Câu 1. Trình bày khái quát về tự nhiên, kinh tế xã hội của Bắc Phi, Trung Phi và Nam PhiCâu 2. Trình bày vị trí, diện tích Châu Mĩ. Châu Mĩ có các chủng tộc nào?Câu 3. Bắc Mĩ chia thành mấy khu vực địa hình? Trình bày về hệ thống Cooc-đi-e? Bắc Mĩ có các đới khí hậu nào? Đới khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất? Trình bày các đặc điểm tự nhiên và môi trường tự nhiên Nam Mĩ.Câu 4. Dân số Bắc Mĩ có bao nhiêu người...
Đọc tiếp
Câu 1. Trình bày khái quát về tự nhiên, kinh tế xã hội của Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi
Câu 2. Trình bày vị trí, diện tích Châu Mĩ. Châu Mĩ có các chủng tộc nào?
Câu 3. Bắc Mĩ chia thành mấy khu vực địa hình? Trình bày về hệ thống Cooc-đi-e? Bắc Mĩ có các đới khí hậu nào? Đới khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất? Trình bày các đặc điểm tự nhiên và môi trường tự nhiên Nam Mĩ.
Câu 4. Dân số Bắc Mĩ có bao nhiêu người vào năm 2016? Mật độ dân số là bao nhiêu? Nêu mật độ dân số, tỉ lệ gia tăng tự nhiên. Kể tên các đô thị lớn của Châu Mĩ.
Câu 5. Trình bày kinh tế Bắc Mĩ, Nam Mĩ: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ? Khối thị trường chung của Bắc Mĩ và Nam Mĩ
2. Bài tập
Câu 1. Tính bình quân thu nhập đầu người của Nam Phi , biết dân số của Nam Phi là 43,6 triệu người , GDP là 113,247 triệu USD
Câu 2. Tính bình quân lương thực theo đầu người của Hoa Kì, biết dân số của Hoa Kì là 288 triệu người, sản lượng lương thực là 325,31 triệu tấn
Câu 3. Tính mật độ dân số của Bắc Mĩ năm 2016, biết dân số Bắc Mĩ là 488,7 triệu người, diện tích là 20,3 triệu km2
Câu 4. Đọc bản đồ, lược đồ: xem trang 18 tập bản đồ địa lý 7 cho biết Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của Bắc Mĩ là bao nhiêu %? Bắc Mĩ có bao nhiêu đô thị trên 20 triệu dân? Mật độ dân số của Canada là bao nhiêu người / km2 ?
Các bạn ơi, giúp mình trả lời những câu hỏi trên nha.
Câu 2:
- Diện tích : 42 triệu km2.
- Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.
- Nằm giữa vĩ độ 71059’B đến 53054’N
- Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Đông giáp Đại Tây Dương, phía Tây giáp Thái Bình Dương.
Câu 5:
a. Giống nhau :
- Có trình độ đô thị hoá cao (dân thành thị chiếm 75% dân số.)
- Có tốc độ đô thị hoá nhanh.
b. Khác nhau :
- Đô thị hoá của Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và lâu dài nên ít có những tiêu cực.
- Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực. Gần 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mỹ sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột.
Câu 6:
* Giống nhau :
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi
2. Chứng minh châu mĩ là châu lục có lãnh thổ rộng lớn
Châu Mỹ hay còn gọi là Tân Thế Giới là tên một vùng đất nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây, bao gồm hai lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Châu Mỹ chiếm 8,3% diện tích bề mặt Trái Đất và 28,4% diện tích đất liền. Dân số ở đây chiếm khoảng 13,5% của thế giới (hơn 900 triệu người)
4. Nêu khái quát thiên thiên khu vực trung và nam mĩ
Nam Mĩ có ba khu vực địa hình.
Dãy núi trẻ An-đét chạy dọc phía tây của Nam Mĩ. Đây là miền núi trẻ, cao và đồ sộ nhất châu Mĩ. Độ cao trung bình từ 3000 ra đến 5000 m, nhưng nhiều đỉnh vượt quá 6000 m, băng tuyết bao phủ quanh năm. Giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng, quan trọng nhất là cao nguyên Trung An-đet. Miền núi An-đet có độ cao lớn lại trải dài trên nhiều vĩ độ nên thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam và từ thấp lên cao, rất phức tạp.
ở giữa là các đồng bằng rộng lớn. Phía bắc là đồng bằng Ô-ri-nô-cô hẹp. nhiều đầm lầy. Tiếp đến là đồng bằng A-ma-dôn, rộng và bằng phẳng nhất thế giới. Phía nam có đồng bằng Pam-pa và đồng bằng La-pla-ta, địa hình cao dần về phía dãy An-đet ; đây là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.
Phía đông là các sơn nguyên. Sơn nguyên Guy-a-na được hình thành từ lâu đời và bị bào mòn mạnh, trở thành một miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng. Sơn nguyên Bra-xin cũng được hình thành từ lâu nhưng được nâng lên, bề mặt bị cắt xẻ ; rìa phía đông sơn nguyên có nhiều dãy núi khá cao xen các cao nguyên núi lửa ; đất tốt, khí hậu nóng và ẩm ướt nên rừng cây phát triển rậm rạp.
5. Quá trình đô thị hóa trung và nam mĩ có j khác so với khu vực bắc mĩ
a. Giống nhau :
- Có trình độ đô thị hoá cao (dân thành thị chiếm 75% dân số.)
- Có tốc độ đô thị hoá nhanh.
b. Khác nhau :
- Đô thị hoá của Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và lâu dài nên ít có những tiêu cực.
- Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực. Gần 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mỹ sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột.
6. So sánh địa hình khu vực bắc mĩ và khu vực nam mĩ
* Giống nhau: đều gồm 3 khu vực địa hình:- núi cao ở phía tây
- đồng bằng ở giữa
- núi già, sơn nguyên ở phía đông
* Khác nhau
- ở Bắc Mĩ phía đông là núi già , ở Nam Mĩ là cao nguyên
- Hệ thống Cooc-đi-e ở Bắc Mĩ thấp hơn nhưng rộng hơn An-đét ở Nam Mĩ
- ở Bắc Mĩ đồng bằng trung tâm cao ở phía băc thấp dần về phía nam và đông nam. Nam Mĩ là chuỗi đồng bằng nối với nhau chủ yếu là đồng bằng thấp
7. Phân biệt sự khác nhau giữa khi hậu lục địa nam mĩ và quần đảo ăng-ti
- Trung Mỹ và quần đảo Ăng-ti : chủ yếu là khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao, có chế độ mưa và ẩm theo mùa với mùa khô kéo dài.
- Nam Mỹ : có gần đầy đủ các kiểu khí hậu , với sự phân hoá từ bắc xuống nam và từ thấp lên cao.