a)bài thơ mang hình thức lời tâm tình kể về tình đồng chí của 2 người lính (anh với tôi).em hãy cho biết hai người lính xuất thân từ những miền quê như thế nào?điều gì khiến họ vốn là những người xa lạ mà"không hẹn quen nhau" b)tình đồng chí của 2 người lính có quá trình hình thành như thế nào?em có nhận xét gì về dòng thứ bảy của bài thơ? c)sau khi kể về quá trình hình thành tình đồng chí ,nhân vật trữ tình đã bày tỏ sự thấu hiểu và chia sẻ những gì cho người bạn chiến đấu của mình ?sự sẻ chia và thấu hiểu ấy có ý nghĩa gì? d)trong 3 câu cuối người lính hiện lên ở hoàn cảnh như thế nào?trình bày cảm nhận của em về câu cuối bài thơ (hình ảnh ,nhạc điệu...) e)chọn và nêu tác dụng của 1 hoặc 1 số nét đặc sắc về nghệ thuật bài thơ (về thể thơ ,ngôn ngữ ,giọng điệu..)
giúp mình với ak mình đag cần gấp,mai mk phải nộp rồi/
a. Bài thơ thông qua câu:
"Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá"
=> Quê anh: nơi miền biển, đất đai đều bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
=> Quê tôi: miền núi, đất đai cằn cỗi toàn sỏi đá, khó canh tác.
=> Điều khiến họ - vốn xuất thân xa lạ trở nên quen nhau: vì cùng chí hướng, họ cùng ra đi vì nghĩa lớn, vì Tổ quốc lâm nguy và kêu gọi họ cầm vũ khí, cùng chung chiến hào giết giặc.
b. Tình đồng chí có quá trình hình thành:
- Xa lạ trở thành quen nhau, cùng đứng trong hàng ngũ giết giặc.
- Cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, chung chăn "Súng bên súng đầu sát bên đầu/ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ".
=> Dòng thứ 7 của bài thơ đặc biệt, chỉ có 2 chữ: "Đồng chí" kết hợp với dấu chấm than như một lời thốt lên đầy ngạc nhiên, thích thú khi phát hiện ra sự gắn kết ấy được gói gọn trong từ "đồng chí".
c. Sự thấu hiểu và sẻ chia
- Cùng chăm sóc nhau trong những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật: "Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi".
- Thấu hiểu hoàn cảnh của nhau: "Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá/ Chân không giày".
- Trao cho nhau nụ cười lạc quan, tiếp và truyền cho nhau sức mạnh tinh thần để chiến đấu: "Miệng cười buốt giá".
d. 3 câu cuối họ cùng đứng bên nhau, kề vai sát cánh "Đêm nay rừng hoang sương muối/ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/ Đầu súng trăng treo". Họ cùng canh gác chờ địch tới. Mũi súng hướng lên trời mà tác giả cảm giác như trăng treo ở đầu mũi súng. "Đầu súng trăng treo" là hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn. Là điểm sáng trong bài thơ.
a. Bài thơ thông qua câu:
"Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá"
=> Quê anh: nơi miền biển, đất đai đều bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
=> Quê tôi: miền núi, đất đai cằn cỗi toàn sỏi đá, khó canh tác.
=> Điều khiến họ - vốn xuất thân xa lạ trở nên quen nhau: vì cùng chí hướng, họ cùng ra đi vì nghĩa lớn, vì Tổ quốc lâm nguy và kêu gọi họ cầm vũ khí, cùng chung chiến hào giết giặc.
b. Tình đồng chí có quá trình hình thành:
- Xa lạ trở thành quen nhau, cùng đứng trong hàng ngũ giết giặc.
- Cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, chung chăn "Súng bên súng đầu sát bên đầu/ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ".
=> Dòng thứ 7 của bài thơ đặc biệt, chỉ có 2 chữ: "Đồng chí" kết hợp với dấu chấm than như một lời thốt lên đầy ngạc nhiên, thích thú khi phát hiện ra sự gắn kết ấy được gói gọn trong từ "đồng chí".
c. Sự thấu hiểu và sẻ chia
- Cùng chăm sóc nhau trong những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật: "Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi".
- Thấu hiểu hoàn cảnh của nhau: "Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá/ Chân không giày".
- Trao cho nhau nụ cười lạc quan, tiếp và truyền cho nhau sức mạnh tinh thần để chiến đấu: "Miệng cười buốt giá".
d. 3 câu cuối họ cùng đứng bên nhau, kề vai sát cánh "Đêm nay rừng hoang sương muối/ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/ Đầu súng trăng treo". Họ cùng canh gác chờ địch tới. Mũi súng hướng lên trời mà tác giả cảm giác như trăng treo ở đầu mũi súng. "Đầu súng trăng treo" là hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn. Là điểm sáng trong bài thơ.