K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2018

1. Văn Miếu - Quốc Tử Giám: là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long.

Người sáng lập: Lý Thánh Tông

Đơn vị hành chính: Hà Nội

Tôn giáo: Nho giáo

Quốc gia: Việt Nam

1,

Văn Miếu - Quốc Tử Giám (chữ Hán: 文廟 - 國子監) là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đây từng là nơi các sĩ tử đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi bằng cách vuốt đầu rùa tại các bia tiến sĩ, tuy nhiên, ngày nay, để bảo tồn di tích, một hàng rào được thiết lập và các sĩ tử không còn làm nghi thức cầu may như trước nữa.Nơi này là nơi trên tờ tiền polymer 100.000 VND của Việt Nam

2,mik ko biết

29 tháng 10 2018

1. Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam

2. Ta thường tổ chức hoạt động tham quan, du lịch ở Quốc Tử Giams

- Khắc tên người đổ thủ khoa lên bia

.....

29 tháng 10 2018

thanks bạn!

Em hiểu gì về Văn Miếu - Quốc Tử Giám ? Mình viết thế này được không ? Chưa hay thì bổ sung nha !Văn Miếu - Quốc Tử Giám (chữ Hán: 文廟 - 國子監) là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến...
Đọc tiếp

Em hiểu gì về Văn Miếu - Quốc Tử Giám ? 

Mình viết thế này được không ? Chưa hay thì bổ sung nha !

Văn Miếu - Quốc Tử Giám (chữ Hán: 文廟 - 國子監) là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đây từng là nơi các sĩ tử đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi bằng cách vuốt đầu rùa tại các bia tiến sĩ, tuy nhiên, ngày nay, để bảo tồn di tích, một hàng rào được thiết lập và các sĩ tử không còn làm nghi thức cầu may như trước nữa.

 

 

6
23 tháng 3 2018

đúng rồi nhưng thêm nha:

Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An, người thầy đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076 dưới triều vua Lý Nhân Tông, là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên ở nước ta
 

Tớ không nghĩ là cậu viết.

Bài này tớ thấy trên mạng rồi.

Nhưng như thế này cũng tạm ổn. 

Học tốt ^^

13 tháng 9 2021

" 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779"

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

1. Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc. Đến thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận cả con cái nhà thường dân có sức học xuất sắc.

Sang thời hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ. Tới thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập Huế. Văn miếu Thăng Long được sửa sang lại chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. 

9 tháng 8 2023

2. Có thể nói, thời Lý là giai đoạn giáo dục Việt Nam phát triển nhất trong các thời đại vua chúa phong kiến và công trình Quốc Tử Giám chính là minh chứng rõ nét nhất cho quyết tâm nâng cao học thức của vua Lý Nhân Tông. Đây là công trình được xây nên nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân cũng như tìm kiếm nhân tài phục vụ đất nước. Tinh thần hiếu học là một trong những truyền thống đáng quý của dân tộc ta, nó nêu cao tinh thần học hỏi, phát triển tri thức của cá nhân, nâng cao được triết lý nhân sinh của xã hội. 

26 tháng 11 2023

Tham khảo!

Cảm nghĩ:

+ Văn Miếu - Quốc Tử Giám hôm nay là một di tích, ghi dấu truyền thống hiếu học vẻ vang của tổ tiên ta, thể hiện khát vọng giành lấy những đỉnh cao tri thức của sĩ tử, cũng như mong mỏi, kỳ vọng của triều đình, của nhân dân đối với trí thức.

+ Những thông điệp xuyên thời gian mà cha ông ta gửi lại ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn còn nguyên giá trị, cả về giáo dục, đào tạo, trọng dụng trí thức và nghĩa vụ, trách nhiệm của trí thức đối với nhân dân, đối với đất nước.

21 tháng 12 2023

Em cảm thấy nó đặc biệt và rực rỡ 

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Văn Miếu được xây dựng dưới thời vua Lý Thánh Tông (tháng 8 năm 1070), vừa là nơi thờ các bậc thánh nhân Đạo Nho vừa là trường học hoàng gia dành cho Hoàng thái từ. Thái tử Lý Càn Đức, tức vua Lý Nhân Tông chính là học trò đầu tiên của ngôi trường này.

2 tháng 8 2023

THAM KHẢO
- Điểm khác nhau:
+ Chức năng của Văn Miếu: thờ Khổng Tử và các nhà nho có công trong việc phát triển Nho giáo.
+ Chức năng của Quốc Tử Giám: nơi học tập của các hoàng tử, con quan đại thần hoặc con nhà dân thường học giỏi.

13 tháng 3 2018

Văn Miếu Quốc tử Giám được xây dựng ở đâu ?

TL: Ở Hà Nội.

Hiện nay còn bao nhiêu tấm bia khắc tên các vị tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc tử Giám?

Các bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long được dựng trong thời gian gần 300 năm gồm 82 tấm bia đá, được dựng từ năm 1484 (niên hiệu Hồng Đức thứ 15) đến năm 1780 (niên hiệu Cảnh Hưng thứ 41), khắc các bài văn bia đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình từ năm 1442 (niên hiệu Đại Bảo thứ 3) đến năm 1779 (niên hiệu Cảnh Hưng thứ 40).[3]

Năm 1484, với chủ trương đề cao Nho học và tôn vinh bậc tri thức Nho học đỗ đại khoa, vua Lê Thánh Tông đã cho dựng các tấm bia tiến sĩ đầu tiên tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám cho các khoa thi Đình các năm trước đó của nhà Hậu Lê, 7 bia đầu tiên, trong số 82 bia, được dựng năm này. Trong số 7 bia tiến sĩ đầu tiên, thì 2 bia đầu được lập cho hai khoa thi Đình, được lấy làm đại diện, của các triều vua trước, là khoa thi năm 1442 và khoa thi năm 1448, được Lê Thánh Tông cử hai vị Đông Các đại học sĩ (sau này cũng là 2 phó soái Tao đàn Nhị thập bát Tú) là: Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận soạn các bài văn bia, và được dựng riêng trong hai bi đình Tả vu, Hữu vu.

Số lượng bia tiến sĩ được dựng vào thời đại nhà Lê sơ gồm 12 bia tiến sĩ đầu tiên, cho các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1514 (bia tiến sĩ khoa thi năm 1514 được dựng năm 1521). Những người soạn nội dung văn bia đều là các danh nho bậc nhất đương thời của Đại Việt, như các tiến sĩ: Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Đào Cử, Đàm Văn Lễ, Lê Ngạn Tuấn, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Trùng Xác, Lưu Hưng Hiếu, Lê Trung, Vũ Duệ,... Nhà Mạc do điều kiện đang tiến hành nội chiến với nhà Lê trung hưng, nên chỉ dựng được 2 bia tiến sĩ tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, mặc dù tổ chức được khá nhiều kỳ thi tiến sĩ Nho học, đó là bia tiến sĩ cho khoa thi năm 1529 (niên hiệu Minh Đức thứ 3), khoa thi đầu tiên của triều Mạc Thái Tổ, và bia tiến sĩ cho khoa thi năm 1518 (niên hiệu Quang Thiệu thứ 3 thuộc triều đại Lê sơ, được dựng năm 1536). Như vậy, trong suốt thời kỳ nhà Mạc nắm giữ kinh thành Thăng Long, với 22 khoa thi Đình được tổ chức, nhưng chỉ có duy nhất một khoa thi tiến sĩ nhà Mạc được dựng bia tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám.

Sang triều đại Lê trung hưng, các kỳ thi tiến sĩ Nho học được khôi phục ngay từ thời triều vua Lê Trung Tông khi đang còn đóng đô ở Thanh Hóa và chưa chiếm lại được Thăng Long, với khoa thi Điện (thi Đình) đầu tiên là khoa thi Chế khoa năm 1554. Sau khi chiếm lại được Thăng Long năm 1592, các kỳ thi Đình được tổ chức đều đặn hơn. Nhưng cũng phải đến năm 1653 (niên hiệu Thịnh Đức thứ nhất), thì nhà Lê trung hưng mới tiến hành một đợt dựng bia tiến sĩ lớn nhất tại Văn Miếu Thăng Long, với 25 bia tiến sĩ từ khoa thi năm 1554 đến khoa thi năm 1652. Sau đó, tới năm 1717 (niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 13), mới lại có đợt dựng bia lớn thứ 2 trong triều đại nhà Lê trung hưng, với 21 bia tiến sĩ cho các khoa thi từ năm 1656 đến khoa thi năm 1715. Với hai đợt dựng bia tiến sĩ lớn, sau đó là các lần dựng bia thường xuyên sau mỗi khoa thi (trung bình cứ 1 đến 4 năm sau mỗi khoa lại tiến hành dựng bia tiến sĩ cho khoa thi ngay trước đó, một số khoa dựng bia ngay trong năm thi Đình) cho tới bia tiến sĩ cuối cùng cho khoa thi năm 1779, nhà Lê trung hưng đã dựng phần lớn trong tổng số 82 bia tiến sĩ (68/82).

Năm 1805, vua Gia Long cho xây thêm Khuê Văn Các. Khuê Văn Các gồm có 2 tầng, 8 mái, tầng dưới là bốn trụ gạch, tầng trên là kiến trúc gỗ, bốn mặt đều có cửa sổ tròn với những con tiện tỏa ra bốn phía tượng trưng cho hình ảnh sao Khuê tỏa sáng. Hai bên đi vào bằng hai cổng Bí Văn và Súc Văn. Khuê Văn Các là nơi tổ chức bình các bài thơ hay của các sĩ tử.

Sang triều đại nhà Tây Sơn (không tổ chức thi tiến sĩ Nho học) và đặc biệt là nhà Nguyễn, kinh đô được chuyển vào Phú Xuân-Huế, Văn Miếu Thăng Long không còn là văn miếu quốc gia nữa nên các bia tiến sĩ không còn được dựng tại đây. Nhà Nguyễn bắt đầu cho dựng bia tiến sĩ tại Văn Thánh Miếu Huế từ khoa thi năm 1822.

Không có thống kê chính thức số tiến sĩ được ghi trên các bia tiến sĩ này, các nguồn khác nhau cho biết trong khoảng thời gian đó đã có từ 1.303 đến 1.323 tiến sĩ [4], trong số này có 18 trạng nguyên, 21 bảng nhãn và 33 thám hoa. Tuy nhiên, số lượng 82 bia còn lại có thể không đầy đủ và không ghi hết các tên họ các vị tiến sĩ thời ấy.

13 tháng 3 2018

văn miếu quốc tử giám được xây ở hà nội, quận đống đa

hiện chỉ còn 82 bia tiến sĩ