K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

LÀM HỘ MÌNH NHA MỚI LÀM ĐƯỢC TỪ CÂU 1 D A B C D A B CẢM ƠN VE DY MẮC Câu 1. Tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) có nguyên thủ của những quốc gia nào dưới đây? A. Anh, Pháp, Mĩ. B. Anh, Pháp, Đức. C. Liên Xô, Mĩ, Anh. D. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc. Câu 2. Hội nghị Ianta (Liên Xô) diễn ra trong khoảng thời gian nào? A. Từ ngày 4 đến 11-2-1945. B. Từ ngày 2 đến 12-2-1945. C. Từ ngày 2 đến 12-4-1945. D. Từ ngày 4 đến...
Đọc tiếp

LÀM HỘ MÌNH NHA MỚI LÀM ĐƯỢC TỪ CÂU 1 D A B C D A B

CẢM ƠN VE DY MẮC

Câu 1. Tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) có nguyên thủ của những quốc gia nào dưới đây?

A. Anh, Pháp, Mĩ.

B. Anh, Pháp, Đức.

C. Liên Xô, Mĩ, Anh.

D. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc.

Câu 2. Hội nghị Ianta (Liên Xô) diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Từ ngày 4 đến 11-2-1945.

B. Từ ngày 2 đến 12-2-1945.

C. Từ ngày 2 đến 12-4-1945.

D. Từ ngày 4 đến 12-4-1945.

Câu 3. Hội nghị cấp cao của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh diễn ra từ ngày 4 đến 11-2-1945 được tổ chức tại đâu?

A. Oasinhtơn (Mĩ).

B. Ianta (Liên Xô).

C. Pốtxđam (Đức).

D. Luân Đôn (Anh).

Câu 4. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), quân đội nước nào sẽ vào chiếm đóng Nhật Bản và Nam Triều Tiên?

A. Mĩ.

B. Anh.

C. Pháp.

D. Liên Xô.

Câu 5. Sự kiện nào dưới đây gắn liền với ngày 24-10-1945?

A. Bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực.

B. Mĩ và Liên Xô phê chuẩn bản Hiến chương Liên hợp quốc.

C. Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ) thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc.

D. Năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an thông qua bản Hiến chương.

Câu 6. Tháng 9-1977, Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức nào dưới đây?

A. Liên hợp quốc (UN).

B. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

C. Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Câu 7. Có bao nhiêu nước là thành viên sáng lập tổ chức Liên hợp quốc?

A. 30.

B. 40.

C. 45.

D. 50.

Câu 8. Cơ quan nào của Liên hợp quốc có sự tham gia đầy đủ đại diện các nước thành viên và mỗi năm họp một lần?

A. Ban Thư kí.

B. Đại hội đồng.

C. Hội đồng Bảo an.

D. Hội đồng Quản thác.

Câu 9. Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại hội nghị nào dưới đây?

A. Hội nghị Ianta (Liên Xô)

B. Hội nghị Niu Oóc (Mĩ).

C. Hội nghị Pốtxđam (Đức).

D. Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ).

Câu 10. Tổ chức nào dưới đây là tiền thân của tổ chức Liên hợp quốc ?

A. Hội Quốc liên.

C. Đệ nhị Quốc tế.

B. Liên minh vì tiến bộ.

D. Khối Đồng minh chống phát xít.

Câu 11. Hiện nay, tổ chức Liên hợp quốc có bao nhiêu nước thành viên?

A. 190.

B. 191.

C. 192.

D. 193.

Câu 12. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hiện nay có bao nhiêu nước thành viên?

A. 5.

B. 7.

C. 10.

D. 15.

Câu 13. Theo quyết định của Hội nghị Ianta, nước nào sẽ chiếm đóng Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Mĩ.

B. Anh.

C. Liên Xô.

D. Trung Quốc.

Câu 14. “Duy trì hòa bình và an ninh thế giới” là mục đích hoạt động của tổ chức nào dưới đây?

A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

B. Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO).

C. Liên minh châu Âu (EU).

D. Liên hợp quốc (UN).

Câu 15. Cơ quan nào dưới đây không thuộc tổ chức Liên hợp quốc ?

A. Đại hội đồng.

B. Ban Thư kí.

C. Hội đồng bộ trưởng.

D. Hồi đồng Kinh tế và Xã hội.

CÂU HỎI THÔNG HIỂU:

Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?

A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm cường quốc.

C. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực với nhau.

D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.

Câu 2. Hội nghị Ianta (2-1945) được triệu tập trong bối cảnh lịch sử nào?

A. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc.

B. Chiến tranh thế giới thứ hai mới bùng nổ.

C. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra quyết liệt.

D. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

Câu 3. Theo nghị quyết của Hội nghị Pốtxđam, quân đội của những nước nào sẽ làm nhiệm vụ giải giáp chủ nghĩa phát xít ở nước Đức?

A. Anh, Pháp, Mĩ và Liên Xô.

B. Liên Xô, Mĩ, Canada và Pháp.

C. Anh, Liên Xô, Trung Quốc và Mĩ.

D. Anh, Pháp, Mĩ, Pháp, Anh và Canada.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945)?

A. Các nước Đồng minh đàm phán, ký kết các hiệp ước với các nước bại trận.

B. Các nước phát xít Đức, Italia ký văn kiện đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.

C. Các nước Đồng minh thỏa thuận chia Đức thành hai nước Đông Đức và Tây Đức.

D. Các nước Đồng minh thỏa thuận khu vực đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng.

Câu 5. Việc Liên Xô là một trong năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có ý nghĩa như thế nào trong quan hệ quốc tế?

A. Thể hiện là tổ chức quốc tế có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình an ninh thế giới.

B. Góp phần hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với tổ chức Liên hợp quốc.

C. Tổ chức quốc tế quan trọng nhất trong đời sống chính trị quốc tế sau năm 1945.

D. Khẳng định vai trò tối cao của năm nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc.

Câu 6. CHỨNG MINH : 1 + 1 = 2

1
30 tháng 12 2018

8B,9D,10D,11D,12C,13C,14D,15C

Câu hỏi thôg hiểu

1C,2D,3A,4D,5A

1+1=2 từ lâu phép tính này đã như z r HK cần phải chứng minh ạ

Sai đừng trách mk nha mấy bn😅😅😅

27 tháng 3 2022

ko biết

31 tháng 3 2022

C. Liên Xô, Mĩ, Anh

Chúc anh chị học tốt nha!

Câu 23 (TH): Theo hội nghị Ianta và Pốtxđam, việc giải giáp phát xít Nhật ở Việt Nam được giao cho quân đội nước nào? A. Anh, Pháp. B. Anh, Mĩ. C. Anh, Trung Hoa dân Quốc. D. Pháp, Trung Quốc Câu 24 (TH): Tại sao gọi là "trật tự hai cực Ianta" ? A. Đại diện hai nước Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng. B. Tại Hội nghị Ianta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại...
Đọc tiếp

Câu 23 (TH): Theo hội nghị Ianta và Pốtxđam, việc giải giáp phát xít Nhật ở Việt Nam được giao cho quân đội nước nào? A. Anh, Pháp. B. Anh, Mĩ. C. Anh, Trung Hoa dân Quốc. D. Pháp, Trung Quốc Câu 24 (TH): Tại sao gọi là "trật tự hai cực Ianta" ? A. Đại diện hai nước Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng. B. Tại Hội nghị Ianta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe. C. Thế giới đã xãy ra nhiều cuộc xung đột ở Ianta. D. Ba cường quốc Liên xô, Mĩ, Anh đã họp hội nghị ở Ianta. Câu 25 (TH): Cơ quan quyền lực nhất của tổ chức Liên hợp quốc là A. Hội đồng Bảo an. B. Ban thư ký. C. Tòa án Quốc tế. D. Đại Hội đồng. Câu 26 (TH): Tổ chức nào sau đây không thuộc cơ quan chuyên môn Liên hợp quốc? A. IMF, FAO. B. NATO, NAFTA. C. WHO, PAM. D. UNDP, UNICEF. Câu 27 (TH): Việt Nam có mối quan hệ như thế nào với Liên hợp quốc? A. Thành viên của Liên hợp quốc, ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009. B. Việt Nam giúp cho Liên hợp quốc giảm tỷ lệ đói nghèo của châu Á. C. Việt Nam không thể thiếu trong việc giúp các nước châu Á về y tế. D. Là thành viên không thể thiếu giúp Liên hợp quốc giải quyết các vụ xung đột tranh chấp quốc tế. Câu 28 (TH): Trong các nội dung của Hội nghị Ianta, theo em nội dung nào quyết định trực tiếp đến sự phân chia thế giới thành 2 cực, kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. B. Thành lập Liên hợp quốc . C. Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. D. Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Liên Xô và Mĩ, Anh. Câu 29 (VD): Hãy đánh giá vai trò của Liên hợp quốc trước những biến động của tình hình thế giới hiện nay? A. Liên hợp quốc thật sự trở thành một diễn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới. B. Thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước thành viên trên nhiều lĩnh vực. C. Bảo vệ các di sản trên thế giới. D. Cứu trợ nhân đạo, hỗ trợ y tế. Câu 30 (VD): Một trong những nguyên tắc hoạt động giống nhau giữa Liên hợp quốc và ASEAN là A. không sử dụng hoặc đe doạ bằng vũ lực B. hợp tác phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội C. giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình D. các nước không được chạy đua vũ trang Câu 31 (VD): Từ quyết định của Hội nghị Ianta, về phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Á, Việt Nam đã chịu sự ảnh hưởng ra sao? A. Mĩ xâm lược Việt Nam. B. Pháp trở lại xâm lược Việt Nam. C. Nhật xâm lược Việt Nam. D. Đức xâm lược Việt Nam. Câu 32 (VD): Nhận xét nào là đúng về vai trò của Liên Xô trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc? A. Giữ vai trò quyết định trong việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới. B. Góp phần hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với tổ chức Liên hợp quốc. C. Đánh dấu sự thắng lợi của các nước xã hội chủ nghĩa trong tổ chức Liên hợp quốc. D. Hợp tác chặt chẻ với các nước tư bản để thúc đẩy sự ổn định chính trị thế giới. Câu 33 (VD): Nhận xét nào dưới đây đúng về thỏa thuận việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc trong Hội nghị Ianta (2-1945)? A. Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô. B. Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Liên Xô và Mĩ, Anh. C. Hình thành trật tự thế giới “đơn cực”. D. Hình thành trật tự thế giới “đa cực”. Câu 34 (VD): Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (Liên Xô): A. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. B. Thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc. C. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận. D. Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm. Câu 35 (VD): Sắp xếp theo thứ tự thời gian của các hội nghị quốc tế trong năm 1945 là: 1. Hội nghị Pốt-xđam được tổ chức ở Đức. 2. Hội nghị Xan Phơranxixcô được tổ chức ở Mỹ. 3. Hội nghị I-an-ta được tổ chức ở Liên Xô. A. 123. B. 231. C. 132. D. 312. Câu 36 (VD): Đánh giá hạn chế cơ bản của Liên hợp quốc qua nhận định sau: A. Chưa giải quyết được công việc nội bộ của các quốc gia. B. Một số xung đột ở một số nơi trên thế giới chưa được giải quyết: Trung Đông, tình hình biển đông, khủng bố,.... C. Chung sống hòa bình và thông qua sự nhất trí của các nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc. D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Câu 37. (VDC) Việt Nam vận dụng nguyên tắc nào của Liên hợp quốc để giải quyết tình hình biển Đông hiện nay? A. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. B. Duy trì hòa bình và an ninh khu vực. C. Tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc. D. Không can thiệp vào nội bộ của bất kỳ nước nào. Câu 38. (VDC) Nhận định về những đóng góp của Việt Nam từ khi gia nhập tổ chức Liên hợp quốc? A. Có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực đối với Liên hợp quốc. B. Trở thành uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008 – 2009. C. Có tiếng nói ngày càng quan trọng trong tổ chức Liên hợp quốc. D. Có những đóng góp trong việc thực hiện chống tham nhũng, xoá đói giảm nghèo... Câu 39. (VDC) Hội nghị Pốtxđam (Đức) đã có quyết định nào gây khó khăn cho cách mạng Việt Nam khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc? A. Một vài đảng phái người Việt thân Trung Hoa Dân quốc được phép tham gia chính phủ ở Việt Nam. B. Cho quân Anh và quân Trung Hoa Dân quốc vào Đông Dương làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. C. Liên Xô không được đưa quân vào Đông Dương. D. Các nước phương Tây vẫn được duy trì phạm vi ảnh hưởng tại các thuộc địa truyền thống của mình. Câu 40. (VDC) Việc Việt Nam là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có ý nghĩa A. tạo cơ hội để Việt Nam hòa nhập với cộng đồng quốc tế. B. nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. C. nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, chính trị của Việt Nam với các nước. D. góp phần thúc đẩy việc nhanh chóng ký kết các hiệp định thương mại của nước ta.

2
8 tháng 9 2021

23C

8 tháng 9 2021

24B

9 tháng 11 2017

Đáp án là C.

2 tháng 7 2018

Đáp án C

6 tháng 6 2021

Câu 15: Tham dự hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương gồm có những nước nào?

A.Mĩ, Anh, Pháp, Việt Nam, Liên Xô.

B.Liên Xô, Việt Nam, Lào, Mĩ, Pháp.

C.Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Mĩ, Anh, Pháp

D.Liên Xô, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Mĩ, Pháp

6 tháng 6 2021

là C

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: “Tại Hội nghị Ialta (2 - 1945), nguyên thủ của ba cường quốc Liên Xô, Anh và Mỹ đã nhất trí thành lập tổ chức Liên hợp quốc (viết tắt bằng tiếng Anh là UN). Từ ngày 25 - 4 đến 26 - 6 - 1945, hội nghị quốc tế gồm 50 nước được triệu tập tại San Francisco (Mỹ) để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: 

“Tại Hội nghị Ialta (2 - 1945), nguyên thủ của ba cường quốc Liên Xô, Anh và Mỹ đã nhất trí thành lập tổ chức Liên hợp quốc (viết tắt bằng tiếng Anh là UN). 

Từ ngày 25 - 4 đến 26 - 6 - 1945, hội nghị quốc tế gồm 50 nước được triệu tập tại San Francisco (Mỹ) để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc (LHQ). 

Ngày 24 - 10 - 1945, với sự phê chuẩn của quốc hội các nước thành viên, Hiến chương chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, mãi đến ngày 10 - 01 - 1946, Đại hội đồng LHQ đầu tiên mới được tổ chức (tại Luân Đôn), với sự tham dự của 51 nước. 

Đến năm 2011, LHQ có 193 quốc gia thành viên, gồm tất cả các quốc gia độc lập được thế giới công nhận. Thành viên mới nhất của LHQ là Nam Sudan, chính thức gia nhập ngày 14 - 7 - 2011. 

LHQ hoạt động với những nguyên tắc cơ bản sau: 

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. 

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

 - Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào. 

- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. 

- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc. 

Khi LHQ được thành lập, năm ngôn ngữ chính thức được lựa chọn là: tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nga. Tiếng Ả Rập được đưa vào thêm từ năm 1973. Ban thư ký sử dụng 2 ngôn ngữ làm việc là tiếng Anh và tiếng Pháp. Trong số các ngôn ngữ chính thức của LHQ, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của 52 quốc gia thành viên, tiếng Pháp của 29 thành viên, tiếng Ả Rập là 24, tiếng Tây Ban Nha là 20, tiếng Nga là 4 và tiếng Hoa là 2. Tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Đức là những ngôn ngữ được sử dụng ở khá nhiều nước thành viên LHQ (8 và 6) nhưng lại không phải là ngôn ngữ chính thức của tổ chức này.”

Đại hội đồng Liên hợp quốc họp phiên đầu tiên tại đâu:

A. Mỹ.

B. Anh.

C. Pháp.

D. Đức.

1
15 tháng 9 2017

Đáp án B

Ngày 24 - 10 - 1945, với sự phê chuẩn của quốc hội các nước thành viên, Hiến chương chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, mãi đến ngày 10 - 01 - 1946, Đại hội đồng LHQ đầu tiên mới được tổ chức (tại Luân Đôn - Anh), với sự tham dự của 51 nước.

11 tháng 12 2018

Đáp án C

Hội nghị Ianta (2-1945) được triệu tập với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh

23 tháng 11 2018

Đáp án C

Hội nghị Ianta (2-1945) được triệu tập với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh.

15 tháng 10 2018

Đáp án C