giúp mình soạn bài CHỈ TỪ với mình cần gấp lắm!!!!!!!
THANK YOU VERY MUCH
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vật nuôi là một thành viên quan trọng và vô cùng gần gũi với mỗi chúng ta trong gia đình. Những người bạn bốn chân ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Đối với gia đình tôi, thành viên ấy chính là chú mèo Mimi xinh xắn.
Mimi là một chú mèo tam thể xinh đẹp. Đó là món quà mà bà ngoại tặng cho tôi khi chú mèo nhà bà sinh được năm chú mèo con xinh xắn. Tôi vẫn còn nhớ nguyên cái cảm xúc bất ngờ và mừng rỡ khi chú mèo chính thức là một thành viên trong gia đình tôi. Mới ngày nào chú mèo con bé nhỏ còn rụt rè, bỡ ngỡ khi làm quen với một môi trường mới, giờ đây, nó đã trở thành một cô mèo thật xinh đẹp và duyên dáng. Mimi có bộ lông gồm ba màu trắng, đen, vàng hòa quyện với nhau. Bộ lông của chú mềm mại như tơ, dù có nghịch ngợm thế nào cũng không bị bết. Hai mắt chú màu vàng, to bằng hòn bi ve. Đôi mắt ấy thỉnh thoảng lại ngước lên nhìn tôi tràn đầy vẻ ngây thơ và trong sáng. Hai tai như hai cái lá mơ, vô cùng thính và nhạy nên có thể nghe ngóng, phát hiện mọi tiếng động xung quanh chú. Cái mũi hồng hồng lúc nào cũng ươn ướt. Bộ râu của chú trắng ngà, cứng như cước. Nhờ có bộ râu nên chú dễ dàng đánh hơi được những mùi cách đó rất xa. Bốn chân dài vô cùng nhanh nhẹn, dưới chân là lớp đệm thịt hồng giúp chú đi lại nhẹ nhàng mà không phát ra tiếng động, móng vuốt nhỏ mà sắc ẩn dưới lớp đệm ấy, là thứ vũ khí lợi hại sẵn sàng tấn công con mồi bất cứ lúc nào. Cái đuôi của chú luôn ve vẩy phía sau. Mỗi khi chú vui vẻ hay hạnh phúc, đuôi thẳng hoặc hướng lên trên, cuộn tròn ở cuối. Còn khi buồn bực hay sợ hãi, đuôi sẽ cụp xuống dưới.
Tôi có rất nhiều kỉ niệm gắn với chú mèo. Mỗi khi muốn làm nũng hay đòi ăn, chú lại gần và ngước đôi mắt long lanh nhìn tôi, dụi cái mũi hồng ươn ướt vào tay. Tôi rất thích thấy chú nghịch ngợm đuổi theo cái đuôi của mình. Đuổi mãi mà không bắt được, Mimi mệt mỏi nằm lăn kềnh ra đất. Những ngày nắng ấm, chú lười biếng nằm ra sân phơi bụng tắm nắng, trông bộ dạng vô cùng thoải mái và sung sướng. Mỗi khi ăn xong, chú lại liếm láp để tự vệ sinh thân thể cho mình, cái chân be bé cứ đưa tay vuốt vuốt mặt trông thật dễ thương. Từ ngày có Mimi, lũ chuột nhà tôi đã không còn dám hoành hành như trước. Quả thực, Mimi bắt chuột rất tài. Tuy ban ngày nó có vẻ lường biếng nhưng kì thực ban đêm mới là thời gian chú hành động. Trong đêm tối, đôi mắt chú trở nên sáng quắc, dễ dàng quan sát mọi vật trong bóng tối. Chỉ cần nghe một tiếng động nhỏ, đôi tai lập tức vểnh lên nghe ngóng, tiếng chít chít của lũ chuột nhắt không thể thoát được cặp tai thính, nhạy ấy. Chú thu mình trong bóng tối, đợi thời cơ thích hợp lập tức lao ra thật nhanh và bất ngờ, bốn vuốt sắc nhọm kìm chặt con mồi. Chú chuột nhắt bé nhỏ chỉ có thể kêu van xin tha tội, còn Mimi thì rên lên gừ gừ như muốn khẳng định chiến công hiển hách của mình. Chú mèo đã mang lại sự bình yên cho căn bếp của gia đình tôi. Sự nghịch ngợm của chú đôi khi khiến mọi người khó chịu nhưng nhìn đôi mắt thơ ngây ấy là ngay lập tức bỏ qua, tha thứ.
Cả nhà tôi ai cũng yêu mến Mimi. Hy vọng chú sẽ mãi mãi gắn bó với gia đình tôi như hiện tại.
Mỗi ngày đối với em đều tràn ngập niềm vui và hạnh phúc vì có Bông - chú cún nhỏ ba đem về cách đây vài tháng thôi.
Đúng như cái tên em đặt cho chú, chú rất đáng yêu và trắng như cục bông vậy. Bông có bộ lông dày và bóng mượt có màu trắng tinh khiến ai cũng yêu ngay từ lần đầu nhìn thấy . Mắt Bông màu sẫm, xếch và sâu rất linh động. Tai chú có kích thước vừa phải, hơi tròn ở đỉnh và luôn dựng đứng lên như đang nghe ngóng mọi thứ xung quanh. Nhất là mỗi khi em về, chỉ cần nghe tiếng chuông cửa, chú sẽ chạy ngay ra ngoài vẫy vẫy cái đuôi dài, xù lông và luôn cuộn tròn dựng đứng ở trên lưng để chào đón em. Dáng của Bông rất đẹp, cái chân trắng thẳng và rất mềm. Bàn chân phẳng hồng hồng và phủ đầy lông. Bộ lông chú vì còn bé nên chưa dày, bố em bảo khi chú lớn hơn, lông sẽ dày lên và cứng cáp hơn vì chú vốn ở những vùng cho nhiệt độ rất lạnh. Dưới lớp lông này là lớp lông mềm dày dặn, giúp chú chống chọi với cái lạnh của vùng ôn đới. Em thích nhất là bộ lông ấy, tuy rụng nhiều nhưng em thường chăm chút cho chú rất cẩn thận để bộ lông ấy như một tấm thảm nhung trắng mượt mà.
Bông tuy mới được 7 tháng tuổi nhưng rất thông minh, chú ưa nằm trên ghế sô pha lim dim đôi mắt như nàng bạch tuyết mơ ngủ vậy. Đôi lúc chú lại rất mạnh mẽ, nhất là khi thấy những con chuột đáng ghét hoành hành trong tủ bếp . Bố em nói rằng, những chú chó giống như Bông rất trung thành, sẽ chỉ yêu mến và quyến luyến với duy nhất một người chủ. Có lẽ vậy mà Bông rất gần gũi với em hàng ngày. Bông rất dễ chịu, thân thiện và thích chơi đùa trong sân vườn sau nhà em. Cứ mỗi lần trời đẹp, những tia nắng chiếu rọi ấm áp là chú sẽ háo hức chạy nhảy quanh vườn, đùa vui với những quả bóng nhỏ đủ các loại màu sắc mà em ném ra. Em thấy vì chú còn nhỏ ham chơi nên luôn vui mừng với tất cả mọi người. Mỗi khi nhìn Bông đùa vui như vậy, em chợt thấy rất vui vẻ và hạnh phúc, từ khi có chú, em không cảm thấy cô đơn, dần bỏ thói quen ngồi xem ti vi hàng giờ liền để gần gũi với Bông nhiều hơn.
Trong những kì nghỉ hè, chú chó Bông càng ngày càng nghịch ngợm hơn khi có em bên cạnh. Ôi, mỗi lần như vậy em lại bật cười vì những biểu cảm trên gương mặt của Bông. Chú khi được chạy khắp nơi, cái lưỡi hồng sẽ lộ ra với khuôn miệng như đang cười thích thú. Có nhiều lúc, Bông luôn thích chơi trò "vấy bẩn" ,mỗi lần nhìn thấy vũng bùn sau cơn mưa trong khu vườn, chú sẽ nhảy quanh và khiến bộ lông trắng tinh bám đầy những vết bùn. Nhưng có vẻ Bông không quan tâm và vẫn khuôn mặt hớn hở chạy đến bên em. Lúc ấy em vừa giận vừa buồn cười , cho đến lúc chú lộ vẻ mặt đáng thương vì biết em tức giận thì tất cả buồn bực của em đều tan biến theo tiếng sủa vui nhộn của chú. Lúc nào cũng thế, Bông luôn vui vẻ và nghịch ngợm vô cùng nhưng có một lần chú ốm nặng, nằm một góc trong cái chuồng hồng quen thuộc cả ngày không thèm chơi đùa như trước. Lúc ấy mặt chú buồn thiu, cả nhà em lo lắng lắm, chú không chịu ăn cái gì em đưa cả. Em chỉ biết ôm chú vào lòng vỗ về và vuốt vuốt bộ lông trắng để an ủi. Chú ngoan ngoãn dụi đầu vào lòng em như tìm kiếm hơi ấm. Rồi Bông khỏi bệnh, chú lại hoạt bát và nhanh nhẹn như bình thường. Cục bông nhỏ ấy luôn là niềm vui của em, là tiếng cười của cả gia đình.
Bây giờ Bông đã lớn nhiều, chú ngày càng thông minh hơn nên em yêu quý chú lắm. Bông không chỉ là vật nuôi bình thường mà chú trở thành một thành viên nhỏ trong gia đình em.
Vật nuôi trong nhà không chỉ là nuôi để trông nhà, mà thường là người bạn thân thiết và trung thành với con người, trong đó chó và mèo là 2 con vật nuôi gần gũi và nhiều người nuôi nhất.
Bài giải
Số đầu : 1000
Số cuối : 2010
Có tất cả là :
( 2010 - 1000 ) : 1 + 1 = 1011
Đáp số : 1011
lý thường kiệt kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hòa.
-để đảm bảo hòa bình,bớt thương vong và trách sự thù hận của quân tống.
Khi quân địch sắp bị đánh bại thì chủ động thương lượng, đề nghị giảng hòa để vừa tránh được sự hi sinh của quân sĩ, vừa giữ được hòa khí bang giao giữa 2 nước sau này
tả cảnh biển sầm sơn quê em
mọi ngừi nhớ giống như tả về quê hương mình nha
Thank
Tham khảo ở đây nha
Soạn bài Cụm động từ - loigiaihay.com - Để học tốt tất cả các môn ...
Chúc bn hok tốt ^ ^
a) Các từ ngữ in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
(Em bé thông minh)
Gợi ý:
Các từ ngữ in đậm là phụ ngữ của các động từ đi, ra: đã, nhiều nơi bổ sung ý nghĩa cho động từ đi;cũng, những câu đố oái oăm để hỏi mọi người bổ sung ý nghĩa cho động từ ra.
b) Thử lược bỏ các từ ngữ in đậm nói trên rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng.
Lược bỏ các phụ ngữ, câu trên sẽ thành: Viên quan đi, đến đâu cũng ra. Với hình thức câu như thế, người đọc sẽ không thể hiểu được nội dung ý nghĩa mà người kể muốn biểu đạt. Như vậy, các từ ngữ bổ sung ý nghĩa cho động từ có một vai trò quan trọng, giúp biểu đạt trọn vẹn ý nghĩa.
c) Với cụm động từ “đã đi nhiều nơi“, hãy:
- Đặt một câu có cụm từ này làm vị ngữ;
- Đặt một câu có cụm từ này làm chủ ngữ.
Ví dụ:
Hồi còn trẻ, ông nội tôi đã đi nhiều nơi. (cụm động từ làm vị ngữ, giống như động từ đây là chức vụ ngữ điển hình của cụm động từ).
Đi nhiều nơi là đặc điểm của nghề phóng viên. (cụm động từ làm chủ ngữ; khi đảm nhiệm chức vụ này trong câu, cụm động từ không kèm theo phụ ngữ trước).
2. Cấu tạo của cụm động từ
a) Hãy đặt các cụm đã đi nhiều nơi, cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người vào mô hình cụm động từ sau đây:
Phụ ngữ trước
Trung tâm
Phụ ngữ sau
đã
đi
nhiều nơi
Cũng ra những câu đố oái oăm để
hỏi
mọi người
b) Cụm động từ được cấu tạo như thế nào?
Cụm động từ gồm động từ trung tâm và các từ ngữ phụ thuộc đứng trước, sau bổ sung ý nghĩa cho động từ trung tâm.
c) Các phụ ngữ trước và sau động từ bổ sung ý nghĩa gì cho động từ trung tâm? Hãy kể ra các từ ngữ thường làm thành phần phụ cho động từ để tạo thành cụm động từ.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tìm các cụm động từ trong các câu sau:
a) Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà.
(Em bé thông minh)
b) Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
c) Cuối cùng, triều đình đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
(Em bé thông minh)
Gợi ý: Xác định động từ trung tâm trước, sau đó mới xác định các từ ngữ phụ trước và sau. Các cụm động từ là: còn đang đùa nghịch ở sau nhà; yêu thương Mị Nương hết mực; muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng; đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
2. Đặt các cụm động từ vừa tìm được vào mô hình cấu tạo cụm động từ.
Lưu ý khi xác định động từ trung tâm của những cụm có nhiều động từ, chẳng hạn: đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ. Trong trường hợp cụm động từ làm vị ngữ thì động từ nào là trung tâm của vị ngữ sẽ là động từ trung tâm của cụm động từ.
Phụ trước
Trung tâm
Phụ sau
đànhtìm cách giữsứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ
…
3. a) Xác định cụm động từ có phụ ngữ được in đậm sau:
Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan [...]. Viên quan nghe cậu bé hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công.
(Em bé thông minh)
Gợi ý: chưa, không là phụ ngữ trước của các động từ biết trả lời, biết đáp.
b) Việc sử dụng các phụ ngữ chưa, không trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
Gợi ý: Tra từ điển để biết nghĩa của các từ chưa và không. Cả hai từ này đều mang nghĩa phủ định, chỉ khác nhau về mức độ: chưa có ý nghĩa phủ định điều gì đó tính đến thời điểm hiện tại, không hàm nghĩa phủ định hoàn toàn. Hai từ này có tác dụng tô đậm sự thông minh, nhanh trí của em bé: cha còn chưanghĩ ra thì em đã đáp khiến viên quan không biết trả lời thế nào.
4. Viết một câu trình bày ý nghĩa của truyện Treo biển. Chỉ ra các cụm động từ có trong đoạn văn đó.
Gợi ý: có thể viết câu văn sau.
Treo biển mang ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến của bên ngoài.
- Cụm động từ chính trong câu văn trên là: mang ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng. Trong đó phê phán là động từ trung tâm.
\(\frac{3}{4}\)-\(\frac{-5}{9}\)-\(\frac{11}{36}\)=\(\frac{27}{36}\)-\(\frac{-20}{36}\)-\(\frac{11}{36}\)=1
\(\frac{1}{9}\)+\(\frac{-5}{3}\)-\(\frac{-13}{18}\)=\(\frac{2}{18}\)+\(\frac{-30}{18}\)-\(\frac{-13}{18}\)=\(\frac{-15}{18}\)=\(\frac{-5}{6}\)
\(\frac{3}{4}-\frac{-5}{9}-\frac{11}{36}=\frac{27}{36}-\frac{-20}{36}-\frac{11}{36}=\frac{47}{36}-\frac{11}{36}=\frac{36}{36}=1\)
\(\frac{1}{9}+\frac{-5}{3}-\frac{13}{18}=\frac{2}{18}+\frac{-30}{18}-\frac{13}{18}=\frac{-28}{18}+\frac{13}{18}=\frac{-15}{18}=\frac{-5}{6}\)
bài 1 ,2 mỗi đề í
có 4 đề thì mỗi đề chỉ càn làm bài 1 , bài 2 hoi ..
bạn có thể làm cho mình đc hông ạ
\(D=\frac{n-12}{n-5}\)
Ta có :\(D=\frac{n-5-7}{n-5}\)
\(D=\frac{n-5}{n-5}-\frac{7}{n-5}\)
\(\Rightarrow D=1-\frac{7}{n-5}\)
Để \(D\in z\)
\(\Rightarrow7⋮n-5\)
\(\Rightarrow n-5\inƯ\left(7\right)=\left(-7;7;1;-1\right)\)
\(\Rightarrow n\in\left(-2;12;6;4\right)\)
Vậy để \(D\in Z\)
thì \(n\in\left(-2;12;6;4\right)\)
\(E=\frac{2n+14}{n+4}\)
\(E=\frac{2n+8+6}{n+4}=\frac{2\left(n+4\right)+6}{n+4}\)
\(E=2+\frac{6}{n+4}\)
suy ra để \(\frac{2n+13}{n+4}\in Z\)
thì \(6⋮n+4\)
Vậy \(n+4\inƯ\left(6\right)=\left(-6;6;3;-3;2;-2;1;-1\right)\)
\(\Rightarrow n\in\left(-10;2;-1;-7;-2;-3;-5\right)\)
Vậy để \(E\in Z\)
thì \(n\in\left(-10;2;-1;-7;-2;-3;-5\right)\)
???????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????///????????
hoc24 có mục soạn bài mà
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Chỉ từ là gì?a) Xác định các cụm danh từ có các từ in đậm trong những câu sau:Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng [...](Em bé thông minh)Gợi ý: ông vua nọ, viên quan ấy, một cánh đồng làng kia, hai cha con nhà nọb) Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong cụm danh từ?Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho các danh từ: ông vua, viên quan, làng, nhà. Các từ nọ, ấy, kia có vai trò xác định không gian cụ thể cho các sự vật được biểu thị bằng danh từ mà nó đi kèm, nhằm phân biệt sự vật ấy với sự vật khác.c) Hãy so sánh các từ và cụm từ sau để rút ra được ý nghĩa mà các chỉ từ bổ sung cho danh từ.- ông vua / ông vua nọ;- viên quan / viên quan ấy;- làng / làng kia;- nhà / nhà nọ.Gợi ý: Nếu như thiếu đi các từ in đậm thì các danh từ ông vua, viên quan, làng, nhà không được xác định cụ thể trong không gian, không biết người nói chỉ ông vua, viên quan nào, làng ở đâu, nhà nào, mặc dù các từ được gọi là chỉ từ như nọ, kia, ấy,... cũng có độ chính xác tương đối, phải được hiểu trong ngữ cảnh cụ thể.d) Nghĩa của các từ ấy, nọ trong những câu sau có gì giống và khác so với các từ in đậm ở trên?Hồi ấy, ở Thanh Hoá có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ.(Sự tích Hồ Gươm)Gợi ý: Các từ ấy, nọ trong câu trên bổ sung ý nghĩa cho từ nào?Các từ này có tác dụng xác định cụ thể các danh từ hồi, đêm, là những từ chỉ thời gian, khác với các từ in đậm mang ý nghĩa định vị về không gian ở các câu trước. Các từ này đều là chỉ từ, chỉ khác nhau về ý nghĩa mà nó bổ sung cho danh từ đi kèm.đ) Như vậy, chỉ từ có tác dụng gì?Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian và thời gian.2. Hoạt động của chỉ từ trong câua) Hãy nhận xét về chức vụ của chỉ từ trong các ví dụ ở phần trên.Gợi ý: Đặt các cụm danh từ có chỉ từ vào mô hình để xác định vị trí của chỉ từ. Ta sẽ thấy chúng đứng ở vị trí phụ ngữ sau, cùng với danh từ trung tâm và phụ ngữ trước tạo thành cụm danh từ: ông vua nọ, viên quan ấy, cánh đồng làng kia,...b) Tìm các chỉ từ trong những câu sau:(1) Cuộc chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hi sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.Đó là một điều chắc chắn.(Hồ Chí Minh)(2) Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.(Bánh chưng, bánh giầy)Gợi ý: Các chỉ từ: Đó, đấyc) Xác định chủ ngữ của câu: Đó là một điều chắc chắn.Gợi ý: Trong câu này, chỉ từ đó giữ chức vụ chủ ngữ, nó thay thế cho nội dung đã được đề cập ở phần trước. Khi làm chủ ngữ trong câu, chỉ từ đi kèm với từ "là".d) "Từ đấy" trong câu (2) là thành phần gì của câu? Hãy rút ra nhận định về chức vụ của chỉ từ trong câu này.Gợi ý: "Từ đấy" là thành phần trạng ngữ của câu, xác định về thời điểm cho hành động tiếp theo. Như vậy, chỉ từ còn có thể có mặt trong thành phần trạng ngữ của câu.đ) Như vậy, trong câu, chỉ từ thường giữ chức vụ gì?Chỉ từ thường làm phụ ngữ sau cho cụm danh từ. Chỉ từ cũng có thể làm chủ ngữ, hay trạng ngữ trong câu.II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tìm chỉ từ trong các câu sau đây:a) Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương.(Bánh chưng, bánh giầy)b)Đấy vàng, đây cũng đồng đenĐấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ.(Ca dao)c) Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương.(Con Rồng, cháu Tiên)d) Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng.(Sự tích Hồ Gươm)Các chỉ từ: hai thứ bánh ấy (a); đấy vàng, đây cũng, đấy hoa, đây sen (b); Nay ta (c); Từ đó (d).2. Xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ vừa tìm được.Gợi ý: Để xác định được ý nghĩa cũng như chức vụ của các chỉ từ, cần phải đặt chúng trong cụm, trong câu để phân tích.- Chỉ từ làm phụ ngữ cho danh từ: hai thứ bánh ấy; chỉ từ định vị sự vật trong không gian, làm phụ ngữ sau cho danh từ bánh;- Chỉ từ làm chủ ngữ: đấy, đây; định vị sự vật trong không gian; ngôn ngữ thơ thường giản lược, ở đây lược bỏ từ "là" (đầy đủ phải là: Đấy là vàng, đây cũng là đồng đen; Đấy là hoa thiên lí, đây là sen Tây Hồ)3. Hãy nhận xét về các cụm từ được in đậm dưới đây. Có nên thay thế chúng không? Thay thế như thế nào?a) Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến chân núi Sóc, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. (Thánh Gióng)b) Người ta còn nói khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng bị lửa thiêu cháy về sau gọi là làng Cháy.(Thánh Gióng)Gợi ý: Các cụm từ in đậm trên có nội dung ý nghĩa trùng với cụm đứng trước nó, nên thay thế các cụm từ này bằng các chỉ từ để câu văn khỏi rườm rà, lặp thừa (thay Đến chân núi Sóc bằng Đến đó hoặc Đến đây, thay làng bị lửa thiêu cháy bằng làng ấy hoặc làng đó)4. Tìm chỉ từ trong các câu sau. Có thể thay thế các chỉ từ này bằng các từ hoặc cụm từ khác không? Tại sao?Năm ấy, đến lượt Lí Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh chết thay. Chiều hôm đó, chờ Thạch Sanh kiếm củi về, Lí Thông dọn một mâm rượu thịt ê hề mời ăn, rồi bảo:- Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.(Thạch Sanh)Gợi ý: Không thể thay thế các chỉ từ trong đoạn văn này. Vai trò quan trọng của chỉ từ là định vị chính xác sự vật trong không gian và thời gian, nhất là khi các địa điểm, thời điểm không thể gọi ra bằng tên cụ thể được cho nên không thể thay thế