Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các tật của mắt | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần | – Bẩm sinh: Cầu mắt dài – Do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách (đọc gần) => thể thuỷ tinh quá phồng. | – Đeo kính mặt lõm (kính cận). |
Viễn thị là tật mắt chỉ có khả năng nhìn xa | – Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn. – Do thể thuỷ tinh bị lão hoá (người già) => không phồng được. | – Đeo kính mặt lồi (kính viễn). |
3. Thiếu hoocmon trioxin sẽ gây bệnh bướu cổ.
nguyên nhân - Bệnh bướu cổ do thiếu I-ốt : tuyến giáp hoạt động yếu do thiếu I-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, hooc-môn tirôxin không tiết ra, sự trao đổi chất giảm, tuyến yên sẽ tiết hoóc-môn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động làm phì đại tuyến gây bệnh bướu cổ. Trẻ bị bệnh chậm lớn, trí óc kém phát triển, người lớn trí nhớ kém
Cách phòng chống :
-Ăn muối I-ốt và một số thức ăn có nhiều I-ốt như hải sản, trứng, sữa,…; Không dùng kéo dài các thuốc, thức ăn ức chế hấp thu I - ốt, sản xuất hoóc-môn đã nêu trên.
Vì vậy phương pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh bướu cổ vẫn là: Bổ sung I-ốt vào thức ăn hàng ngày thông qua sử dụng muối I- ốt.
Nêu nguyên nhân, triệu chứng, đường lây, hậu quả, cách phòng chống bệnh đau mắt hột?
Nguyên nhân
- Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis là tác nhân đặc trưng gây bệnh đau mắt hột
Triệu chứng
- Khi bị bệnh đau mắt hột, người bệnh thường có các dấu hiệu như ngứa, sưng và kích ứng mí mắt; gỉ mắt chứa chất nhầy hoặc dịch mủ; cảm giác đau mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng.
- Hột ở mắt xuất hiện. Hột có hình tròn thường nổi trên bề mặt kết mạc hay ở rìa giác mạc, màu xám trắng, mạch máu vây quanh, bò lên trên mắt hột. Hột thường xuất hiện nhiều, có kích thước không đồng đều từ 0,5 mm trở lên.
- Xuất hiện nhú gai là những khối có hình đa giác, màu hồng, có trục máu ở giữa tỏa ra các mao mạch xung quanh.
- Sẹo xuất hiện điển hình ở kết mạc sụn mi trên. Sẹo là những dải xơ trắng hình sao, có nhánh hình thành dạng lưới.
- Sẹo là tổn thương chứng tỏ bệnh đau mắt hột đã tiến triển lâu.
Đường lây
- Từ người sang người hoặc do ruồi mang mầm bệnh từ người lày sang người khác
Hậu quả
- Gây giảm thị lực và đau mắt và tạo sẹo kết mặc làm cho sụn mi ngắn lại, bờ mi lộn vào trong gây lông quặm và nặng nhất là mù vĩnh viễn.
Cách phòng chống
- Phải nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ trong cộng đồng.
- Người bệnh không dùng chung các dụng cụ sinh hoạt cá nhân với người lành. Nguồn nước vệ sinh cá nhân phải là nước sạch.
- Khi phát hiện phải đi khám kịp thời.
Nêu nguyên nhân, triệu chứng, đường lây, hậu quả, cách phòng chống bệnh đau mắt hột?
Nguyên nhân
- Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis là tác nhân đặc trưng gây bệnh đau mắt hột
Triệu chứng
- Khi bị bệnh đau mắt hột, người bệnh thường có các dấu hiệu như ngứa, sưng và kích ứng mí mắt; gỉ mắt chứa chất nhầy hoặc dịch mủ; cảm giác đau mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng.
- Hột ở mắt xuất hiện. Hột có hình tròn thường nổi trên bề mặt kết mạc hay ở rìa giác mạc, màu xám trắng, mạch máu vây quanh, bò lên trên mắt hột. Hột thường xuất hiện nhiều, có kích thước không đồng đều từ 0,5 mm trở lên.
- Xuất hiện nhú gai là những khối có hình đa giác, màu hồng, có trục máu ở giữa tỏa ra các mao mạch xung quanh.
- Sẹo xuất hiện điển hình ở kết mạc sụn mi trên. Sẹo là những dải xơ trắng hình sao, có nhánh hình thành dạng lưới.
- Sẹo là tổn thương chứng tỏ bệnh đau mắt hột đã tiến triển lâu.
Đường lây
- Từ người sang người hoặc do ruồi mang mầm bệnh từ người lày sang người khác
Hậu quả
- Gây giảm thị lực và đau mắt và tạo sẹo kết mặc làm cho sụn mi ngắn lại, bờ mi lộn vào trong gây lông quặm và nặng nhất là mù vĩnh viễn.
Cách phòng chống
- Phải nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ trong cộng đồng.
- Người bệnh không dùng chung các dụng cụ sinh hoạt cá nhân với người lành. Nguồn nước vệ sinh cá nhân phải là nước sạch.
- Khi phát hiện phải đi khám kịp thời.
Nguyên nhân:
- Do di truyền
- Do lối sống không lành mạnh
Cách khắc phục:
- Không nằm, quỳ để đọc sách hoặc viết bài.
- Không tự ý dùng kính đeo mắt không đúng tiêu chuẩn.
- Thường xuyên tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời.
- Khi xem ti vi, video phải ngồi cách xa màn hình tối thiểu 2,5 m, nơi ánh sáng phòng phù hợp.
....
Bạn tham khảo :
Cấu tạo :
+ Các cơ quan trong ống tiêu hoá :
→ Khoang miệng, họng, thực quản. dạ dày, tá tràng, ruột non ruột già, ruột thừa, ruột thẳng, hậu môn.
+ Các tuyến tiêu hoá :
→ Tuyến nước bọt, tuyến vi, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột
Qúa trình tiêu hóa ở khoang miệng :
++ Biến đổi lí học :
→ Thức ăn khi được đưa vào khoang miệng sẽ được nghiền nát, xé nhỏ, đảo trộn thấm đều nước bọt
+ Biến đổi hóa học :
→ 1 phần tinh bột chín được Enzim Amilaza trong nước bọt biến đổi thành Đường Mantôzơ
Qúa trình tiêu hóa ở dạ dày :
+ Biến đổi hóa học :
→ Loại thức ăn protein được phân cắt thành một phần thành các chuỗi ngắn gồm 3−10 axit amin.
++ Biến đổi lí học :
→ Dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn
Biện pháp :
− Ăn chậm, nhai kĩ : giúp thức ăn được nghiền nhỏ hơn, dễ thấm dịch tiêu hóa hơn
− Ăn đúng giờ, đúng bữa thì : sự tiết dịch tiêu hóa sẽ thuận lợi hơn, số lượng và chất lượng dịch tiêu hóa cao hơn
− Ăn thức ăn hợp khẩu vị cũng như ăn trong bầu không khí vui vẻ : đều giúp sự tiết dịch tiêu hóa tốt hơn
− Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi : giúp cho hoạt động tiết dịch tiêu hóa cũng như hoạt động co bóp của dạ dày và ruột được tập trung hơn
- Nguyên nhân :
+ Uống nước không đủ. Lượng nước tiểu tạo thành ít. Khi đó, các chất khoáng như calci, oxalic… sẽ tích tụ nhiều ở thận gây ra sỏi thận.
+ Chế độ ăn uống thiếu hợp lý, thói quen ăn mặn, ăn nhiều thịt.
+ Ăn quá nhiều rau cũng có thể gây ra sỏi thận.
- Cách phòng tránh :
+ Uống đủ nước ( khoảng 2l mỗi ngày ).
+ Có chế độ ăn uống hợp lý. Không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa calci, không ăn mặn, ăn nhiều đạm hay nhiều mỡ.
+ Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều oxalat như : trà đặc, cà phê, chocolate, ngũ cốc, rau muống,…
+ Tập thể dục thường xuyên.
Nguyên nhân của bệnh sỏi thận:
- Uống ít nước
- Ăn quá mặn hoặc ăn nhiều dầu mỡ
- Thường xuyên nhịn tiểu lâu
- Chế độ ăn uống chưa hợp lí
Cách phòng chống bệnh sỏi thận:
- Tuyệt đối không nhịn tiểu
- Uống nước đầy đủ
- Không ăn quá mặn hoặc ăn nhiều dầu mỡ
- Chế độ ăn uống hợp lí
- Bổ sung canxi đầy đủ
- Tập thể dục thường xuyên
Nguồn: https://benhvienthucuc.vn/tim-hieu-nguyen-nhan-soi-than-la-gi-va-cach-phong-tranh/
1. Nguyên nhân sỏi thận thường gặp
Nước tiểu chứa nhiều chất khoáng và muối hòa tan. Hàm lượng các chất này tăng cao sẽ kết tinh tạo thành sỏi. Ban đầu sỏi thận có thể chỉ rất nhỏ nhưng càng về sau càng to, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe.
1.2. Lượng nước tiểu thấp – nguyên nhân sỏi thận chính1.2. Chế độ ăn uống cũng là nguyên nhân sỏi thận cần lưu ý1.3. Một số bệnh lý :Một số bệnh lý đường ruột gây tiêu chảy như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng… cũng nằm trong nhóm nguyên nhân sỏi thận. Cụ thể là tiêu chảy gây mất nước khiến lượng nước tiểu giảm. Cơ thể của bạn đồng thời có thể hấp thu quá nhiều oxalat, dẫn tới nồng độ chất này trong nước tiểu tăng cao. Hai yếu tố này kết hợp lại với nhau có thể tạo thành sỏi canxi oxalat.1.4. Béo phì1.5. Thuốc1.6. Tiền sử gia đình
2. Cách phòng tránh sỏi thận cần biết
– Uống nhiều nước: trung bình 3 lít nước/ngày là mức được khuyến nghị cho người trưởng thành nhằm phòng tránh sỏi thận. Nước ở đây là nước lọc, hạn chế nước ngọt, đồ uống có ga, rượu bia, cà phê, trà đặc…Với các trường hợp làm việc nặng, sống trong môi trường nóng bức ra nhiều mồ hôi cần uống nhiều nước để bù lại.Uống nhiều nước là cách đơn giản nhất để phòng chống sỏi thận.
– Ăn nhạt: cắt giảm lượng muối tiêu thụ y bằng cách chọn các phương pháp chế biến như luộc, hấp thay vì chiên, xào, kho… Tránh sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp… vì chúng thường chứa nhiều muối.
– Ăn nhiều rau, quả, trái cây: kali, chất xơ, magiê, chất chống oxy hóa, phytate và citrate trong các loại rau quả sẽ giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận.
– Hạn chế các loại thực phẩm giàu oxalat: để giảm lượng tiêu thụ oxalat nên tránh ăn các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, lạc cũng như các loại đậu. Sô cô la, cacao, trà cũng là những thực phẩm có hàm lượng oxalat cao.
– Hạn chế thịt động vật: để giảm bớt lượng axit trong cơ thể dễ tạo thành sỏi, bạn nên cắt giảm bớt khẩu phần các loại thịt lợn, thịt gà, thịt bò,
– Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, đọc kỹ hướng dẫn. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng các loại thực phẩm chức năng.
Chúc em học tốt !
tham khảo--1--So sánh giữa các triệu chứng. Điểm khác biệt rõ nhất khi phân biệt cận thị và viễn thị qua triệu chứng đó chính là tầm nhìn. Người bị cận thị có tầm nhìn gần, nhìn rõ các vật ở gần và nhìn mờ các vật ở xa. Người bị viễn thị thì có tầm nhìn xa, nhìn rõ các vật ở xa và nhìn mờ các vật ở gần.----------------Nguyên nhân gây cận thị? Cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài, liên quan đến công suất hội tụ của giác mạc và thể thủy tinh của mắt, khiến những tia sáng đi vào mắt hội tụ tại một điểm trước võng mạc thay vì đúng ngay tại võng mạc. Bệnh cũng có thể xảy ra do giác mạc và/hoặc thể thủy tinh quá cong so với nhãn cầu.----------------
Cách khắc phục và điều trị bệnh lýCả cận và viễn thị đều có thể khắc phục được bằng cách đeo kính, tuy nhiên loại kính dùng lại khác nhau. Người bị cận sẽ dùng thấu kính phân kỳ (kính lõm), còn người bị viễn thị sẽ đeo kính hội tụ (kính lồi).
Nguyên nhân
Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, từ đầu năm 2018 đến nay có hơn 100 bệnh nhi tay-chân-miệng điều trị tại khoa. Trung bình ngày nào cũng có bệnh nhân nhập viện. Bố mẹ nên biết các nguyên nhân dẫn đến bệnh để có cách phòng tránh bệnh, cũng như cách chăm sóc cho bé.
Bệnh tay-chân-miệng là bệnh nhiễm virut cấp tính. 2 virut gây bệnh chính là Coxsackievirut A16 và Enteroviruts 71. Virus này có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng hoặc các chất tiết từ mũi miệng hay phân của trẻ bệnh. Có 3 con đường lây truyền bệnh chủ yếu:
Thứ nhất, trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh; bị nhiễm bệnh do hít phải nước bọt của trẻ bệnh văng ra trong lúc ho hay hắt hơi.
Thứ hai, do trẻ lành cầm nắm đồ chơi hay chạm vào sàn nhà có dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh.
Thứ ba, lây qua bàn tay của người chăm sóc trẻ.
Virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết, từ đó phát triển rất nhanh gây ra các tổn thương da và niêm mạc.
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường trội lên thành mùa là từ tháng 3-5 và tháng 9-12. Bệnh gặp ở bất kỳ tuổi nào nhưng thường ở trẻ dưới 10 tuổi là chủ yếu. Bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong.
Các biện pháp phòng tránh bệnh tay-chân-miệng cho trẻ
Rửa tay bằng xà phòng biện pháp hiệu quả để phòng tránh bệnh tay-chân-miệng ở trẻ em. Ảnh Sức khỏe và đời sống
Hiện nay chưa có vắc-xin để phòng bệnh tay-chân-miệng. Vì vậy, cha mẹ cần phải chú ý hơn nữa đến các biện pháp phòng bệnh.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng như sau:
Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng với nước sạch, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Tránh tiếp xúc: Với những trẻ có biểu hiện mắc bệnh tay chân miệng và không đến những nơi có mầm bệnh, đặc biệt những vùng có nguy cơ phát triển thành dịch.
Làm sạch môi trường: Xung quanh như đồ chơi, nhà cửa.
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng và miễn dịch.
Theo dõi phát hiện sớm: Để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
Khi phát hiện trẻ bị bệnh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các trường hợp biến chứng có thể xảy ra