K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 21: LẬP LUẬN CHỨNG MINH A. Hoạt Động Khởi Động 1. Nêu một ví dụ cho thấy trong đời sống nco1 những lúc cần phải sử dụng phương pháp chứng minh. 2. Câu tục ngữ "Nói có sách, mách có chứng"Khuyên chún ta điều gì? B. Hoạt Động Hình Thành kiến Thức 1. Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh Đọc bài văn nghị luận sau và trả lời câu hỏi bên dưới: ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ Đã bao lần bạn vấp ngả...
Đọc tiếp

Bài 21: LẬP LUẬN CHỨNG MINH

A. Hoạt Động Khởi Động

1. Nêu một ví dụ cho thấy trong đời sống nco1 những lúc cần phải sử dụng phương pháp chứng minh.

2. Câu tục ngữ "Nói có sách, mách có chứng"Khuyên chún ta điều gì?

B. Hoạt Động Hình Thành kiến Thức

1. Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

Đọc bài văn nghị luận sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ

Đã bao lần bạn vấp ngả mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tien tập bơi, bạn uống nước và suýt chết duối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì..

Oan Đi-xnây từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len.

Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hóa, ông đứng hạng 15 trong 22 học sinh của lớp.

Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hòa bình, bị đình chỉ học đại học vì "vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập"

Hen-ri Pho thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công.

Ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất1 giọng và không thể nào hát được

Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đạ bỏ qua nhiều cơ ội chỏi vì không cố gắng hết mình

(Theo Trái tim có điều kì diệu)

a) Để khuyên người ta "đừng sợ vấp ngã", bài văn đã lập luận như thế nào? Các sự thật được dẫn ra có đáng tin cậy không?

b) Đọc nội dung bảng sau và cho biết mục đích của chứng minh và các phương pháp được sử dụng để chứng minh là gì?

-Trong đời sống, người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó đáng tin cậy.

-Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy

-Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.

2
19 tháng 2 2017

a, Để khuyên con người đừng sợ vấp ngả, bài văn đã lập luận băng cách: Đầu tiên tác giả khẳng định vấp ngã là chuyện thường và sau đó nêu ra hàng loạt các dẫn chứng về những người nổi tiếng cũng từng vấp ngã, nhưng vấp ngả không làm họ nản chí mà là động lực thúc đẩy họ cố gắng vươn lên để mang về cho mình sự thành công. 5 dẫn chứng tác giả đưa ra rất tiêu biểu, chọn lọc. Cuối cùng, tác giá nêu ra cái đáng sợ hơn vấp ngã là sự thiếu cô' gắng. Như vậy, tác giả đã dùng các sự thật đáng tin cậy và được nhiều người công nhận để dẫn ra. Cách lập luận như vậy rất chặt chẽ, thuyết phục người đọc. Qua đó em hiểu lập luận chứng minh là dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được công nhận đế chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy.

19 tháng 2 2017

Thế cuối cùng đè bài là gì?

12 tháng 2 2017

2.Nói có sách mách có chứng nói điều gì đó xác thực, có chứng cứ rõ ràng, có thể kiểm chứng được. Nói có sách, mách có chứng có nghĩa là không nói vu vơ kiểu ăn ốc nói mò, không thêu dệt, không nói kiểu tung tin thất thiệt, bịa đặt dựng chuyện, vu oan giá hoạ để bóp méo, xuyên tạc sự thật hay đổ lỗi cho người khác.

22 tháng 1 2019

Mình nghĩ nên phân tích từng ý trong câu tục ngữ và dẫn chứng trong đời sống là OK rồi. Chứ sử dụng câu tục ngữ thì chắc là ở mở bài, còn 1 câu nói có cùng ý nghĩa thì không cần.

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luậnđiểm nào đó.D. Là một phép lập luận sử dụng các tác...
Đọc tiếp

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?

A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.

B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.

C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận

điểm nào đó.

D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.

Câu 2: Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tinh thần thuyết phục?

A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng.

B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.

C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm.

D. Không đưa dẫn chứng, chỉ giải thích và đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm

Câu 3:Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh, không cần giải thích vấn đề cần chứng minh. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4: Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?

A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.

B. Nêu được luận điểm cần chứng minh.

C. Nêu được các lý lẽ cần sử dụng trong bài làm.

D. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.

Câu 5: Trong phần Thân bài của bài văn chứng minh người viết cần phải làm gì?

A. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

B. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.

C. Chỉ cần gọi tên luận điểm cần chứng minh.

D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh

Câu 6: Lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào?

A. Thân bài.

B. Mở bài.

C. Cả mở bài và thân bài.

D. Với phần dẫn chứng đưa ra trong phần thân bài.

 Câu 7: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?

A. Lập dàn ý đại cương.

B. Xác định các lý lẽ cho bài văn.

C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.

D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Câu 8:Xác định luận điểm chính trong lời thơ khuyên thanh niên của Bác Hồ:

A. Khó khăn khắc phục sẽ thành công.

B. Phải làm việc lớn.

C. Con người phải có quyết tâm, kiên trì.

D. Có ý chí, sự kiên trì, bền bỉ sẽ thành công trong cuộc đời.

 Câu 9: Câu nào không dùng làm dẫn chứng trực tiếp làm rõ luận điểm: “Tục ngữ khuyên dạy con người về lời ăn tiếng nói”?

A. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

B. Đất xấu trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu.

C. Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

 Câu 10: Cho đề bài sau: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên.

Trong các luận điểm nêu ra sau đây, luận điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề bài này?

A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.

B. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hòa khí hậu trên trái đất.

C. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.

D. Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.

 

4
14 tháng 4 2020

1. C 

2. D

3. B

4. D

5. A

6. B

7. A

8. D

9. B

10. C

14 tháng 4 2020

1. C                     6. B

2. D                     7. A

3. B                     8. D

4. D                     9. B

5. A                     10. C

4 tháng 2 2018

1/Trong đời sống,chúng ta cần phải sử dụng phương pháp chứng minh,chẳng hạn như trong giao tiếp:

+Đi học,nếu có người hỏi bạn học trường nào,khi bạn trả lời mà người đó không tin thì bạn chứng minh bằng cách đưa ra đồng phục hay phù hiệu

+Khi muốn chứng minh là công dân nước Việt Nam thì đưa giấy khai sinh để làm bằng chứng

2/

''Nói có sách,mách có chứng'' nghĩa là nói điều gì đó phải xác thực,có chứng cứ rõ ràng,có thể kiểm chứng được.Là không nói vu vơ kiểu ốc ăn mò,không thêu dệt,không nói kiểu tung tin thất thiệt,bịa đặt dựng chuyện,vu oan giá họa để bóp méo sự thật hay đổ lỗi cho người khác.

4 tháng 2 2018

1,

Trong đời sống đôi khi chúng ta cần phải sử dụng phương pháp chứng minh, ví dụ như khi giao tiếp:

+ Đi học, người khác bảo bạn học trường nào thì bạn sẽ trả lời tên trường mình học. Nếu người đó không tin thì chúng ta cần đưa ra bằng chứng như đồng phục của trường hoặc là phù hiệu

+ Còn khi muốn chứng mih mình là 1 công dân của nước Việt Nam thì cần phải đưa ra giấy khai sinh

2,

Nói có sách mách có chứng, nghĩa là nói điều gì đó xác thực, có chứng cứ rõ ràng, có thể kiểm chứng được. Nói có sách, mách có chứng có nghĩa là không nói vu vơ kiểu ăn ốc nói mò, không thêu dệt, không nói kiểu tung tin thất thiệt, bịa đặt dựng chuyện, vu oan giá hoạ để bóp méo, xuyên tạc sự thật hay đổ lỗi cho người khác. Nhưng tại sao, để diễn đạt ý nghĩa đó người Việt Nam lại chọn cách nói như vậy? Có thể bắt đầu từ cấu trúc thành ngữ, sau đó cậy nhờ việc suy xét ý nghĩa dân gian của các từ sách, mách, chứng được dùng trong thành ngữ này để hiểu nội dung thành ngữ. Dễ thấy là, thành ngữ nói có sách, mách có chứng gồm 2 vế: Nói có sách và mách có chứng, được tạo thành trên hai cơ sở của phép đối và điệp. Nói đối với mách, sách đối với chứng. Trong thực tế sử dụng thành ngữ này có thêm một số biến thể khác như: nói phải có sách, mách phải có chứng hoặc nói chẳng có sách, mách chẳng có chứng gì cả. Do vậy, cấu trúc của mỗi vế nói trên cũng có các biến thể khác nhau như đã thấy.

Đối với loại thành ngữ được tạo ra theo kiểu này, khi nắm được ý nghĩa của một trong hai vế, thường là vế thứ nhất, là có thể hiểu được nội dung chính yếu của các thành ngữ. Sách trong quan niệm dân gian là kho báu, là nơi thâu góp được những điều hay, lẽ phải ở đời. Sách là nơi cho những điều tin cẩn, rõ ràng và sự sáng suốt. Sách là mực thước. Soi trong sách có thể nhận được điều chân xác và sự yên tâm ở lời nghe được và những lời nói ra. Nói có sách, mách có chứng mang được ý nghĩa trên, trước hết là nhờ vào ngữ nghĩa dân gian ấy của từ sách. Còn mách trong ý nghĩa nguyên sơ của nó, cũng có nghĩa là nói, nói cho biết, bảo cho biết. Mách trong mách bảo, mách nước cũng với nghĩa như thế. Chứng là chứng cứ. Mách có chứng nghĩa là nói cho ai đó điều gì đó phải có chứng cứ cụ thể, tức điều đem báo, đem mách cho ai đó là điều có thật, đã trông tận mắt, nghe tận tai. Mách có chứng cũng yêu cầu không được nói sai, nói không có căn cứ, nói những điều chưa biết chắc đúng, sai, thật, hư. Mách có chứng cũng có nghĩa là nói đàng hoàng, đúng đắn, công khai, chứ không theo lối mách lẻo hay thóc mách

17 tháng 2 2017

câu số 2 các bn thu gọn lại nha

24 tháng 2 2017

@Khoi My Tran

Trong đời sống đôi khi chúng ta cần phải sử dụng phương pháp chứng minh, ví dụ như khi giao tiếp:

  • + Đi học, người khác bảo bạn học trường nào thì bạn sẽ trả lời tên trường mình học. Nếu người đó không tin thì chúng ta cần đưa ra bằng chứng như đồng phục của trường hoặc là phù hiệu

    + Còn khi muốn chưng mih mình là 1 công dân của nước Việt Nam thì cần phải đưa ra giấy khai sinh

6 tháng 2 2018

Trong đời sống đôi khi chúng ta cần phải sử dụng phương pháp chứng minh, ví dụ như khi giao tiếp:

  • + Đi học, người khác bảo bạn học trường nào thì bạn sẽ trả lời tên trường mình học. Nếu người đó không tin thì chúng ta cần đưa ra bằng chứng như đồng phục của trường hoặc là phù hiệu

    + Còn khi muốn chưng mih mình là 1 công dân của nước Việt Nam thì cần phải đưa ra giấy khai sinh

4 tháng 2 2017

đây bạn nhé Câu hỏi của Hoài Thu - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

20 tháng 2 2017

Ví dụ:

Chứng minh về lao động sản xuất

Chứng minh về đời sống

Nói chung những gì liên quan tới cuộc sống và giai cấp sự việc đều phải sử dụng chứng minh.

28 tháng 4 2020

dễ mà bạn 

I. Văn bản:Nắm được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và nội dung chính các văn bản sau:1. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất2. Tục ngữ về con người và xã hội3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)4. Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)5. Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)6. Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)II. Tiếng Việt:1. Thế nào là câu rút gọn? Tác...
Đọc tiếp

I. Văn bản:

Nắm được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và nội dung chính các văn bản sau:

1. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

2. Tục ngữ về con người và xã hội

3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

4. Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)

5. Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)

6. Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)

II. Tiếng Việt:

1. Thế nào là câu rút gọn? Tác dụng? Cách dùng câu rút gọn: BT SGK/15, 16

2. Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt: BT SGK/29

3. Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để xác định gì?

Về hình thức: vị trí của trạng ngữ? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có ranh giới gì?

4. Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì? Nêu mục đích chuyển đối câu chủ động sang câu bị động và ngược lại? Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: BT SGK/58, 64, 65

5. Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu BT SGK/65, 69

6. Thế nào là phép liệt kê? Các kiểu liệt kê: BT SGK/104

7. Dấu chấm lửng dùng để làm gì? Dấu chấm phẩy dùng để làm gì BT SGK/123

8. Công dụng của dấu gạch ngang? Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối BT SGK / 130, 131

III. Tập làm văn

+ Tìm hiểu chung về văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận?

+ Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận?

1. Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh và cách làm bài tập lập luận chứng minh

Đề 1: Chứng minh câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" SGK/51

Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý: ''ăn quả nhớ kẻ trồng cây"; "Uống nước nhớ nguồn" SGK/51

Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó – SGK/59

Đề 4: Chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường.

2. Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. Cách làm bài văn lập luận giải thích

Đề 1: Nhân dân ta có câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó – SGK/ 84

Đề 2: Một nhà văn có câu nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải thích câu nói đó – SGK/84

Đề 3: Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy – SGK/88

 

Mọi người giúp mik vs ạ mik đag cần gấp

 

0