hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân cơ bản bị sụp đổ từ năm nào
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án cần chọn là: B
Tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc địa chỉ còn 5,2 triệu k m 2 với 35 triệu dân, tập trung chủ yếu ở miền Nam Phi.
Phương pháp: sgk 12 trang 36.
Cách giải: Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng với hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.
Chọn: A
Phương pháp: sgk 12 trang 36.
Cách giải: Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng với hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.
Chọn: A
- Cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc nhằm đập tan hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, nhấn mạnh nơi, khởi đầu là Đông Nam Á, tiêu biểu là các nước Inđônêxia, Việt Nam, Lào thành lập chính quyền cách mạng, tuyên bố độc lập trong năm 1945.
- Phong trào đã lan rộng sang Nam Á và Bẳc Phỉ, nhiều nước đã giành được độc lập.
- Năm 1960 được gọi là “Năm Châu Phi”: 17 nước tuyên bố độc lập, sau đỏ nhiều nước được trao trả độc lập.
- Ở Mĩ Latinh, ngày 1-1-1959, cách mạng Cu Ba thành công, chế độ độc tài thân Mĩ bị lật đổ.
- Tới giữa những năm 60, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ. Lúc này, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc chỉ còn tồn tại ở các nước thuộc địa của Bồ Đào Nha và ở miền Nam Châu Phi.
Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh mẽ ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh. Dưới những đòn đả kích mãnh liệt của cao trào giải phóng, hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủ tộc (Apácthai) kéo dài nhiều thế kỉ đã bị sụp đổ hoàn toàn.
a) Ở châu Á : Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dẫn đến sự ra đời cuả hàng loạt quốc gia độc lập.
Ở Trung Quốc : Cuộc nội chiến Cách mạng 1946 – 1949 đã lật đổ nền thống trị cuả tập đoàn Tưởng Giới Thạch, thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (1 – 10 – 1949), đưa nhân dân Trung Quốc vào thời kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ở Ấn Độ : sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc đã buộc đã buộc thực dân Anh phải thay đổi hình thức cai trị. Ngày 26 – 1 – 1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập, nước Cộng hoà Ấn Độ ra đời.
Ở Triều Tiên : sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Triều Tiên tạm thời chia làm 2 miền quân quản (quân đội Liên Xô đóng quân ở miền Bắc vĩ tuyến 38°, quân đội Mĩ đóng quân ở Nam vĩ tuyến 38°).
Tháng 5 – 1948, miền Nam Triều Tiên tiến hành bầu cử quốc hội thành lập nhà nước, lấy tên là Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc).
Tháng 9 – 1948, ở phía Bắc, Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra đời.
Ở Trung Đông:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mâu thuẫn và tranh chấp giữa Mĩ, Anh, Pháp nhằm khống chế khu vực này là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bất ổn định ở Trung Đông (chiến tranh, xung đột tôn giáo và dân tộc, tranh chấp lãnh thổ…).
Đến nay, hầu hết các nước Trung Đông đều giành được độc lập dân tộc.
Nhờ dầu lửa mà nhiều nước trở nên trù phú về kinh tế, song tình hình Trung Đông
vẫn phức tạp, căng thẳng, để lại nhiều hậu quả nặng nề cho khu vực (điển hình là cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991).
Ở Đông Nam Á:
Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo nhân dân Việt Nam làm cuộc đảo Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hOà.
Sau đó, dưới sự lãnh đạo cuả Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã tiến hành hai cuộc kháng chiến p và chống Mĩ, đến ngày 30/4/1975 thì thắng lợi hoàn toàn và tiến lên xây dựng chủ nghiã xã hội trong cả nước.
Thắng lợi cuả 3 nước Đông Dương năm 1975 là đỉnh cao cuả cuộc kháng chống chủ nghĩa đế quốc, chống chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung.
-> Sau khi giành độc lập các nước châu Á bước vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế – xã hội. Trong quá trình này, có nhiều nước có những thành công đáng kể như Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc, Malaixia…
b) Ở châu Phi :
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi trở thành một trung tâm cuả phong trào giải phóng dân tộc thế giới. Trải qua hơn nữa thế kỉ đấu tranh, các nước châu Phi đã đánh đuổi được bọn thực dân, giành độc lập dân tộc…
– Tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp 11 – 1993 đã chính thức tuyên bố xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai). Sau đó, với thằng lợi của cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên (4 – 1999), Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hoà Nam Phi.
– Nhiều nước châu Phi (chủ yếu ở Bắc Phi) đã có những bước phát triển về kinh tế xã hội. Tuy nhiên, những hậu quả cuả chủ nghĩa thực dân đối với châu Phi còn rất nặng nề: đòi hỏi các nước châu Phi phải có nỗ lực to lớn cùng với sự giúp đỡ tích cực cuả cộng đồng quốc tế để vươn lên, tiến kịp với các nước trên thế giới.
c) Ở khu vực Mĩ Latinh :
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở hầu khắp các nước Mĩ Latinh…
– Sau hơn nửa thế kỷ liên tục đấu tranh điển hình là phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Cuba, các nước Mĩ Latinh đã khôi phục lại độc lập chủ quyền và tiến lên vũ đài chính trị với tư thế độc lập, tự chủ, kinh tế ngày càng phát triển (Braxin, Mêhicô…).
– Bộ mặt khu vực Mĩ Latinh, đặt biệt là những trung tâm kinh tế thương mại … đã có những thay đổi căn bản.
→) Nhận xét :
+ Sự khủng hoảng, tan rã và sụp đổ của chủ nghĩa thực dân là một đặc điểm quan trọng trong lịch sử thế giới hiện đại. Đứng về mặt ý nghĩa lịch sử, đó là một sự kiện quan trọng thứ hai sau sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
+ Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi và Mĩ Latinh đã giáng một đòn chính trị – tư tưởng mạnh mẽ vào hệ thống tư bản chủ nghĩa và đưa đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập. Hệ thống thuộc địa thế giới được hình thành trong thế kỷ XIX và tồn tại đến giữa thế kỷ XX đã bị sụp đổ. Bản đồ chính trị thế giới đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc.
+ Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Sau khi giành được độc lập, với các chiến lược phát triển qua các giai đoạn nhiều nước Á, Phi, Mĩ Latinh đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị – xã hội trông công cuộc xây dựng đất nước (Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin…).
+ Song bản đồ chính trị của các nước Á, Phi và Mĩ Latinh vẫn còn không ít mảng ảm đạm với các cuộc xung đột, chia rẽ kéo dài và cả những cuộc cải cách kinh tế – xã hội chưa mấy thành công.
Kể từ cuối thế kỉ 20, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân cơ bản bị sụp đổ.Những việc các cường quốc phương Tây can thiệp vào nội bộ nước nhỏ vẫn xảy ra thường xuyên.