K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 3 2018

- Về nghĩa đen : Khi ăn quả phải nhớ tới công lao của người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt .
- Về nghĩa bóng : Khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đó tạo ra thành quả đó , phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa .

27 tháng 3 2018
I.Mở bài : Nêu vấn đề cần giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" .

II . Thân bài

* Giải thích câu tục ngữ :

- Về nghĩa đen : Khi ăn quả phải nhớ tới công lao của người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt .
- Về nghĩa bóng : Khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đó tạo ra thành quả đó , phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa .
* Những biểu hiện của lòng biết ơn và chịu ơn thể hiện trong câu tục ngữ :

- Cần trân trọng , biết ơn người đó tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ .
- Học trò phải biết ơn thầy cô
- Con cái phải biết ơn cha mẹ , ông bà .
- Nhân dân phải biết ơn các anh hùng liệt sĩ chiến đấu , hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và những người đó đã mang lại đời sống ấm no cho mình .

=> Ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này để dạy con cháu về đạo lí làm người , sống có tình nghĩa . Từ đó , nhận được sự yêu quý và kính trọng của mọi người . Phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa .

* So sánh với nội dung câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" .
III.Kết bài : Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ trong đời sống hiện đại hiện nay .

24 tháng 3 2022

a. Không phải vì nó không rút gọn thành phần nào của câu.

b. nội dung ý nghĩa : khẳng định, đề cao giá trị , giá trị con người là thứ vô cùng quý giá, vượt qua mọi vật 

c. Người làm ra của chứ của không làm ra người.

Người ta là hoa đất

Người sống hơn đống vàng 

12 tháng 3 2022

Thay theo dõi bằng báo cáo nhé trừ chữ thei dõi cuối

7 tháng 11 2021

Nghèo thì phải trung thc ko nên đi ăn cấp

Phân tích từng câu tục ngữ:

*Phân tích câu 1: “Một mặt người bằng mười mặt của”:

- Nghĩa của câu tục ngữ: Con người quý hơn tiền bạc.

- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: đề cao giá trị của con người.

- Trường hợp ứng dụng: Cha mẹ yêu con, muốn con được sống và học tập tốt. Xã hội quan tâm đến quyền con người.

*Phân tích câu 2: “Cái răng, cái tóc là góc con người”:

- Nghĩa của câu tục ngữ: Hàm răng, cái tóc là góc con người. Răng với tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người.

- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.

- Trường hợp ứng dụng: Rèn luyện từ cái nhỏ nhất, chú ý lời nói, cử chỉ…

*Phân tích câu 3: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

- Nghĩa của câu tục ngữ: Dù khó khăn về vật chất vẫn phải trong sạch, không được làm điều xấu.

- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ nhân cách tốt đẹp.

- Trường hợp ứng dụng:  giữ mình, tránh xa những cám dỗ, tệ nạn trong xã hội: nghiện hút, bỏ bê học hành…

*Phân tích câu 4: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”

- Nghĩa của câu tục ngữ: cần phải học cách ăn, nói… đúng chuẩn mực.

- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: cần phải học cách cư xử có văn hóa. Con người cần thành thạo mọi việc, khéo léo trong giao tiếp.

- Trường hợp ứng dụng: Giao tiếp, cư xử đúng mực với thầy cô, cha mẹ, bạn bè.

*Phân tích câu 5: “Không thầy đố mày làm nên”.

- Nghĩa của câu tục ngữ: Muốn làm được việc gì cũng cần phải có người hướng dẫn.

- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Muốn nên người thành đạt thì cần có người thầy, cô hướng dẫn. Vì vậy, phải ghi nhớ công lao của người thầy.

- Trường hợp ứng dụng: Tìm thầy học để có có hội hiểu biết, thành công. Ngoài ra, phải biết tôn trọng và biết ơn thầy cô bằng những việc làm cụ thể.

*Phân tích câu 6: “Học thầy không tày học bạn”.

- Nghĩa của câu tục ngữ: Học thầy không bằng học bạn.

- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện:  Phải tích cực chủ động trong học tập. Muốn học tốt phải mở rộng sự học ra xung quanh nhất là với bạn bè.

- Trường hợp ứng dụng: Học hỏi bạn bè ở lớp và tự học để nâng cao.

*Phân tích câu 7: “Thương người như thể thương thân”.

- Nghĩa của câu tục ngữ: Khuyên con người biết yêu thương người khác như chính bản thân mình.

- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Đề cao cách ứng xử nhân văn. Hãy sống bằng lòng vị tha, nhân ái.

- Trường hợp ứng dụng: Biết giúp đỡ mọi người nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

*Phân tích câu 8: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

- Nghĩa của câu tục ngữ: Được hưởng thành quả phải biết ơn, nhớ ơn người tạo ra thành quả đó.

- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Mọi thứ ta có, hưởng thụ là do sức người khác làm ra. Chính vì thế, cần trân trọng, biết ơn người đi trước.

- Trường hợp ứng dụng: Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”.

*Phân tích câu 9: “Một cây…núi cao”

- Nghĩa của câu tục ngữ: việc lớn, việc khó không thể một người mà xong được, cần nhiều người hợp sức.

- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.

- Trường hợp ứng dụng: Nhắc nhở về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc tránh lối sống cá nhân, ích kỉ.

15 tháng 2 2021

*Một mặt người bằng mười mặt của

Nghĩa của câu: con người đáng quý hơn tiền bạc, của cảiGiá trị kinh nghiệm: Đề cao giá trị của con người,Ứng dụng cụ thể:Có thể dùng câu tục ngữ khi an ủi một ai bị mất mát tài sản, tiền bạc “của đi thay người”.phê phán những trường hợp coi trọng của cải hơn con người.Dạy con cái biết quý trọng giá trị con người.

*Cái răng, cái tóc là góc con người

Nghĩa của câu: Theo nghĩa đen, răng và tóc là bộ phận ngoài cơ thể, nhìn vào đó có thể biết được tình hình sức khỏe của con người, Theo nghĩa bóng, câu tục ngữ có nghĩa thể hiện hình thức, tính nết con người.Giá trị kinh nghiệm: thể hiện cách nhìn của nhân dân ta về hình thức bên ngoài của con người. Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.Ứng dụng cụ thể:Khuyên răn con người cần phải biết chăm chút vẻ bề ngoài, lo lắng sức khỏe.Rèn luyện từ cái nhỏ nhất. Chú ý lời nói, cử chỉ, bước đi.

*Đói cho sạch, rách cho thơm

Nghĩa của câu: Theo nghĩa đen, khuyên con người phải ăn uống sạch sẽ, giữ gìn quần áo cho thơm to. Nghĩa bóng: cuộc sống dù có nghèo khổ vẫn phải giữ mình sống cho trong sạch, giữ gìn nhân cách tốt đẹp.Giá trị kinh nghiệm: câu tục ngữ đề cao lối sông đạo đức, trong sạch của ông cha ta, đồng thời qua đó giáo dục con người cần phải đề cao lòng tự trọng và phải biết vượt lên hoàn cảnh để giữ gìn nhân cáchỨng dụng cụ thể:Khuyên răn con người giữ gìn nhân cách dù rơi vào hoàn cảnh khó khănPhê phán những con người vì nghèo khó mà làm điều bất chính.

*Học ăn, học nói, học gói, học mở

Nghĩa của câu:nghĩa đen của câu tục ngữ là khuyên con người phải học hỏi mọi điều trong cuộc sống, từ những điều nhỏ nhất: cách ăn, cách nói.. đến những điều phức tạp nhất.Nghĩa bóng: Con người cần phải học hỏi mọi điều để ứng xử lịch thiệp, có văn hóa trong cuộc sốngGiá trị kinh nghiệm: Khuyên răn con người cần phải biết học hỏi từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống để ứng xử có văn hóa.Ứng dụng cụ thể:Khuyên răn con người phải biết nói năng đúng mực, lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi.Phê phán những con người có hành vi ứng xử thiếu văn hóa.

*Không thầy đố mày làm nên.

Nghĩa của câu: Con người muốn làm gì cũng cần có người hướng dẫn, chỉ bảo.Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ nhắc nhở con người cần biết kính trọng, ghi nhớ công ơn thầy cô đã dạy dỗ chúng ta nên người.Ứng dụng cụ thể:Phê phán những trường hợp coi nhẹ sự dạy dỗ của các thầy cô giáoĐề cao công lao của người thầy trong cuộc đời của mỗi con người.

*Học thầy không tày học bạn.

Nghĩa của câu: học thầy không bằng học bạnGiá trị kinh nghiệm:  Câu tục ngữ khuyên răn con người nên học hỏi từ bạn bè những điều tốt đẹp, những kinh nghiệm sống…Ứng dụng cụ thể:Nhấn mạnh việc học hỏi bạn bè trong lớp, ở những người có kiến thức hơn mình.

*Thương người như thể thương thân.

Nghĩa của câu: Khuyên răn con người phải biết yêu quý người khác như yêu chính bản thân mình.Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ nói lên triết lí sống, đề cao cách ứng xử nhân văn, mở rộng lòng mình để chia sẻ với mọi người.Ứng dụng cụ thể:Phê phán những con người có lối sống ích kỉ, chỉ vì lợi ích của bản thân.Kêu gọi mọi người tích cực giúp đỡ, chia sẻ với mọi người: hoạt động ủng hộ những người có hoàn cảnh neo đơn, khó khăn, bão lụt…

*Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Nghĩa của câu: khi được hưởng thụ thành quả do người khác mang lại thì cần ghi nhớ công ơn của người đó.Giá trị kinh nghiệm: câu tục ngữ khuyên răn con người sống có đạo lí, có trước có sau. Phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.

*Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi cao.

Nghĩa của câu: Một cá nhân đơn lẻ thì không thể làm nên việc lớn, ngược lại nhiều người hợp sức với nhau sẽ làm nên việc lớn lao, khó khăn một cách dễ dàng.Giá trị của kinh nghiệm: Câu tục ngữ nêu lên bài học kinh nghiệm quý báu, đó là sức mạnh của sự đoàn kết, sức mạnh của tập thể sẽ góp phần làm nên thành công chung.Ứng dụng cụ thể:Khuyên răn con người cần biết đoàn kết, hợp tác trong công việc, lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.Phê phán những cá nhân sống ích kỉ, đơn lẻ, tách mình ra khỏi tập thể và không muốn đóng góp công sức vì sự phát triển chung

Ứng dụng cụ thể:Khuyên răn thế hệ sau phải biết ghi nhớ công lao của những người đi trước đã gây dựng nên.Phê phán những con người sống vô ơn bạc nghĩa, quên đi công lao của người khác mà chỉ lo hưởng thụ cho bản thân

29 tháng 10 2023

ko biết

 

4 tháng 11 2023

trẻ chẳng tha,già chẳng thương

 

12 tháng 2 2020

a) từ đồng âm: chín, chín

b) chín(1): sự tinh thông, thành thạo trong công việc

chín(2): số 9, số nhiều

c) Hãy thật yêu thích công việc của chính mình để có thể  hoàn thành tốt nhất nó, chứ không phải mình làm hết việc này đến công việc khác nhưng không một nghề nào ra hồn cả. Khi chúng ta khi chọn nghề nghiệp thì tập trung vào một công việc mà thôi khi đó chúng ta mới có thể đạt đến tinh thông trong công việc. Trong cuộc sống đừng nên đứng núi nọ trông núi kia, ghen tị với những người xung quanh, hay quá chú trọng vấn đề lương lậu
d)  “Trăm hay không bằng tay quen”

Mình chỉ biết như thế thôi.

26 tháng 3 2021

a. Từ đồng âm: Chín

b.Chín 1: thuần thục, thành thạo.

   Chín 2: số thứ tự

c.Lời khuyên: Hãy làm 1 công việc thật thuần thục, giỏi giang. Không nên làm việc này nhảy việc khác mà không 1 công việc nào ra hồn.

d.- 1 nghề thì sống đóng nghề thì chết

   -