K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1 2019

Côn Đảo – nơi trước kia được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, nơi mà thực dân Pháp đã lập nên nhà tù giam cầm những người chiến sĩ yêu nước và cách mạng với tất cả những kiểu đày ải, tra tấn con người tàn nhẫn nhất. Chúng quyết tâm làm lung lay, tiêu tan ý chí, lý tưởng của những người tù yêu nước. Chúng nhầm tưởng rằng sẽ dễ dàng khuất phục được lòng yêu nước của những người tù An Nam.

Nhưng những con người ấy với dòng máu nóng của hồn Việt, với tinh thần quả cảm, ý chí kiên cường luôn tỏ rõ được thế đứng bất khuất trước kẻ thù. Dù lúc nào họ cũng phải đối mặt với những đày ải, lao động khổ sai nặng nhọc, dã man nhất. Dù phải chống chọi với cái khắc nghiệt giữa nơi đảo xa trơ trọi, giữa biển khơi, giữa cái ngột ngạt nơi nhà tù kìm hãm, bó buộc thể xác con người, những người tù yêu nước như Phan Chu Trinh vẫn luôn dõng dạc thể hiện chính mình trước kẻ thù, trước trời đất:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non

“Làm trai” – Phan Chu Trinh đầy tự hào khi được là một đấng nam nhi đứng giữa trời đất. Rất kiêu hãnh, người anh hùng đã tự khẳng định mình với tất cả khát vọng mãnh liệt được cống hiến cho đời. Hình ảnh người trai sừng sững đứng giữa đất Côn Lôn, đầu đội trời chân đạp đất, hiên ngang ngẩng mặt trước thiên nhiên rộng lớn làm ta chợt gặp lại một Nguyễn Công Trứ cũng với ý chí ấy:

Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.

Tiếp nối với quan niệm truyền thống, Phan Chu Trinh đã thể hiện rõ bản lĩnh của những con người đất Việt anh hùng. Vẻ đẹp hùng tráng của ông còn được thể hiện qua hành động, qua sức mạnh của kẻ làm trai: “Lừng lẫy làm cho lở núi non”.,

Đấng nam nhi không hề e ngại trước công việc đập đá nặng nề, mệt nhọc mà quyết chí làm cho “lở núi non”, quyết chí thể hiện cái tôi bản lĩnh, cái chí làm trai mong mỏi, khao khát được “lừng lẫy”, vang danh trong trời đất. Người anh hùng ấy với tư thế chủ động vượt lên cả thân phận của người tù để thể hiện chính mình, khẳng định sức mạnh bản thân:

Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn

Đập đá giờ đây không còn là công việc khổ sai, không còn là nỗi ám ảnh nặng nề trong công việc của người tù. Đập đá đối với Phan Chu Trinh bỗng chốc trở thành một cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên. Và hiện ra trong cuộc chiến đấu ấy là tư thế hùng dũng của người anh hùng trong thần thoại, lẫm liệt, phi thường. Vận dụng lối khoa trương trong văn chương truyền thống, việc đập đá thể hiện một sức mạnh ghê gớm “đánh tan năm bảy đống” – “đập bể mấy trăm hòn” với hành động hết sức dứt khoát, nhanh lẹ, nhẹ nhàng “xách búa” – “ra tay”. Hai câu thực đã thật sự làm choáng ngợp trong tâm trí người đọc hình ảnh người tù yêu nước thật đẹp, thật kỳ lạ trong cái tư thế ngạo nghễ hiên ngang giữa vũ trụ đất trời với tất cả lòng ngưỡng mộ và kính phục.

Bên trong con người anh hùng đầy hiên ngang đầy kiêu hãnh, bên trong cái giọng điệu hùng dũng hào sảng là cả một con người son sắt niềm tin, bền gan vững chí, một con người mang đầy tâm trạng trước thời cuộc với giọng điệu lãng mạn:

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son

Đã bước vào con đường cứu nước, giải phóng dân tộc nghĩa là người anh hùng Phan Chu Trinh đã chấp nhận chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ, vậy thì sá gì tháng ngày – mưa nắng, sá gì thử thách cuộc đời. Để rồi càng vất vả, càng thử thách thì người anh hùng càng chịu đựng dẻo dai, càng kiên cường bất khuất. Và việc chịu cảnh tù đày, lao động khổ nhọc chỉ làm cho phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cứu nước được khắc hoạ rõ nét hơn mà thôi. Lời khẳng định đầy khí phách, đầy rắn rỏi của người tù khiến ta hiểu thêm, yêu thêm, phục thêm cho một con người xem thường mọi gian lao thử thách và luôn vững niềm tin, vững lòng vững dạ không nguôi đi ý chí chiến đấu của mình.

Không phải ai cũng như Phan Chu Trinh, giữa hoàn cảnh đầy khắc nghiệt như vậy mà lại có khẩu khí ngang tàng:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con

Thần thoại Trung Quốc đã có một bà Nữ Oa đội đá vá trời thì trong công việc cứu nước ngày nay, có những con người gan dạ, anh hùng đã tự nhận, tự khẳng định mình là “những kẻ vá trời” để nói lên chí lớn của bản thân trước những thử thách gian nan trên đường chiến đấu. Phan Chu Trinh đã biến công việc “đập đá” khổ sai trở thành một hình tượng thơ thật đẹp, thật ý nghĩa. Đập đá đối với ông là cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên, còn là công việc gian nan chiến đấu, thực hiện lý tưởng cách mạng, một hành trình đầy chông gai.

Tự nhận là những kẻ vá trời còn là thể hiện một chỗ đứng quyền uy, một công việc chính nghĩa để đối chọi với kẻ thù. Và khi sa vào chốn đầy ải tù đày, thì người anh hùng chỉ xem là lúc lỡ bước thường tình, là việc con con thì có gì đáng kể. Người anh hùng đã xem thường hoàn cảnh, không chịu khuất phục trước “gian nan” tầm thường để giữ vững được ý chí, niềm tin, để cất lên câu thơ đầy tự hào mang khẩu khí ngang tàng đáng nể phục. Ta thấy được, cảm nhận được một tâm hồn thật đẹp của người tù yêu nước, một tâm hồn thanh cao, kiên cường, quyết chí vì công cuộc cách mạng, vì tự do của dân tộc.

Vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp của tầm vóc Phan Chu Trinh đã làm nên một hình tượng người anh hùng vừa oai phong lẫm liệt vừa sâu sắc tình cảm. Bài thơ vừa mang cái không khí hào hùng sôi nổi của người chiến sĩ cách mạng, vừa chứa đựng cả một tấm lòng, một tinh thần đẹp đẽ, giàu xúc cảm. Vì vậy mà hình ảnh người tù yêu nước Phan Chu Trinh đã hằn sâu vào tâm trí người đọc tự nhiên, nhẹ nhàng, trong niềm cảm phục khôn nguôi.

Đập đá ở Côn Lôn – nói đến chuyện đập đá mà không chỉ là đập đá, nói đến chuyện đày ải cực nhọc mà không thấy chút tiều tụy khổ sở của người tù khổ sai. Bài thơ hiện lên trước mắt ta là một bức chân dung rất thực về ý chí, tinh thần người làm trai không nề hà gian nguy, vất vả, luôn đặt mình lên trên cái ngột ngạt, khổ sở chốn “địa ngục trần gian” để khẳng định một tư thế hiên ngang của người anh hùng Việt Nam.



2 tháng 1 2019

han Chu Trinh đã thể hiện rõ bản lĩnh của những con người đất Việt anh hùng. Vẻ đẹp hùng tráng của ông còn được thể hiện qua hành động, qua sức mạnh của kẻ làm trai: “Lừng lẫy làm cho lở núi non”.,nam nhi không hề e ngại trước công việc đập đá nặng nề, mệt nhọc mà quyết chí làm cho “lở núi non”, quyết chí thể hiện cái tôi bản lĩnh, cái chí làm trai mong mỏi, khao khát được “lừng lẫy”, vang danh trong trời đất. Người anh hùng ấy với tư thế chủ động vượt lên cả thân phận của người tù để thể hiện chính mình, khẳng định sức mạnh bản thân:

Đầu thế kỷ XX, người anh hùng yêu nước Phan Bội Châu đã từng cho rằng việc ở tù chỉ là lúc tạm nghỉ chân trên con đường cứu nước. Phan Chu Trinh cũng vậy, mọi đày ải, khổ cực chốn lao tù đối với ông chỉ là việc “con con”, là chút ít thử thách để bộc lộ chí khí của người nam nhi. Con người ấy hiện lên thật đẹp, thật lẫm liệt, ngang tàng trong bà ithơ Đập đá ở Côn Lôn được viết khi tác giả bị đày ở Côn Đảo.
  • Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh, Ngã văn 8
  • Em hãy phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh
  • Em hãy nhận xét về giọng điệu bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của nhà thơ Phan Châu Trinh
  • Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn

Xem thêm: Đập đá ở Côn Lôn

Côn Đảo – nơi trước kia được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, nơi mà thực dân Pháp đã lập nên nhà tù giam cầm những người chiến sĩ yêu nước và cách mạng với tất cả những kiểu đày ải, tra tấn con người tàn nhẫn nhất. Chúng quyết tâm làm lung lay, tiêu tan ý chí, lý tưởng của những người tù yêu nước. Chúng nhầm tưởng rằng sẽ dễ dàng khuất phục được lòng yêu nước của những người tù An Nam.

Nhưng những con người ấy với dòng máu nóng của hồn Việt, với tinh thần quả cảm, ý chí kiên cường luôn tỏ rõ được thế đứng bất khuất trước kẻ thù. Dù lúc nào họ cũng phải đối mặt với những đày ải, lao động khổ sai nặng nhọc, dã man nhất. Dù phải chống chọi với cái khắc nghiệt giữa nơi đảo xa trơ trọi, giữa biển khơi, giữa cái ngột ngạt nơi nhà tù kìm hãm, bó buộc thể xác con người, những người tù yêu nước như Phan Chu Trinh vẫn luôn dõng dạc thể hiện chính mình trước kẻ thù, trước trời đất:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non

“Làm trai” – Phan Chu Trinh đầy tự hào khi được là một đấng nam nhi đứng giữa trời đất. Rất kiêu hãnh, người anh hùng đã tự khẳng định mình với tất cả khát vọng mãnh liệt được cống hiến cho đời. Hình ảnh người trai sừng sững đứng giữa đất Côn Lôn, đầu đội trời chân đạp đất, hiên ngang ngẩng mặt trước thiên nhiên rộng lớn làm ta chợt gặp lại một Nguyễn Công Trứ cũng với ý chí ấy:

Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.

Tiếp nối với quan niệm truyền thống, Phan Chu Trinh đã thể hiện rõ bản lĩnh của những con người đất Việt anh hùng. Vẻ đẹp hùng tráng của ông còn được thể hiện qua hành động, qua sức mạnh của kẻ làm trai: “Lừng lẫy làm cho lở núi non”.,

Đấng nam nhi không hề e ngại trước công việc đập đá nặng nề, mệt nhọc mà quyết chí làm cho “lở núi non”, quyết chí thể hiện cái tôi bản lĩnh, cái chí làm trai mong mỏi, khao khát được “lừng lẫy”, vang danh trong trời đất. Người anh hùng ấy với tư thế chủ động vượt lên cả thân phận của người tù để thể hiện chính mình, khẳng định sức mạnh bản thân:

Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn

Đập đá giờ đây không còn là công việc khổ sai, không còn là nỗi ám ảnh nặng nề trong công việc của người tù. Đập đá đối với Phan Chu Trinh bỗng chốc trở thành một cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên. Và hiện ra trong cuộc chiến đấu ấy là tư thế hùng dũng của người anh hùng trong thần thoại, lẫm liệt, phi thường. Vận dụng lối khoa trương trong văn chương truyền thống, việc đập đá thể hiện một sức mạnh ghê gớm “đánh tan năm bảy đống” – “đập bể mấy trăm hòn” với hành động hết sức dứt khoát, nhanh lẹ, nhẹ nhàng “xách búa” – “ra tay”. Hai câu thực đã thật sự làm choáng ngợp trong tâm trí người đọc hình ảnh người tù yêu nước thật đẹp, thật kỳ lạ trong cái tư thế ngạo nghễ hiên ngang giữa vũ trụ đất trời với tất cả lòng ngưỡng mộ và kính phục.

Bên trong con người anh hùng đầy hiên ngang đầy kiêu hãnh, bên trong cái giọng điệu hùng dũng hào sảng là cả một con người son sắt niềm tin, bền gan vững chí, một con người mang đầy tâm trạng trước thời cuộc với giọng điệu lãng mạn:

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son

Đã bước vào con đường cứu nước, giải phóng dân tộc nghĩa là người anh hùng Phan Chu Trinh đã chấp nhận chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ, vậy thì sá gì tháng ngày – mưa nắng, sá gì thử thách cuộc đời. Để rồi càng vất vả, càng thử thách thì người anh hùng càng chịu đựng dẻo dai, càng kiên cường bất khuất. Và việc chịu cảnh tù đày, lao động khổ nhọc chỉ làm cho phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cứu nước được khắc hoạ rõ nét hơn mà thôi. Lời khẳng định đầy khí phách, đầy rắn rỏi của người tù khiến ta hiểu thêm, yêu thêm, phục thêm cho một con người xem thường mọi gian lao thử thách và luôn vững niềm tin, vững lòng vững dạ không nguôi đi ý chí chiến đấu của mình.

Không phải ai cũng như Phan Chu Trinh, giữa hoàn cảnh đầy khắc nghiệt như vậy mà lại có khẩu khí ngang tàng:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con

Thần thoại Trung Quốc đã có một bà Nữ Oa đội đá vá trời thì trong công việc cứu nước ngày nay, có những con người gan dạ, anh hùng đã tự nhận, tự khẳng định mình là “những kẻ vá trời” để nói lên chí lớn của bản thân trước những thử thách gian nan trên đường chiến đấu. Phan Chu Trinh đã biến công việc “đập đá” khổ sai trở thành một hình tượng thơ thật đẹp, thật ý nghĩa. Đập đá đối với ông là cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên, còn là công việc gian nan chiến đấu, thực hiện lý tưởng cách mạng, một hành trình đầy chông gai.

Tự nhận là những kẻ vá trời còn là thể hiện một chỗ đứng quyền uy, một công việc chính nghĩa để đối chọi với kẻ thù. Và khi sa vào chốn đầy ải tù đày, thì người anh hùng chỉ xem là lúc lỡ bước thường tình, là việc con con thì có gì đáng kể. Người anh hùng đã xem thường hoàn cảnh, không chịu khuất phục trước “gian nan” tầm thường để giữ vững được ý chí, niềm tin, để cất lên câu thơ đầy tự hào mang khẩu khí ngang tàng đáng nể phục. Ta thấy được, cảm nhận được một tâm hồn thật đẹp của người tù yêu nước, một tâm hồn thanh cao, kiên cường, quyết chí vì công cuộc cách mạng, vì tự do của dân tộc.

Vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp của tầm vóc Phan Chu Trinh đã làm nên một hình tượng người anh hùng vừa oai phong lẫm liệt vừa sâu sắc tình cảm. Bài thơ vừa mang cái không khí hào hùng sôi nổi của người chiến sĩ cách mạng, vừa chứa đựng cả một tấm lòng, một tinh thần đẹp đẽ, giàu xúc cảm. Vì vậy mà hình ảnh người tù yêu nước Phan Chu Trinh đã hằn sâu vào tâm trí người đọc tự nhiên, nhẹ nhàng, trong niềm cảm phục khôn nguôi.

Đập đá ở Côn Lôn – nói đến chuyện đập đá mà không chỉ là đập đá, nói đến chuyện đày ải cực nhọc mà không thấy chút tiều tụy khổ sở của người tù khổ sai. Bài thơ hiện lên trước mắt ta là một bức chân dung rất thực về ý chí, tinh thần người làm trai không nề hà gian nguy, vất vả, luôn đặt mình lên trên cái ngột ngạt, khổ sở chốn “địa ngục trần gian” để khẳng định một tư thế hiên ngang của người anh hùng Việt Nam.

Côn Đảo – nơi trước kia được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, nơi mà thực dân Pháp đã lập nên nhà tù giam cầm những người chiến sĩ yêu nước và cách mạng với tất cả những kiểu đày ải, tra tấn con người tàn nhẫn nhất. Chúng quyết tâm làm lung lay, tiêu tan ý chí, lý tưởng của những người tù yêu nước. Chúng nhầm tưởng rằng sẽ dễ dàng khuất phục được lòng yêu nước của những người tù An Nam.

Nhưng những con người ấy với dòng máu nóng của hồn Việt, với tinh thần quả cảm, ý chí kiên cường luôn tỏ rõ được thế đứng bất khuất trước kẻ thù. Dù lúc nào họ cũng phải đối mặt với những đày ải, lao động khổ sai nặng nhọc, dã man nhất. Dù phải chống chọi với cái khắc nghiệt giữa nơi đảo xa trơ trọi, giữa biển khơi, giữa cái ngột ngạt nơi nhà tù kìm hãm, bó buộc thể xác con người, những người tù yêu nước như Phan Chu Trinh vẫn luôn dõng dạc thể hiện chính mình trước kẻ thù, trước trời đất:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non

“Làm trai” – Phan Chu Trinh đầy tự hào khi được là một đấng nam nhi đứng giữa trời đất. Rất kiêu hãnh, người anh hùng đã tự khẳng định mình với tất cả khát vọng mãnh liệt được cống hiến cho đời. Hình ảnh người trai sừng sững đứng giữa đất Côn Lôn, đầu đội trời chân đạp đất, hiên ngang ngẩng mặt trước thiên nhiên rộng lớn làm ta chợt gặp lại một Nguyễn Công Trứ cũng với ý chí ấy:

Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.

Tiếp nối với quan niệm truyền thống, Phan Chu Trinh đã thể hiện rõ bản lĩnh của những con người đất Việt anh hùng. Vẻ đẹp hùng tráng của ông còn được thể hiện qua hành động, qua sức mạnh của kẻ làm trai: “Lừng lẫy làm cho lở núi non”.,

Đấng nam nhi không hề e ngại trước công việc đập đá nặng nề, mệt nhọc mà quyết chí làm cho “lở núi non”, quyết chí thể hiện cái tôi bản lĩnh, cái chí làm trai mong mỏi, khao khát được “lừng lẫy”, vang danh trong trời đất. Người anh hùng ấy với tư thế chủ động vượt lên cả thân phận của người tù để thể hiện chính mình, khẳng định sức mạnh bản thân:

Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn

Đập đá giờ đây không còn là công việc khổ sai, không còn là nỗi ám ảnh nặng nề trong công việc của người tù. Đập đá đối với Phan Chu Trinh bỗng chốc trở thành một cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên. Và hiện ra trong cuộc chiến đấu ấy là tư thế hùng dũng của người anh hùng trong thần thoại, lẫm liệt, phi thường. Vận dụng lối khoa trương trong văn chương truyền thống, việc đập đá thể hiện một sức mạnh ghê gớm “đánh tan năm bảy đống” – “đập bể mấy trăm hòn” với hành động hết sức dứt khoát, nhanh lẹ, nhẹ nhàng “xách búa” – “ra tay”. Hai câu thực đã thật sự làm choáng ngợp trong tâm trí người đọc hình ảnh người tù yêu nước thật đẹp, thật kỳ lạ trong cái tư thế ngạo nghễ hiên ngang giữa vũ trụ đất trời với tất cả lòng ngưỡng mộ và kính phục.

Bên trong con người anh hùng đầy hiên ngang đầy kiêu hãnh, bên trong cái giọng điệu hùng dũng hào sảng là cả một con người son sắt niềm tin, bền gan vững chí, một con người mang đầy tâm trạng trước thời cuộc với giọng điệu lãng mạn:

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son

Đã bước vào con đường cứu nước, giải phóng dân tộc nghĩa là người anh hùng Phan Chu Trinh đã chấp nhận chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ, vậy thì sá gì tháng ngày – mưa nắng, sá gì thử thách cuộc đời. Để rồi càng vất vả, càng thử thách thì người anh hùng càng chịu đựng dẻo dai, càng kiên cường bất khuất. Và việc chịu cảnh tù đày, lao động khổ nhọc chỉ làm cho phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cứu nước được khắc hoạ rõ nét hơn mà thôi. Lời khẳng định đầy khí phách, đầy rắn rỏi của người tù khiến ta hiểu thêm, yêu thêm, phục thêm cho một con người xem thường mọi gian lao thử thách và luôn vững niềm tin, vững lòng vững dạ không nguôi đi ý chí chiến đấu của mình.

Không phải ai cũng như Phan Chu Trinh, giữa hoàn cảnh đầy khắc nghiệt như vậy mà lại có khẩu khí ngang tàng:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con

Thần thoại Trung Quốc đã có một bà Nữ Oa đội đá vá trời thì trong công việc cứu nước ngày nay, có những con người gan dạ, anh hùng đã tự nhận, tự khẳng định mình là “những kẻ vá trời” để nói lên chí lớn của bản thân trước những thử thách gian nan trên đường chiến đấu. Phan Chu Trinh đã biến công việc “đập đá” khổ sai trở thành một hình tượng thơ thật đẹp, thật ý nghĩa. Đập đá đối với ông là cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên, còn là công việc gian nan chiến đấu, thực hiện lý tưởng cách mạng, một hành trình đầy chông gai.

Tự nhận là những kẻ vá trời còn là thể hiện một chỗ đứng quyền uy, một công việc chính nghĩa để đối chọi với kẻ thù. Và khi sa vào chốn đầy ải tù đày, thì người anh hùng chỉ xem là lúc lỡ bước thường tình, là việc con con thì có gì đáng kể. Người anh hùng đã xem thường hoàn cảnh, không chịu khuất phục trước “gian nan” tầm thường để giữ vững được ý chí, niềm tin, để cất lên câu thơ đầy tự hào mang khẩu khí ngang tàng đáng nể phục. Ta thấy được, cảm nhận được một tâm hồn thật đẹp của người tù yêu nước, một tâm hồn thanh cao, kiên cường, quyết chí vì công cuộc cách mạng, vì tự do của dân tộc.

Vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp của tầm vóc Phan Chu Trinh đã làm nên một hình tượng người anh hùng vừa oai phong lẫm liệt vừa sâu sắc tình cảm. Bài thơ vừa mang cái không khí hào hùng sôi nổi của người chiến sĩ cách mạng, vừa chứa đựng cả một tấm lòng, một tinh thần đẹp đẽ, giàu xúc cảm. Vì vậy mà hình ảnh người tù yêu nước Phan Chu Trinh đã hằn sâu vào tâm trí người đọc tự nhiên, nhẹ nhàng, trong niềm cảm phục khôn nguôi.

Đập đá ở Côn Lôn – nói đến chuyện đập đá mà không chỉ là đập đá, nói đến chuyện đày ải cực nhọc mà không thấy chút tiều tụy khổ sở của người tù khổ sai. Bài thơ hiện lên trước mắt ta là một bức chân dung rất thực về ý chí, tinh thần người làm trai không nề hà gian nguy, vất vả, luôn đặt mình lên trên cái ngột ngạt, khổ sở chốn “địa ngục trần gian” để khẳng định một tư thế hiên ngang của người anh hùng Việt Nam.

12 tháng 3 2021

Hai câu thơ cuối bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" đã thể hiện được tâm thế hiên ngang, phong thái ung dung cùng tinh thần lạc quan của người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ vô cùng ngắn gọn, súc tích đã thể hiện được hình tượng của 1 vị lãnh tụ vĩ đại trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh gian khó:"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng/Cuộc đời cách mạng thật là sang". Câu thơ thứ nhất đã thể hiện được hoàn cảnh và làm việc của Bác. Người đọc có thể hình dung đó là điều kiện làm việc khó khăn được thể hiện qua từ láy tượng hình đặc sắc "chông chênh". Từ láy này có 2 tầng nghĩa. Tầng nghĩa thứ nhất là nghĩa gốc: bàn làm việc của Bác bằng đá nên gồ ghề và chênh vênh. Tầng nghĩa thứ hai là Bác ngụ ý cho con đường giải phóng dân tộc của đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách phía trước. Tuy nhiên dù là nghĩa nào thì hình ảnh Bác làm việc vẫn hiện lên ung dung, điềm tĩnh. Đây chính là phong thái của người chiến sỹ cách mạng lạc quan và dành trọn cho đất nước, non sông. Câu thơ kết thúc bài thơ "Cuộc đời cách mạng thật là sang" giống như một câu cảm thán khép lại bài thơ và có yếu tố bất ngờ. "Sang" ở đây có thể hiểu là sang trọng, nhưng ý nghĩa đúng hơn vẫn là lòng tự hào của Bác về cuộc đời cách mạng của mình. Vì tình yêu Bác dành hết cho nhân dân, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc nên Bác yêu biết bao cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của mình. Dù cho cuộc đời hoạt động cách mạng có gian khổ nhưng đối với Bác thì đó là chặng đường đầy tự hào vì Bác đang gánh vác trọng trách lớn lao của cả 1 dân tộc. Từ đây, người đọc thấy được tư thế hiên ngang vượt qua mọi khó khăn của người chiến sỹ cách mạng cùng phong thái ung dung, tình yêu cách mạng, yêu đất nước của Bác.

3 tháng 4 2021

Em cần đoạn văn hay bài văn?

Tham khảo đoạn văn nha em:

Với bài thơ Ngắm trăng, Hồ Chí Minh đã thể hiện tình yêu say đắm với ánh trăng trong đêm vắng dù Người đang trong hoàn cảnh lao tù tăm tối, cực khổ Từ bao đời nay, trăng đến với nhà thơ như một người bạn tâm giao, cùng sẻ chia bao nỗi niềm khó nói của thi nhân. Bài thơ mở ra với không gian chật hẹp, tù túng là nhà tù – nơi giam cầm những chiến sĩ cách mạng yêu nước. Bằng biện pháp liệt kê, Người đã khắc họa cuộc sống thiếu thốn nơi đây: không rượu, không hoa. Hoa là biểu tượng của cái đẹp, rượu là chất men say ru hồn ta trong đêm khuya yên tĩnh. Thiếu sự góp mặt của cái đẹp kiêu sa, trang trọng ấy trong buổi ngắm trăng quả là một sự thiếu hụt lớn. Nhưng với Bác, được tận hưởng vẻ đẹp của trăng  đêm nay cũng đã là một điều quý giá. Câu thơ cho thấy tinh thần lạc quan, dù đang đối mặt với hiểm nguy nhưng tâm hồn Bác vẫn say sưa với cái đẹp, hướng thân thể ra ngoài lao với ánh trắng tự do trên bầu trời cao rộng. Vượt lên sự thiếu thốn về vật chất, Bác đã thưởng ngoạn ánh trăng bằng một phong thái ung dung đón nhận và sự lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trăng và Người ở tư thế đối diện: người ngắm trăng, trăng “nhòm” khe cửa, tuy hai mà một. Ánh trăng phải “nhòm” qua song sắt chật hẹp để ngắm được rõ nét hơn khuôn mặt thi sĩ, để đồng cảm, sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn hiện tại của người chiến sĩ. Người đã vượt lên trên bao gông cùm, xiềng xích, dây trói để hòa mình vào thiên nhiên. Trăng không còn là vật vô trí mà như hóa thân, có tâm hồn và tình yêu như con người.Bác hướng đến ánh trăng cũng là hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cộng sản. Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu, lòng say đắm thiên nhiên mà còn thể hiện một tinh thần “thép” trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ. Như vậy, song sắt và xiềng xích nhà tù chỉ có thể giam cầm thân thể chứ không thể ngăn cấm được tâm hồn và lí tưởng cộng sản bừng cháy trong con người ấy.

3 tháng 4 2021

Em cần bài văn cảm nhận chị à

22 tháng 10 2017

Hồng rất thương mẹ. Hồng hiểu nỗi lòng của mẹ. Do đó em tin thế nào cũng có lúc em cũng sẽ được gặp lại mẹ trở về. Và niềm tin cùa em đã không phải là vô vọng: Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: Mẹ ơi! Mẹ ơi!... Chưa biết chắc là mẹ mình nhưng sự mong mỏi, nỗi nhớ da diết về mẹ đã khiến chú bé Hồng không thể nào cưỡng lại được tiếng gọi đó nữa. Nếu Hồng nhầm thì sao? Hồng bộc bạch chân thành: ... cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Còn gì vui sướng, hạnh phúc khi trước mắt Hồng là hình ảnh: mẹ tôi cầm nón vẫy tôi. Đó là cử chỉ âu yếm, thiết tha, là tình cảm ngọt ngào nhất mẹ dành cho đứa con yêu. Hồng sung sướng chạy về phía mẹ: Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu rít cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Ta như nghe thấy nhịp đập gấp gáp đang run lên từ trái tim non nớt của Hồng, hạnh phúc đến một cách đột ngột bất ngờ khiến em cuống quít, vụng về. Dường như bao nhiêu buồn thương, căm giận, vui mừng và hạnh phúc đều vờ òa ra trong tiếng khóc ấy. Dẫu sao Hồng cũng như người đang đi giữa sa mạc đã tìm thấy dòng nước mát lành làm dịu đi một phần những cơn khô khát. Trong cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con, người mẹ hiện lên tuyệt đẹp: gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Người mẹ đẹp như một thiên thần. Bà là một phụ nữ vẫn còn xuân sắc và dồi dào sức sống. Hồng như muốn ôm hết cả hình bóng mẹ vào trong mát của mình cho thỏa thích.

Thế rồi, Hồng ngây ngất, sung sướng tận hưởng tình mẫu tử khi được sà vào lòng mẹ: Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bồng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Em đã mong mỏi những giây phút ấy qua biết bao nhiêu ngày tháng cùng với bao nhiêu là nước mắt. Em đê mê, sung sướng trong tấm lòng ấm áp của mẹ kính yêu. Nhà văn đã đưa vào lòng hồi kí của mình một lời bình tự nhiên, nhẹ nhàng và thấm thía: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Lời bình trữ tình như rót thêm mật ngọt vào tâm hồn bạn đọc để bạn đọc càng thấm thía hơn cái tình mầu tử thiêng liêng, sâu nặng.

Tâm trạng bé Hồng

Không còn cha nhưng giờ đây Hồng đã có mẹ. Mẹ sẽ là niềm an ủi, là chỗ dựa vững chắc cho em trong cuộc đời. Chính niềm tin và tình yêu mãnh liệt đã giúp em chiến thắng tất cả mọi cái ác, giữ được mình, để hôm nay em được thỏa thích trong vòng tay ấm áp cùng tấm lòng nồng nàn tình yêu thương của mẹ.

Qua cuộc hội ngộ đầy cảm động của bé Hồng với mẹ, nhà văn muốn nói với chúng ta một điều: Không một thế lực nào có thể ngăn cản, phá vỡ được tình mẫu tử. Ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc trong những trang hồi kí của Nguyên Hồng là ở đó. Với thành công ấy, tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng sẽ sống mãi trong tâm hồn dân tộc.

11 tháng 3 2021

Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác vào tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trong bước đường hoạt động cách mạng đang bị địch bắt giam tại lao Thừa Phủ - Huế. Bài thơ phản ánh tâm trạng ngột ngạt của một người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh. Tâm trạng ấy càng trở nên bức xúc khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến với bầu trời tự do ở bên ngoài. Đặc biệt giữa không gian tự do ấy bỗng vang ngân tiếng chim tu hú gọi bầy. Với âm thanh da diết đó, nỗi ngột ngạt, u uất còn dồn nén và biến thành niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm hãm nổi.Tác động của âm thanh này đặt vào tâm cảnh của nhà thơ càng trở nên tha thiết và thôi thúc hướng đến tự do.Bài thơ có 10 câu, câu mở đầu và câu kết thúc là tiếng kêu của con tu hú. Âm hưởng tiếng kêu xuyên suốt toàn bài, tiếng kêu liên hồi, khắc khoải và da diết. Tiếng kêu vang vào thế giới chật chội, tăm tối của nhà lao và tâm trạng nhà thơ trở nên bựBài thơ khép lại nhưng là nghe tiếng tu hú “cứ kêu”, kêu hoài, kêu mãi...Phải chăng bài thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi? Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng ,bực bội, ngột ngạt, đến nỗi phải kêu lên.

Câu nghi vấn : Bôi đậm