Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong đoạn thơ này, tác giả sử dụng cách nói nhân hoá để nói về những phẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết. Nhân hoá ở đây nghĩa là gán cho tre những đặc tính của người: những thân tre bao bọc, che chở cho nhau; tay tre ôm núi nhau quấn quýt; họ hàng nhà tre sốngquây quần, ấm cúng bên nhau…
– Cách nói nhân hoá làm cho cảnh vật trở nên sống động. Những cây tre như những sinh thể mang hồn người. Cách nói này giúp tác giả thể hiện được hai tầng nghĩa: vừa nói được những phẩm chất tốt đẹp của cây tre Việt Nam, vừa nói được những phẩm chất tốt đẹp, những truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Trường học là ngôi nhà thứ hai của em. Một trong các thầy cô đã dạy em em yêu và quý nhất là cô Nhung. Đây là cô giáo dạy môn Tiếng Việt của em năm lớp 4. Cô Nhung năm nay 25 tuổi, cô có dáng người mảnh mai, gương mặt trái xoan, thanh tú. Trên gương mặt lúc nào cũng nở một nụ cười dịu hiền tỏa nắng luôn gây ấn tượng cho người nhìn. Cô có đôi mắt rất đẹp, đôi mắt ấy luôn nhìn chúng em mới nhìn ánh mắt hiền từ và tươi sáng. Em yêu nhất là giọng nói của cô. Giọng nói cô dịu dàng, trầm ấm khi dặn dò chúng em. Những bài giảng qua giọng nói của cô trở nên mềm mại và hay hơn. Mỗi khi đến lớp cô thường mặc chiếc áo dài thướt tha càng tôn thêm dáng người của cô. Cô có mái tóc rất dài và mượt luôn được cô buộc gọn gàng đằng sau lưng. Cô rất vui vẻ và nhiệt tình với học sinh và mọi người xung quanh. Cô luôn hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Với tính cách hài hước của cô đã tạo ra những trò chơi, những hoạt động để chúng em tìm kiếm được niềm vui trong mỗi bài học. Với em cô Nhungkhông chỉ là một cô giáo mà còn là một người mẹ thứ hai của em. Em rất yêu quý cô.
like cho mik nhé
Em cảm nhận được sự tin tưởng, niềm hy vọng mà bạn âm thầm gấp sếu. Lặng lẽ, nghĩa là âm thầm, nhẹ nhàng, không gây ra tiếng động nhưng trong bài đọc này em cảm thấy một sự tin tưởng mãnh liệt vào việc gấp sếu và sự lặng lẽ làm điều đó.
Mình xin lỗi Mình nhầm cô văn cho em thấy sự sinh động trong nó
Bài này là bài Đất nước của Tác giả Nguyễn Đình Thi trang 94 SGK lớp 5 tập 2
Trong những năm học ở cấp một có rất nhiều thầy cô đã dạy em, ai em cũng quý cũng yêu. Nhưng người em dành nhiều tình thương nhất, đó là cô Hồng Nga - người đã dìu dắt em trong năm học lớp ba.
Mới thoạt nhìn, có Nga không đẹp lắm. Cô khoảng hai mươi lăm, hai mươi sáu tuổi. Đó là tuổi đời đầy mơ mộng nhưng cô lại rất yêu nghề và yêu học sinh. Mỗi khi có bước vào lớp, nụ cười tươi thắm khoe hai hàm răng trắng đều như hạt bắp luôn nở trên môi. Mái tóc dày, đen mượt thả ngang lưng rất phù hợp với gương mặt trái xoan thanh tú. Miệng cô hơi nhỏ nên khi cười chúm chím như một nụ hoa. Chúng em thích nhất khi cô đến lớp và bộ áo dài màu xanh da trời thướt tha, dịu dàng. Lúc đó, em thấy cô trẻ trung và duyên dáng như một chị nữ sinh cấp 3.
Chúng em rất thích nghe cô giảng bài. Cô có giọng nói rất nhẹ nhàng và trong trẻo kết hợp với phong cách vui tươi dí dỏm càng làm cho giờ dạy thêm sinh động, hấp dẫn. Cô hay tìm kể cho chúng em nghe những câu chuyện xoay quanh câu tục ngữ: "Có công mài sắt, có ngày nên kim" để khuyên nhủ các bạn chưa chăm chỉ, kiên trì trong học tập. Em còn nhớ, mặc dù cô bận rất nhiều việc nhưng cô vẫn dành thời gian để đến thăm từng nhà học sinh. Có một lần, em bị ốm nặng đột ngột phải nghỉ học ở nhà. Không ngờ, sau khi tan trường về cô đã không ngại đường sá, nắng gắt vội đến thăm cô học trò nhỏ. Tấm lòng tận tuỵ vì học sinh của cô đã làm cả nhà em vô cùng cảm động! Đặc biệt cô còn dành nhiều thì giờ để chăm chút các bạn nghèo các bạn chưa ngoan. Lúc ấy trong lớp em có bạn Hùng mồ côi mẹ ít được ba quan tâm chăm sóc, bạn thường nghỉ học, thỉnh thoảng cô mua cho bạn vài cuốn tập hoặc quyển sách hay. Nhờ tình thương của cô và lớp 5A chúng em, bạn Hùng đã khắc phục dần khuyết điểm và học tập tiến bộ rõ rệt vào cuối học kì một. Cuối năm ấy, lớp em lại nhận được cờ khen của Ban giám hiệu trường. Cô bảo đó là thành tích của tập thế chúng em. Nhưng riêng em, em nghĩ vinh quang đó phần lớn chính là nhờ công lao dạy dỗ của cô vậy !
Vào giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên, trẻ bắt đầu phát triển khả năng tư duy trừu tượng, tư duy logic. Suy nghĩ phức tạp ngày càng tăng này dẫn đến tăng cường nhận thức về bản thân và khả năng phản ánh về cái tôi cá nhân. Do nhiều thay đổi thể chất đáng chú ý của trẻ vị thành niên, sự tự nhận thức này thường chuyển thành ý thức tự giác, kèm theo cảm giác lúng túng. Trẻ vị thành niên cũng có mối bận tâm với vẻ bề ngoài, sức hấp dẫn và nhạy cảm cao đối với sự khác biệt so với bạn đồng trang lứa.
Thanh thiếu niên cũng áp dụng các khả năng phản ánh mới của mình vào các vấn đề đạo đức. Trẻ tiền vị thành niên hiểu đúng và sai là cố định và tuyệt đối. Các trẻ vị thành niên lớn hơn thường đặt câu hỏi về các chuẩn mực về hành vi và có thể phản đối với những quy tắc truyền thống- dẫn đến sự sửng sốt của cha mẹ. Một cách lý tưởng, các phản ánh này đạt đến đỉnh cao của sự phát triển và cá nhân hóa những quy tắc đạo đức của riêng lứa tuổi vị thành niên.
Khi trẻ vị thành niên gặp phải việc học tập phức tạp hơn, chúng bắt đầu xác định các lĩnh vực quan tâm cũng như điểm mạnh và điểm yếu tương đối. Vị thành niên là khoảng thời gian mà những người trẻ tuổi bắt đầu xem xét lựa chọn nghề nghiệp, mặc dù hầu hết không có một mục tiêu xác định rõ ràng. Các bậc cha mẹ và bác sỹ lâm sàng phải nhận thức được khả năng của thanh thiếu niên, giúp người trẻ tuổi xây dựng kỳ vọng thực tế và chuẩn bị để xác định những trở ngại đối với việc học tập cần được khắc phục, như khó khăn về học tập, vấn đề chú ý, vấn đề về hành vi, hoặc môi trường học tập không phù hợp. Các bậc cha mẹ và bác sỹ lâm sàng nên tạo điều kiện cho việc học nghề và trải nghiệm để cho thanh thiếu niên có cơ hội nghề nghiệp tiềm năng hơn trong thời gian đi học ở trường hoặc trong các kỳ nghỉ học. Những cơ hội này có thể giúp thanh thiếu niên tập trung lựa chọn nghề nghiệp và việc tiếp tục học tập trong tương lai.
Nhiều thanh thiếu niên bắt đầu tham gia vào các hành vi nguy hiểm, chẳng hạn như đua xe. Nhiều thanh thiếu niên bắt đầu thử quan hệ tình dục, và một số có thể tham gia vào các hoạt động tình dục nguy hiểm. Một số thanh thiếu niên có thể tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp, như trộm cắp và sử dụng rượu và ma túy. Các chuyên gia đưa ra ý kiến rằng những hành vi này xảy ra một phần vì thanh thiếu niên có xu hướng đánh giá quá cao khả năng của mình khi chuẩn bị rời khỏi cha mẹ Các nghiên cứu gần đây về hệ thống thần kinh cũng cho thấy rằng các bộ phận của não của trẻ vị thành niên ức chế xung động không hoàn toàn cho đến tận giai đoạn sớm của người trưởng thành.