Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Người lính trong thơ Phạm Tiến Duật đi vào cuộc chiến đấu với tất cả tính chất chủ động, tự tin của những người có lý tưởng cao đẹp, có sức mạnh và tiềm lực nên họ rất dũng cảm và mang những nét thanh thản, vui tươi. Lái xe trên con đường Trường Sơn khói lửa, con đường ấy trong bom đạn, mưa tuôn phải trả giá bằng bao mồ hôi, xương máu nhưng các anh vẫn tràn đầy nghị lực bất chấp gian khổ, hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ. Xe “không kính, không mui, không đèn” mà tâm thế vẫn ung dung thanh thản, khó khăn nhiều mà mắt vẫn “nhìn trời, đất, gió chim”, vẫn hiên ngang: “nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng”. Những câu thơ dí dỏm, tinh nghịch, ngang tàng đầy sức trẻ của những chàng trai như thách thức với mọi khó khăn:
Không có kính, ừ thì có bụi
...........
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi
Nếu như hai khổ đầu bài thơ mang lại cho ta những cảm giác về những khó khăn thử thách thấy người lính dù sao cũng vẫn mơ hồ thì đến đây, thử thách, khó khăn ập tới cụ thể, trực tiếp. Đó là “bụi phun tóc trắng” và “mưa tuôn xối xả” (gió, bụi, mưa tượng trưng cho gian khổ thử thách ở đời). Trên con đường chi viện cho miền Nam ruột thịt, những người lính đã nếm trải đủ mùi gian khổ. Chuyện vặt ấy mà, có hề gì ! Nhịp điệu câu thơ, đặc biệt là các từ “ừ thì” đã nói lên rất rõ điều đó. Đọc những câu thơ trên, ta tưởng như nhìn thấy mái đầu bụi trắng, bộ mặt lấm lem và nghe rõ tiếng cười ha ha, sảng khoái của người lính.Nhưng đằng sau những dòng chữ bông đùa đáng yêu này là một bản lĩnh chiến đấu rất vững vàng của họ, bởi không vững vàng thì không thể đùa vui như vậy giữa cái tuyến đường Trường Sơn ác liệt này.
Trước thử thách mới, người chiến sĩ vẫn không nao núng. Các anh càng bình tĩnh, dũng cảm hơn. “mưa tuôn, mưa xối xả”, thời tiết khắc nghiệt, dữ đội nhưng đối với họ tất cả chỉ “chuyện nhỏ”, chẳng đáng bận tâm, chúng lại như đem lại niềm vui cho người lính.Chấp nhận thực tế, câu thơ vẫn vút lên tràn đầy niềm lạc quan sôi nổi: “không có kính ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo”. Những tiếng “ừ thì” vang lên như một thách thức, một chấp nhận khó khăn đầy chủ động, một thái độ cứng cỏi. Dường như gian khổ hiểm nguy của chiến tranh chưa làm mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ, trái lại họ xem đây là một dịp để thử sức mình như người xưa xem hoạn nạn khó khăn để chứng tỏ chí làm trai. Tình cảnh của các anh được miêu tả rất chân thực nhưng người chiến sĩ đã bình thường hoá cái không bình thường đó và vượt lên cùng tất cả sự cố gắng, cùng tinh thần trách nhiệm rất cao. Họ chấp nhận gian khổ như một điều tất yếu, khó khăn không mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ. Hình ảnh của họ mang một vẻ đẹp kiên cường.
Và sau thái độ ấy là những tiếng cười đùa, những lời hứa hẹn, quyết tâm vượt gian khổ hiểm nguy:”Chưa cần rửa.... khô mau thôi”. Cấu trúc câu thơ vẫn cân đối, nhịp nhàng theo nhịp rung cân đối của những bánh xe lăn. Câu thơ cuối 7 tiếng cuối đoạn có đến 6 thanh bằng “mưa ngừng gió lùa khô mau thôi” gợi cảm giác nhẹ nhõm, ung dung rất lạc quan, rất thanh thản. Đó là khúc nhạc vui của tuổi 18 - 20 hoà trong những hình ảnh hóm hỉnh: “phì phèo châm điếu thuốc - nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” ... ý thơ rộn rã, sôi động như sự sôi động hối hả của đoàn xe trên đường đi tới. Những vần thơ ít chất thơ nhưng càng đọc thì lại càng thấy thích thú, giọng thơ có chút gì nghịch ngợm, lính tráng. Ta nghe như họ đương cười đùa, tếu táo với nhau vậy.
Có lẽ với những năm tháng sống trên tuyến đường Trường Sơn, là một người lính thực thụ đã giúp Phạm tiến Duật đưa hiện thực đời sống vào thơ ca - một hiện thực bộn bề, một hiện thực thô tháp, trần trụi, không hề trau chuốt, gọt rũa. Đấy phải chăng chính là nét độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật. Và những câu thơ gần gũi với lời nói hàng ngày ấy càng làm nổi bật lên tính cách ngang tàng của những anh lính trẻ hồn nhiên, yêu đời, trẻ trung. Đó cũng là một nét rất ấn tượng của người lính lái xe Trường Sơn. Cái cười sảng khoái vô tư, khác với cái cười buốt giá trong bài thơ “Đồng chí”, nụ cười hồn nhiên ấy rất hiếm khi gặp trong thơ ca chống Pháp, nụ cười ngạo nghễ của những con người luôn luôn chiến thắng và tràn đầy niềm tin.điều đó đã ngân lên câu hát nâng bước chân người lính đi tiếp những chặng đường mới: “lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Không dễ gì có được một thái độ dũng cảm đến ngang tàng và lạc quan đến như thế nếu không mang trong mình một trái tim yêu nước can trường!
Người lái xe trong bài thơ là những người chiến sĩ trẻ trung. Các anh rất trẻ trung, hồn nhiên, tâm hồn gần gũi với thiên nhiên. Trong tâm hồn họ chứa chan hy vọng. Không dễ gì có được thái độ lạc quan đến như thế nếu không mang trong mình một trái tim yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. Phải nói rằng hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật thật tươi tắn và yêu đời. Chúng ta mãi mãi yêu quý và tự hào về họ.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/cam-nhan-ve-kho-3-4-bai-tho-ve-tieu-doi-xe-khong-kinh
a. Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948 – sau chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ).Trong chiến dịch này, Chính Hữu là chính trị viên đại đội, ông có nhiều nhiệm vụ nhất là việc chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số tử sĩ. Sau chiến dịch, vì là rất vất vả, nên ông bị ốm nặng, phải nằm lại điều trị. Đơn vị đã cử một đồng chí ở lại để chăm sóc cho Chính Hữu và người đồng đội ấy rất tận tâm giúp ông vượt qua những khó khăn, ngặt nghèo của bệnh tật. Cảm động trước tấm lòng của người bạn, ông đã viết bài thơ“Đồng chí” như một lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới người đồng đội, người bạn nông dân của mình.
- Đôi tri kỉ : đôi bạn thân thiết ( hiểu bạn như hiểu mk )
b.“Đầu súng trăng treo”. Đây là một sáng tạo đầy bất ngờ góp phần nâng cao giá trị bài thơ, tạo được những dư vang sâu lắng trong lòng người đọc. ( mk chỉ bt tác dụng thôi)
Phân tích bài thơ đồng chí.
Văn học Việt Nam 1945 – 1975 đã gắn bó mật thiết với vận mệnh cũng như với sự nghiệp cách mạng, sáng tạo nhiều hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và con người Việt Nam trong chiến đấu, lao động, sinh hoạt. Lẽ tất nhiên, ở một đất nước không rời tay súng suốt ba mươi năm, hình tượng người lính là hình tượng đẹp nhất, nổi bật nhất trong văn thơ thời ấy và là niềm tự hào lớn của dân tộc. Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu là một trong những tác phẩm viết về hình tượng cao đẹp ấy.
Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử - đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên Việt Bắc, bảo vệ cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến mà còn trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều nhà thơ. Bài thơ “Đồng chí” được Chính Hữu sáng tác năm 1941, sau khi ông cùng đồng đội tham gia chiến dịch này. Với thể thơ tự do, bài thơ được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất trong văn học thời kì kháng chiến chống Pháp. Những hình ảnh, ngôn ngữ chân thực, giản dị và giàu sức biểu cảm được viết nên từ những trải nghiệm của nhà thơ đã khắc sâu trong lòng người đọc hình ảnh người lính thời kháng chiến chống Pháp và tình đồng đội gắn bó keo sơn của họ.
Bài thơ mở đầu bằng những lời giới thiệu về cơ sở của tình đồng chí :
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Những lời tâm sự ấy đã nói lên cái chung đầu tiên của những người lính : chung cảnh ngộ. “Nước mặn đồng chua” gợi cho ta nhớ đến một vùng đồng bằng chiêm trũng đất phèn đất mặn, còn “đất cày lên sỏi đá” lại nhắc đến hình ảnh một vùng trung du khô cằn “chó ăn đá, gà ăn sỏi”. Bằng việc sử dụng những cụm từ giản dị quen thuộc trong văn học dân gian, nhà thơ đã gợi lên hình ảnh những con người cùng xuất thân từ những miền quê nghèo khổ, lam lũ, những người nông dân cùng chung cái nghèo của đất nước trong cảnh nô lệ, chiến tranh. Bởi thế nên ngay từ phút đầu gặp nhau, họ đã rất tự nhiên kể về hoàn cảnh gia đình khó khăn của mình qua cách xưng hô “quê hương anh” và “làng tôi”. Chính Hữu không xuất thân từ nông dân, nhưng những người đồng đội của ông là nông dân, nên lời thơ của ông thấm đẫm cái tình giản dị và mộc mạc của họ. Hai câu thơ với kết cấu sóng đôi, đối ứng nhau “quê hương anh” – “làng tôi” và “nước mặn đồng chua” – “đất cày lên sỏi đá” đã tạo nên một sự nhịp nhàng, đồng điệu giữa những người lính. Sự đồng cảm về giai cấp ấy chính là điều khiến những người nông dân từ mọi phương trời tập hợp lại trong hàng ngũ cách mạng và trở thành thân quen :
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Ngôn ngữ thơ vẫn rất giản dị, tự nhiên mà lại chứa đựng biết bao điều sâu kín. Những con người ấy tuy “xa lạ”, tuy mỗi người ở một “phương trời” khác nhau, tưởng chừng như không hề quen biết nhưng thật ra lại có một sự liên kết vô hình qua từ “đôi”. Tại sao tác giả lại dùng từ “đôi” mà không viết “hai người xa lạ” ? Vì bản thân từ “đôi” ấy đã hàm chứa những điều chung nhau, giống nhau, một sự thân thiết khó nói thành lời. Lời thơ viết là “chẳng hẹn” nhưng thực ra là đã có hẹn : anh và tôi có chung lòng yêu nước, chung khát khao đánh đuổi giặc để giải phóng quê hương nên cùng tự nguyện lên đường nhập ngũ để rồi “quen nhau”. Đó chẳng phải là một cái hẹn hay sao ? Cái hẹn ấy khiến ta nhớ đến những người lính trong bài “Nhớ” của Hồng Nguyên : “Lũ chúng tôi / Bọn người tứ xứ / Gặp nhau từ buổi chưa biết chữ / Quen nhau từ buổi “một, hai” / Súng bắn chưa quen / Quân sự mươi bài / Lòng vẫn cười vui kháng chiến.” Chung cảnh ngộ, chung lí tưởng chiến đấu, cái hẹn không lời mà mang bao ý nghĩa cao cả từ trong sâu thẳm tâm hồn của những người chiến sĩ ấy là cơ sở đầu tiên để tạo nên tình đồng chí của họ.
Quen nhau nhờ sự đồng cảm giai cấp, những người lính ấy trở nên gần gũi, thân thiết nhờ những điều rất bình dị mà vô cùng thiêng liêng :
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Câu thơ không cầu kì, bay bướm mà vẫn gợi lên nhiều cảm xúc. Vì trong đó là chất giọng rất thực, rất sâu lắng, rất nhịp nhàng với cấu trúc tiểu đối và sóng đôi “súng” – “đầu”. Những người lính cùng chung nhiệm vụ, chung hoàn cảnh chiến đấu (“súng bên súng”), chung lí tưởng, chung ý chí chiến đấu vì độc lập tự do (“đầu sát bên đầu”) nên giữa họ nảy nở một tình đồng chí bền chặt, gắn bó trong mọi hoàn cảnh. Đó là mối tình “tri kỉ” của những người bạn chí cốt mà tác giả đã biểu hiện bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức biểu cảm : “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Trong suốt cả bài thơ, tác giả sử dụng những từ ngữ thuần Việt rất giản dị, chỉ dùng mỗi hai từ Hán Việt để thể hiện sự trân trọng của mình với hình ảnh được nhắc tới. Một trong số đó là “tri kỉ”, nghĩa là đôi bạn thân thiết, hiểu bạn như hiểu mình. Với từ “tri kỉ” ấy, câu thơ tuy nói đến cái rét buốt của rừng đêm nhưng người đọc lại thấy tỏa ra từ đó hơi ấm của tình đồng đội. Cái rét đã kéo xích những người lính lại gần nhau hơn. Lúc đầu là “sát”, sau đó là “sát bên”, khoảng cách đã bị xóa nhòa, và cuối cùng với “chung chăn”, họ đã gắn kết và hòa chung lại với nhau trong một tình đồng chí sâu sắc và thiêng liêng. Nói là “đôi” mà thực chất chỉ là một, một tình bạn tâm giao cùng sẻ chia tất cả. Đó chính là bước đệm để tác giả hạ một dòng thơ đặc biệt với chỉ một từ :
Đồng chí !
Câu thơ là một câu cảm thán chỉ vỏn vẹn hai âm tiết với một dấu chấm than làm sáng lên ý nghĩa của cả đoạn thơ cũng như bài thơ, vang ngân như một nốt nhấn trong bản hòa tấu du dương về tình người trong chiến tranh. Ngay cả dấu chấm kia cũng là một dấu lặng đầy nghệ thuật. Hai tiếng đơn giản ấy là bản lề gắn kết hai đoạn thơ lại với nhau, là nhãn tự của cả bài thơ. Hơn thế nữa, “đồng chí” không chỉ là một tiếng gọi, một từ xưng hô giữa những người lính mà còn là một lời khẳng định, là tiếng nói thốt lên từ đáy lòng, kết tinh của những tình cảm, cảm xúc đẹp đẽ nhất thời chiến – tình người, tình bạn,… thành điều thiêng liêng và sâu lắng nhất – tình đồng chí. Ta lại nhớ đến những gì Chính Hữu từng viết về đồng đội trong bài “Giá từng thước đất” : “Đồng đội ta / Là hớp nước uống chung / Nắm cơm bẻ nửa / Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa / Chia khắp anh em một mẩu tin nhà / Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp / Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.” Tình đồng chí là thế đấy, nảy nở và lớn lên từ những gì giản đơn nhất, những gì thiêng liêng nhất và gắn bó keo sơn trong mọi hoàn cảnh thiếu thốn.
Nếu như sáu câu thơ đầu viết về cơ sở của tình đồng chí theo một lối quy nạp thì ở những câu thơ tiếp, bằng lối diễn dịch nhà thơ đã nói lên những biểu hiện của tình đồng chí. Trong mối liên kết bền chặt ấy, họ chia sẻ với nhau từ lí tưởng cho tới từng nỗi niềm tâm sự khi bỏ lại những gì thân thương nhất để ra đi vì nghĩa lớn :
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Đối với người nông dân, “ruộng nương”, “gian nhà” là những gì thân thuộc, gắn bó và quý giá nhất. Vậy mà anh đã gửi lại tất cả sau lưng để đi chiến đấu vì những điều cao cả, thiêng liêng hơn – độc lập, tự do. Câu thơ hay vì có chữ “không” rất giàu sức gợi, nó vừa đủ để diễn tả cái nghèo, không khoa trương nhưng cũng không bi lụy. Trong từ láy “lung lay” ở cuối câu thơ ấy ta cảm nhận được sự trống trải, khó khăn của một gia đình vắng người trụ cột. Người lính cũng hiểu điều đó, lòng anh cũng lưu luyến muốn ở lại. Nhưng đứng trước cảnh xâm lăng, là một người con của Tổ quốc, anh đã đặt lòng yêu nước lên trên đát cả, đặt nghĩa chung lên trên tình riêng. Hai chữ “mặc kệ” đã thể hiện thái độ lên đường thật rõ ràng, dứt khoát ấy. Nó gợi cho ta nhớ đến hình ảnh những anh Vệ quốc đoàn trong bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi : “Người ra đi đầu không ngoảnh lại / Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.” Nhưng người lính của Chính Hữu vẫn còn nặng lòng với quê hương nhiều lắm. Từ “mặc kệ” kia không thể hiểu theo nghĩa phó mặc, mà theo ngôn ngữ của người lính chỉ là một sự hoãn lại, đợi chờ cách mạng thành công. Vì nếu vô tình thì ở nơi chiến trường, làm sao họ cảm nhận được từng cơn gió lạnh lùa vào gian nhà trống của gia đình mình. Làm sao họ cảm nhận được tình thương nhớ hồn hậu của quê hương :
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Hình ảnh ẩn dụ “giếng nước gốc đa” thường được sử dụng trong ca dao để nói về quê hương làng xóm. Nhà thơ đã vận dụng tài tình chi tiết ấy, kết hợp với phép nhân hóa để gợi tả cảm giác phía sau người lính còn cả một gia đình, một hậu phương vững chắc đang chờ đợi. Ở đây chủ thể trong câu thơ không phải người lính, mà chính “giếng nước gốc đa” mới là chủ thể trữ tình. Đó là nơi họ sinh ra, lớn lên, dù có dứt khoát thế nào họ cũng không thể quên được. Chính cái thâm tình với hậu phương ấy đã biến thành động lực để người lính chiến đấu, không chỉ vì độc lập tự do cho Tổ quốc, mà còn để giải phóng quê hương. Và ở đây, nơi chiến trường, những người lính lại tìm được những tình cảm ấm áp và hồn hậu của quê nhà trong người bạn đồng chí của mình. Họ soi vào nhau, thấu hiểu và đồng cảm về tất cả. Tình đồng chí là bước đệm để nhà thơ mở ra vẻ đẹp tâm hồn của người lính : hy sinh thầm lặng vì Tổ quốc nhưng vẫn luôn nhớ về quê hương, gia đình ở hậu phương.
Và chính tâm hồn cao đẹp của tình đồng chí ấy đã giúp người lính vượt qua mọi gian lao, thách thức :
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Một loạt những từ ngữ “ớn lạnh”, “sốt run người”, “ướt mồ hôi” đã đặc tả những cơn sốt rét rừng khủng khiếp mà rất quen thuộc với người lính thời ấy. Nếu trong cuộc sống gia đình, anh được bàn tay dịu dàng của người mẹ, người vợ ân cần chăm sóc thì ở đây, bàn tay ấy được thay bằng bàn tay của đồng đội. Sự chăm sóc ấy có thể vụng về, nhưng vẫn tràn đầy sự quan tâm, thấm đẫm tình đồng chí. Câu thơ đang vươn dài bỗng rút ngắn lại, chuyển sang âm điệu chậm rãi của phép liệt kê, tái hiện lại cuộc sống thiếu thốn của đời lính. Đi kháng chiến, anh lính nông dân mang theo cả cái nghèo vào chiến khu. Quân đội ta ngày ấy thiếu thốn đủ thứ, từ quân lương, quân y đến quân phục, quân trang, quân dụng,… Thiếu cả đến cái phương tiện tối thiểu để giữ ấm bàn chân là đôi giày. Nhưng khi ta đọc đoạn thơ lên, cái khổ chỉ là một yếu tố phụ, vì tình đồng chí đã tỏa hơi ấm và tiếp thêm sức mạnh cho người lính. Cặp đối ứng “áo anh rách vai” – “quần tôi có vài mảnh vá” là gợi cái thiếu thốn nhưng thực chất lại mang ý nghĩa bổ sung. Tác giả miêu tả hai con người nhưng người đọc lại cảm thấy chỉ có một hình ảnh duy nhất – “đồng chí”. “Đồng chí” không còn chỉ là tình cảm gắn bó keo sơn giữa những người lính mà đã trở thành một hình tượng có thực. Hình tượng ấy hóa thân vào những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống của người lính : “rách vai”, “có vài mảnh vá”, “chân không giày”. Ở Chính Hữu không còn sự khoa trương, tô vẽ như trong “Ngày về” : “Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm / Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa”. Chất liệu hiện thực trong “Đồng chí” rất thật, thật tới mức trần trụi. Bài thơ lấy cảm hứng từ chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 mà tác giả tham gia cùng đồng đội nên ông hiểu và cảm nhận được rất rõ cái gian khổ mà người lính phải chịu đựng. Nhưng trong hoàn cảnh đó, người lính vẫn “miệng cười buốt giá”. Tác giả đã rất tài tình khi tả nụ cười mà khiến người đọc cảm nhận được cái lạnh giá tê buốt của núi rừng mùa đông. Hình ảnh ấy vượt qua cái khắc nghiệt của chiến trường để đọng lại trong ta một ấn tượng thật đẹp về tinh thần lạc quan, về khí phách anh hùng, về sức chịu đựng bền bỉ, về sự hy sinh âm thầm của người chiến sĩ. Nó gợi cho ta nhớ đến cái cười âm vang cả Trường Sơn của những người lính lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật : “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Người lính có thể thiếu thốn về vật chất nhưng không hề thiếu thốn về tinh thần :
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn gian khổ đến bao nhiêu, chỉ cần một cái nắm tay là hai con người hòa vào làm một, hòa vào thành “đồng chí”. Đó là bàn tay giao cảm thay lời muốn nói, bàn tay của sự đoàn kết, gắn bó keo sơn. Bàn tay ấy truyền hơi ấm, cảm thông, động viên, chia sẻ, thắt chặt tình người, tình bạn. Nếu như trong thơ Phạm Tiến Duật, người lính “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” để gần nhau hơn trên chặng đường dài thì với Chính Hữu, cái nắm tay đầy tình thương kia là biểu tượng cao đẹp, nồng ấm và thiêng liêng nhất của tình đồng chí. Chiến tranh có thể tàn phá, cướp đi tất cả, nhưng không thể giết chết mối liên kết ấy. Chất liệu hiện thực sinh động chỉ là cái nền để tôn lên vẻ đẹp sâu lắng và sức mạnh của tình đồng chí - tình cảm đã giúp tác giả và biết bao người lính khác sống qua những tháng ngày lửa đạn.
Kết thúc bài thơ, Chính Hữu đã vẽ nên bức tranh tuyệt đẹp về hình tượng người lính thời kháng chiến chống Pháp và tình đồng chí của họ :
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đoạn thơ giản dị như lời tự sự lại vừa đậm chất trữ tình. Tự sự là kể về một đêm chờ giặc, hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ. Đời lính đã thiếu thốn mà còn phải đứng giữa “rừng hoang”, lại thêm “sương muối” – những từ đặc tả sự khắc nghiệt của núi rừng Việt Bắc, cái lạnh tê buốt như kim đâm vào da thịt. Còn trữ tình là ở hình ảnh “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Những người lính thường đứng canh hai người cạnh nhau. Và trong sự tĩnh lặng và buốt giá của đêm rừng, họ vừa là duy nhất, vừa là tất cả của nhau. Thiên nhiên dù khắc nghiệt đến đâu cũng không thể làm lu mờ tình đồng chí ấy cũng như tư thế hiên ngang của người lính. Từ “chờ” đứng giữa hai cụm từ chỉ ta và giặc đã khắc họa đậm nét tư thế chủ động, gần như là ung dung ấy. Trong ánh sáng ngời lên của người đồng đội đứng cạnh, hình ảnh người lính càng đẹp hơn, cao hơn, vượt lên trên tất cả. Và như để làm cho bức tranh ấy đẹp hơn, nhà thơ đã đặt vào đó một hình tượng đầy ý nghĩa :
Đầu súng trăng treo
Hình ảnh ấy xuất phát từ chính hiện thực cuộc sống nên cho người đọc một ấn tượng khó tả. Vầng trăng ở miền rừng núi bao giờ cũng có cảm giác thấp hơn, trong hơn và thật hơn. Còn người lính đứng canh thì bao giờ nòng súng cũng hướng lên trời trong tư thế chuẩn bị. Hai hình ảnh tưởng chừng không có gì liên quan tới nhau ấy quyện lại tạo thành một hình ảnh “đầu súng trăng treo” đã in dấu trong lòng bao thế hệ người đọc. Thực chất lúc đầu tác giả viết “đầu súng mảnh trăng treo”, nhưng sau đó ông bớt đi chữ “mảnh” để tạo nên sự cân đối của câu thơ. Bốn chữ còn lại gợi lên một vầng trăng treo lơ lửng, chông chênh trên đầu ngọn súng giữa cái bát ngát của rừng núi và bầu trời đêm. Cảm nhận đó rất phù hợp với ý nghĩa ẩn dụ của “súng” và “trăng” : chiến tranh và hòa bình, thực tại và tương lai, hiện thực và lãng mạn, chất chiến đấu của chiến sĩ và chất trữ tình của thi sĩ,… Sự kết hợp hài hòa giữa hai hình ảnh đối lập ấy đã nói lên mục đích chiến đấu của người lính : chiến đấu cho hòa bình, cho ánh trăng mãi rạng ngời trên quê hương. Trong hình ảnh giàu sức biểu cảm ấy, nhịp lắc của vầng trăng trên đầu súng còn là nhịp đập của trái tim đồng chí. Trong đêm vắng lặng, người lính đứng cạnh nhau sẽ cảm nhận được tiếng trái tim của người kia. Nhịp tim chan chứa ấy hòa chung vào làm một thành nhịp đập vĩnh cửu của tình đồng chí.
Đối với nghệ thuật, người nghệ sĩ phải bén rễ vào cuộc đời, hút lấy nguồn nhựa dạt dào ngầm chảy trong lòng cuộc sống, đem tôi luyện trong cảm xúc của mình để kết tinh thành những viên ngọc sáng ngời để lại cho đời. Nhà thơ Chính Hữu đã làm được điều đó. Đến với “Đồng chí”, ta cảm nhận được hình ảnh người lính cách mạng và tình cảm gắn bó keo sơn của họ qua ngôn ngữ, hình ảnh cô đọng, chân thực và gợi cảm. Bài thơ đã khắc họa nên bức tranh sống động và hiện thực nhất về một quá khứ gian khổ vô cùng nhưng đầy ắp tình đồng đội, về những con người đã vượt qua tất cả để giành lấy hòa bình, độc lập ngày hôm nay.
I. Tìm hiểu chung :
*Tác giả-Tác phẩm :
- Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Phần lớn thơ ông hướng về đề tài người lính với lời thơ đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ hàm súc, cô đọng giàu hình ảnh
- Bài thơ “Đồng chí” là một trong những bài thơ viết về người lính hay của ông. Bài thơ đã diễn tả thật sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến.
II. Tìm hiểu chi tiết :
1. Trong 7 câu thơ đầu, nhà thơ lý giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng :
- Cùng chung cảnh ngộ xuất thân: Trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, những chiến sĩ dũng cảm, kiên cường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc không ai khác chính là những người nông dân mặc áo lính. Từ giã quê hương, họ ra đi tình nguyện đứng trong đội ngũ những người chiến đấu cho một lí tưởng chung cao đẹp, đó là độc lập tự do cho dân tộc.
- Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện, tâm sự của hai người đồng đội nhớ lại kỉ niệm về những ngày đầu tiên gặp gỡ. Khi nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, họ sẵn sàng ra đi và nhanh chóng có mặt trong đoàn quân chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.
=> Hai câu thơ đầu theo cấu trúc sóng đôi, đối ứng: “Quê anh – làng tôi” đã diễn tả sự tương đồng về cảnh ngộ. Và chính sự tương đồng về cảnh ngộ ấy đã trở thành niềm đồng cảm giai cấp, là cơ sở cho tình đồng chí, đồng đội của người lính.
- Cùng chung lí tưởng chiến đấu: Trước ngày nhập ngũ, những con người này vốn “xa lạ”:
2. Nhưng Chính Hữu đã không dừng lại ở việc biểu hiện những xúc cảm về quá trình hình thành tình đồng chí. Trong mười câu thơ tiếp theo nhà thơ sẽ nói với chúng ta về những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí
Trước hết, đồng chí là sự thấu hiểu và chia sẻ những tâm tư, nỗi lòng của nhau.
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
- Họ là những người lính gác tình riêng ra đi vì nghĩa lớn, để lại sau lưng mảnh trời quê hương với những băn khoăn, trăn trở. Từ những câu thơ nói về gia cảnh, về cảnh ngộ, ta bắt gặp một sự thay đổi lớn lao trong quan niệm của người chiến sĩ: “Ruộng nương” đã tạm gửi cho “bạn thân cày”, “gian nhà không” giờ để “mặc kệ gió lung lay”. Lên đường đi chiến đấu, người lính chấp nhận sự hi sinh, tạm gạt sang một bên những tính toán riêng tư. Hai chữ “mặc kệ” đã nói lên được cái kiên quyết dứt khoát mạnh mẽ của người ra đi khi lí tưởng đã rõ ràng, khi mục đích đã lựa chọn. Song dù dứt khoát, mạnh mẽ ra đi nhưng những người lính nông dân hiền lành chân thật ấy vẫn nặng lòng với quê hương.
- Cùng hướng về một lí tưởng, cùng nếm trải sự khắc nghiệt của chiến tranh, người lính chia sẻ cho nhau tình thương yêu ở mức tột cùng. Chi tiết “miệng cười buốt giá” đã ấm lên, sáng lên tình đồng đội và tinh thân lạc quan của người chiến sĩ. Rồi đến cái cử chỉ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” đã thể hiện được tình thương yêu đồng đội sâu sắc. Cách biểu lộ tình thương yêu không ồn ào mà thấm thía. Trong buốt giá gian lao, những bàn tay tìm đến để truyền cho nhau hơi ấm, truyền cho nhau niềm tin, truyền cho nhau sức mạnh để vượt qua tất cả, đẩy lùi gian khổ. Những cái nắm tay ấy đã thay cho mọi lời nói. Câu thơ ấm áp trong ngọn lửa tình cảm thân thương!
III - Kết luận:
Bài thơ “Đồng chí” vừa mang vẻ đẹp giản dị lại vừa mang vẻ đẹp cao cả thiêng liêng, thơ mộng. Cấu trúc song hành và đối xứng xuyên suốt bài thơ làm hiện lên hai gương mặt người chiến sĩ rất trẻ như đang thủ thỉ, tâm tình, làm nổi bật chủ đề tư tưởng: Tình đồng chí gắn bó keo sơn. Chân dung người lính vệ quốc trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp hiện lên thật đẹp đẽ qua những vần thơ mộc mạc, chân tình mà gợi nhiều suy tưởng. Với những đặc điểm đó, bài thơ xứng đáng là một trong những tác phẩm thi ca xuất sắc về đề tài người lính và chiến tranh cách mạng của văn học Việt Nam.
Ngôn ngữ giọng điệu của bài thơ góp phần quan trọng trong việc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn
- Giọng điệu ngang tàng có chất nghịch ngợm đúng với chất trẻ trung, can trường của những người lính
- Giọng điệu làm cho thơ gắn với lời văn xuôi, tự nhiên gắn với lãng mạn
1. Bài thơ được sáng tác năm 1948, trong hoàn cảnh: Những năm kháng chiến chống Pháp đang diễn ra cam go, quyết liệt. Trong một lần hành quân, Chính Hữu bị sốt rét rừng và ốm nhưng đồng đội của ông vẫn phải tiếp tục lên đường. Trong tình huống ấy, một người bạn của Chính Hữu đã ở lại và chăm sóc. Cảm động trước tình đồng chí ấy, Chính Hữu đã viết thành công bài thơ.
2. Câu thơ cuối thuộc kiểu câu đặc biệt. Tác dụng: sau khi suy nghĩ về những cơ sở hình thành tình đồng chí, Chính Hữu đã có lời thốt lên như một phát hiện: "Đồng chí!". Đồng chí là những người cùng chí hướng, cùng chia sẻ và thấu hiểu nhau. Câu đặc biệt tạo cho bài thơ có kết cấu "bó mạ", thể hiện sự xúc động và tình cảm của những người cùng đứng chung chiến hào giết giặc.
3. Đoạn văn diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn).
Câu chủ đề: Cơ sở hình thành tình đồng chí được Chính Hữu phát hiện dựa trên cùng nguồn gốc xuất thân, cùng chung những khó khăn trong kháng chiến và cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ chiến đấu. ...
a. Bài thơ thông qua câu:
"Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá"
=> Quê anh: nơi miền biển, đất đai đều bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
=> Quê tôi: miền núi, đất đai cằn cỗi toàn sỏi đá, khó canh tác.
=> Điều khiến họ - vốn xuất thân xa lạ trở nên quen nhau: vì cùng chí hướng, họ cùng ra đi vì nghĩa lớn, vì Tổ quốc lâm nguy và kêu gọi họ cầm vũ khí, cùng chung chiến hào giết giặc.
b. Tình đồng chí có quá trình hình thành:
- Xa lạ trở thành quen nhau, cùng đứng trong hàng ngũ giết giặc.
- Cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, chung chăn "Súng bên súng đầu sát bên đầu/ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ".
=> Dòng thứ 7 của bài thơ đặc biệt, chỉ có 2 chữ: "Đồng chí" kết hợp với dấu chấm than như một lời thốt lên đầy ngạc nhiên, thích thú khi phát hiện ra sự gắn kết ấy được gói gọn trong từ "đồng chí".
c. Sự thấu hiểu và sẻ chia
- Cùng chăm sóc nhau trong những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật: "Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi".
- Thấu hiểu hoàn cảnh của nhau: "Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá/ Chân không giày".
- Trao cho nhau nụ cười lạc quan, tiếp và truyền cho nhau sức mạnh tinh thần để chiến đấu: "Miệng cười buốt giá".
d. 3 câu cuối họ cùng đứng bên nhau, kề vai sát cánh "Đêm nay rừng hoang sương muối/ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/ Đầu súng trăng treo". Họ cùng canh gác chờ địch tới. Mũi súng hướng lên trời mà tác giả cảm giác như trăng treo ở đầu mũi súng. "Đầu súng trăng treo" là hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn. Là điểm sáng trong bài thơ.
a. Bài thơ thông qua câu:
"Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá"
=> Quê anh: nơi miền biển, đất đai đều bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
=> Quê tôi: miền núi, đất đai cằn cỗi toàn sỏi đá, khó canh tác.
=> Điều khiến họ - vốn xuất thân xa lạ trở nên quen nhau: vì cùng chí hướng, họ cùng ra đi vì nghĩa lớn, vì Tổ quốc lâm nguy và kêu gọi họ cầm vũ khí, cùng chung chiến hào giết giặc.
b. Tình đồng chí có quá trình hình thành:
- Xa lạ trở thành quen nhau, cùng đứng trong hàng ngũ giết giặc.
- Cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, chung chăn "Súng bên súng đầu sát bên đầu/ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ".
=> Dòng thứ 7 của bài thơ đặc biệt, chỉ có 2 chữ: "Đồng chí" kết hợp với dấu chấm than như một lời thốt lên đầy ngạc nhiên, thích thú khi phát hiện ra sự gắn kết ấy được gói gọn trong từ "đồng chí".
c. Sự thấu hiểu và sẻ chia
- Cùng chăm sóc nhau trong những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật: "Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi".
- Thấu hiểu hoàn cảnh của nhau: "Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá/ Chân không giày".
- Trao cho nhau nụ cười lạc quan, tiếp và truyền cho nhau sức mạnh tinh thần để chiến đấu: "Miệng cười buốt giá".
d. 3 câu cuối họ cùng đứng bên nhau, kề vai sát cánh "Đêm nay rừng hoang sương muối/ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/ Đầu súng trăng treo". Họ cùng canh gác chờ địch tới. Mũi súng hướng lên trời mà tác giả cảm giác như trăng treo ở đầu mũi súng. "Đầu súng trăng treo" là hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn. Là điểm sáng trong bài thơ.