K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2018

Biết bao nghề nghiệp đang tồn tại và phát triển trong xã hội. Chúng ta quý trọng tất cả mọi nghề nhưng cũng rất tự hào và vinh dự với nghề dạy học!

Bởi vì dạy học không bao giờ là một nghề tầm thường, hoặc là một kế sinh nhai mà là một “Thiên chức đam mê”. Mac xim Gooc Ki đã viết “Tiền đồ trẻ em và nhân dân đều nằm trong tay thầy giáo, đều nằm trong trái tim cao quý của thầy giáo”.

Bác Hồ kính yêu của chúng ta lúc sinh thời cũng đã từng dạy bảo: “Những thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất, là những người anh hùng vô danh. Nếu không có thầy giáo để dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao xây dựng được xã hội chủ nghĩa?”.

Do đó thầy giáo là người “vừa dạy chữ, vừa dạy người”, nên họ phải có kiến thức chắc, tay nghề vững, có đạo đức phẩm chất trong sáng, là tấm gương cho học sinh noi theo.

Nghề giáo là một trong nghề kỳ diệu. Ở đó, năm này qua năm khác người thầy tự nhân mình lên qua các học trò của mình. Người thầy giáo cũng tự nhân mình lên gieo vào tâm hồn, trí tuệ của học sinh những tri thức cao quý, những phẩm chất tốt đẹp của mình và không có gì cao cả hơn sứ mệnh đó!

Lao động của thầy giáo có giá trị cao đẹp ở chỗ là tạo ra cho con người có ích cho cuộc đời. Dù ở địa vị nào trong xã hội, dù làm gì đi nữa thì con người luôn tưởng nhớ đến những người thầy đáng kính, đến những ngôi trường thương yêu của mình đã từng học tập qua thời niên thiếu với một tình cảm tốt đẹp và lòng biết ơn sâu nặng nhất.

Vì vậy, không có lao động nào mà những sai lầm, thiếu sót lại dự đến những hậu quả to lớn như nghề thầy giáo! Do đó xã hội và ngày bản thân nghề nghiệp cũng yêu cầu rất nghiêm khắc đối với nghề thầy giáo. Thiếu nhân cách người thầy, không đủ phẩm chất, giá trị của nghề giáo thì những chân lý đẹp đẽ có thể trở nên tai hại trước con mắt của học sinh. Đối với thầy giáo, trong sáng về mặt đạo đức quan trọng biết chừng nào!

Đã chọn nghề thầy giáo là chấp nhận sự thiệt thòi và hi sinh, đôi khi là sự phũ phàng của cuộc sống, nên người thầy còn phải giàu lòng vị tha, cao thường thì mới có thể tồn tại trong nghề được, mới là “kỹ sư tâm hồn” được.

Thực trạng xã hội, cơ chế thị trường có những mặt tốt, mặt xấu của nó chi phối mọi mặt trong đời sống mỗi con người, trong đó có người thầy. Do vậy, hơn ai hết người thầy phải thực sự cảnh giác.

Thật bất hạnh thay cho những ai quên đi quá khứ, quên đi câu nói của cả dân tộc: “Không thầy đố mày làm nên”.

Riêng tôi, tôi xin lấy những câu thơ của một người thầy đáng kính đã từng đọc cho chúng tôi nghe vào dịp 20-11 của năm nào để làm hướng sống và tự an ủi mình:

“Ai bảo lớn khôn chim rời tổ

Chim bay đi trơ lại những cành cây

Thì tôi bảo chính niềm vui tôi ở đó

Từ đây chim vạn hướng tung bay” 

Cuối cùng kính xin gửi đến lòng biết ơn vô hạn của người viết bài này đến thầy cô cũ đáng kính của tôi, đến những ngôi trường thân thường mà tôi đã từng miệt mài sách vở của một thời thơ ấu đã qua, trong số đó ngôi trường THPT Quế Sơn là nơi đáng nhớ nhất của đời tôi.

9 tháng 10 2018

Câu nói của ông nói lên:

nghề dạy học là nghề cần sự nổ lực, phấn đấu, cố gắng giúp các học sinh nên người,giảng dạy làm sao để các em học sinh được đạt học sinh giỏi.

với nghề này cần phải cần có tri thức thì mới truyền lại tri thức đó cho học sinh.

Sự phấn đấu của nghề giáo viên và cần phải truyền đạt thật nhiều kiến thức tốt cho học sinh.

nghề nào cũng cao quí nhưng có cô thầy dạy học mới có kiến thức làm được các nghề cao quí khác

nên nghề dạy học là nghề cao quí nhất

20 tháng 10 2018

Vì nghề dạy học được ví như những '' kĩ sư tâm hồn''- nghề luôn được cả xã hội tôn vinh và gửi gắm cả thế hệ tương lai. Người thầy, cô là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, mang trên vai mình trọng trách truyền lại tri thức, văn hóa, đạo đức,...cho các thế hệ mai sau.

CHÚC BẠN HỌC TỐT...

20 tháng 11 2017

Tôi rất hiểu sự chân thành của tác giả câu nói trên khi muốn nhấn mạnh và đề cao sự đóng góp to lớn của đội ngũ những người được xem là “kỹ sư tâm hồn”. Thế nhưng, theo logic thông thường một khi đã nói như thế buộc người ta phải suy luận và đặt vấn đề: Nếu nói nghề giáo là “cao quý nhất trong những nghề cao quý” vậy nghề nào là “cao quý nhì”…?

“Lao động là vinh quang”. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói như vậy. Vì thế, có lẽ phải nói rằng cao quý hay thấp hèn ở đây là do bản thân mỗi cá nhân chứ không phải do nghề nghiệp.

Cho nên, phải chăng chính cách nghĩ đề cao quá mức nghề giáo đã vô tình tạo ra những áp lực xã hội không đáng có đối với các thầy cô giáo? Điều đáng nghĩ trong thực tế, cách ứng xử của cộng đồng và xã hội lại có phần trái ngược. Bởi nếu một năm có 365 ngày nhưng lại chỉ quan tâm các thầy cô giáo trong duy nhất một ngày- 20/11, 364 ngày còn lại họ phải sống với bao nỗi vất vả, căng thẳng và âu lo… Liệu đó có phải là thái độ và cách ứng xử phiến diện với đội ngũ các thầy cô giáo hôm nay? Phẩm giá của một cá nhân nói cho cùng không nằm ngoài phẩm giá chung của cộng đồng. Nghề giáo và hình ảnh các thầy cô giáo trong xã hội hôm nay đang có những tổn thất, mất mát. Đây là một thực tế cần được nghiêm túc nhìn nhận. Để tháo gỡ, theo tôi không còn cách nào khác là phải thay đổi tư duy và nhận thức của toàn xã hội về Giáo dục nói chung. Sự thay đổi này trước hết phải bắt đầu từ phía những người trực tiếp điều hành, quản lý Giáo dục hiện nay.

Điều quan trọng nhất lãnh đạo ngành giáo dục phải trung thực trong mỗi suy nghĩ, lời nói và hành động, cầu thị và lắng nghe tiếng nói từ phía các thầy cô giáo. Hãy trả họ về đúng với vị trí và chức phận của nghề giáo. Đặc biệt chế độ đãi ngộ phải tương xứng với những gì mà họ đã đóng góp cho xã hội. Làm được như thế cũng là giúp họ giữ gìn phẩm giá và đạo đức nghề nghiệp bản thân, là cách tri ân, tôn vinh chân thành và cao đẹp nhất.

^^

Học tốt !

7 tháng 3 2018

Theo mình nghề nào cũng quý!

3 bạn đều đúng cả 

Chủ yếu là có chuyên tâm hay không!

7 tháng 3 2018

Theo mình nghề nào cũng quý chủ yếu các bạn có chuyên cần,chăm chỉ hay không

Nghề giáo viên là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, là nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo. Dẫu đi khắp 4 phương trời, cũng không quên nổi lời thầy cô khắc ghi “tiên học lễ, hậu học văn”. Có lẽ ít ai biết rằng đằng sau những nhân tài của đất nước là những người thầy người cô cao cả. Chúng em không thầy không cô thì không lớn nổi thành người. Nhân ngày 20-11...
Đọc tiếp

Nghề giáo viên là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, là nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo. Dẫu đi khắp 4 phương trời, cũng không quên nổi lời thầy cô khắc ghi “tiên học lễ, hậu học văn”. Có lẽ ít ai biết rằng đằng sau những nhân tài của đất nước là những người thầy người cô cao cả. Chúng em không thầy không cô thì không lớn nổi thành người. Nhân ngày 20-11 ngày nhà giáo Việt Nam, tập thể lớp 7A chúng em xin gửi tới các thầy các cô ngàn lời chúc tốt đẹp nhất. Cảm ơn thầy cô đã dìu dắt chúng em đến với những kiến thức mới mẻ. Chúng em mong các thầy cô luôn hạnh phúc, trẻ trung, vui tính, luôn luôn giữ vững niềm tin và ngày càng nâng cao sự dũng cảm trước những đứa học trò nghịch như quỷ sứ bọn em và còn khỏe mạnh để chở thêm những chuyến đò sớm mai. Tuổi thơ chúng em gọi thầy gọi cô, bạc đầu chúng em vẫn sẽ thưa cô lạy thầy.

3
25 tháng 11 2018

hay vl

25 tháng 11 2018

thanks!

15 tháng 3 2018

Chọn đáp án: C

2 tháng 4 2021

567890

21 tháng 12 2021

Câu 2: Nghề chính của người dân Hoàng Liên Sơn là gì?

A. Nghề nông                                        B. Nghề thủ công truyền thống;

C. Nghề khai thác khoáng sản.             D. Nghề đánh bắt thủy sản

Câu 3: Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?

A. Lâm Viên             B. Di Linh            C. Kon Tum.                   D. Đắk Lắk

Câu 4:  Đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa lớn thứ:

A. Lớn thứ nhất         B. Lớn thứ hai.          C. Lớn thứ ba.               D. Lớn thứ tư

21 tháng 12 2021

(Câu 2 đang băn khoăn có thể là câu A)

1 tháng 3 2022

Tham khảo ở đây:

https://hoc24.vn/hoi-dap/tim-kiem?id=251957051035&q=Vi%E1%BA%BFt+%C4%91o%E1%BA%A1n+v%C4%83n+ng%E1%BA%AFn+(kho%E1%BA%A3ng+n%E1%BB%ADa+trang+gi%E1%BA%A5y+thi)+tr%C3%ACnh+b%C3%A0y+suy+ngh%C4%A9+c%E1%BB%A7a+em+v%E1%BB%81+%C4%91%E1%BB%A9c+t%C3%ADnh+gi%E1%BA%A3n+d%E1%BB%8B+c%E1%BB%A7a+B%C3%A1c+H%E1%BB%93+qua+v%C4%83n+b%E1%BA%A3n+c%C3%B9ng+t%C3%AAn+c%E1%BB%A7a+c%E1%BB%91+th%E1%BB%A7+t%C6%B0%E1%BB%9Bng+Ph%E1%BA%A1m+V%C4%83n+%C4%90%E1%BB%93ng.