Thế nào là hai lực cân bằng? Cho 1 ví dụ minh họa hai lực cân bằng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hai lực cân bằng là hai lực có phương tren cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau và cùng tác dụng lên một vật.
Vật đặt trên bàn chịu tác dụng của trọng lực và lực đỡ của bàn, hai lực đó là hai lực cân bằng nhau.
2 lực cân bằng là 2 lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều ,tác dụng vào cùng một vật
vd1:2 người mạnh ngang nhau đứng ngược chiều nhau kéo 1cái bàn thì sẽ tác dụng lên bàn hai lực cân bằng2 lực cân bằng là 2 lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều ,tác dụng vào cùng một vật
Tác dụng kéo, đẩy, ... của vật này lên vật khác gọi là lực
VD : Dùng tay kéo ghế ra ngoài
b ) 2 lực cân bằng là : Hai lực mạnh như nhau, có cùng phương, ngược chiều nhau, và cùng tác dụng lên 1 vật
VD : Quyển sách nằm yên trên bàn
c ) Kết quả tác dụng lực có thể làm vật biến đổi chuyển động hoặc biến dạng
Có 3 trường hợp :
Biến đổi chuyển động ( VD ) : Xe buýt rời bến, xe xuống dốc, ...
Biến dạng ( VD ) : Kéo dãn cái lò xo, kéo dây cao su giãn ra, ...
Biến dạng và biến đổi chuyển động ( VD ) : Cầu thủ đá quả bóng lăn trên sân
Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó là hai lực cân bằng.
Ví dụ: Hai đội kéo co cùng kéo sợi dây. Nếu hai đội mạnh ngang nhau thì họ sẽ tác dụng lên dây hai lực cân bằng. Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ đứng yên.
Câu 1:
-Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
VD:một chiếc xe máy đang chuyển động so với cột điện bên đường, vật mốc là cột điện.
Câu 2:
-Hai lực cân bằng là hai lực có độ lớn như nhau, cùng phương, cùng tác dụng lên vật nhưng ngược chiều nhau.
Câu 3:
- ( bó tay rồi ạ)
Câu 4:
-Vì mọi vật đều ko thể thay đổi vận tốc đột ngột được khi chịu tác dụng của lực.
VD:khi đi trên xe buýt xe đang chạy mà dừng đột ngột sẽ làm cho hành khách lao về phía trước đó là do quán tính
Câu 5:
- Áp suất là độ lớn của của áp lực bị chèn ép trên một diện tích nhất định.
Câu 6:
-
Cách biểu diễn lực:
Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (gọi là điểm đặt của lực).
Phương và chiều là phương và chiều của lực.
Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn) của lực theo một tỉ xích cho trước.
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương, khác chiều, cùng tác dụng lên một vật làm cho vật đó đứng yên.
VD: Treo một vật nặng lên một sợi dây dọi (nếu bạn không biết nó là gì thì nhìn vào hình 8.2 SGK Vật lí lớp 6 trang 28)
Quả nặng đứng yên do chịu tác dụng của hai lực cân bằng:
- Trọng lực: có phương thẳng đứng (hướng về tâm Trái đất), có chiều từ trên xuống
- Lực kéo của sợi dây: có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên
Câu 2.
a)Thời gian người đó đi hết quãng đường thứ nhất.
\(t_1=\dfrac{S_1}{v_1}=\dfrac{10}{40}=0,25h=15phút\)
b)Vận tốc trung bình người đó trên cả quãng đường:
\(v_{tb}=\dfrac{S_1+S_2}{t_1+t_2}=\dfrac{10+48}{0,25+\dfrac{45}{60}}=58\)km/h
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh ngang nhau, cùng tác dụng lực lên một đồ vật, cùng phương nhưng ngược hướng.
VD: Hai đội kéo co nhưng sợi dây vẫn ở nguyên một chỗ
- Thế nào là hai lực cân bằng. Cho ví dụ
Hai lực cân bằng: là 2 lực mạnh như nhau, cùng phương ngược chiều, cùng tác dụng lên 1 vật.
VD: Khi chơi kéo co, 2 đội tác dụng lên dây thừng 1 lực như nhau, nhưng khác chiều và cùng phương nằm ngang.
- Nêu tác dụng của 2 lực cân bằng khi vật đang đứng yên hoặc chuyển động.
Chuyển động: tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Đứng yên: tiếp tục đứng yên.
- Quán tính là gì? Cho ví dụ
QUán tính: tính chất giữ nguyên chuyển động của một vật khi không có lực tác dụng và chỉ thay đổi dần chuyển động nếu có lực tác dụng.
VD: Hành khách trên xe ngồi yên, xe phanh gấp do quán tính nên lao về phía trước.
- Giải thích vì sao khi nhảy từ trên bậc cao xuống chân phải khuỵu lại?
Để tránh ngã chúi về phía trước do lực quán tính gây ra khi ta nhảy xuống.
THAM KHẢO:
- Vì sao lưỡi cuốc xẻng, đầu dao khi lỏng người ta chỉ cần gõ mạnh đầu cán còn lại xuống sàn?
Khi lưỡi cuốc, xẻng, đầu búa bị lỏng cán thì ta chỉ cần gõ mạnh đầu cán xuống sân. Khi đó, cả cán và lưỡi cuốc, xẻng, đầu búa đều chuyển động nhưng cán lại thay đổi vận tốc đột ngột. Do quán tính, lưỡi cuốc, xẻng, đầu búa chưa kịp dừng lại cùng với cán nên chuyển động xuống phía dưới khiến chúng chặt hơn.
- Khi ô tô đột ngột rẽ trái hành khách trên xe lại nghiêng sang phải.
Do lực quán tính gây ra khi xe phanh gấp.
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh ngang nhau, cùng giá trị, cùng phương nhưng mà ngược chiều.
VD: hai đội kéo co nhưng sợi dây vẫn đứng yên.Sợi dây chịu tác động của hai lực cân bằng.Hai lực này có cùng phương nhưng ngược chiều(một lực từ trái sang phải, một lực từ phải sang trái), tác động vào sợi dây khiến sợi dây vẫn đứng yên.
#Vật Lí 6#
Học tốt nhé ~!!!!!