Hướng dẫn soạn bài " Bài ca phong cảnh Hương Sơn" - Chu Mạnh Trinh - Văn lớp 11
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. VỀ THỂ LOẠI
Ca Huế trên sông Hương thuộc thể loại bút kí. Xét về tính chất, bút kí gần với tuỳ bút (xem thể loại tuỳ bút trong bài Một thứ quà của lúa non: cốm). Cả hai loại đều là thể kí, tức là những ghi chép về người thật, việc thật nhưng mang sắc thái trữ tình. Tuy nhiên, so với tuỳ bút thì bút kí thể hiện ý nghĩa khách quan rõ nét hơn. Trong bút kí, các nhân vật, sự kiện được miêu tả khá chi tiết. Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện qua cách lựa chọn, miêu tả đối tượng.
II. KIẾN TỨC CƠ BẢN
1. Cố đô Huế là thành phố đẹp và cổ kính bên bờ sông Hương. Trong chương trình Ngữ văn đã có câu ca dao về xứ Huế: “Đường vô xứ Huế quanh quanh - Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ - Ai vô xứ Huế thì vô”. Đặc điểm của xứ Huế là Huế đẹp và Huế thơ, Huế mộng mơ. Giọng Huế dịu dàng. Người xứ Huế thanh lịch. Huế nổi tiếng với cung điện, lăng tẩm, núi Ngự, sông Hương, chùa Thiên Mụ,...
2. Các làn điệu dân ca Huế rất phong phú, đa dạng. Về các điệu hò thì có: chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,... Các điệu hát có: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.
Các nhạc cụ được nhắc tới gồm: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.
3. Sau khi đọc bài văn, người đọc biết Huế không chỉ nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, Huế không chỉ nổi tiếng bởi nón bài thơ, các món ăn tinh tế, mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Nghe ca Huế trong thuyền rồng trên sông Hương là một thú tao nhã, đầy quyến rũ.
4. Về ca Huế:
a) Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.
b) Ca Huế sôi nổi, tươi vui, trang trọng, uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc. Sôi nổi, tươi vui (có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán) là có nguồn gốc từ nhạc dân gian. Còn trang trọng, uy nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình.
c*) Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Huế nổi tiếng với các điệu hò, các làn điệu dân ca. Ca Huế trên sông Hương là một sinh hoạt văn hoá tao nhã, đầy sức quyến rũ, được các ca sĩ, nhạc công tài hoa biểu diễn trên thuyền rồng.
2. Cách đọc
Với loại văn bản này, khi đọc cần thể hiện giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Cần chú ý: trong bài, thủ pháp liệt kê thường xuyên được tác giả sử dụng nhằm làm rõ vẻ đẹp phong phú, đa dạng của ca Huế, cần đọc rõ ràng, rành mạch từng yếu tố để tăng ý nghĩa biểu cảm.
3. Tuỳ địa phương sinh sống mà mỗi học sinh có thể kể ra những làn điệu dân ca khác nhau của quê mình. Hãy thử tập hát theo những làn điệu ấy.
I. VỀ THỂ LOẠI
Ca Huế trên sông Hương thuộc thể loại bút kí. Xét về tính chất, bút kí gần với tuỳ bút (xem thể loại tuỳ bút trong bài Một thứ quà của lúa non: cốm). Cả hai loại đều là thể kí, tức là những ghi chép về người thật, việc thật nhưng mang sắc thái trữ tình. Tuy nhiên, so với tuỳ bút thì bút kí thể hiện ý nghĩa khách quan rõ nét hơn. Trong bút kí, các nhân vật, sự kiện được miêu tả khá chi tiết. Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện qua cách lựa chọn, miêu tả đối tượng.
II. KIẾN TỨC CƠ BẢN
1. Cố đô Huế là thành phố đẹp và cổ kính bên bờ sông Hương. Trong chương trình Ngữ văn đã có câu ca dao về xứ Huế: “Đường vô xứ Huế quanh quanh - Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ - Ai vô xứ Huế thì vô”. Đặc điểm của xứ Huế là Huế đẹp và Huế thơ, Huế mộng mơ. Giọng Huế dịu dàng. Người xứ Huế thanh lịch. Huế nổi tiếng với cung điện, lăng tẩm, núi Ngự, sông Hương, chùa Thiên Mụ,...
2. Các làn điệu dân ca Huế rất phong phú, đa dạng. Về các điệu hò thì có: chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,... Các điệu hát có: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.
Các nhạc cụ được nhắc tới gồm: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.
3. Sau khi đọc bài văn, người đọc biết Huế không chỉ nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, Huế không chỉ nổi tiếng bởi nón bài thơ, các món ăn tinh tế, mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Nghe ca Huế trong thuyền rồng trên sông Hương là một thú tao nhã, đầy quyến rũ.
4. Về ca Huế:
a) Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.
b) Ca Huế sôi nổi, tươi vui, trang trọng, uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc. Sôi nổi, tươi vui (có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán) là có nguồn gốc từ nhạc dân gian. Còn trang trọng, uy nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình.
c*) Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Huế nổi tiếng với các điệu hò, các làn điệu dân ca. Ca Huế trên sông Hương là một sinh hoạt văn hoá tao nhã, đầy sức quyến rũ, được các ca sĩ, nhạc công tài hoa biểu diễn trên thuyền rồng.
2. Cách đọc
Với loại văn bản này, khi đọc cần thể hiện giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Cần chú ý: trong bài, thủ pháp liệt kê thường xuyên được tác giả sử dụng nhằm làm rõ vẻ đẹp phong phú, đa dạng của ca Huế, cần đọc rõ ràng, rành mạch từng yếu tố để tăng ý nghĩa biểu cảm.
3. Tuỳ địa phương sinh sống mà mỗi học sinh có thể kể ra những làn điệu dân ca khác nhau của quê mình. Hãy thử tập hát theo những làn điệu ấy.
Câu 1:
- Hai câu đầu khái quát không gian, thời gian làm nền cho tâm trạng.
-
Thời gian: đêm khuya.
-
Không gian: trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh.
- Thời gian được thể hiện qua câu với âm thanh văng vẳng trống canhdồn. Âm thanh văng vẳng không chỉ đơn thuần là sự cảm nhận âm thanh bằng thính giác mà còn là sự cảm nhận về sự trôi đi của thời gian – thời gian vô thủy, vô chung nhưng thời gian còn chứa đựng sự phá hủy.
- Từ trơ được đặt ở đầu câu với nghệ thuật đảo ngữ vừa nói được bản lĩnh nhưng lại cũng thể hiện được nỗi đau của nhà thơ. Trơ là tủi hổ, là bẽ bàng. Nhưng trơ với Hồ Xuân Hương còn là sự thách thức.
- Hồng nhan: cách nói về người phụ nữ nhưng đi liền với cái, gợi lên sự rẻ rúng, mỉa mai.
- Chén rượu hương đưa say lại tỉnh: Câu thơ gợi lên cái vòng luẩn quẩn, như là sự cảm nhận duyên tình đã trở thành trò đùa của tạo hóa: Hương rượu và hương tình đi qua chỉ để lại vị đắng chát, khổ đau của tác giả.
- Hình ảnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn là hình tượng chứa hai lần bi kịch: trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn. Đó là sự tương đồng với thân phận của người phụ nữ. Câu thơ tả ngoại cảnh nhưng chứa đựng nội tâm của tác giả, tạo nên sự thống nhất giữa trăng và người.
Câu 2:
Hai câu 5 - 6 mang đậm cá tính của Hồ Xuân Hương. Hai hình ảnh thiên nhiên rất dữ dội thể hiện sự bức bối trong tâm trạng và khát khao phá vỡ những lối mòn quen thuộc của cuộc sống để được tự do. Rêu là một sinh vật nhỏ yếu, hèn mọn nhưng cũng không chịu khuất phục, mềm yếu; nó phải xiên ngang mặt đất. Đá vốn rất chắc nhưng giờ cũng ngọn hơn để đâm toạc chân mây.
Lối đảo ngữ cùng với những động từ mạnh xiên, đâm kết hợp với các bổ ngữ như ngang, toạc thể hiện rõ hơn nỗi khát khao hạnh phúc, giải thoát khỏi cô đơn của nhà thơ.
Câu 3:
Hai câu kết bỗng nhiên chùng xuống. Dường như mọi cố gắng đều vô ích. Sự thật vẫn là sự thật. Tâm trạng được trực tiếp bộc lộ. Thời gian vô tình cứ trôi chảy, xuân của tự nhiên qua đi rồi trở lại nhưng xuân của người thì không. Từ lại thứ nhất có nghĩa là thêm một lần nữa, từ lại thứ hai là sự trở lại. Vì vậy, hai từ lại giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa, về cấp độ nghĩa.
Câu thơ cuối phản phất sự cay đắng chua xót của người phụ nữ bất hạnh, có những cuộc tình duyên không trọn vẹn đủ đầy. Tác giả sử dụng nghệ thuật tăng tiến. Đây không phải là khối tình mà là mảnh tình, tức là hết sức bé nhỏ. Mảnh tình bé nhỏ lại đem san sẻ để chỉ còn tí con con.
Câu 4:
Trong Tự tình, nhà thơ đã dùng nhiều từ ngữ và hình ảnh gây ấn tượng mạnh, đó là các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc với sắc thái đặc tả mạnh, như các động từ dồn, trơ, xế, đâm toạc, xiên ngang, đi, lại lại, san sẻ..., các tính từ say, tỉnh, khuyết, tròn… Các từ ngữ này có khả năng biểu lộ chính xác và tinh tế trạng thái tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đó là sự cô đơn, là khát khao được sống, được hạnh phúc. Tâm trạng uất ức bị dồn nén dường như được thoát ra, trải ra cùng những hình ảnh, những từ ngữ táo bạo ấy.
Sự giống nhau và khác nhau giữa hai bài thơ Tự tình I và Tự tình II của Hồ Xuân Hương
- Giống nhau:
+ Cùng sử dụng thơ Nôm đường luật thể hiện cảm xúc của tác giả.
+ Đều mượn cảm thức về thời gian để thể hiện tâm trạng. Điều đó được thể hiện qua kết cấu vòng tròn của hai bài thơ: mở đầu bằng thời gian và kết thúc cũng là thời gian.
+ Đều sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm: văng vẳng, trở, cái hồng nhan, ngán, tí con con, oán hận, rền rĩ, mõm mòn, già tom…
- Khác nhau:
+ Cảm xúc trong Tự tình I là nỗi niềm của nhà thơ trước duyên phận hẩm hiu, nhiều mất mát, trước lẽ đời đầy nghịch cảnh, đồng thời là sự vươn lên của chính bản thân, thách đố lại duyên phận.
+ Còn ở Tự tình II, cũng là sự thể hiện của bi kịch duyên phận muôn màng, cố gắng vươn lên nhưng cuối cùng cũng không thoát được bi kịch. Chính vì thế bi kịch như được nhân lên, phẫn uất hơn. Sự khác nhau đó chính là do cảm xúc chủ đạo trong từng bài thơ.
anh/chị tham khảo ở đây nhé, em ko tiện viết vào
http://123doc.org/document/1076115-tai-lieu-soan-bai-bai-ca-ngan-di-tren-bai-cat-cua-cao-ba-quat-doc.htm
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
Hoài Thanh (1909 - 1982) tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Trước Cách mạng, Hoài Thanh từng tham gia phong trào yêu nước và bị bắt.
Hoài Thanh viết văn từ năm mới ngoài 20 tuổi. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Thi nhân Việt Nam.
2. Tác phẩm
Một thời đại trong thi ca là tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam, tổng kết một cách sâu sắc phong trào Thơ mới.
II. Trả lời câu hỏi
1. Trong bài viết, theo tác giả, cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới là:
- Thơ thời nào cũng có cái hay, cái dở, cái kiệt xuất, cài tầm thường, lố lăng. Theo tác giả, chính sự xáo trộn ấy đã khiến cho việc chọn bài để so sánh, để cho thật hiểu cái "tinh thần của thơ mới" là không phải dễ.
- Nguyên nhân thứ hai khiến cho việc tìm hiểu cái "tinh thần thơ mới" khó là không phải ranh giới thơ mới - thơ cũ rạch ròi, dễ nhận ra.
Từ những khó khăn nêu trên, tác giả đã nêu ra những nhận diện sau:
- "Khốn nỗi, cái tầm thường, cái lố lăng chẳng phải của riêng một thời nào và muốn hiểu tinh thần thơ cho đúng đắn phải sánh bài hay với bài hay vậy."
- "... muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thể".
2. Theo tác giả, điều cốt lõi làm nên "cái tinh thần thơ mới" là "cái tôi". Nhà phê bình giải thích:
- "Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa - hay thơ cũ và thời nay - hay thơ mới - có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta. Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi".
- Chữ tôi trước đây, nếu có thì cũng phải ẩn mình sau chức ta - một chữ có thể chỉ chung nhiều người.
- Chữ tôi bây giờ là chữ tôi theo cái nghĩa tuyệt đối của nó. Nó mang theo "một quan nhiệm chưa tứng thấy ở xưa này: quan niệm cá nhân". Nó " xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu. Nó cứ luôn luôn đi theo những chữ anh, chữ bác, chữ ông đã thấy chướng. Huống bây giờ nó đến một mình!".
3. Tác giả đã lý giải " chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó" đến với thi đàn một cách bất ngờ, "Nhưng, ngày một ngày hai, nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta lại còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá!". Sở dĩ có điều lạ lẫm ấy là vì:
- "Cái tôi" bây giờ không còn cái cốt cách hiên ngang ngày trước như cái khí phách ngang tàng của Lý Bạch, cái tự trọng trước cơ hàn của Nguyễn Công Trứ. Cái tôi ngày nay rên rỉ, khổ sở, thảm hại, phiêu lưu trong trường tình, thoát lên tiên, điên cuồng, đắm say, bơ vơ, ngẩn ngơ buồn, bàng hoàng, mất lòng tin.
- Nói chung thơ mới nói lên cái bi kịch đang diễn ra ngấm ngầm dưới những phù hiệu dễ dãi trong hồn người thanh niên.
4. Rơi vào bi kịch, các thi sĩ lãng mạn cũng như "người thanh niên" bấy giờ đã giải quyết những bi kịch đời mình bằng cách gửi cả và tiếng Việt vì họ nghĩ: "Tiếng Việt là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua". Họ tin rằng tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa có biến thiên nhưng không sao tiêu diệt được, vì phải "tìm về dĩ vãng để tin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai".
5. Một thời đại trong thi ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng chúng ta vẫn thấy dễ hiểu và hấp hẫn bởi: Khi đặt vấn đề tìm đặc sắc của thơ mới, tác giả nói ngay cái khó của vấn đề. Cái khó là cái mới và cái cũ lại thường gặp ở ngay trong các nhà thơ cũ và mới. Cái cũ và cái mới thường liên tiếp nhau qua các thời đại.
- Từ cách nhìn đó, tác giả nêu cách giải quyết bài toán một cách thuyết phục là không nên so sánh từng bài một mà phải so sánh trên đại thể.
- Đặt "cái tôi" trong quan hệ với cái ta để tìm xem những chố giống nhau và khác nhau.
- Đặc biệt là khi tìm cái mới của thơ mới và của các nhà thơ mới, tác giả nhìn vấn đề tong mối quan hệ với thời đại, với tâm lý con người thanh niên đương thời để phân tích sâu sắc "cái đáng thương, đáng tội nghiệp", cái "bi kịch" ở họ.
Bài viết có một tầm nhìn bao quát về "cái tôi", "cái ta", có sự so sánh giữa các câu thơ và nhà thơ cũ, mới trong diễn biến lịch sử chứ không nhìn nhận vấn đề một cách tĩnh tại, đơn giản một chiều.
Bài viết có nhiều đoạn có tính khái quát cao nhưng cách viết rất già hình ảnh, rất mềm mại, uyển chuyển vì thế mà nó có sức khêu gợi cảm xúc cũng như hứng thú ở người đọc.
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
Phan Châu Trinh (1872 - 1926) người xã Tam Lộc, thị xã Tam Kì, tỉnh Quảng Nam. Ông đỗ Phó Bảng khoa Tân Sửu (1901), làm quan một thời gian ngắn rồi từ quan đi làm cách mạng. Phan Chu Trinh là người chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp, hủy bỏ chế độ Nam triều, cải cách đổi mới mọi mặt làm cho dân giàu, nước mạnh, trên cơ sở đó tạo nền độc lập quốc gia.
2. Tác phẩm
Về luân lí xã hội ở nước ta là một đoạn trích trong phần III của bài Đạo đức và luân lí Đông Tây được Phan Châu Trinh diễn thuyết vào đêm 19-11-1925 tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn. Bài diễn thuyết đề cao tác dụng của đạo đức, luân lí, khẳng định nguyên nhân mất nước là do dân ta để mất đạo đức, luân lí truyền thống. Phan Châu Trinh cho đạo đức là cái bất biến, còn luân lí là cái có thể thay đổi, vì thế muốn nước ta thoát khỏ thảm cảnh hiện thời thì cần phải cải tổ nền luân lí cũ nát, xây dựng luân lí mới trên nền tảng đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Phan Châu Trinh khẳng định các nước Phương Tây tiến bộ, giàu mạh là do có nền đạo đức, luân lí tương tự với đạo đức, luân lí Khổng - Mạnh. Tư tưởng đó của bài diễn thuyết thể hiện rất tập trung trong đoạn trích này.
II. Trả lời câu hỏi
1. Đoạn trích gồm 3 phần. Có thể tóm lược ý chính của từng phần như sau:
- Ở nước ta chưa có luân lí xã hội, mọi người chưa có ý niệm gì về luân lí xã hội.
- Bên Châu Âu, luân lí xã hội đã phát triển. Ở ta, ý thức về đoàn thể cũng đã có nhưng nay đã sa sút, người nước ta không biết cái nghĩa vụ của mỗi người trong nước đối với nhau, chưa biết hợp sức giữ quyền lợi chung. Bon vua quan không muốn dân ta có tinh thần đoàn thể mà dân càng nô lệ thì ngôi vua càng lâu dài, quan lại càng phú quý.
- Nay nước Việt Nam muốn được tự do, độc lập thì trước hết phải tuyên truyền xã hội chủ nghĩa, phải có đoàn thể để lo công ích, mọi người lo cho quyền lợi của nhau.
2. Bài này được Phan Châu Trinh trình bày trong buổi diễn thuyết tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn vào đêm 19-11-1925 và tất nhiên đối tượng của bài diễn thuyết trước hết là những người nghe tại buổi diễn thuyết đó. Chính vì vậy có thể thấy rằng, cách đặt vấn đề khá thẳng thắn, gây ấn tượng mạnh cho người nghe. Vấn đề được trình bày và khẳng định là: ở Việt Nam chưa có luân lí xã hội.
Để đánh tan những ngộ nhận có thể có ở người nghe về sự hiểu biết của chính họ trên vấn đề này, tác giả dùng cách nói phủ định: "Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều". Tiếp đó, lường trước khả năng hiểu đơn giản, thậm chí xuyên tạc vấn đề của không ít người, tác giả đã khẳng định: "Một tiếng bạn bè không thể thay cho xã hội luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì".
Cách vào đề này cho thấy tư duy sắc sảo, nhạy bén của nhà cách mạng Phan Châu Trinh.
3. Trong phần 2, ở hai đoạn đầu tác giả đã so sánh bên Âu Châu, bên Pháp với bên mình về luân lí xã hội. Theo tác giả, quan nhiệm, nguyên tắc cốt yếu của luân lí xã hội là ý thức nghĩa vụ giữa người với người. Tác giả bắt đầu với "cái xã hội chủ nghĩa bên Âu châu" - cái xã hội rất đề cao dân chủ, coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan tâm đến từng gia đình, quốc gia mà còn cả thế giới. Còn "bên mình" thì "Người nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài ngườ", không biết cái nghĩa vụ của mỗi người đối với nhau, dẫn đến tình trạng ai sống chết mặc ai, người này không biết quan tâm đến người khác.
4. Ở các đoạn sau của phần 2 tác giả đã chỉ ra nguyên nhân của tình trạng dân không biết đoàn thể, không trọng công ích. Tác giả khẳng định, thực ra từ hồi cổ sơ, ông cha ta cũng đã có ý thức đoàn thể, cũng biết đến công ích, biết "góp gió thành bão, giụm cây làm rừng". Nhưng rồi lũ vua quan phản động, thối nát "ham quyền tước, ham bả vinh hoa" nên chúng đã tìm cách "phá tan tành đoàn thể của quốc dân". Phan Châu Trinh hướng mũi nhọn đả kích vào bọn chúng, những kẻ mà ông khi thì gọi là "bọn học trò", khi thì gọi là "kẻ mang đai đội mũ", khi lại gọi là "bọn quan lại... Chỉ qua cách gọi tên như thế, chúng ta cũng có thể thấy rõ sự căm ghét cao độ của Phan Châu Trinh với tầng lớp quan lại Nam triều lúc đó.
Bọn chúng không quan tâm đến cuộc sống của nhân dân, mà trái lại, dân càng tối tăm, khốn khổ thì chúng càng dễ bề thống trị, dễ bề vơ vét.
Dưới con mắt của Phan Châu Trinh, chế độ vua quan chuyên chế như thế thật vô cùng tồi tệ, cần phải phủ định một cách triệt để. Những hình ảnh gợi tả, lối ví von sắc bén trong đoạn văn này đã thể hiện mạnh mẽ thái độ phủ định đó.
Từ những lập luận trên đây, tác giả khẳng định, chỉ có xóa bỏ chế độ vua quan chuyên chế, gây dựng tinh thần đoàn thể vì sự tiến bộ, "truyền bà chủ nghĩa xã hội" mới là con đường đi đúng đắn, tất yếu để nước Việt Nam có tự do, độc lập, một tương lai tươi sáng.
5. Nổi bật trong bài văn là yếu tố nghị luận: cách lập luận chặt chẽ, logic, nêu chứng cứ cụ thế, xác thực; giọng văn mạnh mẽ hùng hồn; dùng từ đặt câu chính xác biểu hiện lí trí tỉnh táo, tư duy sắc sảo, đạt hiệu quả cao về nhận thức tư tưởng.
Bài văn có sự kết hợp giữa yếu tố nghị luận với yếu tố biểu cảm. Tác giả đã phát biểu chính kiến của mình không chỉ bằng lí trí tỉnh táo mà còn bằng trái tim dạt dào cảm xúc, thấm thía nỗi xót đau trước tình trạng tăm tối, thê thảm của xã hội Việt Nam đương thời.
Thể loại
Thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển
Bố cục
- Hai câu Đề: Tư thế ngạo nghễ của người tù khi ở Côn Lôn
- Hai câu Thực: Sức mạnh phi thường của người chí sĩ yêu nước
- Hai câu Luận: Chí khí vững bền qua gian khó
- Hai câu Kết: Tinh thần lạc quan, dũng khí hiên ngang sắt đá.
Phương thức biểu đạt
Biểu cảm kết hợp với tự sự
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8, tập 1)
- Không gian: Côn Đảo là nơi khắc nghiệt, địa ngục trần gian
- Điều kiện làm việc: người tù khổ sai bị bóc lột, đàn áp
- Tính chất công việc: Việc đập đá là công việc đày ải sức khỏe, tinh thần của người tù.
- Tư thế của người tù: đứng giữa đất Côn Lôn với tư thế ngạo nghễ, lẫm liệt- tư thế của đấng anh hào.
= > Mở đầu bài thơ hình ảnh hiên ngang của người tù yêu nước có khí phách.
Câu 2 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
- Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa tượng trưng
+ Nghĩa thực: Công việc đập đá khổ cực, gian khó, đó là cách thực dân Pháp đày ải, hành hạ người tù cách mạng
+ Nghĩa tượng trưng: Nổi bật lên tư thế hiên ngang, tinh thần ngang tàng của chí sĩ yêu nước.
- Giá trị nghệ thuật của hình ảnh mang hai lớp nghĩa:
+ Làm trai, đứng giữa đất Côn Lôn: quan niệm truyền thống về chí nam nhi, hiên ngang, trụ cột, có chí lớn
+ Làm cho lở núi non: sức mạnh phi thường làm thay đổi cục diện, tình thế
+ Xách búa, đánh tan, năm bảy đống: không quản khó khăn, cực nhọc
+ Ra tay, đập bể, mấy trăm hòn: chiến công kì tích của đấng trượng phu anh hùng
- Khẩu khí của tác giả:
+ Sử dụng liên tiếp các động từ, tính từ mạnh nhằm khẳng định lòng kiêu hãnh của người có chí lớn, muốn hành động để giúp nước, cứu đời.
+ Giọng thơ đanh thép, hùng hồn thể hiện tư chất hiên ngang lẫm liệt, không chịu khuất phục
Câu 3 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
- Tác giả thể hiện ý chí, vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ cách mạng: khẩu khí ngang tàng, tinh thần sắt đá không khuất phục.
- Xây dựng tương quan đối lập- cách thức tác giả thể hiện cảm xúc:
+ Đối lập giữa thử thách gian khổ với sự bền chí, tinh thần kiên cường, sẵn sàng đối mặt với thử thách (tháng ngày, mưa nắng >< thân sành sỏi, dạ sắt son)
+ Đối lập chí lớn mưu đồ sự nghiệp với lúc sa cơ lỡ bước ( mưa nắng >< bền dạ sắt son)
- Bốn câu thơ cuối thể hiện khí chất hiên ngang, trung kiên không sờn lòng đổi chí trước vận mệnh của đất nước, dân tộc.
Luyện tập
Câu 1(trang 150 sgk Ngữ Văn 8 tập 1): Đọc diễn cảm bài thơ
Đọc với giọng hùng hồn, dõng dạc, rõ ràng.
Câu 2 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 tập 1): Qua cả hai bài thơ Vào nhà ngục ở Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn, em hãy trình bày những cảm nhận của mình về vẻ đẹp hảo hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX.
- Hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX trong hai bài thơ:
+ Có khẩu khí anh hùng, tinh thần ngang tàng của bậc chí sĩ khi sa cơ. Lời thơ thể hiện chí nam nhi mưu đồ nghiệp lớn.
+ Khí phách hào hùng, kiên trung, coi thường hiểm nguy của những người mang chí hướng lớn và sứ mệnh vẻ vang.
Nội dung chính
Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh kể về việc đập đá- công việc khổ sai người tù phải làm- làm nổi bật lên tinh thần quật cường, ngang tàng của chí sĩ lúc buổi lâm nguy . Đây là nơi thực dân Pháp dùng để đày đọa, giam hãm những người yêu nước của ta.
Câu 1. Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là công việc như thế nào ?
- Không gian : Đập đá vốn là công việc nặng nhọc. Đập đá ở Côn Đảo lại càng cực nhọc hơn vì nhà tù và thiên nhiên đều khắc nghiệt. Côn Lôn, cái tên đảo ấy từ lâu đã gắn liền với một nỗi ghê sợ hãi hùng : nơi lưu đày ấy là nơi một đi khó có ngày trở lại, ở đó là la động khổ sai đến kiệt sức, là cùm gông, đánh đập, tra tấn dã man, là bắn giết…
- Điều kiện làm việc : Đứng giữa đất Côn Lôn là đứng giữa sóng gió của biển cả, non cao, là cái tư thế "đội trời, đạp đất", hiên ngang, sừng sững đạp lên gian khổ, vượt lên cả cái chết, không hề một chút sợ hãi, giữa tất cả những điều ấy mà đứng vững được là anh hùng rồi.
- Tính chất công việc : Kẻ thù chọn công việc đập đá công việc khổ sai cưỡng bức để tàn phá dữ dội thân thể và tiêu hao sức lực của người tù, hòng khuất phục ý chí của họ.
- Tinh thần của người tù : Câu mở đầu của bài thơ gợi lên thế đứng của con người giữa không gian đất trời : "đứng giữa đất Côn Lôn". Trước hết, đó không phải thế đứng của một kẻ tầm thường, mà là thế đứng của kẻ "làm trai", của người đang làm phận sự của kẻ anh hùng. Trong quan hệm nhân sinh truyền thống, "làm trai" đồng nghĩa với "làm anh hùng", "chí làm trai" chính là "chí anh hùng". Chí làm trai dặm nghìn da ngựa Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao. (Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm) Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể. (Chí anh hùng – Nguyễn Công Trứ) Làm trai trong cõi thế gian Phò đời, giúp nước, phơi gan anh hùng. (Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu) Nói “làm trai” là tỏ lòng kiêu hãng của người có chí lớn, có khát vọng hành động mãnh liệt để tự khẳng định mình. Phan Bội Châu trong bài Văn tế Phan Chu Trinh đã ca ngợi ông là người có chí “viễn đại”, Phan Châu Trinh mất coi như “thời thế khuất anh hùng”. Sau nữa, con người như thế lại đứng trong một tư thế rất đàng hoàng giữa nơi lưu đày quanh năm sóng vỗ:”Đứng giữa đất Côn Lôn”. Đó đúng là tư thế của đấng nam nhi anh hùng! Câu thơ mở đầu toát lên một vẻ đẹp cao cả, hùng tráng.
Câu 2. Bốn câu thơ đầu có hai nghĩa. Hai lớp nghĩa đó là gì? Phân tích giá trị nghệ thuật của những câu thơ đó. Nhận xét về khấu khí của tác giả.
- Bốn câu thơ đầu :
"Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn."
Có hai lớp nghĩa :
+ Phan Châu Trinh đã miêu tả công việc lao động khổ sai như một chiến công chinh phục của dùng sĩ với sức mạnh phi thường.
+ Đối tượng chinh phục của dũng sĩ "đập đá" là… "đá" !. Thật đúng là "kì phụng địch thủ" vì "trơ như đá ", « rắn mặt như đá » mà !
- Giá trị nghệ thuật của 4 câu thơ đầu. Tác giả chọn bút pháp khoa trương và giọng điệu pha chút tự hào khiến co nhà nho, người tù Phan Châu Trinh chân yếu tay mền « bạch diện thư sinh » ấy thoắt biến thành một dũng sĩ với vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường.
+ Chàng dũng sĩ « đập đá » ấy có khí thế bừng bừng, hiên ngang, « lừng lẫy » như bước vào một cuộc giao tranh quyết liệt, sống mái với kẻ thù không đội trời chung.
+ Chiếc búa « đập đá » trở thành một vũ khí thật ghê gớm của chàng dũng sĩ. Hành động của chàng thật quả quyết, mạnh mẽ « xách búa », « ta tay », « đập bể » hệt như người anh hùng đang bất bình trước sự bất công sẵn sàng « ra tay » hành động vì công lí và lẽ phải.
+ Đá khổng lồ thì sừng sững như « núi non », đá hạng vừa thì cũng « năm bảy đống », đá nhỏ thì cũng thành đội ngũ « mấy trăm hòn » trùng điệp bao vây dũng sĩ. Nhưng chàng dũng sĩ thật can đảm quyết không sợ « đá ». Chàng « tả xung hữu đột », đánh trực diện, « đánh » sang phải, « đập » sang trái với sức mạnh thần kì. Kẻ thù bị đánh sụp ổ, bị đánh tan tành ! (lở núi non, tan năm bảy đống, bể mấy trăm hòn).
- Khẩu khí của tác giả.
+ Cách miêu tả những động tác, lại là những động tác có chọn lọc, cùng với những động từ và tính từ rất mạnh và rất gợi được sử dụng liên tiếp (làm cho lở, đánh tan, đập bể) ; nhịp thơ mạnh, dồn dập, gấp gáp… tạo nên không khí sôi động, dữ dội của trận giao tranh ác liệt. Mỗi nhịp thơ như ứng với một nhịp búa vung lên, giáng xuống. Dũng sĩ đập đá mà như muốn san bằng bất công, tàn ác vì đại nghĩa ở đời.
Câu 3. Bốn câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả. Em hãy tìm hiểu ý nghĩa của 4 câu thơ này và cách thức biểu hiện cảm xúc của tác giả.
- Khí phách vẫn là khí phách hiên ngang, khẩu khí vẫn là khẩu khí của người anh hùng, nhưng giọng thơ đã chuyển sang tự bộc bạch : "Tháng này bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son."
Cái giây phút suy tư, trầm lắng hướng nội này thật đáng quý. Hai câu luận hay ở độ lắng sâu, như một lời lòng tự dặn lòng, khắc họa một vẻ đẹp khác của người chiến sĩ cách mạnh. Người chiến sĩ cách mạng không chỉ đẹp ở tư thế lẫm liệt, oai phong có màu sắc thần thoại, sử thi, mà còn đẹp một vẻ đẹp rất con người, vẻ đẹp nội tâm rất thực.
- Tác dụng của việc chuyển giọng điệu :
+ Tạo sự sâu lắng của cảm xúc, của tâm hồn.
+ Sau cái sôi động của trận giao tranh ác liệt, sau cái chát chúa của những nhát búa giáng xuống « đập tan », « đập bể », « năm bảy đống », « mấy trăm hòn », « làm cho lở núi non » người dũng sĩ dừng tay lại, có những phút suy tư.
+ Trận đánh vừa qua mới là hiệp đầu. Cuộc chiến đấu còn dai dẳng « tháng ngày » triền miên.
+ Tù ngục, nơi đày ải Côn Lôn «là một trường học thiên nhiên » để thử thách « chí làm trai ». Anh hùng đâu chỉ là chuyện một ngày, một trận đánh. Sự nghiệp vĩ đại cứu nước cứu dân đâu cần thứ anh hùng lửa rơm bùng lên chốc lát rồi tắt ngấm ngay.
+ Muốn xứng danh anh hùng để hoàn thành sự nghiệp cứu nước vĩ đại kia phải bền gan, vững chí, phải có tấm lòng sắt son, niềm tin sắt đá.
- Hai câu kết thể hiện ngay ý nghĩa sâu sắc của Phan Châu Trinh về sự nghiệp chung, về cá nhân mình, về cảnh ngộ hiện tại của bản thân.
+ Tác giả đem cái nỗi « gian nan của mình » bị án chém, án chung thân biệt xứ « đày ba ngàn dặm, gặp ân xá cũng không cho về » để so sánh với sự nghiệp « vá trời » cứu dân cứu nước vĩ đại ấy thì việc cá nhân mình cũng chỉ là « việc con con ».
+ Đem cái việc « lỡ bước » của mình mà so với hùng tâm, tráng chí của « những kẻ vá trời » trong đó có chính mình, thì cũng là « việc con con ». So sánh để hiểu rõ hơn mình, hiểu rõ vị trí cá nhân mình trong sự nghiệp chung, Phan Châu Trinh trở nên lớn lao, đẹp đẽ hơn trong đức khiêm nhường của người chiến sĩ cách mạng mà vẫn giữ được vẻ đẹp lẫm liệt hiên ngang của « những kẻ vá trời ». Câu 4. Nghệ thuật.
Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật rất độc đáo, đầy ấn tượng. Ngôn ngữ của bài thơ rất hàm súc, kết hợp tả thực với tượng trưng. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ tạo nên sức truyền cảm nghệ thuật lớn. Đặc biệt có những vần thơ đẹp bày tỏ một tư thế ngang tàng, một khí phách hiên ngang, một tấm lòng son sắt thủy chung với nước, với dân, với sự nghiệp cách mạng.
Câu 5. Ý nghĩa. Đập đá ở Côn Lôn là bài thơ rất đặc sắc và độc đáo. Ngôn ngữ hàm súc. Kết hợp tả thực với tưởng tượng, sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, khoa tương, tác giả đã sáng tạo nên những vần thơ đẹp bằng một tư thế hiên ngang. Bài thơ làm người đọc xúc động vì một khí phách hiên ngang, một tấm lòng thủy chng với nước với dân, với sự nghiệp cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại Phan Châu Trinh.
II. Luyện tập. Cảm nhận của em sau khi đọc và học bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn. - Không có gì có thể làm họ nản chí. Vẻ đẹp hào hùng của họ biểu hiện trước hết ở khíc phách hiên ngang, lẫm liệt trước những thử thách gian lao. - Khẩu khí của cả hai bài thơ đều là khẩu khỉ của những người anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước vào vòng tù ngục. Họ luôn cứng cỏi, vững tin và tiền đồ của đất nước và cách mạng.
I. Tác giả và tác phẩm
1. Tác giả Chu Mạnh Trinh (1862 – 1905) tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân, người làng Phú Thị, tổng Lễ Sở, huyện Đông Yên, đỗ tiến sĩ năm 1892. Ông là người tài hoa, không chỉ có tài làm thơ Nôm mà còn có tài về kiến trúc, đã từng tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn. Chu Mạnh Trinh để lại một số tác phẩm như Thanh Tâm tài nhân thi tập, Tổng vịnh và vịnh 20 hồi Truyện Kiều, Bài tựa Truyện Kiều và một số bài thơ tả cảnh Hương Sơn.
2. Tác phẩm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn được viết theo thể hát nói, gồm 19 câu, có thể chia làm ba phần: - 4 câu đầu: cái hăm hở như là tiếng reo vui gặp gỡ khi đến với Hương Sơn. - 10 câu tiếp theo: miêu tả cảnh đẹp mĩ lệ của quần thể nhiều tầng ở Hương Sơn. - Năm câu cuối: cảm nghĩ của tác giả trước cảnh đẹp của Hương Sơn. Đây là một trong ba bài thơ Chu Mạnh Trinh viết về Hương Sơn vào dịp ông trông coi trùng tu, tôn tạo quần thể danh thắng này. Bài thơ ca gợi phong cảnh đẹp của quần thể danh thắng Hương Sơn gồm gần 20 di tích, trong đó động Hương Tích được xem là Nam thiên đệ nhất động. Lần theo bài thơ, ta như lạc vào một cảnh Bụt, nơi chim cúng trái, cá nghe kinh, đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt và nhất là đường lên động Hương Tích: thẳm một hang lồng bóng nguyệt, gập ghềnh mấy lối uốn theo mây. Cái đẹp của Hương Sơn là cái đẹp của một quần thể nhiều tầng thiên tạo lẫn với nhau tạo và đặc biệt là cái đẹp trong bầu không khí thoát tục đượm vị thiền – đã khiến nhà thơ phải thốt lên tận đáy lòng mình: càng trông phong cảnh càng yêu.
II. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Không khí thoát tục ở Hương Sơn
Cảnh Hương Sơn được miêu tả từ xa đến gần: trong rừng mai chim chóc thỏ thẻ như đang dâng hoa quả cúng Phật; ở khe Yến cá lững lờ như say lời tụng niệm. Tiếng chuông ngân lên làm cho khách viễn du như say mộng huyền ảo mùi thiền. Cái đẹp của Hương Sơn trước hết là vẻ đẹp của thiên nhiên hòa trong khung cảnh thiêng liêng chốn cửa Phật. Giật mình nhưng vẫn trong giấc mộng cho thấy khách sợ say vì đạo, say vì cảnh. Cảnh thiêng liêng làm cho kẻ phàm tục có cảm tưởng như trút bỏ được mọi ưu phiền, lo toan trần thế để lắng đọng tâm linh cho thanh khiết, thánh thiện hơn
Câu 2. Vẻ đẹp thiên nhiên
Với nét bút tài hoa, nhà thơ đã chọn nhiều tinh từ và trạng từ để gợi tả hình ảnh: lững lờ, long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh. Cảnh vật ở đây càng sống động hơn với các hình ảnh chim cúng trái, cá nghe kinh, làm cho khách viễn du phải hỏi, giật mình, trông lên… Điệp từ này tạo ấn tượng trùng điệp, hùng vĩ của suối, chùa, hang, động: Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng Này hang Phật tích, này động Tuyết Quynh. Hình ảnh một quần thể thắng cảnh độc đáo hiện lên với nhiều màu sắc của đá trông như gấm dệt. Đường nét và hình ảnh cũng tạo cho con người cảm giác siêu thoát: Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệtm Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây. Hang lồng bóng nguyệt là hang sâu, ban đêm thường có ánh trăng rọi vào. Lối uốn thang mây là lối đi quanh co lên đỉnh núi như bậc thang. Cả hai đều là hình ảnh thực, nhưng đều mang lại vẻ huyền bí, huyền ảo làm cho con người dễ say sưa với vẻ huyền bí đó.
Câu 3. Suy niệm của tác giả
Từ sự rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tác giả nghĩ về một khung cảnh rộng lớn hơn, đó là giang sơn, đất nước: Chừng giang sơn còn đợi ai đây. Có thể mày sắc của Phật pháp tô điểm thêm nét đẹp đặc biệt của Hương Sơn nhưng cũng chính là làm đẹp thêm vẻ đẹp của đất nước. Đó là lời thơ ca ngợi đất nước của Chu Mạnh Trinh. Với nghĩa tường minh trong câu cuối cùng, nhà thơ cho thấy tâm trạng đối với đất nước của mình. Qua cảnh Hương Sơn, nhà thơ càng yêu mến quê hương, đất nước hơn.