K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 8 2017

a,Nêu đặc điểm cấu tạo của bạch cầu?

-Là những tế bào lớn có kích thước lớn hơn hồng cầu

-Có nhân , có thể có 1 hay nhiều nhân

-Di chuyển = chân giả và dùng chân giả để bắt vi trùng

-Số lượng bạch cầu :khoảng 6000-8000/mm

Có phải tất cả các loại bạch cầu đều tấn công virut bằng cách thực bào?

Không bạn . Mỗi loại bạch cầu có cách tấn công vi khuẩn , vi rút xâm nhập khác nhai trước khi thực bào

- Bạch cầu đại thực bào dùng chân giả bọc lấy con mồi rồi tiết chât tiêu diệt chúng

-Bạch cầu limpho (B,T) tạo kháng thể để vô hiệu hóa con rồi rồi tiêu diệt chúng

b,Trình bày tóm tắt vai trò của các loại bạch cầu trong cơ thể?

- Bạch cầu đại thực bào tiêu diệt tế bào già và vi trùng xâm nhập bằng cách thực bào.

- Bạch cầu limpho B tạo ra một loại prôêin chống lại các chất tiết ra của vật lạ khi xâm nhập vào cơ thể mà không bị thực bào.

- Bạch cầu limpho T tạo ra một loại prôtêin đặc hiệu vô hiệu hóa và tiêu diệt vật lạ khi vật lạ vượt qua limpho B

c, Giải thích tại sao sau khi được tiêm vắc xin đậu mùa thì ngta không mắc bệnh đậu mùa nữa?

- Tiêm vắcxin đậu mùa là đưa kháng nguyên (Vi trùng đậu mùa đã được làm chết) vào cơ thể, sự có mặt của kháng nguyên đã kích thích cơ thể tạo ra một chất kháng thể dự trữ.

- Khi có vi khuẩn của bệnh đậu mùa xâm nhập vào cơ thể thì chúng không gây bệnh được vì cơ thể đã có kháng thể dự trữ để chống lại.

2.Tìm điểm giống và khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên với miễn dịch nhân tạo?

* Giống nhau :

- Cơ thể đều tiết ra các chất kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn , vi rút giúp cơ thể không bị bệnh. Đều có tính chất phòng bệnh.

* Khác nhau:

a, Miễn dịch tự nhiên

Bạch cầu của cơ thể tự kháng thể tiết ra kháng thể có sẵn để chống lại vi khuẩn , vi rút nào đó khi chúng xam nhập vào cơ thể thì không có khả năng gây bệnh.

Thời gian miễn dịch dài ngắn khác nhau tùy theo từng loại bệnh và tính trạng sức khỏe của mỗi người.

Thường có tác dụng cả đời.

- Có khả năng di truyền

b , Miễn dịch nhân tạo

-Do con người chủ động kích thích bạch cầu tiết ra kháng thể, bằng cách tiêm phòng vác xin( vác xin là vi khuẩn , vi rút đã được làm yếu đi với liều lượng nhỏ không gây hại). Khi vào cơ thể nó kích thích bạch cầu tiết ra kháng thể vì vậy trong cơ thể sẽ có sẵn kháng thể. Vi khuẩn , vi rút xâm nhập vào sẽ không gây bệnh được.

- Khi được hình thành miễn dịch có tác động lâu dài.

- Không di truyền

Câu 1. Máu gồm những thành phần nào? Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào? Có mấy loại tế bào máu (đặc điểm cấu tạo từng loại)?Câu 2. Trình bày chức năng: huyết tương; hồng cầu; bạch cầu (các hàng rào bảo vệ cơ thể và cơ chế hoạt động, miễn dịch); tiểu cầu (cơ chế động máu và các nguyên tắc truyền máu).Câu 3.a.      So sánh các loại mạch máu về cấu tạo và chức năng, đường đi của...
Đọc tiếp

Câu 1. Máu gồm những thành phần nào? Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào? Có mấy loại tế bào máu (đặc điểm cấu tạo từng loại)?

Câu 2. Trình bày chức năng: huyết tương; hồng cầu; bạch cầu (các hàng rào bảo vệ cơ thể và cơ chế hoạt động, miễn dịch); tiểu cầu (cơ chế động máu và các nguyên tắc truyền máu).

Câu 3.

a.      So sánh các loại mạch máu về cấu tạo và chức năng, đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.

b.      Cấu tạo và chu kỳ hoạt động của tim, vị trí vai trò của van 2 lá, van 3 lá, van bán nguyệt.

Câu 4.

a.      Khái niệm: huyết áp, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp là 120/70 mmHg cho ta biết điều gì?

b.      Nêu tên một số bệnh tim mạch và biện pháp phòng tránh bệnh tim mạch.

Câu 5.

a.    Khái niệm: hô hấp, sự thở, 1 cử động hô hấp. Kể tên và xác định trên hình các cơ quan trong hệ hô hấp người.

b.   Phân biệt: khí bổ sung; khí lưu thông; khí dự trữ; khí cặn.

c.    Quá trình hô hấp gồm mấy giai đoạn? Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở người.

1
16 tháng 12 2021

Câu 1 : Máu gồm hai thành phầntế bào và huyết tương. Tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Huyết tương gồm các yếu tố đông máu, kháng thể, nội tiết tố, protein, muối khoáng và nước.

- Cấu trúc của ribosome: là bào quan không có màng bao bọc, có dạng hình cầu, đường kính khoảng 150 Å, gồm rRNA (80%-90%) và protein, mỗi ribosome được tạo bởi hai tiểu đơn vị có kích thước khác nhau là tiểu đơn vị lớn và tiểu đơn vị nhỏ.

- Chức năng của ribosome: là nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein.

- Trong các loại tế bào của cùng một cơ thể: tế bào bạch cầu, tế bào cơ, tế bào gan, tế bào có xu hướng tổng hợp nhiều protein nhất là tế bào bạch cầu vì lizôxôm có vai trò tiêu hủy các tế bào già, mảnh vỡ tế bào, vi khuẩn,... \(\rightarrow\) có nhiều ở tế bào bạch cầu mà tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt các vi khuẩn bạch cầu, bảo vệ cơ thể bằng các kháng thể và protein đặc hiệu.

28 tháng 7 2018

- Sự thực bào là hiện tượng các bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt các vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng đi. Có 2 loại bạch cầu chủ yếu tham gia thực bào là bạch cầu trung tính và đại thực bào (được phát triển từ bạch cầu mônô). Các đại thực bào có kích thước lớn hơn bạch cầu trung tính nên khả năng thực bào cũng lớn hơn, có khả năng nuốt vào trong tế bào cùng lúc rất nhiều tế bào vi khuẩn và tiêu hoá chúng đi. Các loại bạch cầu ưa axit, bạch cầu ưa kiểm, bạch cầu trung tính dược đặt tên theo tính chất của loại thuốc nhuộm được dùng để nhận biết chúng

- Tế bào limphô B (B là chữ dầu của từ bursa có nghĩa là túi, nơi biệt hoá các tế bào của các tế bào limphô này. Túi này được Fabricius phát hiện ỏ các loài chim, ở động vật có vú. Mạc dù, ở người túi này đã tiêu giảm nhimg các tế bào limphố này vẫn được gắn thêm chữ B). Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách tiết ra các kháng thể, rồi các kháng thể sẽ gây kết dính các kháng nguyên.

- Tế bào limphô T (T là chữ đầu của từ thymus có nghĩa là tuyến ức, nơi biệt hoá các tế bào này). Tế bào T đã phá huỷ các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, viruts bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng (nhờ cơ chế chìa khoá và ổ khoá giữa kháng thể và kháng nguyên), tiết ra các prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm và tế bào bị phá huỷ.

Cấu tạo phù hợp với chức năng của lysosome:

- Lysosome chứa các loại enzyme thủy phân protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid, các bào quan và tế bào $→$ Giúp lysosome thực hiện chức năng phân hủy các chất, các bào quan, các tế bào già và hỗ trợ tế bào tiêu hóa thức ăn theo con đường thực bào.

- Lysosome là bào quan dạng túi có màng đơn $→$ Đảm bảo cho các enzyme trong lysosome không bị thoát ra ngoài tránh ảnh hưởng đến các bào quan, tế bào đang hoạt động bình thường.

 Trong các loại tế bào gồm tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh, loại tế bào chứa nhiều lysosome nhất là tế bào bạch cầu.

- Lysosome là một bào quan với một lớp màng bao bọc có chức năng phân hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi cũng như các bào quan đã già và các đại phân tử như protein, axit nucleotit, cacbohidrat và lipit.

- Mà tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt các vi khuẩn cũng như các tế bào bệnh lí và tế bào già nên ở tế bào bạch cầu sẽ có nhiều lysosome để thực hiện chức năng này.

19 tháng 10 2021

Cả 3 đều đúng

 

31 tháng 10 2021

Cả ba đều đúng

Câu 4. Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết kháng thể? *1 điểm- Bạch cầu ưa axit- Bạch cầu limphô B- Bạch cầu mônô- Bạch cầu limphô TCâu 5: Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa? *1 điểm- Kháng nguyên- kháng thể- Vi khuẩn- protein độc- Kháng nguyên- kháng sinh- Kháng sinh- kháng thểCâu 6. Tế...
Đọc tiếp

Câu 4. Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết kháng thể? *

1 điểm

- Bạch cầu ưa axit

- Bạch cầu limphô B

- Bạch cầu mônô

- Bạch cầu limphô T

Câu 5: Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa? *

1 điểm

- Kháng nguyên- kháng thể

- Vi khuẩn- protein độc

- Kháng nguyên- kháng sinh

- Kháng sinh- kháng thể

Câu 6. Tế bào limphô T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây? *

1 điểm

- Prôtêin độc

- Kháng thể

- Kháng nguyên

- Kháng sinh

Câu 7: Khả năng người nào đó đã từng một lần bị bệnh nhiễm nào đó, sau đó không mắc lại bệnh đó nữa được gọi là *

1 điểm

- Miễn dịch bẩm sinh

- Miễn dịch chủ động

- Miễn dịch bị động

- Miễn dịch tập nhiễm

Câu 8: Khi được tiêm phòng vacxin thủy đậu, chúng ta sẽ không bị mắc căn bệnh này trong tương lai. Đây là dạng miễn dịch nào? *

1 điểm

- Miễn dịch nhân tạo

- Miễn dịch tự nhiên

- Miễn dịch tập nhiễm

- Miễn dịch bẩm sinh

Câu 9: Trong cơ thể có 2 loại miễn dịch đó là *

1 điểm

- Miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch chủ động

- Miễn dịch chủ động, miễn dịch tập nhiễm

- Miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch tập nhiễm

- Miễn dịch tự nhiên, miễn dịch nhân tạo

Câu 10: Trong hệ thống "hàng rào" phòng chống bệnh tật của con người, nếu vi khuẩn, virut thoát khỏi sự thực bào thì ngay sau đó, chúng sẽ phải đối diện với hoạt động bảo vệ của: *

1 điểm

- Bạch cầu limpho T

- Bạch cầu ưa kiềm

- Bạch cầu limpho B

- Bạch cầu trung tính

1
19 tháng 10 2021

Em cần gấp

 

-Hồng cầu : vận chuyển khí O2 từ phổi đến các mô, đi khắp mọi nơi trong cơ thể. Dọc đường, hồng cầu tiếp thu chất thải và đem trở lại phổi, nhận lại khí cacbonic (CO2) từ các mô trở về phổi để đào thải. 

-Tiểu cầu:hỗ trợ chức năng cầm máu bằng cách tạo các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch máu. Nếu mạch máu bị tổn thương (thí dụ như bị cắt hay bầm tím), các tiểu cầu sẽ dồn đến điểm này và bám dính vào nhau, tạo thành 'nút chặn vết hở'.

-Bạch cầu :đóng vai trò chủ chốt trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể tránh xa những tác nhân gây các bệnh như nhiễm khuẩn , nhiễm độc,…

 

10 tháng 1 2021

mình nghĩ bạn nên viết hẵn câu trả lời để tránh CTV nghĩ rằng bạn đang spam ạ!

14 tháng 11 2021

Bạch cầu trung tính và đại thực bào

14 tháng 11 2021

    Bạch cầu trung tính và đại thực bào.