K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2022

15 tháng 4 2022

Vào giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên, trẻ bắt đầu phát triển khả năng tư duy trừu tượng, tư duy logic. Suy nghĩ phức tạp ngày càng tăng này dẫn đến tăng cường nhận thức về bản thân và khả năng phản ánh về cái tôi cá nhân. Do nhiều thay đổi thể chất đáng chú ý của trẻ vị thành niên, sự tự nhận thức này thường chuyển thành ý thức tự giác, kèm theo cảm giác lúng túng. Trẻ vị thành niên cũng có mối bận tâm với vẻ bề ngoài, sức hấp dẫn và nhạy cảm cao đối với sự khác biệt so với bạn đồng trang lứa.

Thanh thiếu niên cũng áp dụng các khả năng phản ánh mới của mình vào các vấn đề đạo đức. Trẻ tiền vị thành niên hiểu đúng và sai là cố định và tuyệt đối. Các trẻ vị thành niên lớn hơn thường đặt câu hỏi về các chuẩn mực về hành vi và có thể phản đối với những quy tắc truyền thống- dẫn đến sự sửng sốt của cha mẹ. Một cách lý tưởng, các phản ánh này đạt đến đỉnh cao của sự phát triển và cá nhân hóa những quy tắc đạo đức của riêng lứa tuổi vị thành niên.

Khi trẻ vị thành niên gặp phải việc học tập phức tạp hơn, chúng bắt đầu xác định các lĩnh vực quan tâm cũng như điểm mạnh và điểm yếu tương đối. Vị thành niên là khoảng thời gian mà những người trẻ tuổi bắt đầu xem xét lựa chọn nghề nghiệp, mặc dù hầu hết không có một mục tiêu xác định rõ ràng. Các bậc cha mẹ và bác sỹ lâm sàng phải nhận thức được khả năng của thanh thiếu niên, giúp người trẻ tuổi xây dựng kỳ vọng thực tế và chuẩn bị để xác định những trở ngại đối với việc học tập cần được khắc phục, như khó khăn về học tập, vấn đề chú ý, vấn đề về hành vi, hoặc môi trường học tập không phù hợp. Các bậc cha mẹ và bác sỹ lâm sàng nên tạo điều kiện cho việc học nghề và trải nghiệm để cho thanh thiếu niên có cơ hội nghề nghiệp tiềm năng hơn trong thời gian đi học ở trường hoặc trong các kỳ nghỉ học. Những cơ hội này có thể giúp thanh thiếu niên tập trung lựa chọn nghề nghiệp và việc tiếp tục học tập trong tương lai.

Nhiều thanh thiếu niên bắt đầu tham gia vào các hành vi nguy hiểm, chẳng hạn như đua xe. Nhiều thanh thiếu niên bắt đầu thử quan hệ tình dục, và một số có thể tham gia vào các hoạt động tình dục nguy hiểm. Một số thanh thiếu niên có thể tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp, như trộm cắp và sử dụng rượu và ma túy. Các chuyên gia đưa ra ý kiến rằng những hành vi này xảy ra một phần vì thanh thiếu niên có xu hướng đánh giá quá cao khả năng của mình khi chuẩn bị rời khỏi cha mẹ Các nghiên cứu gần đây về hệ thống thần kinh cũng cho thấy rằng các bộ phận của não của trẻ vị thành niên ức chế xung động không hoàn toàn cho đến tận giai đoạn sớm của người trưởng thành.

 
16 tháng 3 2021

Đoạn thơ là những dòng tâm trạng uất ức, bực dọc, tức tối vì cuộc sống ngột ngạt của nhà tù  từ khao khát được tự do của người chiến sĩ trong cảnh tù đày. Ôi! hè đến rộn ràng qua khung cửa sắt làm rộn lên trong trái tim người chiến sĩ những khao khát bùng cháy của người chiên sĩ. Trong nơi ngục tù tối tăm, ngột ngạt, gò bò, và không có tự do ấy, chim tu hú cất lên ngoài khung cửa sắt như đánh thức không gian phá bỏ sự im lặng tối tăm nơi ngục tù thôi thúc người chiến sĩ:” đạp tan phòng” để lấy lại tự do cho bản thân mình. Câu thơ "Ngột làm sao // chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu" như là nỗi khao khát, khắc khoải nhớ thương, mong muốn cháy bỏng được tự do để có thể cống hiến. Qua đoạn thơ ngắn mà tác giả đã khắc họa được tâm trạng và nỗi niềm khao khát tự do, khao khát công hiến, được chiến của người chiến sĩ Cách Mạng bị bắt giam ngục tù.

câu cảm thán: Ôi! 

16 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi! Người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
23 tháng 5 2018

Người tù cách mạng trong bài Ngắm trăng là người có lòng yêu nước, tinh thần lạc quan và yêu thiên nhiên. Hình ảnh người tù Cách Mạng là sự gắn bó hòa hợp giữa chất thép và chất trữ tình, giữa tâm hồn chiến sĩ và thi sĩ. Uống rượu, ngắm trăng, hoa là những thú vui tao nhã của thi nhân xưa. Trong hoàn cảnh tù đày, dù không có rượu, hoa, nhưng với tâm hồn lạc quan, yêu thiên nhiên, giàu rung cảm, Bác vẫn đón nhận ánh trăng qua song cửa. Hình ảnh: "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt / Nguyệt tòng song khích khán thi gia" vừa cho thấy chất thép, tinh thần lạc quan lại cho thấy tâm hồn yêu thiên  nhiên của Bác. Hình ảnh người tù Cách mạng trong bài thơ hay chính Bác Hồ là người có tâm hồn rộng mở, khoáng đạt, lạc quan và cứng cỏi, là sự hòa hợp giữa con người chiến sĩ và con người thi sĩ đầy ngưỡng mộ.

1 tháng 12 2021

Tham khảo

Tình bà cháu là một tình cảm rất thiêng liêng, cao quý và tình cảm này đáng được chúng ta gìn giữ, trân trọng. Người bà luôn là người quan tâm, chia sẻ, dành những điều tốt đẹp nhất cho đứa cháu bé bỏng của mình. Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh người bà thân thương, trìu mến này trong các tác phẩm văn học như bài "Tiếng gà trưa" (Xuân Quỳnh", "Bếp lửa" (Bằng Việt). Hiện nay, bên cạnh những đứa cháu hiếu thảo, biết yêu thương, chăm sóc bà vẫn còn những đứa trẻ không biết trân trọng tình cảm quý giá này, thậm chí còn có kẻ chà đạp lên nó, vùi dập nó một cách không thương tiếc. Những người này cần bị xã hội lên án và chỉ trích. Bản thân em rất yê quý người bà của mình, bà như người mẹ thứ hai của em vậy. Bởi vì lẽ đó mà em luôn cố gắng học tốt, mang thật nhiều điểm cao về tặng bà!

1 tháng 12 2021

Tham khảo:

 Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Mấy chục năm đã trôi qua, “niềm tin dai dẳng” trong bà chưa bao giờ lụi tắt, để đến tận bây giờ “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. Bà vẫn tiếp tục nhóm lên ngọn lửa của yêu thương, của sẻ chia ấm áp, của bầu trời tuổi thơ đẹp đẽ trong cháu,... Bếp lửa nhóm lên hay tay bà gây dựng? Tất cả đều là những miền kì lạ và thiêng liêng không ai gọi tên được bao giờ. Nhà thơ chỉ có thể thốt lên một tiếng “Ôi!” đầy cảm động. Ngọn lửa bà trao cho cháu được cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt. Nội dung tư tưởng của “Bếp lửa” được thể hiện sâu sắc hơn nhờ những hình ảnh thơ sinh động, giàu sức liên tưởng: “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượm”,…cùng với đó là điệp từ “nhóm” đặc biệt được sử dụng ở cuối bài thơ. Song quan trọng hơn tất thảy là cảm xúc chân thành và lòng yêu mến vô bờ của nhà thơ đối với người bà kính yêu của mình. Đọc và cảm nhận tình yêu thương chan chứa trong bài thơ “Bếp lửa”, người đọc thấy yêu hơn, trân trọng hơn những ngọn lửa tỏa trong căn nhà mình cùng những người thân yêu ta có được trên đời.

 

4 tháng 1 2022

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Tháng 8-1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, nhưng khi đến gần thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ, giải đi khắp gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đoạ hơn một năm trời. Thời gian này, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Tập thơ thể hiện một tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng kiên cường và nghệ thuật thi ca đặc sắc. Bài thơ Ngắm trăng được trích trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia”

Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”:

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Trong các các câu thơ dịch, câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”. Câu thơ dịch dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình (cũng là mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trước thiên nhiên trong tàm hồn của Bác). Hai cầu thơ cuối (bản dịch) cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa từ nhòm và ngắm trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.

Thường người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ở đây, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Khi Bác nói “Trong tù không rượu cũng không hoa” thì không có nghĩa là Bác đang than thở cũng không phải đó là một lời phê phán. Chỉ có thể nghĩ rằng, trước đêm trăng tuyệt đẹp ấy, Bác mong được thưởng trăng một cách trọn vẹn (và đúng là thật tiếc nếu không có rượu, có hoa). Chính việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.

Tk cho tớ đấy!   (^O^)

26 tháng 4 2017

ĐÂY NHÉ BẠN !

Trong lớp em, ở giữa bức tường trắng có treo ảnh Bác Hồ trông rất trang nghiêm.
Khuôn mặt Bác rất hiền từ, râu Bác bạc phơ, trán cao, đôi mắt sáng ngời như các vì sao. Bác sống rất giản dị, bữa cơm của Bác cũng như bữa cơm của các người dân. Bác rất thích hoa huệ, loài hoa trắng tinh khiết. Vào những giờ rãnh, Bác thường cho cá ăn và chăm sóc cây cối. Bác rất yêu thiên nhiên, những vật xung quanh Bác, Bác đều bảo vệ không cho ai làm hại cả. Bác rất yêu nước và cũng rất yêu thương thiếu nhi.
Em hứa với Bác rằng em sẽ cố gắng học giỏi hơn, ngoan ngoãn hơn, và luôn vâng lời ba mẹ, ông bà. Em rất yêu mến Bác Hồ.

1 tháng 11 2018

Bài làm

Em đã được biết về Bác Hồ qua những bài hát, bài thơ, bài văn và những câu chuyện mà ông nội kể. Nhưng chủ nhật tuần trước em qua nhà bạn và được nhìn thấy tấm ảnh bác hồ rất to treo trên tường.

Bác Hồ trong tâm trí em vẫn luôn là một người hiền từ, có mái tóc bạc phơ, chòm râu trắng xóa, ánh mắt biết nói và nụ cười rất tươi. Ai cũng yêu quý Bác, cho dù Bác đã ra đi mãi mãi nhưng trong trái tim mỗi con người Việt nam đêu luôn nhớ tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc này.

Trong bức ảnh chụp bác hồ ngồi bên một chiếc bàn gỗ, và đang chăm chú viết một cái gì đó vào quyển vở đã cũ màu. Bức ảnh được chụp trực diện, đầu bác hơi cúi xuống quyển sổ và chăm chú ghi chép. Bức ảnh có gam màu đen trắng, vì đây là gam màu chủ đạo của thời bác đang sinh sống. Bác mặc một bộ đồ màu xanh áo lính, đây hình như là đồng phục theo bác suốt nhiều năm trời. Bác ngồi nghiêm túc vào chiếc bàn và mắt chăm chú nhìn vào quyển vở, bàn tay đang ghi chép điều gì đó. Đây có thể là nhật ký của bác, có thể là ghi lại tình hình chiến sự.


 
viet-ve-anh-bac-ho-mà-em-nhin-thay
Viết về ảnh Bác Hồ mà em nhìn thấy-Văn lớp 2
Tuy bác đang chăm chú làm việc nhưng em nhận ra nụ cười của bác đang rạng ngời, nét mặt thanh thoát toát lên vẻ hiền hậu. Nhòm râu dài và trắng vừa chạm chiếc bàn. Trán của bác có rất nhiều nếp nhăn, có lẽ bác phải bận rộn nhiều công việc, lo nghĩ cho chuyện quân sự.

Bác đi chiếc dép cao su màu xanh nhạt. Em chợt nhớ đến câu thơ “Chiếc dép cao su chiếc dép bác hồ”. Đôi dép này đã cùng bác xông pha bao trận chiến, đi đến nhiều mảnh đất, bước qua bao nhiêu giông bão của đất nước.

Hình ảnh bác hồ hiền hậu, giản dị và gần gũi khiến em cứ muốn nhìn mãi bức ảnh ấy. Bác Hồ trong trái tim em thật giản dị.