Có những người tưởng như những vũ trụ riêng tư xa cách nhau ngàn dặm nhưng vì một biến cố nào đó mà xích lại gặp nhau và bên nhau. Tôi và My cũng đã có một tình bạn với những kỉ niệm khó quên như thế.
Dù học với nhau từ lớp một, nhưng số lần tiếp xúc và trò chuyện của tôi và My đếm trên đầu ngón tay và trong đầu tôi mặc định chúng tôi không hợp nhau. Rồi đến giữa năm lớp 4 một nỗi đau quá lớn ập đến với My, nỗi đau mà nếu là tôi chắc chắn sẽ gục ngã. Vụ tai nạn giao thông kinh hoàng đã khiến bố cậu ấy nằm liệt giường, trụ cột gia đình giờ đây đã lung lay. Lúc đầu, My không nói ra, tôi chỉ để ý mắt cậu ấy đỏ hoe và gương mặt lúc nào cũng cúi xuống chỉ đến khi Quân - một cậu bạn lớp bên gần nhà My nói ra lớp tôi mới biết. Chúng tôi cùng cô giáo thu xếp sau giờ học đến thăm gia đình cậu ấy. Ngôi nhà nằm trong một con hẻm nhỏ, tĩnh mịch, trông vào ngôi nhà có phần tối tăm. Trong nhà cũng rất giản dị, đồ đạc đã cũ, có những cái còn hư hại nặng. Thấy bạn bè đến, My hơi bất ngờ, hành động có đôi chút bối rối. Đôi mắt vẫn nặng trĩu suy tư và sự mệt mỏi hiện rõ trên khuôn mặt vốn trong trẻo của cô bé mười tuổi. Đang nói chuyện dở, My xin phép được ra sau vườn tưới cây. Không biết tôi nghĩ thế nào, một lúc sau, không thấy My ra tôi bèn ra vườn tìm. Ở tít cuối vườn, gốc cây nhãn to lớn, tôi thấy bóng dáng nhỏ bé của My và đôi vai đang run lên bần bật. Thấy tôi, cậu vội gạt đi nước mắt. Tôi nhẹ nhàng ngồi xuống cạnh cậu, choàng tay qua vai cậu, khẽ kéo đầu cậu vào vòng tay mình. Và rồi, My bật khóc nức nở, khóc như thể trút hết nước mắt mà cậu có. Tôi cứ ôm cậu, lặng lẽ như thế cho đến khi tiếng khóc im bặt. My ngước đôi mắt đỏ hoe lên nhìn tôi, nói bằng giọng khàn đặc:
– Cảm ơn cậu!
– Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi! Cậu rất mạnh mẽ, cậu đang làm rất tốt.
Tôi vuốt những lọn tóc ướt nước mắt của My ra sau và chúng tôi trao nhau một nụ cười đầy đồng cảm.
Mấy ngày sau, My nghỉ triền miên khiến tôi đâm ra lo lắng. Nhưng sau một tuần, cậu ấy đã trở lại mang một nguồn năng lượng đầy vui tươi, lạc quan. Tôi xin cô chuyển đến ngồi cạnh cậu ấy và giúp cậu ấy chép bài cho đầy đủ. Và lúc đó, suy nghĩ rằng hai chúng tôi không hợp nhau đã bị đổ vỡ.
Bây giờ chúng tôi đã gắn bó và càng hiểu nhau nhiều hơn. Hai đứa còn hứa sẽ phấn đấu vào một ngôi trường cấp 2 chất lượng cao và nắm tay nhau thật lâu dài!
Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?" "Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé". Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.
- Chuyện là thế này mẹ ạ! Tan học, con và Phương con nhà dì Tư đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Phương đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Phương dừng lại:
- Phương ơi! Hình như có tiếng ai rên?
- Mình cũng nghe như thế.
Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.
- Ôi! Một bà già.
Phương phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.
- Làm sao bây giờ hả Phương?
Phương vội để cặp xuống theo, run run nói:
- Cậu có mang theo dầu không?
Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Phương vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:
- Cho bà chút nước.
Nghe bà vừa nói xong, Phương quay lại con nói nhanh:
- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!
- Phương chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Lựu, mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Phương ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:
- Bà ờ làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở xóm Đông. Qua đây, thấy nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.
- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?
- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.
Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc Honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:
- Cháu đi về đâu?
- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!
Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:
- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viện.
Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Phương lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Phương trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:
- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến xóm Đông, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay.
Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!
Bây giờ thì Phương - người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình về Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
bạn tham khảo
Có những người tưởng như những vũ trụ riêng tư xa cách nhau ngàn dặm nhưng vì một biến cố nào đó mà xích lại gặp nhau và bên nhau. Tôi và My cũng đã có một tình bạn với những kỉ niệm khó quên như thế.
Dù học với nhau từ lớp một, nhưng số lần tiếp xúc và trò chuyện của tôi và My đếm trên đầu ngón tay và trong đầu tôi mặc định chúng tôi không hợp nhau. Rồi đến giữa năm lớp 4 một nỗi đau quá lớn ập đến với My, nỗi đau mà nếu là tôi chắc chắn sẽ gục ngã. Vụ tai nạn giao thông kinh hoàng đã khiến bố cậu ấy nằm liệt giường, trụ cột gia đình giờ đây đã lung lay. Lúc đầu, My không nói ra, tôi chỉ để ý mắt cậu ấy đỏ hoe và gương mặt lúc nào cũng cúi xuống chỉ đến khi Quân - một cậu bạn lớp bên gần nhà My nói ra lớp tôi mới biết. Chúng tôi cùng cô giáo thu xếp sau giờ học đến thăm gia đình cậu ấy. Ngôi nhà nằm trong một con hẻm nhỏ, tĩnh mịch, trông vào ngôi nhà có phần tối tăm. Trong nhà cũng rất giản dị, đồ đạc đã cũ, có những cái còn hư hại nặng. Thấy bạn bè đến, My hơi bất ngờ, hành động có đôi chút bối rối. Đôi mắt vẫn nặng trĩu suy tư và sự mệt mỏi hiện rõ trên khuôn mặt vốn trong trẻo của cô bé mười tuổi. Đang nói chuyện dở, My xin phép được ra sau vườn tưới cây. Không biết tôi nghĩ thế nào, một lúc sau, không thấy My ra tôi bèn ra vườn tìm. Ở tít cuối vườn, gốc cây nhãn to lớn, tôi thấy bóng dáng nhỏ bé của My và đôi vai đang run lên bần bật. Thấy tôi, cậu vội gạt đi nước mắt. Tôi nhẹ nhàng ngồi xuống cạnh cậu, choàng tay qua vai cậu, khẽ kéo đầu cậu vào vòng tay mình. Và rồi, My bật khóc nức nở, khóc như thể trút hết nước mắt mà cậu có. Tôi cứ ôm cậu, lặng lẽ như thế cho đến khi tiếng khóc im bặt. My ngước đôi mắt đỏ hoe lên nhìn tôi, nói bằng giọng khàn đặc:
– Cảm ơn cậu!
– Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi! Cậu rất mạnh mẽ, cậu đang làm rất tốt.
Tôi vuốt những lọn tóc ướt nước mắt của My ra sau và chúng tôi trao nhau một nụ cười đầy đồng cảm.
Mấy ngày sau, My nghỉ triền miên khiến tôi đâm ra lo lắng. Nhưng sau một tuần, cậu ấy đã trở lại mang một nguồn năng lượng đầy vui tươi, lạc quan. Tôi xin cô chuyển đến ngồi cạnh cậu ấy và giúp cậu ấy chép bài cho đầy đủ. Và lúc đó, suy nghĩ rằng hai chúng tôi không hợp nhau đã bị đổ vỡ.
Bây giờ chúng tôi đã gắn bó và càng hiểu nhau nhiều hơn. Hai đứa còn hứa sẽ phấn đấu vào một ngôi trường cấp 2 chất lượng cao và nắm tay nhau thật lâu dài!
Tham khảo ạ !!
Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?" "Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé". Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.
- Chuyện là thế này mẹ ạ! Tan học, con và Phương con nhà dì Tư đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Phương đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Phương dừng lại:
- Phương ơi! Hình như có tiếng ai rên?
- Mình cũng nghe như thế.
Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.
- Ôi! Một bà già.
Phương phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.
- Làm sao bây giờ hả Phương?
Phương vội để cặp xuống theo, run run nói:
- Cậu có mang theo dầu không?
Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Phương vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:
- Cho bà chút nước.
Nghe bà vừa nói xong, Phương quay lại con nói nhanh:
- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!
- Phương chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Lựu, mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Phương ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:
- Bà ờ làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở xóm Đông. Qua đây, thấy nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.
- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?
- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.
Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc Honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:
- Cháu đi về đâu?
- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!
Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:
- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viện.
Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Phương lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Phương trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:
- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến xóm Đông, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay.
Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!
Bây giờ thì Phương - người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình về Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.