K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 11 2016

DÀN Ý CHI TIẾT

  1. MỞ BÀI

- Diều không chỉ là một trò chơi trẻ con, người lớn cũng chơi diều.

- Thả diều thi còn là một trong những trò bách hi tại hội hè đình đám.

II. THÂN BÀI

l. Cấu tạo

- Diều là một đồ chơi làm bằng nan tre, phất bằng giấy, người xưa dùng giấy bàn, có khi là những quyển sách chữ nho cũ được đem gở ra dùng.

- Diều có đuôi hoặc không có đuôi, có đeo sáo hoặc không có đeo sáo, có khi không deo sáo lại đeo một chiếc màng, còn gọi là ve hoặc cái van kêu ve ve.

- Lèo có lèo cái và lèo con, lèo cái một đâu buộc vào lèo con, lèo con buộc

vào khung con ở mé trên, còn đầu kia buộc vào phía dưới khung cái diều.

- Dây thả diều bằng chỉ, bằng gai cho các diều nhỏ, bằng dây tre chẻ chuyên theo chiều dài dây, dây mây, dây thừng nhỏ và sau này ca dây thép nữa cho các diều lớn.

- Sáo diều bằng ống tre hay gỗ khoét rỗng, hai đầu bằng gỗ bịt, có khe cho gió lòng vào tạo nên tiếng kêu. Màng diều làm bằng một thanh cật tre nhỏ cuốn hình

bán nguyệt, hai đầu thanh cật tre buộc căng một chiếc màng mỏng cấu tạo bởi lượt màng mỏng bóc ra từ một ống tre, hoặc mép một mảnh cua thân cây chuối.

  1. 2. Cách chơi

- Ở miền Nam, các em chơi diều bắt đầu từ mùa khô, khi gió đông nam bắt đầu nổi, và các em chơi qua Tết cho đến tháng Ba, tháng Tư.

- Thả diều các em phải ra nơi thoáng khí, và khí trời trong.

- Diều thả ra, nhờ sức gió đẩy lên cao nhưng phải buộc lèo và dòng dây.

- Với thú chơi diều, người xưa đã biết lợi dụng sức gió: con diều to, sợi dây nhỏ, nhờ có gió đưa con diều lên cao, nhưng nhờ có sợi dây mà con diều đứng vững.

- Gió mạnh đưa con diều lên, nhưng không có dây, con diều bay lên lại nhào xuống, lăn lộn, đâu có vẻ đẹp cùa con diều lư lửng trên bầu trời.

- Nhờ có dây, con diều lên thật bổng bay thật xa.

  1. 3. Phân loại

- Có nhiều hình thù khác nhau:

- Diều ấu nhi

- Diều chữ thập

- Diều cánh bầu

- Diều cánh cắt

- Diều cánh phản

- Diều cánh cốc

- Diều én

- Diều mặt trăng

- Diều ống

- Diều cái gối

- Diều con cá

- Diều con bướm

4. ý nghĩa

- Thời giờ đòi hỏi để làm một chiếc diều đã tập cho các em tính kiên nhẫn nguồn gốc của mọi sự thành công.

- Có thể chiếc diều mà các em hoàn thành không được như ý, trông không vừa mắt, nhưng đem thả diều lại lên cao và mạnh, điều này kinh nghiệm cho các làm những chiếc diều sau, tìm hiểu sự nong gió của đôi cánh diều cho diều lên bổng.

- Vẻ đẹp của con diều cũng cần nhưng cần hơn là diều phải nong gió để cao, cũng như con người sắc đẹp cần, nhưng cần hơn là đức tính để tạo hạnh trong cuộc sổng.

III. KẾT BÀI

- Chơi diều là một trong những trò chơi của tuổi thơ.

- Cần phải giữ gìn và phát huy nét đẹp hồn nhiên này nhiều hơn.

16 tháng 12 2017
Dàn bài chi tiết

(Tả một chú thỏ nhồi bông)

a) Mở bài: Giới thiệu đồ chơi mà mình thích nhất. Đó là thứ đồ chơi gì? (Chú thỏ nhồi bông Melody). Có trong trường hợp nào? (Quà tặng sinh nhật lần thứ chín). Ai tặng hay mua? (bạn của bố mẹ tặng)

b) Thân bài:

– Tả bao quát con thú nhồi bông Melody: To bằng chừng nào, nặng nhẹ ra sao? Hình thù có gì ngộ nghĩnh? Ăn mặc như thê nào?

– Tả từng bộ phận:

+ Cái đầu có đặc điểm gì? To hay nhỏ?

+ Cái mặt trông giống gì?

+ Mắt, mũi, miệng cụ thể ra sao?

+ Hai cái tai của thỏ có gì đặc biệt?

+ Cái thân (dài hay ngắn, to hay nhỏ có thể so sánh với con vật gì?

+ Hai chân của nó (co lại hay duỗi ra….)

+ Tư thế ngồi có vững không?

– Hoạt động của con thú (Hàng ngày em để nó ở đâu, nó nằm hay ngồi? Em có đắp chăn (mền) cho nó không? Buổi tối Melody nằm với ai?….)

c) Kết bài: Nêu tình cảm của em với Melody.