xong công việc;

- Rửa tay cho trẻ hoặc hướng dẫn cho trẻ rửa tay với xà phòng nhiều lần trong ngày; Mỗi em dùng mỗi khăn riêng;

- Quét nhà, lau nhà hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn; Dọn dẹp nhà cửa thông thoáng;

- Không đi cầu, đổ phân của trẻ em ra ruộng đồng, ao mương, sông suối. Mỗi nhà nên có nhà tiêu hợp vệ sinh.

3.3. Đồ dùng vật dụng:

- Bàn ghế, đồ dùng hàng ngày phải sạch: phải được lau sạch hàng ngày; Riêng ở Nhà trẻ, mẫu giáo cần vệ sinh và sát khuẩn ít nhất mỗi lần/ ngày bằng dung dịch Cloramine B.

- Cha mẹ, thầy cô giáo cần khám miệng, bàn tay, bàn chân trẻ mỗi sáng, nếu thấy có những chấm đỏ, bóng nước nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay và thực hiện đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc.

ĐỂ CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG HÃY RỬA TAY NHIỀU LẦN TRONG NGÀY BẰNG NƯỚC SẠCH VÀ XÀ PHÒNG.

=> Đây cũng là bài tuyên truyền về bệnh Tay Chân Miệng trong nhà trường. Các bạn có thể tham khảo và lựa chọn để tuyên truyền về bệnh này trong trường học của mình.

27 tháng 1 2019

Nguyên nhân

Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, từ đầu năm 2018 đến nay có hơn 100 bệnh nhi tay-chân-miệng điều trị tại khoa. Trung bình ngày nào cũng có bệnh nhân nhập viện. Bố mẹ nên biết các nguyên nhân dẫn đến bệnh để có cách phòng tránh bệnh, cũng như cách chăm sóc cho bé.

Bệnh tay-chân-miệng là bệnh nhiễm virut cấp tính. 2 virut gây bệnh chính là Coxsackievirut A16 và Enteroviruts 71. Virus này có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng hoặc các chất tiết từ mũi miệng hay phân của trẻ bệnh. Có 3 con đường lây truyền bệnh chủ yếu:

Thứ nhất, trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh; bị nhiễm bệnh do hít phải nước bọt của trẻ bệnh văng ra trong lúc ho hay hắt hơi.

Thứ hai, do trẻ lành cầm nắm đồ chơi hay chạm vào sàn nhà có dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh.

Thứ ba, lây qua bàn tay của người chăm sóc trẻ.

Virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết, từ đó phát triển rất nhanh gây ra các tổn thương da và niêm mạc.

Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường trội lên thành mùa là từ tháng 3-5 và tháng 9-12. Bệnh gặp ở bất kỳ tuổi nào nhưng thường ở trẻ dưới 10 tuổi là chủ yếu. Bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong.

Các biện pháp phòng tránh bệnh tay-chân-miệng cho trẻ

Rửa tay bằng xà phòng biện pháp hiệu quả để phòng tránh bệnh tay-chân-miệng ở trẻ em. Ảnh Sức khỏe và đời sống

Hiện nay chưa có vắc-xin để phòng bệnh tay-chân-miệng. Vì vậy, cha mẹ cần phải chú ý hơn nữa đến các biện pháp phòng bệnh.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng như sau:

Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng với nước sạch, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Tránh tiếp xúc: Với những trẻ có biểu hiện mắc bệnh tay chân miệng và không đến những nơi có mầm bệnh, đặc biệt những vùng có nguy cơ phát triển thành dịch.

Làm sạch môi trường: Xung quanh như đồ chơi, nhà cửa.

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng và miễn dịch.

Theo dõi phát hiện sớm: Để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

Khi phát hiện trẻ bị bệnh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các trường hợp biến chứng có thể xảy ra

13 tháng 3 2023

batngo

13 tháng 3 2023

 tk : Bệnh nấm candida là nhiễm trùng da và niêm mạc do loài Candida, phổ biến nhất Candida albicans. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào và phổ biến nhất là ở các nếp gấp, các kẽ ngón, bộ phận sinh dục, bề mặt da, và niêm mạc miệng. Triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể thay đổi theo vị trí nhiễm. Chẩn đoán là dựa vào triệu chứng lâm sàng và cạo da soi tươi trong kali hydroxit (KOH). Điều trị bằng các chất làm khô và thuốc chống nấm.

30 tháng 4 2021

Các tật của mắt

 

Nguyên nhân

Cách khắc phục

Cận thị là tật mà mắt  chỉ có khả năng nhìn gần

– Bẩm sinh: Cầu mắt dài

 

– Do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách (đọc gần) => thể thuỷ tinh quá phồng.

– Đeo kính mặt lõm (kính cận).

Viễn thị là tật mắt chỉ có khả năng nhìn xa

– Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn.

– Do thể thuỷ tinh bị lão hoá (người già) => không phồng được.

– Đeo kính mặt lồi (kính viễn).

 
8 tháng 1 2022

Duy trì các thói quen tốt cho sức khỏe như tập thể dục giữa ca làm việc

Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân để phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế

Rửa tay thường xuyên với xà phòng trong ít nhất 30 giây hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn khi không có điều kiện rửa tay với xà phòng. Rửa tay tại các thời điểm: trước khi vào làm việc, sau giờ nghỉ giải lao, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Thường xuyên súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng, đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng; Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi, động vật hoang dã.

Chuẩn bị các trang bị cá nhân cần thiết cho thời gian làm việc như nước uống hợp vệ sinh và cốc uống dùng riêng (đảm bảo vệ sinh); khăn giấy, khẩu trang, găng tay, dung dịch sát khuẩn trên 60% nồng độ cồn khi không có điều kiện rửa tay bằng xà phòng trong quá trình làm việc; quần áo sử dụng riêng khi làm việc, túi đựng rác (nếu cần)…

Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc mặt trước khuỷu tay để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp ra không khí. Bỏ khăn giấy che mũi, miệng vào túi đóng kín để vứt vào thùng rác đúng nơi quy định và rửa tay với xà phòng.

Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh. Nghiêm cấm hành vi khạc, nhổ tại nơi làm việc.

Giữ ấm cơ thể, duy trì các thói quen tốt cho sức khỏe như tập thể dục giữa ca làm việc, tích cực vận động cơ thể; ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, chai nước, khăn tay,…

Người lao động tự theo dõi sức khỏe nếu có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở thì chủ động ở nhà, ký túc xá và thông báo cho đơn vị quản lý.

Nếu phát hiện bản thân hoặc người cùng làm việc/khách hàng có một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở thì bản thân hoặc hướng dẫn người cùng làm việc/khách hàng hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh và phải báo cho người quản lý hoặc/và người làm công tác y tế tại nơi làm việc.
Không có thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử tại nơi làm việc đối với các trường hợp đã hoàn thành việc cách ly y tế hoặc phải đi công tác đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19

20 tháng 1 2021

Nguyên nhân bệnh tiểu đường: di truyền, béo phì, mỡ bụng, stress, ít vận động, sỏi thận, ngủ không đủ giấc, buồng trứng đa nang, bỏ bữa ăn sáng, ....

Cơ chế bệnh tiểu đường: 

+ Tuýp 1: Tuyến tụy sản xuất ít hoặc không có insulin. Insulin là một hormone cần thiết để cho phép đường (glucose) đi vào tế bào để tạo ra năng lượng. Kết quả là đường máu tăng cao, đến một mức nào đó sẽ đào thải qua nước tiểu, gây nên tình trạng đái tháo đường

+ Tuýp 2: Tuyến tụy bài tiết đủ insuline nhưng các tế bào trong cơ thể kháng lại tác dụng của insuline hoặc do lượng Glucose đưa vào cơ thể quá nhiều, insuline do tụy tiết ra không đủ để đáp ứng việc vận chuyển chúng vào trong tế bào. Kết quả là đường máu tăng cao, đến một mức nào đó sẽ đào thải qua nước tiểu, gây nên tình trạng đái tháo đường

Biểu hiện bệnh tiểu đường:

+ Liên tục khát nước. 

+ Đi tiểu nhiều lần trong ngày. 

+ Sụt cân bất thường. 

+ Đói và mệt mỏi. 

+ Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm. 

+ Thị lực yếu đi.

Cách phòng chống bệnh tiểu đường

- Phải lên kế hoạch để có chế độ ăn uống hợp lý:

+ Giảm đường, tinh bột và chất ngọt, thay thế bằng chất đạm từ thịt, cá, trứng và rau xanh, hoa quả.

+ Nên lựa chọn những loại ngũ cốc còn nguyên màng cám, gạo không nên xát kỹ. Không nên ăn quá no, có thể chia nhỏ các bữa ăn và nhai thật kỹ

+ Tăng cường ăn cá, tối thiểu 2 bữa/tuần

+ Hạn chế thức ăn giàu mỡ động vật, nội tạng động vật

+ Tăng cường khẩu phần rau, hoa quả trong các bữa ăn

+ Hạn chế ăn mặn, nước ngọt có gas, bánh kẹo

+ Hạn chế tối đa những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...

- Tập luyện thể thao đúng và hợp phù hợp mình

+ Hàng ngày, có thể đi bộ hoặc tập 1 môn thể dục nào đó với thời lượng khoảng 45p – 60 phút mỗi ngày, và không nên nghỉ quá 2 ngày trong 1 tuần.

+ Để nhớ và duy trì được thói quen này, nên nghỉ ngơi sau ăn khoảng 30-45 phút, sau đó đi bộ xung quanh khoảng 15-20 phút. Vậy tổng giờ hoạt động trong ngày sau 3 bữa chính sẽ được đảm bảo.

- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ kiểm soát chỉ số đường huyết nhanh chóng