K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2021

đoạn văn về ngày Tết bằng tiếng Anh

Lunar New Year Festival often falls between late January and early February; it is among the most important holidays in Vietnam. Officially, the festival includes the 1st, 2nd, and 3rd day in Lunar Calendar; however, Vietnamese people often spend nearly a month celebrating this special event. Tet Holiday gets its beginning marked with the first day in the Lunar Year; however, its preparation starts long before that. The 23rd day of the last Lunar month is East Day—a ritual worshiping Kitchen Gods (Tao Cong). It thought that each year on this day, these Gods go to heaven to tell Jade Emperor about all activities of households on earth. On New Year’s Eve, they return home to continue their duties as taking care of families. On New Year’s Day, the first ones who come to visit households—called first-foot—are very important and hence need to be well chosen, as they believed to hold in their hands the entire luck of the family in New Year (Tan Nien). After that, till the third day or even the fourth day of Tet, individuals meet relatives, friends, and colleagues, wishing them all kinds of good things happiness, health, and success.

[Tết Nguyên Đán thường rơi vào khoảng cuối tháng Giêng đến đầu tháng Hai; nó là một trong những ngày lễ quan trọng nhất ở Việt Nam. Về mặt chính thức, lễ hội bao gồm các ngày 1, 2, 3 Âm lịch; tuy nhiên, người dân Việt Nam thường dành gần một tháng để kỷ niệm sự kiện đặc biệt này. Ngày Tết bắt đầu được đánh dấu bằng ngày đầu tiên của năm Âm lịch; tuy nhiên, sự chuẩn bị của nó bắt đầu từ rất lâu trước đó. Ngày 23 tháng Giêng âm lịch là ngày Đông - nghi lễ cúng Táo quân (Táo Công). Người ta cho rằng mỗi năm vào ngày này, các vị thần này lên trời để báo cho Ngọc Hoàng biết mọi hoạt động của các hộ gia đình trên trần gian. Vào đêm giao thừa, họ trở về nhà để tiếp tục công việc chăm sóc gia đình. Vào ngày Tết, những người đầu tiên đến thăm các hộ gia đình - được gọi là người đầu tiên - rất quan trọng và do đó cần được lựa chọn kỹ càng, vì họ tin rằng sẽ nắm trong tay toàn bộ may mắn của gia đình trong năm mới (Tân Niên ). Sau đó, đến mùng 3, thậm chí mùng 4 Tết, mọi người gặp gỡ người thân, bạn bè, đồng nghiệp, cầu chúc cho họ những điều tốt lành như hạnh phúc, sức khỏe và thành công.]

22 tháng 9 2021

dùng 1 bài văn tiếng việt rồi dịch tiếng anh

8 tháng 5 2021

MY MOTHER

Do you have someone who is great, spends time with you, cares for you, and is an important person? Well, I do, and she has black hair, brown eyes, and a caring touch. That’s my mom.

My mom talks to me about many things. One of the things she talks to me about is what will happen when I grow up. She tells me what to do in case of an emergency. And one day I had a really bad day with my friends, and she told me what to do about it.

My mom and I spend a lot of time together. We play games, bake cookies, make necklaces, and draw doodle tricks. But our favorite thing to do is read. Our favorite book is If You Give a Mouse a Cookie.

Mom takes me shopping at the mall. We buy toys and clothes, and we eat at the café. We usually get Chinese food or go to a McDonald’s restaurant. When we ride the escalator, my mom pretends to fall back and says, “My shoestring’s stuck!”.

My mom always laughs, and when she laughs she sounds a hyena gone crazy! She doesn’t laugh every day, but when she does, it’s hilarious, and I have to laugh, too!

My mom is the greatest. I love how she jokes around. She is always fun no matter what, and she gives me great advice. My mom is more than a mom; she is my best friend! (End)

Từ vựng bài làm

In case of an emergency: trong trường hợp khẩn cấp
Necklace (n) /ˈnek.ləs/:chuỗi hạt
Escalator (n) /ˈes.kə.leɪ.tər/: thang máy tự động
Pretend (v) /prɪˈtend/: giả vờ
Hilarious (adj) /hɪˈleə.ri.əs/: vui vẻ, vui nhộn
Advice (v) /ədˈvaɪs/: khuyên răn, chỉ bảo

Lời dịch bài làm

MẸ TÔI

Bạn có ai đó rất tuyệt vời, luôn bên bạn, chăm sóc bạn, và là một người rất quan trọng với bạn hay không? Vâng,tôi có đó! Cô ấy có mái tóc đen, đôi mắt nâu và rất chu đáo. Đó chính là mẹ tôi.

Mẹ tôi nói nhiều thứ với tôi, một trong số những điều mẹ nói với tôi đó chính là những gì sẽ xẩy ra khi tôi lớn lên. Mẹ chỉ tôi những gì cần phải trong trường hợp khẩn cấp, và một ngày tồi tệ đã xẩy ra với tôi và những người bạn, lúc đó mẹ đã chỉ cho tôi cách xử lý về những chuyện đã xẩy ra trong ngày đó.

Mẹ và tôi thường dành nhiều thời gian cùng nhau. Chúng tôi chơi các trò chơi, nướng bánh, làm các chuỗi hạt,và vẽ những bức vẽ nguệch ngoạc. Nhưng điều mà chúng tôi yêu thích đó chính là đọc sách,đặc biệt là cuốn “ Nếu bạn cho chú chuột một chiếc bánh quy”.

Mẹ tôi dẫn tôi đi mua sắm tại các trung tâm thương mại, chúng tôi mua đồ chơi, quần áo và ăn tại quán cà – phê. Chúng tôi thường thưởng thức các món ăn Trung quốc hoặc ăn uống tại nhà hàng McDonald. Khi chúng tôi đi thang tự động, mẹ thường giả vờ ngã về phía sau và nói “ Dây giày của tôi mẹ bị mắc kẹt”.

Mẹ tôi luôn luôn cười, và khi mẹ cười nghe có vẻ rất sảng khoái! Mẹ không cười mỗi ngày nhưng khi mẹ cười thì rất vui vẻ, và làm tôi cũng phải cười theo mẹ!

Mẹ tôi là người tuyệt vời nhất, tôi yêu cách mà mẹ nói đùa. Mẹ luôn luôn vui vẻ như không có chuyện gì xẩy ra, và mẹ cho tôi thật nhiều lời khuyên bổ ích. Mẹ không chỉ là một người mẹ mà còn là người bạn thân nhất của tôi! (Hết)

*cj chép mạng nak !*

#H

#CinDy_or_Ri

29 tháng 3 2016

 Điều kiện gây nên tiếng cười :

          1.Không có nét hài hước nào là không thuộc về tính chất thực thụ của con người hoặc không mang tính người. (Một cảnh vật, một động vật hay một đồ vật chỉ có thể gây cười khi chúng khiến ta liên tưởng tới vẻ hài hước của con người mà thôi).

          2.Yếu tố ngăn cản tiếng cười là sự xúc động, lòng thương xót sự trìu mến. Tiếng cười bao giờ cũng cần có sự tê liệt tạm thời của xúc cảm.

          3. Tiếng cười bao giờ cũng là tiếng cười của cộng đồng, theo tiêu chuẩn chung của mọi người.

          4.Người cười có thể chính là kẻ chủ mưu gây cười cho người quan sát. Người ta khiến ta buồn cười cũng thường không tự viết. học chỉ có thể biết khi họ đã tự gián cách với bản thân mình. Nếu họ tự biết thì họ đã không như thế.

          5.Nguyên nhân gây cười càng tự nhiên, càng dễ hiểu, thì hiệu quả càng mạnh.

          Các loại hài hước, gây cười.

          1.Hài hước, gây cười có thể là do hình thù, dáng dấp. Mọi dáng dấp, hình thù không bình thường, méo mó, dị dạng so với 1 người vốn dĩ bình thường cũng có thể gây cười.

          2.Những tư thế, điệu bộ, hoạt động hình thể gợi cho thấy sự máy móc như một cố tật, máy móc lấp đi lấp lại, hoặc là diễu nhạy kẻ khác, sự rập khuôn giống nhau (số lượng càng nhiều thì tiếng cười càng mạnh).

          3.Sự trùng lập nhiều lần của một từ, một lớp kịch, một dạng nhân vật. Mọi xử lý về hình thức trong khi cái cần thiết lại chính là nội dung. Dáng dấp của con người nhưng lại gợi ra hình thù của một vật. Hài hước của tình huống và của từ ngữ.

          4.Mọi xử lý hành động và sự kiện đan xen hay lồng vào nhau một cách máy móc.

          5.Một từ hay một câu quen miệng lắp đi lắp lại như bị dồn nén và bật ra một cách máy móc không suy nghĩ.

          5.Bị giật dây mà cứ tưởng là mình tự do, chủ động.

          7.Làm rất nhiều nhưng đâu vẫn hoàn đó. Loanh quanh mãi nhưng vẫn chỉ dẫn tới điểm xuất phát. Cố gắng nhiều nhưng kết quả chỉ là số không. Càng bắt càng hụt, càng cố tránh càng gây tai hại.

          8.Sự trùng lặp, điệp lại một lớp kịch, cùng một nhân vật trong một tình huống khác hoặc một nhân vật khác nhưng cùng một tình huống.

          9.Gậy ông đập lưng ông, kẻ ăn cắp bị mất cắp, kẻ đặt lưới bị sa lưới.

          10. Một tình huống nhưng đồng thời lại là hai sự kiện độc lập diễn ra hai chiều hướng khác nhau.

          11. Những tình huống hiểu lầm, sự kiện và ngôn ngữ nhầm lẫn.

Hài hước của ngôn từ

          Cần phân biệt sự khác nhau giữa một tinh tế với một từ hài hước và mối tương quan giữ hai loại từ đó.

          1.Cách gây cười từ một câu hài hước. Vì nói nhanh, nhịu, lúng túng mà bật ra một từ hoặc một câu không đúng ý muốn của mình. Quy luật này cũng có thể vận dụng cho hành động. Sử dụng một ngạn ngữ nhưng không đúng lúc và ý nghĩa. Sữ dụng một câu theo nghĩa đen thì đúng ra nó là nghĩa bóng. Nói ngược trình tự của câu làm cho câu nói thành vô nghĩa. Nói một câu bình thường một cách quá trịnh trọng. Đối sử với một đối tượng không đúng với thân phận của họ.

          Hài hước của tính cách

          Đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc gây tiếng cười.

1.Máy móc theo ý định hoặc tính cách của mình bất chấp hoàn cảnh không thích ứng với lẽ phải thông thường, phong tục, tập quán, quan niệm chung của xã hội … máy móc cứng nhắc…

          2.Những lệch lạc nhưng không gây sợ hãi, thương xót…

          3.Những tật bệnh mà nhân vật không tự biết. Ví dụ : Phê phán tính nóng nảy trong khi chính mình nổi xung, chê thơ người khác khi thơ mình là thơ con cóc…

          4.Mang tính một dạng, một loại người nhiều hơn là một cá nhân riên lẻ như bi kịc.

5.Có thể có nhiều nhân vật đồng dạng trong một vở hài, ở bi kịch thì không.

6.Nói chung tính cách nhân vật hài và lệch lạc. Hướng lệch lạc rất đa dạng. Những lệch lạc trái với quan niệm, lô gích chung của xã hội.

Tóm lại :

Nhân vật bi kịch mang tính cá biệt.

Nhân vật hài kịch mang tính một dạng người.

Tầm vóc nhân vật bi kịch cao hơn ta.

Tầm vóc nhân vật hài kịch thấp hơn ta nhưng nó là một dạng nên ta cũng thường thấy trong nó ít nhiều có nét của ta.

Cái hài 

1. Bản chất của cái hài

Các nhà mỹ học Hy lạp cổ đại như Platông, Arixtốt đã xem xét và nêu lên những tư tưởng sâu sắc về cái hài. Quan niệm của Cantơ, Hêghen, Điđrô, Sinle, Tsecnưsépxki về cái hài tuy ở mức độ khác nhau nhưng đều chứa đựng những kiến giải độc đáo về bản chất của cái hài.

Platông thừa nhận cái hài nhưng đồng thời cũng phản đối cái hài trong nhà nước lý tưởng của ông. Ông sợ cái hài làm cho công dân trong nhà nước lý tưởng của ông thiếu nghiêm túc, hay chọc ghẹo bề trên (Thần linh). Nhưng ông lại khẳng định thiếu hài hước không nhận thức được cái nghiêm túc… cái đối lập được nhận thức nhờ cái đối lập.

Arixtốt cho rằng, cái hài là tương phản của đẹp và xấu. Hài kịch nhằm miêu tả những người xấu nhất. Tuy nhiên, không có nghĩa là hoàn toàn độc ác, xấu xa mà chỉ có nghĩa là đáng cười – đó là một sự sai lầm, và cái xấu nào đó không gây nên nỗi thống khổ và nguy hại cho ai cả.

Cantơ lại cho rằng hài là sự mâu thuẫn giữa cái thấp hèn và cái cao cả. Tình huống hài là sự chờ đợi căng thẳng về cái gì đó mà hiệu quả không có gì cả – mà chỉ có tiếng cười, mặc dầu nó có tính phê phán. Còn Hêghen lại cho rằng hài là mâu thuẫn giữa cái giả dối, cái cơ sở hư ảo – cái có ý nghĩa, cái bền vững – cái chân lý.

Tsécnưsepxki thì cho rằng ấn tượng mà cái hài tạo ra trong con người là hỗn hợp giữa cảm giác dễ chịu và khó chịu, song ở đó, sức nặng nghiêng về phía cảm giác dễ chịu. Đôi khi nghiêng hẳn đến mức cảm giác khó chịu như không còn nữa. Cảm giác này biểu hiện thành tiếng cười.

Người ta thường nhầm lẫn giữa cái hài với tiếng cười mặc dầu cái hài gắn liền với tiếng cười song không phải cái cười nào cũng là cái hài. Như vậy, tiếng cười trước hết là một hiện tượng sinh lý (do thọc lét gây ra), thậm chí ở châu Phi có bệnh dịch cười (bệnh cười – cười mãi không ngớt). Có tiếng cười như của trẻ thơ vui đùa với cha mẹ, hoặc những cái gây cười bởi khuyết tật của bản năng cũng không phải là cái cười của cái hài. Cái cười của trẻ thơ thể hiện sự ngây thơ, trong trắng khi mới chập chững bước vào đời chưa có ý nghĩa xã hội sâu sắc, còn cái cười bởi sự khuyết tật của bản năng thường trở thành tiếng cười rẻ rúng.

Cái hài gắn liền với tiếng cười với tính cách là một phạm trù mỹ học thể hiện nội dung và ý nghĩa xã hội của nó. Chẳng hạn như Ghécxen đã cho rằng cái cười có ý nghĩa thẩm mỹ là một công cụ. Ông viết: “Tiếng cười là một công cụ phá hoại hùng mạnh nhất. Nó đánh và thiêu cháy như sét. Do tiếng cười mà những thần tượng bị sụp đổ”.

Cái cười mang tính hài đòi hỏi, trước hết, phải có một đối tượng cười, tức là cái có thể gây cười và bị cười. Trong cuộc sống có rất nhiều hiện tượng có thể gây cười, mỗi thứ một vẻ hết sức đa dạng. Song nói chung những cái cười, xét về bản chất là có mâu thuẫn hiểu như sự đối lập, không cân xứng không hài hoà.

Có cái có thể gây cười (đối tượng) lại còn có chủ thể cuời. Đây là mặt thứ hai mặt chủ quan của cái hài, không có nó không có cái hài. Bản thân đối tượng cười không thể gây cười nếu chủ thể không thể nhận thức được những mâu thuẫn chứa đựng trong nó. Điều này giải thích tại sao có nhiều người xem tranh biếm họa, tranh vui, đọc chuyện cười mà vẫn không cười, đến lúc hiểu ra thì mới bật cười. Cái hài do vậy là một kiểu nhận thức gắn với tiếng cười khi phát hiện ra những mâu thuẫn nào đó của sự vật hiện tượng ở góc độ thẩm mỹ.

Cái hài là những cái xấu không đành phận xấu, là những cái xấu đội lốt cái đẹp, bị phát hiện bất ngờ và gây ra tiếng cười tích cực mang ý nghĩa xã hội sâu sắc để phê phán cái xấu dưới ánh sáng của một lý tưởng thẩm mỹ nhất định.

2. Đặc điểm của cái hài

Nói như C. Mác con người có nhiều hình thức kế thừa và phủ định bản thân mình. Chính tiếng cười, sự hài hước, châm biếm, đả kích là một trong những phương tiện tự phát triển của con người dùng để từ giã quá khứ một cách vui vẻ.

Cái hài có những đặc điểm sau đây:

– Cái hài trước hết phải là cái xấu của con người hoặc con người có điểm xấu. Nói đến cái hài trước hết phải là cái xấu, không có nghĩa mọi cái xấu đều là yếu tố của cái hài. Cái xấu chỉ trở thành yếu tố của cái hài khi nó có ý nghĩa xã hội về mặt thẩm mỹ. Ví dụ cái xấu của trong bước đi lạch bạch của con vịt, nhẩy chồm chồm của con cóc, nếu không liên quan gì đến tính cách của con người thì nó không phải là yếu tố của cái hài.

Cái hài là cái xấu thuộc về đạo đức, về đời sống, về lý tưởng xã hội thể hiện ở quan hệ thẩm mỹ. Thí dụ như tính hay xu nịnh, tính gia trưởng, trưởng giả, đua đòi, bon chen, tham ăn, tục uống, dối trá, lươn lẹo, tồn tại trong từng con người và cả trong các quan hệ xã hội, những tổ chức xã hội như sự dốt nát, thiếu dân chủ, thái độ quan liêu, hống hách, cửa quyền đều là những yếu tố góp phần tạo nên tổng thể của cái hài.

Cái xấu, cái đáng cười là chưa đến nỗi xấu quá, chưa đến kinh tởm cũng là đối tượng của cái hài. Cho nên, Arixtốt cho rằng cái xấu đã đến mức đê tiện mà ai cũng biết, không giấu nổi thì nó không còn của tiếng cười hài hước, mà cái với tính cách là đối tượng của cái hài, tiếng cười thẩm mỹ của cái hài, thực ra chỉ là một bộ phận của cái xấu, lại không đành phận xấu, mặt khác nó cố tình che đậy bản chất bản chất xấu xa của nó.

– Cái hài là cái xấu đột lốt cái đẹp. Cũng như trên chúng ta đã phân tích không phải cái xấu nào cũng là yếu tố của cái hài. Sự tàn bạo, đê tiện và ghê tởm lại thuộc về các phạm trù chính trị, đạo đức. Cái xấu là yếu tố của cái hài là là cái xấu giả dạng cái đẹp, đột lốt cái đẹp, cái xấu chưa biết mình là xấu, đó mới là cái hài với tư cách là một phạm trù mỹ học.

Cái xấu được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ một tên quan huyện ăn đút lót vẫn tưởng mình là thanh liêm và những kẻ xu nịnh cũng cho mình là thanh liêm. Một người tham quyền lực nhưng lại phê phán người khác hám danh. Một xã hội mất tự do nhưng luôn tô điểm những hình thức bên ngoài của biểu tượng tự do. Vì vậy, nhân tố mâu thuẫn là nhân tố cơ bản của cái hài và mâu thuẫn đó thể hiên như lời nói – việc làm, nội dung – hình thức phải có yếu tố che đậy, giấu diếm, ngộ nhận.

Cái xấu giả danh cái đẹp dù có ý thức hay vô ý thức đều đặt trên các vấn đề xã hội, ý nghĩa xã hội sâu rộng của nó. Chẳng hạn, nhân vật Đôngkisốt lại đưa một người nông dân Xangxô lên làm đảo trưởng khi mà xã hội đã có chủ nghĩa tư bản, có thị trưởng các thành phố, các đảo. Sự vô ý thức đầy lòng tốt của đôngkisốt lại phản ánh sự ngu dốt lịch sử đến cực độ của giai cấp nông dân tư hữu muốn làm cuộc cách mạng tư sản, đại diện cho một phương thức sản xuất tiên tiến.

Thật mỉa mai trong cuộc sống thường nhật có những ngưới đàn bà bề ngoài tỏ ra mình cũng chính chuyên như ai, nhưng bên trong lại là kẻ ngoại tình phản bội chồng như cơm bữa và không quên một kẻ điếm đàng. Hơn nữa, sự điếm đàng được nhân danh bởi đức hạnh. Thậm chí, bởi cái hình hài tri thức có vẻ kiều diễm, cao sang. Chỉ biết rằng, họ không ngượng mồm khi khoe mẽ cái chính chuyên mà mình vốn không có để bẫy tình, bẫy người, bẫy cái sự đời ngang trái éo le.

Đời lẳng lơ có thiếu phụ chê chồng,

Đã mấy lần mê ái tình vụng trộm.

Mặc dư luận trêu ngươi cùng nhật nguyệt,

Cứ tồng ngồng rao bán cái chính chuyên.

Đời chính chuyên đi tìm cái chính chuyên,

Méo hay tròn nông sâu hay vô tận?

Chuyện tình riêng sao lòng ai uất hận,

Chuyện tình người sao nặng nỗi đa đoan?

(Đào Duy Thanh)

– Cái hài có yếu tố bất ngờ. Mâu thuẫn và sự xung đột trong cái xấu phát triển đến đỉnh cao rồi đột ngột bất ngờ bị phát hiện, bị bộc lộ, bị phơi bày bản chất của nó. Hay nói lại một cách khác một tình huống của cuộc sống của nghệ thuật điễn ra một cách căng thẳng giữa cái đẹp và cái xấu (trong bản thân cái xấu – cái xấu giả danh cái đẹp), cái xấu tưởng đã chiến thắng, bất ngờ bị vạch trần, bị đánh bại đúng lúc đó nó tạo nên yếu tố của cái hài. Có một truyện kể về Niutơn, vì quá bận trong công việc nên đôi khi ông cũng không để ý nhiều đến trang phục. Có lần do sơ xuất ông để chiếc khăn mùi xoa lòi ra khỏi túi quần ở chỗ đông người. Một kẻ ghen ghét, hám danh đã nhân sự việc này liền nói to: Xin mời mọi người hãy xem cái đuôi thông minh của nhà bác học đã lòi ra. Niutơn hóm hỉnh trả lời: Xin lỗi mọi người không phải như vậy, mà chính đó là cái nhìn của sự dốt nát.

Tính bất ngờ của cái hài đều gắn với tiếng cười đều xoáy vào những điểm yếu của con người và con người có điểm yếu. Ở đây cái hài sẽ có ý nghĩ thẩm mỹ xã hội sâu rộng nếu nó có tính giá trị nhân loại và văn hoá.

– Cái hài gắn với tiếng cười – tiếng cười tích cực. Cái hài có chủ thể là tiếng cười và tiếng cười là bộ phận tạo thành tính toàn vẹn của các yếu tố hài. Trong đó yếu tố bất ngờ và từ sự bất ngờ này đến sự bất ngờ khác đều hướng tới mục đích khêu gợi tiếng cười. Tiếng cười thẩm mỹ của cái hài là tiếng cười tích cực chống lại và phê phán cái xấu, cái thấp hèn ủng hộ cái đẹp, đón đỡ cái đẹp, xây dựng cái đẹp và khẳng định tính tất thắng của cái đẹp.

Tiếng cười thẩm mỹ của cái hài là cái cười của sự hài hước, dí dỏm, châm biếng, mỉa mai, đả kích, một cách nhẹ nhàng, thanh cao nhưng lại có một mạnh to lớn chống lại như thói hư tật xấu nói chung của con người.

Trong lịch sử mỹ học và nhất là mỹ học hiện đại, liên quan đến yếu tố cười của cái hài, ít nhiều, trực tiếp và gián tiếp đều gắn với yếu tố tục, – cái tục. Trong rất nhiều dạng của cái hài đều có sự đan xen một cách tinh tế tính bất ngờ pha trộn yếu tố dung tục. Người ta thường gắn cái hài với cái bộ phận sinh dục của con người để tìm ra tiếng cười. Trong đó có yếu tố thanh – tục – thanh. Chẳng hạn:

Trời cho cái mẽ bên ngoài

Để che đậy cái sơ sài bên trong!

(Tú Mỡ)

Như vậy, yếu tố tục có tham gia vào tiếng cười của cái hài, nó cũng có ý nghĩa tích cực nhất định, song nó không phải là yếu tố cơ bản, Nhiều sự tồn tại của cái hài không có yếu tố tục vào yếu tố bất ngờ, nhưng cái hài không thể không có yếu tố bất ngờ.

30 tháng 3 2016

Không biết sẽ thế nào nếu trên đời này không có tiếng cười? Không biết thế giới này sẽ như thế nào nếu mặt người nào cũng khó đăm đăm, buồn rười rượi? Nếu không có tiếng cười, chắc hẳn toàn thế giới sẽ là một cuộc chiến tranh, cả nhân loại sẽ đau buồn khôn cùng.

Không, không thể như thế được! Hãy giữ lấy tiếng cười! Hãy nâng niu chăm chút cho tiếng cười nở mãi, tươi thắm mãi, vang xa mãi. Mùa xuân! Mùa xuân lại càng cần có tiếng cười. Hơn bất cứ mùa nào, hơn bất cứ ở đâu, mùa xuân – mùa xuân đất Việt không thể thiếu vắng tiếng cười.

Cười là bản chất của loài người. Con người đã được mụ dạy cho biết cười, biết khóc từ thuở trong nôi. Cười là biểu hiện của tình thân, tình yêu thương, là niềm vui… ngay từ khi loài người chưa có tiếng nói thống nhất, chưa có chữ viết. Theo sự phát triển của xã hội, tiếng cười ngày càng đa dạng và phong phú. Không chỉ  là biểu hiện của tình thân thiện, tình yêu thương, tiếng cười – theo dòng lịch sử đã trở thành vũ khí sắc bén của con người trong cuộc sống, trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, với mọi loại kẻ thù.

Cười làm cho người ta quên đi mọi nỗi nhọc nhằn trong cuộc sống. Cười xua được nỗi buồn đi xa, gọi được niềm vui trở lại. Cười chiến thắng được khổ đau, chiến thắng được bệnh tật. Cái cười dưỡng nuôi ý chí, dưỡng nuôi niềm tin, tạo điều kiện cho con người vượt lên hoàn cảnh, vượt lên số phận, phấn đấu cho tương lai hạnh phúc của đời mình.

Một nhà văn đã nói: Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh. Tiếng cười là vũ khí của người anh hùng.

Thật vậy, tiếng đàn và tiếng cười của Thạch Sanh, ngựa sắt và tiếng cười của Thánh gióng, Hịch tướng sĩ và tiếng cười của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo và tiếng cười của Nguyễn Trãi, cọc Bạch Đằng và tiếng cười của Ngô Quyền, bước chân thần tốc và tiếng cười của quan quân Quang Trung Nguyễn Huệ trong lịch sử đã chiến thắng kẻ thù xâm lược. Bản Tuyên ngôn Độc lập và tiếng cười của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những lời lẽ của chính nghĩa đanh thép của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ở hội nghị Giơ ne vơ 1954, của Bộ trưởng Xuân Thủy và Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình ở Hội nghị Pari 1973 đã trở thành sức mạnh vô địch.

Sức mạnh quân sự của chiến tranh nhân dân và tiếng cười kháng chiến của quân dân ta đã đánh thắng hai đế quốc to, giành lại độc lập tự do, thống nhất cho non sông đất nước. 

Trong hòa bình, tiếng cười đã động viên khích lệ muôn triệu bàn tay hăng say cần mẫn xây dựng đất nước, thúc giục muôn triệu bàn chân vượt lên để chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, vươn tới ấm no, văn minh, hạnh phúc.

Trên mặt trận ngoại giao và trên thương trường quốc tế, tiếng cười biểu hiện tinh thần quốc tế, biểu hiện mối giao bang thân thiện láng giềng, mối giao bang hữu hảo giữa các dân tộc vì một thế giới hòa bình và phát triển, vì một thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo, bệnh tật…

Trong bất cứ một việc công hay một việc tư nào của đời người, nếu ai không mang trong mình tình yêu và tiếng cười thì người ấy không thể thành công được. Dẫu có chịu khó mấy, tài giỏi mấy, kỳ công mấy, cẩn thận mấy, nhiều tiền lắm của mấy – nhưng không có tình yêu và tiếng cười – thì chắc hẳn sẽ thất bại.

Tiếng cười nuôi dưỡng ý chí, vun bồi nghị lực, củng cố lòng tin tăng thêm sức mạnh khích lệ con người đi lên, bước tới giành lấy những đỉnh cao của vinh quang và hạnh phúc.
5 tháng 11 2019

hi my name is.......iam .... 

1.

My best friend is someone special whom I can share my all feelings. He is John. He lives with me as my neighbour in the same colony. We met each other in the nursery class on the very first day. We sit together in the classroom and share everything very happily without any problem. We know each other very well as well as understand each other’s need. He is leadership in nature, tall, fair in complexion, good looking and smart. He is very good in studies and behaves well with everyone. He does his class work and homework very attentively. He is favourite student of class teacher as he is very punctual and follows all the etiquettes.

He respects my feelings and helps me always. Many things of us hobbies, s, diss, etc are similar. We love to listen music, watching cartoons and playing carom at home. We take care of each other in the school and playground. We share school copies and help each other whenever one of us remain absent in the school. We go at tour and picnic with our parents together in every winter and summer vacation.

Dịch

Bạn thân của tôi là người luôn chia sẻ tất cả cảm xúc của tôi. Anh ấy là John. Anh ấy là hàng xóm với tôi. Chúng tôi gặp nhau ở lớp mẫu giáo vào ngày đầu tiên. Chúng tôi ngồi gần nhau trong lớp và chia sẻ mọi thứ với nhau rất vui. Chúng tôi rất hiểu nhau. Anh ấy có khả năng lãnh đạo, cao, có nước da sậm màu, trông đẹp trai và thông minh. Anh ấy học và cư xử với mọi người rất tốt. Anh ấy học tập trên lớp và làm bài tập về nhà rất nghiêm túc. John là mẫu học sinh tuân thủ nguyên tắc đúng giờ và mọi nguyên tắc khác mà giáo viên rất thích.

John luôn tôn trọng cảm xúc của mình và gúp đỡ mình. Chúng mình giống nhau về nhiều mặt như sở thích, những điều không thích, …. Chúng mình thích nghe nhạc, xem phim hoạt hình và chơi bida ở nhà. Chúng mình chăm sóc nhau ở trường và nơi chơi đùa. Chúng mình chia sẻ bài tập và giúp đỡ nhau khi có một người vắng học. Chúng mình cùng đi du lịch và dã ngoại với ba mẹ vào mỗi mùa đông và mùa hè.

2.

My secondary school is a place that bears all the hallmarks of my childhood memories. It is placed in the center of my district. Surrounded by a paddy-field, it enjoys lined- trees and colorful garden, which creates a wonderful view. Moreover, this school was designed with a large- scale plan. It is a 2 storied building of u shape with capacity of 1000 people and it was invested heavily in infrastructures with well- equipped classrooms. In a good environment, students are given many precious chances to discover and develop their inner talents. Besides modern facilities, this school is also well- known for enthusias and qualified teachers who are always dedicated and devoted themselves to teaching career. In conclusion, studied in this school for four years, it has become an indispensable part in my life.

Dịch:
Trường cấp hai là nơi đã in dấu biết bao kí ức của tuổi thơ tôi. Ngôi trường nằm ở vị trí trung tâm của huyện. Được bao quanh bởi cánh đồng lúa, với những hàng cây xanh và khu vườn đầy sắc màu của ngôi trường, tất cả đã tạo nên một khung cảnh thật tuyệt vời. Ngoài ra ngôi trường được thiết kế với một kế hoạch quy mô. Đó là ngôi trường với các toà nhà hai tầng được xếp theo hình chữ u với sức chứa khoảng 1000 người và ngôi trường được đầu tư chu đáo về mặt cơ sở hạ tầng với những lớp học hiện đại. Được học tập trong một môi trường tốt, học sinh sẽ có nhiều cơ hội khám phá và phát triển những tài năng còn ẩn sâu của mình. Bên cạnh cơ sở hạ tầng hiện đại, ngôi trường còn được biết đến bởi những người thầy, người cô đầy tài năng và nhiệt huyết, những người luôn tận tâm và cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Tóm lại, học tập ở ngôi trường này trong vòng bốn năm, ngôi trường dường như đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tôi.

3. 

As a traditional family in Vietnam, I have a big one. My family has 5 members, including Mom, Dad, Grandma, sister, and me. My mom’s name is Giang. She has long hair and black eyes. She is a teacher. My Dad’s name is Trung. He is tall and very strong. His job is doctor. For me, my mom is the most beautiful woman, and my dad is the most wonderful man. And my grandma’s name is Tam. She is 95 years old, and next 5 years, we will organize the 100th longevity wishing ceremony, and I look forward to taking part in this ceremony. Besides, another woman who I love so much is my sister. Her name is Linh. She is 26 years old, and she is a beautiful woman Mom. Now, she is living in Ha Noi capital, because of her jobs. I really love my family, and I hope that we are always together anyway.

(Giống như một gia đình truyền thống ở Việt Nam. Tôi cũng có một gia đình lớn. Gia đình tôi có 5 thành viên, bao gồm bố, mẹ, bà nội, chị gái và tôi. Mẹ tôi tên là Giang. Mẹ có mái tóc dài và đôi mắt đen. Mẹ là một giáo viên. Bố tôi tên là Trung. Bố cao và rất khỏe mạnh. Công việc của bố là một bác sỹ. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ đẹp nhất, còn bố là người đàn ông tuyệt vời nhất. Bà nội tôi tên là Tám. Năm nay bà 95 tuổi, và trong 5 năm tới, chúng tôi sẽ tổ chức lễ mừng thọ 100 tuổi của bà, tôi rất mong chờ để tham gia lễ mừng thọ này. Ngoài ra, một người phụ nữ khác mà tôi rất yêu quý, đó chính là chị gái tôi. Chị tên là Linh, chị 26 tuổi, và là một người phụ nữ xinh đẹp như mẹ. Hiện tại, chị sống ở thủ đô Hà Nội để làm việc. tôi thực sự rất yêu quý gia đình mình, và tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ luôn luôn bên nhau cho dù thế nào đi nữa).

4 tháng 12 2017

I have many hobbies, but I reading most. Books are always a good friend to me. It is a good way to improve my vocabularies by exposing many new words. By reading, I get better at concentration because it requires me to focus on what I am reading for long periods. It also opens up the knowledge door for me. Reading books tell me about the world's history, let me see the structure of the brain, or bring me a story of Sherlock Holmes. I think reading is one of the most interesting indoors activity.

4 tháng 12 2017

My favorite school is a beautiful school . It is a big and large school . The school has many trees and there are enough stadiums and sporting yards for students to play . The thing I expect the most , that is a great leaning school with many modern equipments .One more thing , the students of the school are friendly and helpful and the teachers are good to . That is all of the school in the dream ..

 <<tả về trường đó, hơi ngắn mong pn thông cảm nhak >>>

8 tháng 2 2018

a.

- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.

- Bài viết nêu ra những ý kiến:

    + Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị

    + Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.

    + Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).

- Diễn đạt thành những luận điểm:

    + Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

    + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

+ Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.

- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:

    + "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"

    + "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."

b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:

    + Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;

    + Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;

    + Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.

26 tháng 11 2018

Hobby is one of the most important things we should have in our lives. It is something that you enjoy doing, something that brings relief of the daily grind and allows you to relax. Of all hobbies in the world, I music the most. For me, music is the best hobby ever. You should look around and you can see that music is everywhere.

I enjoy music and I listen it every single day. There are a lot of different styles of music for you to choose and enjoy. If I am in good mood, I prefer to listen some energy rock music that keep me happy and full of power. If I am tired, I chose some calm, relaxing songs. Music can speak, through music people can express feelings and emotions. When you hear something that looks you, that you understand it easily, you start to love it. There are several different ways to enjoy music as your hobby. When you discover an artist or musician that you satisfies, it’s clear that you want to collect all of their works. Not only listening to music, a music collection is a great hobby to have, too.

Music is a hobby that has no boundaries. It makes the world smaller. Without music, life would be a mistake.

=> Bài dịch:

Sở thích là một trong những thứ quan trọng nhất chúng ta nên có trong cuộc sống. Đó là thứ là bạn thích thú tận hưởng, là thứ giúp giảm bớt những cực nhọc thường ngày và cho phép bạn thư giãn. Trong tất cả các sở thích trên thế giới, tôi thích nhất là âm nhạc. Đối với tôi, âm nhạc là sợ thích tuyệt vời nhất. Bạn có thể nhìn xung quanh và nhận thấy âm nhạc có ở khắp mọi nơi.

Tôi thích âm nhạc và tôi nghe nó hằng ngày. Có rất nhiều phong cách âm nhạc cho bạn chọn lựa và tận hưởng. Nếu tôi có tâm trạng tốt, tôi sẽ thích nghe thứ nhạc rock đầy năng lượng giúp tôi tiếp tục vui vẻ và đầy năng lượng. Nếu tôi mệt mỏi, tôi sẽ chọn những bài nhạc yên bình, thư giãn hơn. Âm nhạc có tiếng nói, thông qua âm nhạc con người có thể thể hiện tâm trạng và cảm xúc. Khi bạn nghe điều gì đó tương tự như bạn, bạn sẽ hiểu nó dễ dàng và bạn sẽ bắt đầu yêu thích nó. Có rất nhiều cách để xem âm nhạc như là một sở thích. Khi bạn hài lòng với một nghệ sĩ hay nhạc sĩ nào đó, bạn sẽ tất nhiên muốn thu thập tất cả những tác phẩm của họ. Không chỉ việc nghe nhạc mà một bộ sưu tập tác phẩm âm nhạc cũng là một sở thích tuyệt vời.

Âm nhạc là một sở thích không có giới hạn. Nó làm thế giới thu hẹp hơn. Nếu không có âm nhạc, cuộc sống thật sai lầm.

21 tháng 3 2020

 Người đời đã từng nói: “Bàn tay biết tặng hoa cho người khác là bàn tay giữ được hương thơm”. Vậy phải chăng hạnh phúc là ước mơ, cũng là mục tiêu của tất cả mọi người? Nhưng những người khôn ngoan luôn hiểu rằng, hạnh phúc chỉ đến khi họ biết cho đi. Ta sẽ được nhận lại thậm chí nhiều hơn khi biết san sẻ nó. Và qua câu chuyện ngắn Tiếng vọng rừng sâu, ta lại như thấm nhuần đạo lí này hơn. Chỉ qua hình tượng một cậu bé ngỗ ngược, nghịch ngợm đã buột miệng hét lớn: “Tôi ghét người” và ngay sau đó, cậu phải đón nhận những tiếng vọng lại, thậm chí còn to và nhiều hơn trước, ta như cảm nhận rằng: một lời bất cẩn có thể khiến cho chính ta và những người xung quanh bị tổn thương. Cậu nói cậu ghét người, vậy là “người” cũng ghét cậu, cậu cho đi bao nhiêu thì sẽ nhận lại bấy nhiêu. Chính sự vô tình của cậu bé đã khiến bản thân phải hoảng hốt, phải buồn bã khi nhận lấy cái giá của mình. Cậu tủi thân khi biết rằng có người ghét bỏ mình, nhưng lại chẳng thể ngẫm ra cảm giác của người khác khi cậu nói cậu ghét họ. Trái lại, khi cậu bé đã được học cách nói lời yêu thương, biết trao đi sự chân thành thì dường như niềm vui cậu nhận lại đã tăng lên gấp bội. Khi cậu nói “Tôi yêu người”, vậy là khi đó khu rừng vọng lại những tiếng nói văng vẳng “Tôi yêu người”… như thể có ai đã đáp trả tình cảm của cậu, đã yêu mến cậu. Cảm giác đó chẳng phải thật hạnh phúc hay sao? Vậy đó, trong cuộc sống, nếu ta không biết trao đi điều gì, thì thứ duy nhất ta giữ lại được chỉ là bản thân ta, không ai tin ta, không ai yêu ta, cuộc sống sẽ dần ruồng rẫy ta bởi sự ích kỉ đó. Vậy thì, hãy bắt đầu học cách cho đi vô điều kiện, cho đi mà không hi vọng; như vậy thì hạnh phúc sẽ đến khi ta ít ngờ đến nhất, giống như cậu bé trong câu chuyện vậy! Và tất nhiên, ý nghĩa của truyện không chỉ có thế, hãy thử nghĩ mà xem nếu như người mẹ phó mặc cho sai lầm của cậu bé, để cho cậu phải tự đi tìm câu trả lời mà không dạy cho cậu biết, vậy thì sẽ thế nào? Cậu sẽ chẳng thể nhận ra những điều phải trái, sống thế nào để có hạnh phúc. Từ đó mà ta nhận ra rằng, tình mẹ thật lớn lao! Người mẹ luôn là nơi mà đứa con có thể trở về khi cảm thấy buồn bã hay tủi thân; là người đã dẫn dắt cho những đứa con đi trên con đường đúng đắn từ thuở còn ấu thơ. Câu nói cuối truyện của người mẹ đã là một nút thắt sắc sảo, nó tạo nên điểm mấu chốt và là bài học đi sâu vào lòng người đọc: “Con ơi, đó chính là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con..Sở dĩ sự tồn tại về giá trị của việc cho và nhận không chỉ có trong câu chuyện này. Thậm chí nó còn có mặt ở nhiều điều rất đời thường trong cuộc sống kia. Hãy lấy ví dụ từ một chú chó, tại sao loài vật này lại được mệnh danh là “bạn thân của loài người”. Bởi một lẽ thường tình, loài chó thường trao đi sự trung thành với người chủ của mình một cách vô điều kiện; nó yêu thương con người bằng tất cả trái tim; nó nhìn con người bằng cặp mắt trìu mến và sẵn sàng bảo vệ họ. Vậy là món quà chúng nhận được chính là sự tin tưởng, sự trân trọng và lòng yêu thương vô hạn. Giống như câu chuyện trên, đây cũng chính là chân lí của “cho – nhận”. Cuộc sống sẽ hoang phí khi bạn dành hết thời gian cho bản thân mình, hãy đặt mình ở vị trí của những người xung quanh và vui lòng cho đi như khi bạn sẵn sàng nhận về…

                                                                      “Nếu là con chim, chiếc lá

                                                          Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.

                                                                     Lẽ nào vay mà không có trả

                                                            Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình ”

                                                                                    (Tố Hữu – Một khúc ca)

Đôi khi ta có thật nhiều niềm vui, những hạnh phúc và những thứ đáng để trân trọng vậy mà chúng ta không biết. Cứ lặng lẽ làm nó qua đi, phai đi nhưng rồi một ngày khi đã nhận ra rồi thì bạn hãy yêu thương nhiều hơn. Ban-dắc đã nói: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ”. Người mẹ lúc nào cũng yêu thương, san sẻ với con, tha thứ cho con dù con có làm gì đi chăng nữa. Những câu chuyện “Quà tặng cuộc sống” luôn đem đến cho ta những bài học sâu sắc, những bức thông điệp về tình yêu, tình bạn, tình mẫu tử, phụ tử,… nhưng quan trọng hơn hết là nó định hướng cho ta cách sống và biết cách yêu thương người khác. Câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu là một câu chuyện có ý nghĩa rất lớn về tình mẫu tử mà trong đó điều làm chúng ta suy nghĩ nhiều nhất là sự cho di và nhận lại. Như người mẹ đã nói: đó chính là định luật trong cuộc sống của chúng ta”. Trong câu chuyện, cậu bé đã giận đến nỗi phải hét lên rằng: “Tôi ghét người” vậy mà người mẹ vẫn khoan dung, tha thứ. Hơn nữa còn ân cần chỉ bảo cho con. Ta hiểu rằng mẹ là vô cùng quan trọng đối với con, là người dìu dắt và đưa con đến với những con đường tràn ngập nắng và hoa. Mẹ đã định hướng cho con, đã bên con cho dù thế nào đi chăng nữa. Và quả thật đúng là “Trái tim người là một vực sâu thăm thẳm và ở dưới đấy ta luôn tìm thấy sự thứ tha”. Từ đó, ta thấy được ý nghĩa của người mẹ, và bài học sâu sắc về tình mẫu tử… Hay như chi tiết cậu bé hét lên câu gì, rừng sâu chỉ vọng lại câu đó, thậm chí còn to hơn và người mẹ đã giải thích rằng đấy là sự cho đi nhận lại, quy luật của cuộc sống chúng ta. Đúng vậy! Đôi khi, bạn thường cảm thấy rằng cuộc đời thật bất công, bạn đã cho đi quá nhiều mà không nhận lại được bao nhiêu… Nhưng vấn đề thật đơn giản. Khi bạn cho đi là bạn đã nhận được nhiều hơn thế, đó là những niềm vui vô hình mà bạn không chạm vào được. Cuộc đời này là một vòng tròn. Thật ra không hề có sự bất công nào, có hay chăng sự nhận lại từ người khác chỉ là đến sớm hay muộn mà thôi và điều quan trọng là bạn hãy mở rộng tấm lòng mình để đón nhận nó. Khi bạn cho đi những điều tốt đẹp thì bạn sẽ nhận được sự bình yên trong tâm hồn. Nếu bạn càng tính toán sự cho đi thì lại càng dồn nén, khi ấy vừa không vui mà vừa phải cho đi. Vì vậy, hãy cứ yêu thương, yêu thương thật nhiều để một ngày hạnh phúc sẽ đến với bạn.. Cuộc sống là như thế đó, đôi khi người ta chấp nhận cho đi điều quý giá nhất, nhưng rồi họ chẳng nhận lại được như mong muốn. Nhưng bạn nên nhớ, trong tình yêu không có sự trông mong được nhận lại, bởi tình yêu luôn luôn là một điều luật không công bằng của trái tim, không có định nghĩa và lí lẽ. Hãy cứ cho đi vì như vậy là bạn đã tự yêu thương lấy chính bản thân mình. Hãy cảm nhận những hạnh phúc vô hình mà cuộc sống ban tặng cho bạn, để mỗi ngày là một niềm vui và để được người khác yêu thương bạn một cách đúng nghĩa.