K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2017

a) Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi bùng nổ mạnh trước hết là ở Bắc Phi : mở đầu là cuộc binh biến của binh lính và sĩ quan yêu nước Ai Cập (1952), lật đổ vương triều Pharúc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập ra nước Cộng hòa Ai Cập (18 – 6 – 1953). Tiếp theO là Libi (1952), Angiêri (1954 – 1962).

b. Giai đoạn từ năm 1954 đến 1960 : Nửa sau thập niên 50, hệ thống thuộc địa của thực dân ở châu Phi tan rã, nhiều quốc gia giành được độc lập như : + Năm 1956 : Tuynidi, Marốc, Xuđăng, + Năm 1957 : Gana… + Năm 1958 : Ghinê . c. Giai đoạn từ năm 1960 đến 1975 : + Năm 1960 được ghi nhận là “Năm châu Phi” với 17 nước được trao trả độc lập. + Năm 1975, thắng lợi của cách mạng Ănggôla và Môdămbích trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, đã đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó. e. Từ năm 1975 đến nay: Giai đoạn hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tiêu biểu là cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc tại Nam Phi. – Sau nhiều thập kỉ đấu tranh, nhân dân Nam Rôđêdia đã tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Dimbabuê (18 – 4 – 1980). – Trước sức ép của nhân dân và Liên hợp quốc, chính quyền Nam Phi đã trao trả độc lập cho Namibia; tháng 3 – 1990, Namibia tuyên bố độc lập. – Tại Nam Phi : Đại hội dân tộc (ANC) và Đảng Cộng sản Nam Phi lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc được nhân loại tiến bộ ủng hộ. Phong trào chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi phát triển mạnh mẽ trở thành cao trào cách mạng mang tính chất quần chúng rộng rãi. Năm 1990, giành được nhiều thắng lợi quan trọng: chủ tịch Nenxơn Manđêla được trả tự do, ANC và Đảng Cộng sản Nam Phi được tự do hoạt động hợp tác. Trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp 11 – 1993, chế độ phân biệt chủng tộc (Aphácthai) bị xóa bỏ. Tháng 4 – 1994, nhân dân Nam Phi thắng lợi trong cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên. Kết quả là Nenxơn Manđêla – Chủ tịch ANC trở thành Tổng thống Cộng hòa Nam Phi, một nước Nam Phi mới, dân chủ và không phân biệt chủng tộc. Sự kiện này đánh dấu việc chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man, đầy bất công đã từng tồn tại ba thế kỉ ở nước này.
18 tháng 10 2018

a.Châu Phi được ví là lục địa mới trỗi dậy vì: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ ở Châu Phi với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân

2 tháng 5 2023

Câu 1:

Châu Nam Mỹ được coi như một cao nguyên khổng lồ vì phần lớn diện tích của nó là đất cao nguyên.

Câu 2:

Do nó nằm gần xích đạo và được bao phủ bởi sa mạc Sahara lớn nhất thế giới.

Câu 3:

Do khí hậu ấm áp và nhiều nguồn tài nguyên tự nhiên ở khu vực này, cùng với sự phát triển đô thị và kinh tế của các thành phố lớn.

   
10 tháng 12 2017

Khí hậu : Nóng và khô bậc nhất thế giới

- Nhiệt độ trung bình năm > 20 độ C

- Lượng mưa tương đối ít và giảm dần về hai chí tuyến

- Hình thành nhiều hoang mạc

=> Châu Phi có khí hậu đó vì nằm trên đường xích đạo, và thuộc môi trường nhiệt đới, có dòng biển lạnh chảy qua nên nóng và khô, có nhiều hoang mạc

Châu Phi gồm 4 môi trường

MT tự nhiên Vị trí lãnh thổ Một số đặc điểm tự nhiên
Xích đạo ẩm Bồn địa Công-gô, duyên hải ven vịnh Ghi-nê Rừng rậm xanh quanh năm
Nhiệt đới Từ 5 độ -> Chí tuyến Càng xa xích đạo lượng mưa càng giảm. Thực vật là xa van và cây bụi
Hoang mạc Hoang mạc Xa ha ra, Gô bi, Ca la ha si Khí hậu khắc nghiệt, ít mưa, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn
Địa Trung Hải Ven biển Địa Trung Hải Mùa đông mát mẻ, có mưa, mùa hạ nóng, khô

17 tháng 12 2017

Khí hậu : Nóng và khô bậc nhất thế giới

- Nhiệt độ trung bình năm > 20 độ C

- Lượng mưa tương đối ít và giảm dần về hai chí tuyến

- Hình thành nhiều hoang mạc

=> Châu Phi có khí hậu đó vì nằm trên đường xích đạo, và thuộc môi trường nhiệt đới, có dòng biển lạnh chảy qua nên nóng và khô, có nhiều hoang mạc

Châu Phi gồm 4 môi trường

MT tự nhiên Vị trí lãnh thổ Một số đặc điểm tự nhiên
Xích đạo ẩm Bồn địa Công-gô, duyên hải ven vịnh Ghi-nê Rừng rậm xanh quanh năm
Nhiệt đới Từ 5 độ -> Chí tuyến Càng xa xích đạo lượng mưa càng giảm. Thực vật là xa van và cây bụi
Hoang mạc Hoang mạc Xa ha ra, Gô bi, Ca la ha si Khí hậu khắc nghiệt, ít mưa, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn
Địa Trung Hải Ven biển Địa Trung Hải

Mùa đông mát mẻ, có mưa, mùa hạ nóng, khô

TICK GIÙM NHA

1 tháng 6 2021

Hội nghị Ianta ảnh hưởng thế nào đến VN? Gây ra nạn ……đói………………. Sau CMT8/1945, tại vĩ tuyến 16, quân ………Trung Hoa Dân quốc ……………… tràn vào miền Bắc, quân …Anh………tràn vào miền Nam VN để giải giáp quân Nhật.

Sau CTTG 2, châu Phi được ví với cụm từ gì? ………………Lục địa bùng cháy………………………

Sau CTTG 2, Khu vực Mĩ Latinh được ví với cụm từ gì? ………Lục địa mới trỗi dậy……………….....

22 tháng 9 2021

Câu 16. Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "Năm châu Phi", vì sao ?

a. Có nhiều nước ở châu Phi được trao trả độc lập.

b. Châu Phi là châu có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh nhất.

c. Có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập.

d. Châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy".

25 tháng 3 2017

Đáp án C

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra lẻ tẻ, yếu ớt và hầu hết đều thất bại. Tuy nhiên sau chiến tranh, nhờ những điều kiện thuận lợi, phong trào đã có bước phát triển mạnh mẽ và đều giành được thắng lợi. Do đó, châu Phi được mệnh danh là “Lục địa mới trỗi dậy”.

30 tháng 5 2021

Phong trào giải phóng dân tộc là phong trào đấu tranh đòi quyền độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới trong thế kỷ 20, chủ yếu từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 năm 1945.

Trước Thế Chiến thứ 2, đa số các nước kém phát triển trên thế giới là thuộc địa của các nước giàu có. Các nước đế quốc đã ra sức bóc lột tài nguyên, nhân lực vật lực của các nước thuộc địa, gây mâu thuẫn gay gắt giữa người dân thuộc địa và chính phủ nước chính quốc. Xuất hiện các phong trào đòi quyền độc lập dân tộc (trở thành nước độc lập, tự do, không bị nước khác áp đặt quyền cai trị), nhưng đa số bị dập tắt do các nguyên nhân khác nhau.

Sau 1945, chủ nghĩa thực dân cũ bước đầu bị sụp đổ. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp, mang đến tiếng nói cho các dân tộc bị áp bức. Cách mạng giải phóng dân tộc thành công tại một số nước tiên phong như Việt Nam lan ra các nước khác trên thế giới. Phong trào giải phóng dân tộc bắt đầu diễn ra sôi nổi mạnh mẽ và rộng lớn ở Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Từ 1954 – 1960, hệ thống thuộc địa tan vỡ nhanh chóng, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào lan rộng sang Châu Phi, Mỹ La Tinh. Ở đây đặc biệt phải tính tới vai trò của Chủ nghĩa Cộng sản, tác động về mặt tư tưởng và nhân sự của Đệ Tam Quốc tế, đứng đầu là Liên Xô.

Các nước đế quốc cũ bị Thế chiến thứ 2 làm kiệt quệ đành phải từ bỏ thuộc địa của mình (như Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha). Ấn Độ là trường hợp điển hình, khi mà thực dân Anh đồng ý trao trả quyền độc lập năm 1947. Đồng thời sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế của các nước này làm giảm sự lệ thuộc của họ vào khai thác tài nguyên tại các thuộc địa. Các phong trào quyền con người và quyền bình đẳng tại các quốc gia (như phong trào bình đẳng giới, thiểu số, da đen..) đã làm thay đổi cơ cấu chính trị tại các quốc gia phát triển, nhiều đảng phái cấp tiến lên lãnh đạo, khiến họ dần dần chấp nhận quyền độc lập của các quốc gia thuộc địa. Đồng thời tổn thất nặng nề trong các cuộc chiến tranh tại các nước thuộc địa đã buộc các nước thực dân phải từ bỏ tham vọng của mình. Thất bại nặng nề tại Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đã buộc Pháp phải rút quân tại Việt Nam. Một loạt các thuộc địa của Anh Quốc đã được độc lập vì lý do tương tự. Theo những người cộng sản, Chủ nghĩa thực dân mới dễ được chấp nhận hơn dần dần thay thế chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

Đại hội đồng Liên hiệp Quốc khóa XV năm 1960 đã thông qua văn kiện: chiến tranh Lạnh cũng thúc đẩy các quốc gia tích cực ảnh hưởng và tranh chấp tới các quốc gia thuộc địa cũ. Hệ thống các nước Xã hội Chủ nghĩa tích cực tài trợ cho các cuộc đấu tranh giành độc lập và thiết lập chế độ cộng sản tại các nước. Trong khi đó, các nước chống cộng đứng đầu là Mỹ cũng tích cực thúc đẩy quá trình trao độc lập và thành lập các chính quyền thân Mỹ tại các nước thuộc địa cũ. Các cuộc chiến tranh hoặc xung đột diễn ra thường xuyên giữa hai phe này tại các quốc gia ở châu Á (như tại Indonesia hay Malaysia), châu Mỹ Latin.

Từ cuối thế kỷ 20 và sang thế kỷ 21, đa số các nước trên thế giới đã giành được độc lập. Tuy nhiên sự lệ thuộc của các nước nghèo và các nước giàu, trong khi các nước giàu vẫn can thiệp vào chính trị của các nước nghèo vẫn phổ biến. Thế giới bị phân cực, trước từ hai thái cực đã chuyển sang đa cực xoay quanh các nước mạnh trên thế giới (Hoa Kỳ, châu Âu, Nga, Trung Quốc). Sự trỗi dậy của Trung Quốc và chủ nghĩa thực dân mới của các cường quốc áp đặt lên các nước châu Phi và một số nước ở châu Á đang diễn ra mạnh mẽ.