So sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giống :hai cái này đều cho cây
Khác:ko bk
Tham khảo!
- Giống nhau: Đều tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
- Khác nhau:
Sinh sản vô tính | Sinh sản hữu tính |
Không có sự kết hợp giữa giao tử đực với giao tử cái. | Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử. |
Dựa trên cơ sở quá trình nguyên phân. | Dựa trên cơ sở quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. |
Kém đa dạng di truyền, con sinh ra có đặc điểm giống nhau và giống với cây mẹ. | Đa dạng di truyền do tạo ra biến dị tổ hợp, đời con có nhiều kiểu hình khác nhau và khác với bố mẹ. |
Tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định. | Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với các điều kiện sống thay đổi. |
- Sinh sản vô tính diễn ra ở một cá thể sinh vật như ở động vật cấp thấp, các loài vi sinh vật, thực vật… không cần phân tính và cũng không cần hai cá thể đực và cái. Từ một cơ thể không cần biết giới tính diễn ra quá trình sinh sản vô tính từ ngay chính cơ thể mẹ. sau quá trình sinh sản vô tính sẽ tạo ra một cá thể mới giống hoàn toàn với cơ thể mẹ về thông tin di truyền hay bộ ADN sinh vật mẹ và có thể nó đó là bản sao của cơ thể mẹ ít có sự khác biệt. Một số kiểu sinh sản như thế này không qua quá trình giảm phân tạo giao tử một cách bình thường như ở các động vật hoặc thực vật mà là quá trình tạo cơ thể mới từ cơ thể mẹ, và quá trình sinh sản sinh dưỡng cũng là một trong những kiểu sinh sản vô tính như thế.VD: Các loại khoai; cây mía; cây thuốc bỏng; dương xỉ;...
- Sinh sản hữu tính chỉ diễn ra ở các sinh vật có phân tính hoặc diễn ra một cách đơn giản ở một số sinh vật cấp thấp và đòi hỏi có hai cơ thể. Quá trình sinh sản hữu tính diễn ra có sự trao đổi thông tin di truyền giữa hai cơ thể bố và mẹ để cuối cùng tạo ra một cơ thể mới có bộ gene khác với cơ thể bố mẹ (là một tổ hợp mới của bộ gene từ bố và mẹ). nếu có sự phân tính thì chính bộ gene sẽ quy định giới tính ở đời con. Sinh sản kiểu này không cần phải luôn có giới tính (chỉ cần hai cá thể), sinh sản tiếp hợp và một số kiểu sinh sản khác ở các loài cấp thấp, trong sinh sản hữu tính cũng bao gồm sinh sản có thực hiện giảm phân ở các tế bào nhân thực. VD : cây bầu, bí; các loại cây có quả; hoa râm bụt;....
- Giống nhau: Đều tạo ra cá thể mới từ các cá thể ban đầu.
- Khác nhau:
Tiêu chí | Sinh sản vô tính | Sinh sản hữu tính |
Khái niệm | Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của các giao tử đực với giao tử cái. Con cái sinh ra giống nhau và giống bố mẹ. | Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của các giao tử đực với giao tử cái. Con cái sinh ra giống nhau và giống bố mẹ. |
Cơ sở tế bào học | Nguyên phân | Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh |
Ý nghĩa | Tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định | Tạo ra các cá thể thích nghi tốt hơn với điều kiện sống thay đổi |
Sinh sản vô tính :
Là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái
Một số hình hình thức sinh sản vô tính :
_ Phân đôi cơ thể
_ Mọc chồi
Sinh sản hữu tính :
Là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng) để tạo thành hợp tử
Hình thức sinh sản hữu tính sẽ chiếm ưu thế hơn vì :
Sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa 2 tế bào là tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng), thụ tinh trong nên hợp tử sẽ được phát triển trong trứng nên sẽ được nuôi dưỡng và bảo vệ tốt để phát triển và khi sinh ra thì con non sẽ có sức sống cao, dễ thích nghi với môi trường sống
Chúc bạn học tốt
Sinh sản hữu tinh: là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng) để tạo thành hợp tử
Sinh sản vô tính: là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh duc đực và tế bào sinh dục cái
Hình thức sinh sản hữu tính ưu việt hơn hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa cả bố và mẹ
Sinh sản hữu tính thì sức sống của cơ thể con cao hơn bố mẹ
SO SÁNH SẢN HỮU TÍNH VÀ SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
Điểm phân biệt | Sinh sản vô tính | Sinh sản hữu tính |
Khái niệm | Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ. | Có sự kết hợp của giao tử đực (n) và giao tử cái (n) thông qua thụ tinh tạo hợp tử (2n). Hợp tử phát triển thành cơ thể. |
Cơ sở tế bào học | Nguyên phân. | Giảm phân, thụ tinh và nguyên phân. |
Đặc điểm di truyền | Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền giống nhau và giống mẹ.
Ít đa dạng về mặt di truyền. | Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ, có thể xuất hiện tính trạng mới. Có sự đa dạng di truyền cao hơn. |
Ý nghĩa | Tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định. | Tạo ra các cá thể thích nghi tốt hơn với đời sống thay đổi |
SO SÁNH SẢN HỮU TÍNH VÀ SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
Điểm phân biệt | Sinh sản vô tính | Sinh sản hữu tính |
Khái niệm | Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ. | Có sự kết hợp của giao tử đực (n) và giao tử cái (n) thông qua thụ tinh tạo hợp tử (2n). Hợp tử phát triển thành cơ thể. |
Cơ sở tế bào học | Nguyên phân. | Giảm phân, thụ tinh và nguyên phân. |
Đặc điểm di truyền | Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền giống nhau và giống mẹ.
Ít đa dạng về mặt di truyền. | Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ, có thể xuất hiện tính trạng mới. Có sự đa dạng di truyền cao hơn. |
Ý nghĩa | Tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định. | Tạo ra các cá thể thích nghi tốt hơn với đời sống thay đổi |
* Giống nhau: Đều là quá trình sinh sản để tạo ra cá thể con mới
* Khác nhau:
- Sinh sản vô tính: + Không có sự hình thành hoa, giảm phân, thụ tinh, tạo quả.
+ Cơ thể con có cấu trúc di truyền hoàn toàn giống với mẹ nên các đặc tính khác cũng giống với mẹ.
- Sinh sản hữu tính: + Có sự hình thành hoa, giảm phân, thụ tinh, tạo quả.
+ Cơ thể con có cấu trúc di truyền của bố mẹ và có sự biến dị nên các đặc tính khác vừa giống vừa khác với bố và mẹ.
Sinh sản vô tính
Sinh sản vô tính còn gọi là sinh sản vegetable, là hình thức phân chia cơ bản của nhân tế bào. Theo cách này một dòng vô tính được tạo thành, chúng mang bôj gen dúng như tế bào bố mẹ.
Nếu có những sự biến đổi xẩy ra ở các tế bào con, làm cho chúng trở nên không giống với các tế bào bố mẹ, các biến đổi này có thể do quá trình đột biến, hoặc do những thay đổi trong vật chất di truyền. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản đơn giản và có hiệu quả trong tự nhiên.
Sinh sản hữu tính
Quá trình sinh sản hữu tính dòi hỏi phải có quá trình giảm phân, nó rất khác so với hình thức sinh sản vô tính. Hình thức sinh sản vô tính có sự tham gia của hai tế bào để tạo thành một tế bào. Tế bào này là sự kết hợp của hai giao tử. mỗi giao tử này mang bộ gen đơn bội.
Qua trình sinh sản băng giảm phân làm cho bộ gen của sinh vật trở nên đa dạng hơn. Sinh sản hĩu tính là hình thức kết hợp thông tin di truyền của hai bộ gen khác nhau, từ đó tạo nên sự đa dạng của bộ gen. Quá trình sinh sản hữu tính được xác định như sau:
- Phải có sự tham gia của hai tế bào, mỗi tế bào cung cấp một nửa bộ nhiễm sắc thể cho tế bào con. chúng được tạo thành thông qua các giao tử .
- Mỗi giao tử chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội
- Hai giao tử một là các tế bào tinh trùng một là các tế bào trứng, chúng kết hợp với nhau trong quá trình thụ tinh để tạo thành hợp tử. Hợp tử này mang bộ nhiễm sắc thể của cả hai tế bào bố mẹ.
So sánh giữa sinh sản vô tính và hữu tính ở sinh vật:
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản k có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái. Cơ thể ms đc hình thành từ một phần tử của cơ thể mẹ. Con giống mẹ.
VD: Các loại khoai; cây mía; cây thuốc bỏng; dương xỉ;...
- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Con được hình thành do có sự kết hợp của cả bố và mẹ. Con có những đặc điểm giống cả bố và mẹ. Con thích nghi vs môi trường sống luôn thay đổi.
VD: cây bầu, bí; các loại cây có quả; hoa râm bụt;....
Sinh sản hữu tính khác với sinh sản vô tính là sinh sản hữu tính có 3 giai đoạn mà sinh sản hữu tính không có:
+ Hình thành giao tử (n) nhờ giảm phân
+ Có sự hợp nhất hai loại giao tử (n) đực và cái (n) (thụ tinh) thành hợp tử 2n, có sự tổ hợp vật chất di truyền.
+ Hợp tử 2n phát triển thành phôi và thành cơ thể.
1. Giống nhau: Đều tạo ra các cá thể mới, xét trên đại thể, giống với cơ thể bố mẹ về mặt di truyền (mang bộ NST giống bố mẹ, đặc trưng cho loài)
2. Khác nhau:
Sinh sản vô tính
Sinh sản hữu tính