K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2018

Tại trường học không chỉ có học tập rèn luyện kỉ luật mà còn có những buổi lao động để giúp học sinh tăng cường thể lực, rèn luyện sức khỏe và tinh thần trách nhiệm được giao. Mỗi tháng tại trường của em luôn tổ chức những buổi lao động như vậy trong toàn trường.

Buổi lao động được diễn ra trong sự chỉ đạo của cô tổng phụ trách, thầy giáo dạy thể dục và còn có cả sự hỗ trợ của bác lao công trong trường. Mọi người đều tham gia một cách tích cực, vui vẻ. Thật may mắn là thời tiết ngày hôm đó cũng thật thuận lợi, trời mát mẻ chứ không phải cái không khí oi bức thường ngày vẫn diễn ra.

Trước khi buổi lao động diễn ra, cô tổng phụ trách họp tòa trường lại và tiến hành điểm danh các lớp, kiểm tra dụng cụ lao động của các lớp để buổi lao động có thể diễn ra thuận lợi nhất. Cô phân công vị trí lao động của các lớp và phát khẩu hiệu để các lớp về vị trí lao động của mình. Ai cũng hào hứng với công việc được phân công.

Phía bên trái, các anh chị lớp 9 lớn hơn được phân công dọn sạch các bồn hoa và cọ bể nước của trường. Những bồn hoa cỏ mọc um tùm, đã lâu không được chăm sóc bây giờ đã được dọn đi sạch sẽ, các anh chị cần mẫn nhổ cỏ, xới đất, trồng lại loạt cây mới. Những khóm hoa mười giờ xinh xắn đã được thay thế bởi những cây hoa dại, rồi theo thời gian, những bồn hoa này sẽ trở nên thật đẹp đẽ và rực rỡ tô điểm cho trường.

Bể nước phía sau trường cũng được cọ rửa thật sạch sẽ. Người mang giẻ, người mang xô người mang xà phòng. Mỗi người một chân một tay, mỗi người một công việc để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách nhanh chóng nhất. Cuối cùng bể nước đã lâu không đụng tới nay trở nên thật sạch sẽ, nước sạch đầy ắp chứ không còn là một cái bể cáu bẩn những nước và loăng quăng như trước nữa.

Một phía bên kia trường, khối lớp 7 đang quét sân trường. Sân trường em rộng rãi, trồng các loài cây, phượng, sà cừ, bằng lăng. Những tán lá xòe rộng che phủ cho sân trường nhưng lá rụng xuống khắp nơi khiến bác lao công phải vất vả mỗi ngày. Mỗi người đều hăng hái làm phần việc của mình thật chăm chỉ. Có người quét lá, có người hót lá, các bạn nam thì nhận nhiệm vụ nặng nhọc hơn một chút là đổ rác.

Chẳng mấy chốc mà sân trường đầy lá hàng ngày hôm nay đã thoáng đãng sạch sẽ hơn bao giờ hết. Những cành cây xòa lòa vướng víu cũng bị chặt bỏ để đảm bảo an toàn cho ngôi trường và cũng là tạo ra khoảng không gian rộng hơn cho ngôi trường.

Các khối lớp 6 thì được nhiệm vụ là dọn vệ sinh các lớp học. Mỗi lớp được phân công hai phòng học khác nhau. Công việc tất bật người đi lại, bạn thì lau cửa sổ bạn thì lau bảng, bạn kê bàn ghế, bạn quét lớp, bạn lau cửa kính. Ai cũng chăm chỉ lao động và vui vẻ với công việc của mình.

Các lớp lao động dưới sự giám sát của cô giáo tổng phụ trách và thầy dạy bộ môn thể dục. Các thầy cô đi nhắc nhở các lớp, động viên các bạn với những câu nói hóm hỉnh, vui tính đồng thời nhắc nhở những lớp tổng vệ sinh chưa tốt vẫn còn bẩn hoặc chưa hoàn thành. Thầy thể dục còn xắn tay áo vào giúp đỡ các bạn với công việc của mình như cửa sổ cao quá không lau được, đèn cao quá không lau bụi được. Mọi người đều vui vẻ vì sự giúp đỡ của thầy.

Lao động không chỉ là thời gian để rèn luyện sức khỏe, để tăng tính chăm chỉ của bản thân mà còn là thời gian để mọi người gần nhau hơn, tăng tình đoàn kết giữa mọi người với nhau khi các bạn được giúp đỡ nhau trong công việc của mình. Các bạn nam cũng thể hiện sự ga-lăng của mình trong việc giúp đỡ các bạn nữ hoàn thành công việc. Thỉnh thoảng lại có vài trò đùa vui vẻ giữa các bạn trong lớp với nhau. Tiếng nói chuyện, tiếng nói cười vui vẻ vang lên khắp mọi nơi trong ngôi trường.

Sau buổi lao động, dường như ngôi trường được thay một bộ mặt mới hơn. Quang cảnh sân trường trở nên sạch đẹp thoáng đãng xinh xắn với những khóm hoa mười giờ được trồng vào. Sân trường không còn những mảnh rác, giấy vụn hay lá cây rụng như mọi ngày. Các lớp học cũng thay đổi sạch sẽ thoáng đãng, cửa kính sạch bong những bụi bẩn, bảng sạch sẽ và bàn ghế được kê lại ngay ngắn thẳng hàng.

Buổi lao động đã diễn ra thật thuận lợi và vui vẻ để đạt được kết quả cao nhất. Các bạn đã phải vất vả những niềm vui và những kỉ niệm được tạo ra sẽ mãi còn. Tại ngôi trường, chúng ta không chỉ học được những kiến thức mà còn học được cách lao động, cách hoạt động trong tập thể hay cách giúp đỡ nhau hoàn thiện công việc của mình. Đó thực sự là những bài học bổ ích cho mỗi người học sinh qua những buổi lao động.

6 tháng 5 2018

Sáng chủ nhật trời trong xanh, cái xẻng ở trên vai, em hăm hở đến trường.

Bạn bè gần như đông đủ. Thầy chủ nhiệm đứng trên ghế cao, vỗ tay như chim mẹ vỗ cánh gọi đàn. Chúng em nhanh chóng xếp hàng, nghe thầy phân công công việc và lần lượt , từng tổ ùa vào vườn như bầy chim non đón chào ngày mới.

Dù đã có dịp đến đây trong những tiết học sinh vật, nhưng hôm nay em vẫn muốn đi một vòng trước khi về khu vực mà tổ em phụ trách chỉ vì em được lao động! Ôi! Thú vị biết chừng nào! Các bạn em chắc cũng thế. Người nào cũng tíu tít, lăng xăng.

Chúng em, mỗi người giữ lấy một chậu cây thuốc nam để làm sạch cỏ, bón thêm phân và tưới nước. Những chậu xuyên tâm liên đầy cỏ dại. Tội nghiệp cho anh chàng phải giành ăn với kẻ lạ. Có lẽ vì vậy mà anh chàng giận dỗi, biếng ăn nên chậm lớn. Rồi mùa thu hoạch đến, làm sao được mùa? Hãy yên chí đi bạn. Tớ cắt móng tay, móng chân, tỉa bớt tóc tai xấu xí, rồi cho bạn tắm mát nữa. Có bằng lòng không nào? Em nhổ từng cụm cỏ dại, ngắt bỏ những chiếc lá úa, xới đất và bón phân chung quanh gốc cây. Nghe lời thầy dặn, em thu dọn rác rưởi chung quanh, hốt sạch những cụm vất vung vãi… Bỗng em nghe tiếng la sợ hãi: ‘

Quay nhìn lại, thì ra bạn Tùng đang cầm một con giun đất nhát Cúc Hoa, người bạn gái sợ sâu hơn bị đánh đòn. Mặt Cúc Hoa tái xanh, cô bé đang tìm đường chạy trốn. Thầy bảo Tùng:

– Đừng giỡn nữa. Hãy lo công việc đi, nắng sắp lên rồi!

Chỉ đến lúc ấy Tùng mới dừng trò chơi lại và quay về với chậu cây của mình với nụ cười đắc thắng.

Em vội vàng xách xô đi lấy nước. Vườn trường khá xa vòi nước nên chỉ lấy được vài xô mà mồ hôi của em tuôn ra thấm áo. Em múc từng ca nước tưới quanh gốc, lên mình cây. Có nước, vài cây tươi hẳn. Nhìn thấy cây, em bớt mệt nhiều?

Em tự hứa với lòng mình phải “Học tập tốt, lao đông tốt” như lời Bác dạy.

Nắng đã lên cao. Thế là sắp qua một buổi sáng. Kiểm tra lại công việc lần chót, thầy tập hợp chúng em ở khoảng trống nhỏ trong vườn trường. Thầy chậm rãi nói:

– Các em xem, lúc đầu khu vườn trường như thế nào, bây giờ nhìn thấy đã mát mắt. Ngày mai, cây sẽ xanh tốt, các tiết học về sinh vật về cây lá sẽ gần với cuộc sống hơn. Thầy khen ngợi tổ 3 và không bằng lòng tổ 1. Mỗi người trong tổ 1 cần suy xét lại tinh thần làm việc của mình. Bây giờ chúng ta trở lại sân trường.

Chúng em bước theo thầy, hai hàng một. Có tiếng thì thầm từ tổ 1 vọng sang. Có lẽ các bạn đang “rút kinh nghiệm” về tinh thần làm việc của mình. Riêng em, bây giờ em mới cảm thấy mệt vì công việc nhỏ nhặt ấy. Em liên tưởng đến các cô chú nông dân cày sâu cuốc bẫm, nghĩ đến ba em đang điều khiển máy tiện Xí nghiệp Sincô, nghĩ đến mẹ em đang luôn tay trước mấy cái máy dệt… Em nghĩ đến bao người lao động khác đang ngày đêm làm ra cái ăn, cái mặc cho mọi người. Và em mỉm cười, uống hết li nước mát của bạn Hải trao mà tự hứa với lòng mình: “Học tập tốt, lao đông tốt” như lời Bác dạy.


 

6 tháng 5 2020

Trường học vừa là nơi trau dồi kiến thức vừa là nơi tu dưỡng đạo đức, bao thế hệ học sinh đã xem trường học như là ngôi trường thứ hai của mình. Hè đến xa mái trường thân yêu, mỗi học sinh đều cảm thấy thương nhớ mái trường với tiếng trống, hàng phượng, hàng bàng xanh tươi trước sân trường, nơi chúng tôi tụ tập chơi trò chơi, ôn tập bài vở, cùng nhau cất lên khúc ca đoàn kết. Mùa hè qua đi chúng tôi trở lại mái trường thân yêu tiếp tục thực hiện nghĩa vụ học tập. Ngày tựu trường, thầy hiệu phát biểu: “Hãy xem trường học là ngôi nhà thứ hai của các em, mà đã là nhà của mình thì chúng ta phải thường xuyên phải dọn dẹp, chúng ta không thể sống và làm việc trên đống rác được đúng không các em?”. Và thế là chúng tôi có cuộc tổng dọn vệ sinh đầu năm học.

Hôm ấy, trời trong xanh nắng đẹp, từng cơn gió hiu hiu thổi, không khí thật thích hợp cho buổi lao động. Cả trường tôi tề tựu đông đủ, các giáo viên chủ nhiệm tập hợp lớp, cho lớp trưởng thực hiện điểm danh, kiểm tra dụng cụ lao động. Trên tay mỗi học sinh đều mang theo dụng cụ đầy đủ, khối lớp 6 thì mang giẻ lau và xô chậu, khối lớp 7 mang theo chổi, khối lớp 8 và 9 lớn nhất nên được phân mang theo cuốc và xẻng.
Sau khi điểm danh và kiểm kê dụng cụ, giáo viên chủ nhiệm của từng lớp đưa học sinh của mình về chỗ đã được phân công dọn dẹp. Các học sinh lớp sáu nhanh nhẹn chia nhau ra lau bảng, bàn ghế, bảng và cửa kính, ai ai cũng vui vẻ hào hứng cố lau cho thật sạch sẽ các phòng học. Tiếng cười nói hân hoan của các em học sinh mới bước vào ngôi trường cấp hai yêu dấu như tiếng những chú chim non ríu rít, mang đầy phấn khởi vui mừng.

Khối lớp 7 thì một nửa được phân quét sạch sân trường, một nửa còn lại được phân công quét dọn trong các phòng học, quét sạch bụi bẩn cùng với mạng nhện. Mấy tháng nghỉ hè không có ai dọn dẹp sân trường nay đã phủ đầy lá và giấy rác từ đâu bay về, mọi người vừa quét tước vừa rôm rả nói chuyện. Tiếng cười tiếng nói hòa lẫn tiếng chổi soàn soạt, cứ quét được một đống rác to, các bạn lại dùng hốt rác hốt bỏ vào sọt rác, rồi phân công người mang đổ ra hố rác phía sau trường để, cuối buổi tổng kết bằng cách đốt cho sạch sẽ khuôn viên trường, tránh cho giấy rác bay lung lung.

Khối lớp 8 và lớp 9 là có lượng công việc nặng nhọc nhất, trường tôi có một sân học thể dục bằng đất rộng rãi, và một khu đất trống ngay phía trước hàng rào của trường, cỏ dại mọc um tùm, năm nào chúng tôi cũng tiến hành làm cỏ và san lấp mặt bằng, sau đó chúng tôi tiến hành trồng các loại cây mà thầy cô chỉ dẫn để tạo mỹ quan cho trường học. Năm nay trường chúng tôi quyết định trồng cỏ lạc để phủ xanh mảnh đất trước cổng trường, mọi người hứng thú với công việc trồng trọt này lắm, những luống cỏ lạc xanh ngắt được chúng tôi đích thân vun trồng, rồi tưới nước, hi vọng một ngày nào đó sẽ vươn rộng phủ xanh cả bãi đất và ra những bông hoa màu vàng điểm tô cho thảm cỏ xanh thêm phần xinh xắn.

Trong không khí sôi động của buổi tổng vệ sinh, thầy cô liên tục nhắc nhở, quán xuyến các lớp hoàn thành nhiệm vụ, kiểm tra chỗ nào còn chưa đạt thì nhắc các em học sinh của mình làm lại cho sạch sẽ, đôi khi các thầy cô còn cầm chổi, cầm giẻ đích thân lau dọn để tạo động lực cho học trò. Các thầy cô vừa làm vừa trò chuyện vui vẻ với các trò thân yêu, thương học sinh vất vả có giáo viên còn chạy đi mua nước uống và đồ ăn về cho học trò của mình. Chúng tôi thấy mà cảm động lắm, uống chai nước suối mà cảm thấy ngọt tận trong lòng.

Buổi lao động diễn ra trong không khí vui vẻ, vừa tăng cường sức khỏe, rèn luyện sự chăm chỉ, khéo léo vừa tăng tình đoàn kết giữa các học sinh. Sau buổi lao động ngôi trường mang một bộ dáng mới, xinh đẹp, sạch sẽ, không còn bóng dáng của lá rụng, rác thải, cửa kính hay bàn ghế đều được lau chùi sạch bong, khu đất trước trường được phủ xanh bằng một lớp cỏ lạc xanh mướt, chỉ vài tháng nữa thôi là sẽ có cả hoa vàng. Tất cả đều đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày đầu tiên học tập của năm học mới.

Những buổi lao động như thế này mãi mãi là những kỷ niệm đáng nhớ trong suốt thời học sinh. Tuy có vất vả, nhưng những giọt mồ hôi hôm nay đổ xuống là để cho ngôi nhà thứ hai của chúng tôi được sạch đẹp hơn, tạo môi trường để chúng tôi học tập thật tốt, giành kết quả cao trong năm học. Trường học không chỉ dạy chúng ta kiến thức mà còn dạy chúng ta cách lao động, cách làm việc trong tập thể, tăng tình đoàn kết giữa bạn bè với nhau, khiến ta thêm yêu ngôi trường – ngôi nhà thứ hai này hơn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/ta-mot-buoi-lao-dong-o-truong-em-41990n.aspx
Sau khi tìm hiểu xong bài Tả một buổi lao động ở trường em, các em có thể tìm đọc: Tả quang cảnh trường em vào mùa hè, Tả lại một trận bóng đá ở trường em, Tả quang cảnh trường em trước buổi học, Tả lại lễ hội trung thu ở trường em.

29 tháng 4 2020

Tại trường học không chỉ có học tập rèn luyện kỉ luật mà còn có những buổi lao động để giúp học sinh tăng cường thể lực, rèn luyện sức khỏe và tinh thần trách nhiệm được giao. Mỗi tháng tại trường của em luôn tổ chức những buổi lao động như vậy trong toàn trường.

Buổi lao động được diễn ra trong sự chỉ đạo của cô tổng phụ trách, thầy giáo dạy thể dục và còn có cả sự hỗ trợ của bác lao công trong trường. Mọi người đều tham gia một cách tích cực, vui vẻ. Thật may mắn là thời tiết ngày hôm đó cũng thật thuận lợi, trời mát mẻ chứ không phải cái không khí oi bức thường ngày vẫn diễn ra.

Trước khi buổi lao động diễn ra, cô tổng phụ trách họp tòa trường lại và tiến hành điểm danh các lớp, kiểm tra dụng cụ lao động của các lớp để buổi lao động có thể diễn ra thuận lợi nhất. Cô phân công vị trí lao động của các lớp và phát khẩu hiệu để các lớp về vị trí lao động của mình. Ai cũng hào hứng với công việc được phân công.

Phía bên trái, các anh chị lớp 9 lớn hơn được phân công dọn sạch các bồn hoa và cọ bể nước của trường. Những bồn hoa cỏ mọc um tùm, đã lâu không được chăm sóc bây giờ đã được dọn đi sạch sẽ, các anh chị cần mẫn nhổ cỏ, xới đất, trồng lại loạt cây mới. Những khóm hoa mười giờ xinh xắn đã được thay thế bởi những cây hoa dại, rồi theo thời gian, những bồn hoa này sẽ trở nên thật đẹp đẽ và rực rỡ tô điểm cho trường.

Bể nước phía sau trường cũng được cọ rửa thật sạch sẽ. Người mang giẻ, người mang xô người mang xà phòng. Mỗi người một chân một tay, mỗi người một công việc để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách nhanh chóng nhất. Cuối cùng bể nước đã lâu không đụng tới nay trở nên thật sạch sẽ, nước sạch đầy ắp chứ không còn là một cái bể cáu bẩn những nước và loăng quăng như trước nữa.

Một phía bên kia trường, khối lớp 7 đang quét sân trường. Sân trường em rộng rãi, trồng các loài cây, phượng, sà cừ, bằng lăng. Những tán lá xòe rộng che phủ cho sân trường nhưng lá rụng xuống khắp nơi khiến bác lao công phải vất vả mỗi ngày. Mỗi người đều hăng hái làm phần việc của mình thật chăm chỉ. Có người quét lá, có người hót lá, các bạn nam thì nhận nhiệm vụ nặng nhọc hơn một chút là đổ rác.

Chẳng mấy chốc mà sân trường đầy lá hàng ngày hôm nay đã thoáng đãng sạch sẽ hơn bao giờ hết. Những cành cây xòa lòa vướng víu cũng bị chặt bỏ để đảm bảo an toàn cho ngôi trường và cũng là tạo ra khoảng không gian rộng hơn cho ngôi trường.

Các khối lớp 6 thì được nhiệm vụ là dọn vệ sinh các lớp học. Mỗi lớp được phân công hai phòng học khác nhau. Công việc tất bật người đi lại, bạn thì lau cửa sổ bạn thì lau bảng, bạn kê bàn ghế, bạn quét lớp, bạn lau cửa kính. Ai cũng chăm chỉ lao động và vui vẻ với công việc của mình.

Các lớp lao động dưới sự giám sát của cô giáo tổng phụ trách và thầy dạy bộ môn thể dục. Các thầy cô đi nhắc nhở các lớp, động viên các bạn với những câu nói hóm hỉnh, vui tính đồng thời nhắc nhở những lớp tổng vệ sinh chưa tốt vẫn còn bẩn hoặc chưa hoàn thành. Thầy thể dục còn xắn tay áo vào giúp đỡ các bạn với công việc của mình như cửa sổ cao quá không lau được, đèn cao quá không lau bụi được. Mọi người đều vui vẻ vì sự giúp đỡ của thầy.

Lao động không chỉ là thời gian để rèn luyện sức khỏe, để tăng tính chăm chỉ của bản thân mà còn là thời gian để mọi người gần nhau hơn, tăng tình đoàn kết giữa mọi người với nhau khi các bạn được giúp đỡ nhau trong công việc của mình. Các bạn nam cũng thể hiện sự ga-lăng của mình trong việc giúp đỡ các bạn nữ hoàn thành công việc. Thỉnh thoảng lại có vài trò đùa vui vẻ giữa các bạn trong lớp với nhau. Tiếng nói chuyện, tiếng nói cười vui vẻ vang lên khắp mọi nơi trong ngôi trường.

Sau buổi lao động, dường như ngôi trường được thay một bộ mặt mới hơn. Quang cảnh sân trường trở nên sạch đẹp thoáng đãng xinh xắn với những khóm hoa mười giờ được trồng vào. Sân trường không còn những mảnh rác, giấy vụn hay lá cây rụng như mọi ngày. Các lớp học cũng thay đổi sạch sẽ thoáng đãng, cửa kính sạch bong những bụi bẩn, bảng sạch sẽ và bàn ghế được kê lại ngay ngắn thẳng hàng.

Buổi lao động đã diễn ra thật thuận lợi và vui vẻ để đạt được kết quả cao nhất. Các bạn đã phải vất vả những niềm vui và những kỉ niệm được tạo ra sẽ mãi còn. Tại ngôi trường, chúng ta không chỉ học được những kiến thức mà còn học được cách lao động, cách hoạt động trong tập thể hay cách giúp đỡ nhau hoàn thiện công việc của mình. Đó thực sự là những bài học bổ ích cho mỗi người học sinh qua những buổi lao động.

29 tháng 4 2018

1Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiên chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.

Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6, 10, 16, 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú.

Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.

Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đỏ theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.

Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ giá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng... Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,...Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.

Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác này.

2

Thứ bảy tuần trước, tôi cùng bố mẹ về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức vì đã hơn một năm rồi tôi chưa về thăm ông bà. Tôi nhớ ông bà, nhớ căn nhà nhỏ và cả khu vườn thân yêu.

Sáng chủ nhật, tôi chạy ra vườn chơi. Quả là một buổi sáng đẹp trời! Bầu trời trong vắt, không một gợn mây, Mặt Trời uy nghi ngự trị trên cung điện lộng lẫy những tia nắng ngắm nhìn vạn vật.

Bây giờ tôi mới cảm thấy khu vườn này quả là đẹp và có lẽ đẹp nhất vào những buổi ban mai như thế này. Anh Trống Cồ đã cất tiếng gáy, sân nhà rộn rã nhưng trong vườn còn náo nhiệt hơn. Chị Mái mơ dẫn dàn con đi kiếm mồi. Đàn gà con chạy líu ríu quanh chân mẹ, đôi chân phải bước dài ra trông vừa buồn cười, vừa tội nghiệp. Mẹ con chị cặm cụi tìm mồi quanh những đám cỏ còn đẫm sương. Đàn vịt lạch bạch chạy ra ao rỉa lông, rỉa cánh. Tôi ngồi chễm chệ trên đống rơm, ngắm nhìn khu vườn kỳ diệu.

Cây cối lóng lánh sương đêm nên đang rạng rỡ tắm ánh nắng thu chan hòa.

-  Chào anh ổi! Khỏe chứ?

-  Tôi vẫn khỏe! Còn chú thế nào, chú Mít?

Thì ra cây cối trong vườn đang hỏi thăm nhau. Tôi phải công nhận vườn ông bà tôi nhiều cây thật đấy. Tôi thích nhất là cây ổi, thân cây khẳng khiu, nứt nẻ. Tuy hình dáng vậy thôi nhưng đến mùa ổi cây lại cho những trái chín vàng ươm, trái ương phơn phớt xanh rờn và ngọt lịm nữa. Dường như trông thấy tôi, nó xòa cành lá như muốn chào mừng.

Cuối vườn, các luống hoa trao đổi hương thơm và khoe sắc. Giàn thiên lý trổ hoa vàng lốm đốm đang nằm dưới nắng trên chiếc giàn xinh xắn mà ông tôi làm. Hoa lan nở từng chùm trắng xóa. Chùm hoa còn đọng lại những giọt sương long lanh như được một bàn tay khéo léo nào đó chạm trên cánh hoa những hạt châu ngọc. Những ngọn lửa cháy lên hập hùng trong tán lá xanh của hàng râm bụt. Hoa hồng kiêu sa. hoa cẩm chướng mùi thơm nồng nồng. Ảnh sáng mạ vàng những đóa cúc giản dị làm cho nó sáng rực lên như những viên kim cương.

Quanh các luống hoa, bướm bay chập chờn. Ong mật, ong vò vẽ đánh lộn nhau để kiếm mật. Rồi Chích chóc bắt đầu huyên náo, vang vang khắp khu vườn là tiếng hót du dương của một cô Họa Mi. "Chích! Chích! Chích!". Chim Chích Bông chăm chỉ bắt sâu trên từng chiếc lá. Bỗng có tiếng cãi nhau chí chóe từ đâu đó:

-  Miếng này là của tớ mà! - Một con bồ câu kêu lên.

-  Không! Của tớ chứ! Tớ nhìn thấy trước! - Con còn lại nhanh nhảu.

Thì ra chúng đang cãi nhau vè chuyện thức ăn! Ông tôi bảo sáng nào chúng cũng cãi cọ om sòm kể từ khi ông làm chiếc chuồng chim xinh xắn bằng gỗ thông này. Ông thường xuyên đặt thức ăn vào chuồng cho những chú chim mỗi buổi sớm. Trên tán lá, những chú gõ kiến leo dọc thân cây bưởi mỏ lách cách trên vỏ.

Chà! Bây giờ tôi mới cảm nhận được vẻ đẹp thật sự của khu vườn này. Một cảnh vắng mà dung hòa nghìn thứ âm nhạc: Tiếng gió thổi vi vu, chim khẽ gù dưới lá, lá rì rào...

Một tuần trôi qua thật là nhanh. Nhưng trong suốt thời gian này tôi đã hiểu biết thêm về thiên nhiên và nhất là tôi lại thêm ywườn của tôi.

3

Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, cuốn tôi về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ tôi gắn với lời kể của mẹ, của bà, với nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diộu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của tôi.

Giấc ngủ bồng bềnh, êm ái đưa tôi bay lên cao, cao hơn cả những nóc nhà, hàng cây im lìm bên dưới, chạm tói một tầng mây mềm và ấm: "Chào mừng con đến với thế giới của những ước mơ". Một giọng trầm ấm vang lên. Tôi ngước mắt nhìn.

Ồ, kia chẳng phải là ông Tiên sao? Làm sao tôi nhầm được hình bóng thân thương mà mẹ và bà vẫn thường hay kể. Ông cao và trông gầy gầy nhưng nước da hồng hào, khoẻ mạnh, gương mặt phúc hậu. Mái tóc trắng như cước được búi cao gần sát đỉnh đầu. Chòm râu cũng trắng hệt như mái tóc, dài tới tận đầu gối, trông xa như một dòng nước bạc. Ông vận một bộ quần áo màu vàng, có những đường vân trắng kéo thành vệt như sương và đi một đôi hài mũi hếch vàng, nhạt hơn bộ quần áo. Một dáng vẻ nhàn nhã, thanh tao.

Ông bước lại gần tôi, dáng đi nhanh nhẹn.

Tôi ngước lên để nhìn ông rõ hơn. Ánh mắt ông ấm áp, trìu mến. Đôi mắt nâu hiền từ. Đôi lông mày trắng và dài rủ xuống. Ông mỉm cười, để lộ hàm răng đen nhánh. 

"Ông ơi, sao ông chỉ giúp đỡ người gặp khó khăn, bất hạnh thôi ạ? Sao con ngã đau, khóc mà ông không hiện lên?" – Tôi hỏi. Ông lại cười, nụ cười của ông sao giống nụ cười của ông ngoại tôi đã mất thế cơ chứ? Ông đưa ngón tay dài khẽ gạt sợi tóc con ra khỏi mặt tôi. Bàn tay ấm áp của ông vuốt má tôi "Tại vì ông hay bất cứ thần thánh nào khác cũng đều bước ra từ ước mơ và hi vọng của con người". 

Ánh mắt ông ngời sáng, chòm râu bạc khẽ rung rinh. – "Người bất hạnh gặp phải nhiều đau khổ nhưng khát vọng vươn lên tìm hạnh phúc, tìm công lí luôn rực cháy. Vì vậy, ông giúp đỡ để họ có thêm nghị lực. Việc giúp đỡ của ông chỉ như sự khích lệ, cổ vũ họ mà thôi".

À thì ra là như vậy!  

Ánh mặt tròi rọi qua cửa sổ, chiếu vào mặt làm tôi bừng tỉnh khỏi giấc mộng. Nhưng hình ảnh ông Tiên hiền từ và những lời ông nói vẫn vang vọng trong tôi. Ông ơi, con hiểu rồi ạ. Cổ tích không thể biến những giấc mơ thành sự thật nhưng nó sẽ tạo ra niềm tin, niềm hi vọng để ta cố gắng vươn lên.

4

ong cuộc sống của chúng ta ngày nay, có không ít người có hoàn cảnh khó khăn và éo le. Đặc biệt là những chiến sĩ đã bị nhiễm chất độc màu da cam khi tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Nhưng đáng thương thay, chất độc quái ác đó không chỉ làm những người lính bị nhiễm mà còn đời sau của họ cũng bị di truyền,... Một lần, em đã được xem trên truyền hình một câu chuyện về gia đình có người bố bị nhiễm chất độc màu da cam. Câu chuyện đã để lại trong em nỗi xúc động sâu xa.

Một gia đình nông dân nghèo có người chồng bị nhiễm chất độc màu da cam. Họ sinh được ba cậu con trai có hình dạng khác thường. Người chồng nguyên là chiến sĩ đã tham gia chiến đấu để giữ nền độc lập cho nước nhà và trở về quê khi chiến tranh kết thúc. Người chồng này yếu ớt, người gầy xạm, chỉ có thể ngồi ở nhà trông con và nương tựa vào người vợ mà thôi.

Nhà có ba cậu con trai thì cậu thứ nhất lúc nào cũng ngửa mặt lên trời mà cười, mồm miệng méo xệch, nước bọt trào ra, không những thế đôi vai của cậu còn bị lệch một bên nên một cánh tay lúc nào cũng lòng thòng. Trông đến khổ! Có lẽ cũng bởi vậy mà khi mặc áo, cậu ta có cảm giác khó chịu và xé rách áo. Đến cậu thứ hai thì béo ục ịch nhưng lại rất lùn nên mỗi bước đi của cậu chậm chạp. Cậu ta còn có đôi mắt to, cái đầu to, nhìn rất xấu. Cuối cùng là cậu út. Cậu này rất thương mẹ nhưng lại giúp mẹ lúc được, lúc không. Bởi cậu bị mắc căn bệnh động kinh nên cậu có thể bị ngất bất cứ lúc nào trong từng giờ, từng ngày.

Thật khổ sở cho hai vợ chồng này: Có ba cậu con trai hình dạng khác thường đã không giúp được gì nay chúng còn phá đồ đạc trong nhà. Nhà của gia đình này bụi bặm, có con ngõ nhỏ trước nhà cũng toàn những đống gạch ngổn ngang, cùng những cành cây bề bộn. Khi xem thì em còn được biết: Cứ mỗi lần hai vợ chồng cố gắng thu dọn ngăn nắp thì những đứa con lại phá tanh bành. Cậu con trai đầu lúc nào cũng chơi ngoài vườn, lúc thì dùng những viên gạch để xếp từng đống, lúc lại dùng những cành cây để chơi trò trận giả. Có những lúc các cậu còn vật nhau ngoài vườn hay dùng que đánh nhau, đến bố mẹ cũng không ngăn được, mỗi lần ngăn là các cậu lại dùng gạch đánh bố mẹ như người không có trí khôn...

Người bố thì yếu, không làm được việc gì nên người mẹ phải gánh vác tất cả những công việc nhà nông, đã thế ban đêm lại phải làm thêm bánh để mang ra chợ bán buổi sáng. Với số tiền ít ỏi nhận được cũng chỉ đong được gạo đủ cho một đến hai bữa cơm để chia đều cho bố con. Có những lúc người bố còn không được ăn vì thương các con. Nhiều lúc những đứa con lên cơn, chúng còn đuổi đánh bố mẹ. Người bố cũng có một chút tiền trợ cấp thương binh, nhưng số tiền ít ỏi đó chỉ đủ mua thuốc khi phải vào bệnh viện. Cuộc sống kham khổ cứ thế trôi đi từng ngày, từng ngày một mà không biết bao giờ sẽ kết thúc. Gia đình đã nghèo nhưng ba cậu con trai mỗi khi lên cơn lại luôn phá phách nên cuộc sống càng trở nên khó khăn.

Qua câu chuyện trên, em muốn nói với mọi người rằng: Hãy cùng nhau chung sức giúp đỡ những người bị nhiễm chất độc màu da cam vượt qua cuộc sống khốn khổ. Chất độc quái ác đó đã phá hoại thiên nhiên, môi trường mà không những thế nó còn để lại rất nhiều di chứng cho con người từ đời này sang đời khác. Chúng ta hãy lên án bọn đế quốc Mĩ, lên án chiến tranh và hãy ngăn chặn để chiến tranh sẽ không bao giờ xảy ra với cả thế giới.

Hãy tả một nhân vật có ngoại hình khác thường mẫu 2

Mỗi lần theo mẹ ra chợ mua hàng, là em lại có dịp quan sát một cậu bé có hình dạng và hoạt động rất kì lạ. Khiến cho em có một ấn tượng rất sâu sắc. Chắc các bạn và các thầy cô cũng thắc mắc, người bạn nhỏ ấy có đặc điểm gì khiền em phải chú ý như vậy. Sau đây, em xin tả lại cho cô và các bạn cùng nghe.

Cậu bé tên là Minh, nhà Minh nghèo lắm. Có lần em nghe các bác trong chợ kể rằng ba má cậu mất sớm, để lại hai chị em Minh non nớt đương đầu với sóng gió của cuộc đời. Do nhà nghèo, nên chị Minh phải đi làm thuê làm mướn suốt ngày, còn Minh thì phải đi bán rong trong chợ các đồ linh tinh như bàn chải, lược, đồ móc chìa khoá để nuôi sống bản thân. Tóc cậu rậm rạp, có lẽ vì nhà nghèo nên cậu không thể đi cắt tóc được. Cậu có khuôn mặt hình chữ điền dính đầy bụi bẩn vì cậu phải lăn lộn khắp nơi để kiếm ăn nhưng ẩn sau lớp bụi bẩn đấy, em tin chắc là một tấm lòng nhân hậu. Cậu có chiếc mũi dọc dừa trông chẳng hợp với khuôn mặt của mình tí nào. Ẩn sau đôi môi tái nhợt vì bệnh tật là hàm răng khểnh và trắng ngà. Đã vậy, ông trời còn nỡ để Minh mang một dị tật khủng khiếp. Hai tay cậu bị bại liệt không giống như người bình thường khiến cậu cầm nắm rất khó khăn. Vì vậy mà chị Minh phải quàng sẵn đồ đạc lên người Minh để cậu có thể bán. Cũng chính vì điểm này mà tất cả lũ nhóc trong chợ đều gọi Minh với một cái tên trêu chọc là Minh cùi. Mỗi lần như vậy, Minh vừa khóc vừa giận dữ xua các bạn kia ra, nhưng vì bị tật nên chẳng những không xua được mà còn bị té lên té xuống khiến đám nhóc vô luơng tâm kia cười vỡ cả bụng. Em vội vã chạy đến đỡ Minh dậy. Thế là Minh kết thân với em vì em là người bạn duy nhất không trêu chọc Minh. Trong chỉ vài phút tiếp cận. Em đã phát hiện ra rằng: Tuy xấu xí, nhưng cậu vẫn mang trong mình cái hồn nhiên, trong sáng cuả tuổi thơ. Thỉnh thoảng, cậu chạy theo một chú bướm vàng với một bộ dạng rất vui vẻ, yêu đời. Cậu chăm chỉ thật. Từ khi chợ họp đến giờ, cậu vẫn cứ đứng ở trước cửa mời gọi mọi người mua hàng. Cậu tuy nghèo nhưng cũng có lòng tự trọng rất cao. Có lần, một bác đi mua rau ngang qua, thấy cậu bé tội nghiệp, bác cho cậu năm nghìn và nói: "Ta tặng cho cháu đấy, ta không lấy hàng gì đâu" Thế mà Minh không nhận, nằng nặc xin bác phải mua một món gì đó mới thôi. Minh nói với Bác nọ: "Đói cho sạch, rách cho thơm bác ạ. Cháu không phải ăn mày. Cháu muốn sống bằng sức lao động của mình". Minh tuy nghèo nhưng rất ham học dù điều kiện gia đình không cho phép. Trong lúc đi bán, lâu lâu, Minh lại lấy cuốn sách của chị cậu cho ra đọc. Hỏi thăm mới được biết là tối nào, chị Minh cũng dạy Minh học chữ. Vì bị bại liệt hai tay nên cậu phải dùng hai ngón chân để cầm bút. Tuy vậy chữ cậu lại rất đẹp. Thật là tài tình phải không các bạn. Minh còn có biệt tài vẽ chân dung bằng chân rất điêu luyện. Những người khách qua đường thỉnh thoảng lại tò mò muốn xem Minh vẽ, thế là cậu dùng hai ngòn chân nhỏ bé của mình kẹp lấy bút rồi ngả người ra sau chuẩn bị tư thế. Như một phép thuật kì diệu, những đường nét nghệ thuật bắt đầu hiện ra. Khi bức tranh đã hoàn thành ai cũng tấm tắc khen đẹp. Nét đẹp ấy không những từ bức chân dung Minh vẽ mà còn là từ lòng quyết tâm, ý chí phấn đấu đi lên của Minh đấy. Tuy khó khăn, nhưng Minh không hề nản chí làm em rất nể phục. Cậu làm em nhớ đến hình ảnh thầy Nguyễn Ngọc Kí người đã dùng hai ngón chân tập viết, đã nổi tiếng trong cả nước. Trời đã gần trưa, mẹ đã mua hàng xong và ra đón em. Vừa lúc ấy, chị của Minh tất tả chạy bộ đến mang cơm cho Minh. Trông thấy em đang nói chuyện với Minh, chị nói: "Chào em, em là bạn của Minh à". Em tươi cười gật đầu. Chị quay sang đút cơm cho Minh ăn, thấy Minh phải cố gắng lắm mới ăn đươc từng muổng cơm và người chị thương em chốc chốc lại chảy nước mắt làm em rất cảm động. Nghe em kể về Minh, mẹ em sực nhớ về Bác Tư người làm trong một ngôi nhà tình thương của một tổ chức nhân đạo. Mẹ em chạy đến nói với chị của Minh. Hai chị em mừng đến phát khóc. Cuối cùng chị em Minh đã được đón về một mái ấm tình thương để được che chở, đùm bọc và dạy dỗ nên người

Nhìn hoàn cảnh của Minh, một cậu bé mồ côi, tật nguyền. Em cảm thấy mình rất may mắn được sống đầy đủ và êm ấm trong vòng tay thương yêu của cha mẹ và ông bà. Em quyết tâm học thật giỏi để sau này lớn lên trở thành người tài, làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Em sẽ thành lập nhiều tổ chức từ thiện để góp phần xoa dịu các nỗi đau của những mảnh đời bất hạnh như chị em Minh.

6 tháng 4 2016

Tả lại khu vườn nhà em

Bài viết

Bố em là một người rất quý cây cối nên khi xây nhà, bố đã để lại một khoảnh sân để trông cây. Khu vườn nhà em nhỏ xinh nhưng có rất nhiều cây. 

Lúc đầu, cả khu vườn chỉ có một cây hoa hoàng lan. Cây lan này ông nội em trồng cánh lá vươn đến tận ban công tầng ba, chạm vào cửa sổ của phòng em. Hoa hoàng lan nhỏ, cánh dài, mùi thơm thoang thoảng bay khắp phố. Hoa hoàng lan khi mới nở có màu xanh non, hòa vào cùng màu lá nhưng khi nở xòe thị chuyển sang màu vàng.

Biết em thích hoa hướng dương, bố trồng cho em ba cây. Hướng dương là loài hoa của mặt trời. Mặt trời đi đâu, ba bông hướng dương của em lại quay theo đó. Nhưng bông hoa hướng dương màu vàng rực rỡ, dưới ánh mặt trời nó làm khu vườn trở nên rực rỡ hơn. Nhưng chiều xuống, cũng là lúc mặt trời lặn, chúng ủ rũ trông thật đáng thương. Chắc phải chia tay với mặt trời nên chúng thấy buồn đó mà. Ngày mai khi gặp mặt trời, chúng sẽ vui ngay thôi.

Bố còn trồng một cây chanh giấy. Những quả chanh tròn xoe, da căng bóng, vỏ mỏng và mọng nước. Hàng xóm ai cũng mê cây chanh nhà em, thỉnh thoảng đi chợ quên mua chanh hay lá chanh, các bác thường chạy sang nhà em xin. Ai cũng xuýt xoa vì cây chanh sai quả, lại nhiều nước. Bố trồng cây chanh cho mẹ vì mẹ thích chấm rau muống với nước mắm chanh.

Bên cạnh cây chanh là cây lựu. Vì là lựu cảnh nên nó nhỏ xíu. Đến mùa ra hoa, nhưng bông hoa lựu lập lòe khoe sắc như những dốm lửa nhỏ cháy bập bùng, báo hiệu mùa hè. Hoa lựu đỏ góp thêm sắc màu chói chang cho mùa hè rực rỡ. Trong vườn còn có mấy bác chuối cảnh. Màu xanh mướt của những tàu lá chuối được điểm thêm sắc đỏ của hoa chuối khiến chúng trở nên nổi bật dàn hoa thiên lý cho món canh thiên lý của mẹ. Giữa mùa hè nóng nực mà có to canh hoa thiên lý nấu với cua hoặc thịt nạc thì mọi bực bội và mệt mỏi sẽ bay hết. Mà hoa thiên lý cũng rất thơm.

Khu vườn nhà em đủ các loại cây. Trông xa nó chẳng khác gì một khu rừng rậm nhiệt đới thu nhỏ. Một mảnh sân bé tí mà có bao loại cây cảnh sinh sôi, đơm hoa kết trái. Em rất yêu khu vườn nhà em.
15 tháng 4 2018

Từ ngay ông mất bố mẹ em có nhiệm vụ chăm sóc vườn .Khu vườn không rộng lắm nhưng được trồng nhiều loại cây khác nhau . Theo em có lẽ khu vườn đẹp nhất vào buổi sáng.

Vì em phải bận học nên ko theo bố mẹ vào vườn được . Nhưng hôm nay là ngày chủ nhật nên em cùng bố mẹ ra thăm vườn và phụ giúp bố mẹ làm vườn. Người mở cổng vườn đầu tiên là em . Sáng hôm đó ko khí trong lành mát mẻ, cảnh vật còn chìm trong màn sương đêm,bầu trời trong xanh cao vời vợi . Pha lẫn là những đám mây trắng đang trôi bồng bềnh . Trên những chiếc lá còn động lại những hạt sương sớm nó lấp lánh như kim cương . Những hàng cây đang đung đưa theo gió như nói chuyện với nhau . Những chú chim ríu rit líu lo gọi bầy . Tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên đẹp sinh động .

Mới bước vào vườn em đã nghe tiếng sủa của chú chó vệnh lông vàng đang ngoe ngoẩy cái đuôi hít hít cái mũi . Chắc nó mừng vì sau một tuần gặp lại cô chủ xa cách . Bố mẹ trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau nào là : xoài , ổi , sầu riêng . Cây sầu riêng la loai cây cao nhất không biết nó được trồng từ bao giờ mà nó cao đến thế . Hoa sầu riêng mọc từng chùm nó có mùi thơm ngào ngạt khắp cả vườn . Cây sầu riêng đã vào mùa những quả như những chú nhím treo lủng lẳng trên cành . Nó lớn dần theo từng ngày . Dọc theo hàng ranh là những hàng cây mít . Thân nó sù xì to cao khỏe như những chàng sĩ canh giữ khu vườn . Mít đã ra quả non . Nhìn từ xa những quả mít như những chú heo con treo lủng lẳng trên cành rất dễ thương . Ở cuối vườn bố mẹ trồng cây măng cụt . Thân măng cụt không to lắm nhưng cành lá lại sum xuê, những tán lá của nó lớn to khép kín vào nhau còn ủ đầy sương . Quả của nó khi chưa chín thì nó phát lên một màu xanh non . Nhưng khi chín , quả tròn trịa khoác lên màu tím . Cầm trên tay , ta có thể biết được số múi của nó . Xung quanh nhà là cây đu đủ thân cây không to lắm , nhưng quả sum xuê . Quả đu đủ dài màu vàng nghệ treo lủng lẳng trên cành . Em thích nhất là ăn đu đủ .

Mặt trời càng lên cao xua đi màn sương đêm khu vườn càng nhộn nhịp hơn những chú sóc lông vàng mát dịu với những sọc đen dài trên lưng đang chuyền cành từ cành này sang cành nọ như đang tìm trái mít chín cây thơm lừng . Nó tranh dành một trái mít chín nó kêu chíp chíp khoái chí . Vì có một bữa sáng ngon lành . Chị chào mào hót líu lo như đón một buổi sáng bình minh . Tất cả đã tạo nên một âm thanh ” Lao Xao ” của khu vườn nhà em .

Khu vườn trong nắng mai của nhà em thật đẹp để lại cho em nhiều ấn tượng không bao giờ phai . Em sẽ chăm sóc khu vườn để nó luôn luôn tươi đẹp .

19 tháng 1 2019

đang làm việc hay là kể vậy

19 tháng 1 2019

Tả một bác sĩ đang chăm sóc người bệnh

Một hôm, em bị sốt, em được mẹ đưa vào bệnh viện để khám bệnh, em có dịp biết cô Nga, một bác sĩ giỏi của bệnh viện thành phố.

Cô mặc chiếc áo bờ lu màu trắng, quần trắng, mũ trắng... Trước ngực, cô đeo hàng tên màu xanh đậm, ghi dòng chữ Bác sĩ Nguyễn Phương Nga. Ở cô toát lên vẻ đẹp giản dị, như nhành hoa trắng thanh cao. Người cô mảnh mai, dáng đi nhanh nhẹn, khuôn mặt hình trái xoan trông thật hiền hoà. Đặc biệt là đôi mắt của cô đen láy, trông rất đẹp, nhìn kỹ giống đôi mắt cô giáo em. Em mải mê nhìn cô. Cô nhẹ nhàng đến bên từng bệnh nhân, hỏi thăm việc ăn, ngủ. Cô sờ tay lên trán người bệnh. Đôi bàn tay nhỏ nhắn ấy làm việc nhanh thoăn thoắt. Cô lấy dụng cụ khám bệnh đo tim mạch, do huyết áp cho bệnh nhân. Bàn tay cô nhẹ nhàng xắn tay áo bệnh nhân lên và đặt ống nghe rồi quấn cuộn vải dày vào tay họ. Hai ngón tay bóp đều vào ống cao su, kim đồng hồ nhích dần, nhích dần. Cô ghi kết quả vào số khám bệnh. Sau đó, cô lấy ống nghe đeo trên cố ra đề kiểm tra tim, mạch của từng người. Sau khi khám bệnh xong, cô phát thuốc và tiêm cho người bệnh. Vừa tiêm thuốc, cô vừa động viên người bệnh để họ có thể vơi đi những đau đớn do bệnh tật gây nên. Cô Nga đúng là một “Lương y như từ mẫu”.

Em nhớ mãi hình ảnh cô Nga. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt đế sau này sẽ trở thành bác sĩ như cô.

6 tháng 10 2016

Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên về quê. Lúc đó tôi sáu tuổi. Trên đường đi, mọi thứ thật mới mẻ làm sao. Khi xe đi trên đường làng, các khóm tre xanh rờn ôm lấy mái đình, mái chùa. Khi xe đỗ, mấy đứa em họ tôi từ trong làng chạy ùa ra. Đám trẻ dẫn mọi người vào nhà. Nhà ông bà không rộng nhưng lại sáng sủa, ấm cúng. Chào ông bà và thắp hương các cụ xong, tôi theo mấy đứa trẻ ra vườn nhà ông bà.

Ánh nắng vàng rực rỡ trùm lên khu vườn. Mây trôi lững lờ. Những vầng mây đó không đủ để che bớt cái nắng chói chang của ngày hè. Gió thổi nhè nhẹ. Khu vườn không rộng nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Mấy đứa em tôi bảo, ông yêu cây lắm, thấy cây nào lạ cũng đem về trồng.

Trong vườn, xanh nhất là cây dủ dẻ. Cây mọc thành bụi rậm, cao lút đầu trẻ con chúng tôi. Những chiếc lá cây màu xanh khoẻ khoắn, mình lá rất cứng, dày đều, cạnh lá trơn láng. Trong tán lá xanh rậm rạp ấy nở nhiều chùm hoa. Năm cánh hoa dủ dẻ màu vàng nhạt, không phải vàng chanh, vàng nghệ, mà là màu vàng của đất. Những cánh hoa rất dày, dày một cách bất thường như được nặn bởi bàn tay khéo léo của những người làm tò he. Hoa không sắc nhưng đầy hương. Dọc hàng rào là những khóm xương rồng cảnh, hoa đủ màu sắc. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Bên cạnh đó là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quay quần ở góc vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Lá chuối bóng láng, xanh tươi. Giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu đỏ thắm, lá xanh tươi. Cạnh hàng rào là một bụi hoa hồng đỏ thắm. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ chói chang của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Các chú bướm xanh, bướm trắng bay quanh trên các bông hoa. Mấy giò phong lan rực rỡ được treo trên hàng rào. Hoa phong lan mọc thành từng chùm mềm mại, có phong lan vàng như màu vàng của ánh nắng rực rỡ. Có cành lại trắng muốt, màu trắng của những làn mây. Giữa vườn là một cây nhãn xanh tốt. Hoa nhãn không thơm bằng hoa lan, hoa huệ nhưng tôi cảm nhận được cái mùi thơm phảng phất dịu nhẹ đó. Gần đó là cây ổi. Quả ổi tròn, to mọc thành từng chùm. Kế tiếp đó là mấy cây cau cao ngất ngưởng, thân thẳng đứng. Ông tôi còn trồng rất nhiều loại rau. Luống rau xanh được chia ra hai góc: một góc trồng để bán, một góc để ăn hằng ngày. Những cây rau đay lá xanh mướt. Những cây mùng tơi xoăn, ngọn nhô lên như những chiếc vòi voi bé xíu. Trong vườn, có vài đàn chim sẻ sà xuống ríu rít. Góc vườn phía sau là chỗ nuôi gà. Cô gà mái mơ thấy mồi kêu "tục tục" gọi đàn con lại. Mấy chú gà con rối rít chạy lại, tranh nhau mồi. Khi thấy chúng tôi, đám gà con hốt hoảng chạy về núp dưới cánh mẹ. Gà mẹ xù lông, kêu "quác quác" có ý bảo chúng tôi đi. Trên cành cây treo mấy lồng sáo. Con sáo lông đen mượt, mỏ vàng, chân chì lanh lợi trong chiếc lồng bằng nan tre. Mấy đứa nó bảo, con sáo này khôn lắm, bắt chước tiếng người tốt lắm. Cạnh vườn là ao cá. Trong ao, ông thả cá quả, cá rô, cá chép,… Thế mà tôi câu cả buổi mà chẳng thấy con nào cắn câu. Chị em tôi tha thẩn trong vườn, trò chuyện ríu rít. Nào là chuyện học hành, chuyện ở lớp, đủ thứ chuyện,… 

Đã hơn năm giờ chiều, tôi sắp phải về Hà Nội. Khi về, ông bà lại đem quà quê. Nào nếp, nào lạc, gói cho mẹ tôi mỗi thứ một chút để cầm về. Mẹ tôi từ chối thế nào cũng không được. Tôi thích lũ trẻ con dễ gần, thích con đường quê vắng vẻ và đặc biệt là khu vườn nhà ông. Tôi ước mong sao trên thành phố cũng có nhiều khu vườn đẹp như khu vườn nhà ông tôi.


Bạn tham khảo nhé, vì thời gian ngắn nên mk đành cho bạn bài này tham khảo. Chúc bạn học tốt!

6 tháng 10 2016

Vì thời gian ngắn nên mình sẽ cho bạn bài này bạn tham khảo nhhé

Ò…Ó…O! Đó là “chiếc đồng hồ” thật quen thuộc của tôi. Sáng nào nó cũng chuyên cần báo thức cho mọi người dậy. Tôi nhanh chóng dậy và đề khu vườn để hít thở không khí trong lành vào mỗi buổi sáng, đó là thói quen của tôi.

 Khu vườn nhà tôi rộng hơn ba mẫu đất, nằm ở phía sau nhà. Tôi được nghe bố kể rằng: “Trước đây, ông nội có một mảnh vườn để trồng, nay ông mất ông để lại khu vườn cho bố”.

 Từ sáng sớm, tôi đã ra vườn. Tôi trìu mến ngắm nhìn những chiếc lá còn sót lại những hạt sương đềm. Những giọt sương trong suốt như những giọt kim cương nhỏ, ánh lên thật lung linh, óng ánh.

 Ông Mặt trời thức dậy, ban phát cho trần gian những dải nắng vàng nhạt. Ngước lên tròi, tôi thấy những màn sương tan dần hết, lộ ra bầu trời trong xanh và mênh mông. Cả những bông hoa, những chú chim đã tỉnh giấc, bắt đầu một ngày mới trong khu vườn.

 Bao bọc quanh vườn là lũy tre giai dày đặc, màu rêu, cành đầy những gai nhọn hoắt, đan xen nhau tạo nên bức tường thành vững chắc, dẻo dai. Sáng sớm mùa hè, đủ các loại âm thanh được tấu lên như một bản nhạc làm rộn rã cả khu vườn. Tiếng gios rì rào trong vòm lá vải thiều xanh bóng. Những quả vải thơm ngọt, lúc lỉu những trái chín đỏ tươi. Tiếng tu hú chốc chốc lại vang lên “ tu hú”. Tiếng tu hú kêu tức là lúc báo hiệu mùa quả chín. Những trái đu đủ vàng đậm,thơm lừng, nhìn trông thật thích mắt. Còn cây mít thì đứng sừng sững, thân cao, tán lá rộng. Vị ngọt khó quên được.

Ở góc cuối vườn, khung cảnh thật thoáng đãng. Nhìn kìa, cây nhãn bây giờ đã bắt đầu trổ hoa. Hoa nhãn nhỏ xíu, màu vàng, hương thơm ngọt ngào, dẽ chịu. Có kẽ, tôi thích nhất là cây xoài. Hàng chục gốc xoài cát chu đã chín, chỉ chờ dịp thu hoạch. Những quả xoài chín mọng, mùi thơm hấp dẫn, khó quên, lúc lỉu trên cây những chùm nặng chĩu, vàng tươi.

Những chú ong mật chuyên cần, siêng năng đánh lộn nhau để hút mật. Đàn bướm hiền lành, bỏ chỗ bay lao xao, đôi cánh mỏng, phô ra đủ sắc màu sặc sỡ. Hoa lan nở trắng xóa,thơm đậm.Hoa móng rồng bụ bẫm, mùi hương thoảng qua trong gió, lan ra khắp vườn. Cả hương bưởi dịu nhẹ trong những vòm lá xanh non. Không khí buổi sáng trong vắt, thơm ngát mùi cỏ dịu nhẹ, mùi trái chín nồng nàn và cả mùi của những bông  hoa thấm đậm sâu từng mạch đất. Tôi vươn người ra, hít thở hương vị trong lành, thân quen  của thiên nhiên.

 Dưới gốc cây, mẹ con nhà chị gà quây quần bắt mồi. Những cái  mỏ nhọn hoắt, cứ quặp xuống đất để kiếm một mồi ngon. Mấy chú gà con tinh nghịch, chạy lon ton chơi. Bỗng một tên quạ bay vút đến, định bắt những chú gà con thì một đàn chim chèo bẻo lao ra như mũi tên. Cuộc chiến bắt đầu. Chèo bẻo thường trị tội những kẻ ác. Chèo bẻo vây tứ phía, đánh túi bụi, quạ chết rũ xương. Đàn gà con sợ hãi, rúc vào nách mẹ, thò chiếc đầu nhỏ và đôi mắt tròn xoe ra, mắt trước mắt sau nhìn xem có có kẻ thù không. Khi thấy an toàn, nó mới ra ngoài. Phen đấy không cẩn thận thì chúng sẽ trở thành miếng mồi béo bở của lão quạ độc ác.

Tiếng “gù gù” kêu thật khẽ. Đó là tiếng kêu của chú chim bồ câu – biểu tượng của hòa bình. Những chú chim bồ câu trắng, bay đi bay lại quanh khu vườn. Cả tiếng chích chòe kêu lích rích thật dễ thương.

Buổi sáng trong khu vườn cùng hít thở không khí thật trong lành và dễ chịu. Tôi yêu từng gốc cây, ngọn cỏ, yêu từng trái chín, yêu cả những âm thanh rộn rã, nhộn nhịp của những sinh vật nhỏ bé, dễ thương. Ngày ngày, tôi cùng bố thường chăm sóc cho khu vườn thêm xanh, sạch, đẹp. Khu vườn chính là nguồn vui của tuổi thơ tôi.

Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: "Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng" được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sắc màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.

9 tháng 5 2018

sáng nào cũng vậy . em đều đến trường .

trước những hàng cây em như mn lạc vào cung điện.

vào lớp , chúng em nhanh nhanh xếp hàng  . giờ ra chơi cả trường ùa ra như ong vỡ tổ. có nhóm bạn trai đá bóng , bạn gái thì nhảy dây . lúc vào lớp học sinh lại trả sân trường 1 vẻ tĩnh mịch , buồn bã .

giờ về , hs nhanh ra láng xe để lấy xe . lúc này sân trường lại có 1 vẻ lẻ loi , hiu quạnh.sau buổi học cổng trường khép lại với 1 hàng cây xanh xanh buồn hĩu.

12 tháng 5 2018

Ba tôi công tác xa nhà mấy chục cây số, một tuần mới về một lần. Cho nên tối thứ bảy là tối gia đình tôi sum họp đông vui nhất.
Cơm nước xong xuôi, mọi người mới quây quần trong gian phòng khách nhỏ bé và ấm cúng. Ánh đèn nê-ông tỏa ánh sáng xanh dịu. Mấy lẵng hoa bằng nhựa sáng rực lên trông y như hoa thật. Chiếc tủ li bằng gõ cẩm lai được đánh vẹc-ni láng bóng như mặt gương soi,nổi bật những đường vân như những nét hoa văn kì ảo. Phía trên, là chiếc ti vi màu mười chín inh được phủ bằng một tấm lụa xanh rêu. Đồ đạc trong phòng được xếp đặt thật gọn gàng, ngăn nắp.
Ba tôi bồng bé Thảo Ngọc vào lòng âu yếm hôn lên tóc, lên má bé. Ngọc ôm lấy cổ ba nũng nịu: “Ba! Ba có nhớ con không?”. Ba cầm bàn tay nhỏ bé của bé áp lên má mình vuốt vuốt rồi nhỏ nhẹ với bé: “Ba nhớ con nhiều nhất đấy!”. Rồi ba hỏi lại bé: “Thế Ngọc có thương ba không?”. Thảo Ngọc cười nhe hàm răng “trống hàng tiền đạo” trông thật dẽ thương, bàn tay cà cà vào chiếc cằm vừa mới cạo của ba và nói lớn: “Con thương ba nhất nhà này! Thương mẹ nhất nhà này! Và cả chị Hai nữa! Con thương cả nhà như nhau! Bằng thế này này!”. Bé đưa ba ngón tay lên, đưa qua đưa lại như chứng tỏ điều mình nói là đúng, là sự thật. Lúc này, mẹ đang đọc báo, tôi đang chơi đàn. Cả tôi và mẹ đều phải phì cười vì vẻ ngộ nghĩnh, đáng yêu của bé.
Đúng bảy giờ, tôi bật ti vi để xem tiết mục “Ngôi nhà tuổi thơ”. Tối nay có chương trình văn nghệ của các trường mẫu giáo rất hay. Bé Ngọc vừa xem vừa vỗ tay hát theo. Ba khen hát hay, bé cười tít mắt; Càng hát, bé càng rướn giọng to lên, đầu lắc qua lắc lại theo nhịp đàn. Đôi bím tóc thắt nơ hồng ngoe nguẩy như đuôi chú cún con trông thật ngộ, thật dễ thương. Ba hỏi tôi: “Tuần này được mấy điểm mười hả con? Môn nào nhiều điểm mười hơn cả?” Tôi sung sướng khoe: “Hơn tuần trước bốn điểm mười ba ạ! Nhiều nhất là môn Toán, sau đến là môn Tiếng Việt. Riêng môn Mĩ thuật con cố gắng lắm chỉ được điểm tám thôi!”. Ba xoa đầu tôi rồi động viên: “Con đạt được như thế là tốt lắm. Với đà này ba tin cuối năm con sẽ là một học sinh xuất sắc. Gắng lên nữa nghe con! Tuần sau, ba sẽ thưởng cho con cái đồng hồ có nhạc báo thức!” Tôi thầm cám ơn ba rất nhiều. Chính những lòi động viên của ba mỗi tuần đã làm cho tôi thêm ý chí và nghị lực phấn đấu trong học tập. Cứ mỗi lần về thăm nhà, ba thường hướng dẫn thêm cho tôi phương pháp giải các bài toán và cách thức viết những câu văn hay, có hình ảnh.
Mẹ bưng ra một đĩa bánh kẹo, quà của ba mang về hồi chiều. Bé Thảo Ngọc thích quá vỗ tay reo: “A, kẹo ngon quá! Mẹ cho con nhiều nghe mẹ!”. Ba tôi cười tủm tỉm rồi nhắc hai đứa chúng tôi: “An kẹo xong, chị em nhớ đánh răng súc miệng kẻo sâu răng đấy!”. Rồi ba quay sang mẹ hỏi han về tình hình công việc nhà trong tuần qua. Mẹ tôi cười nhìn ba tôi đáp: “Hai đứa nó ngoan cả. Tuần này, cơ quan em hoi nhiều việc nên cũng lu bu nhưng anh cứ yên tâm, đâu rồi vào đấy cả!”. Biết mẹ ở nhà vất vả, vừa phải hoàn thành nhiệm vụ ở cơ quan vừa phải lo việc nhà nên mỗi tuần , được nghỉ hai ngày thứ bảy và chủ nhật, ba tôi thường tranh thủ về sớm để giúp đỡ mẹ. Ba quay sang tôi nói nhỏ: “Con ráng đỡ đần thêm công việc giúp mẹ. Mẹ mà ốm ra thì ba con mình vất vả đấy con ạ! Ba trông cậy vào con gái lớn của ba đấy!”. Tôi chạy đến bên mẹ rồi nói to cho ba tôi cùng nghe: “ Mẹ khỏe lắm. Chẳng có bệnh tật nào làm mẹ ốm phải không mẹ? Nhưng ba phải thường xuyên về thăm nhà đấy. Mẹ có trông ba về không mẹ?” Mẹ tôi cười, mắng yêu tôi: “Mẹ chả trông, chỉ có các con thôi!”
Tối thứ bảy tuần nào cũng thế, gia đình tôi luôn có được những giờ phút sum họp thật vui vẻ và đầm ấm. Hai chị em tôi thật sự hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong vòng tay ấm áp của ba mẹ tôi.

12 tháng 5 2018

Tham khảo nha bạn :

1 Mở bài:

* Giới thiệu chung :

-  Thời gian: Chiều 30 Tết.

-  Không gian: Ngôi nhà của em.

-  Nhân vật: Những người thân trong gia đình.

2. Thân bài:

 Bữa cơm sum hpp :

-  Cách bài trí trong nhà, dưới bếp. (Chú ý các chi tiết, hình ảnh có liên quan đến Tết.)

-  Không khí chuẩn bị ra sao? (Mọi người cùng làm. Người lớn việc lớn, người nhỏ việc nhỏ...)

-  Bàn ăn (hay mâm cơm) có những món gì?

-  Bữa ăn diễn ra đầm ấm, vui vẻ như thế nào?

-  Sau bữa ăn, mọi người làm gì? (Uống nước, chuyện trò tâm sự...)

3. Kết bài:

*  Cảm xúc của em :

-  Cảm động và thích thú.

-  Mong có nhiều dịp được sum họp đầy đủ với người thân.

-  Nhận ra rằng gia đình quả là một tổ ấm không thể thiếu đối với mỗi con người.

1 tháng 5 2020

  “Lao động là vinh quang”. Để thực hiện khẩu hiệu đó lớp tôi đã rất hăng hái tham gia đợt phát động của Đoàn Thanh niên, làm đẹp trường lớp. Vì thế tuần vừa qua, chúng tôi có buổi lao động rất thú vị.

  Để kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên 26 – 3, Đoàn trường tổ chức cho các lớp lao động. Lớp tôi vốn hiếu động nên nhanh chóng lên kế hoạch cho mình. Lớp tôi được phân công làm vệ sinh khu vườn trường. Các cán bộ lớp phân công bạn mang cuốc xẻng, bạn mang dao kéo, bạn mang bình nước… Sắp xếp xong xuôi, cả lớp sẵn sàng cho buổi lao động vinh quang.

  Buổi chiều hôm ấy, trời mát mẻ dễ chịu. Những đám mây trên trời ở đâu kéo đến tạo nên một khoảng râm khổng lồ. Gió thổi nhè nhẹ, tiếng chim trong vườn trường cất tiếng hót líu lo khiến cho không khí buổi lao động thêm phần phấn chấn. Chúng tôi có cảm giác được đi dã ngoại, được tham gia vào cuộc khám phá hơn là công việc lao động. Ai nấy đều rất hào hứng, chúng tôi bắt đầu công việc. 

  Làm vệ sinh khu vườn không có gì nặng nhọc, chỉ cần chăm chỉ và cẩn thận. Mà điều đó các bạn gái lớp tôi rất giỏi. Những bàn tay nhỏ nhắn, khéo léo của các bạn cắt tỉa tán lá, vun xới cho cây, tưới nước, nhặt cỏ… Các bạn trai nhiệt tình đào hố trồng cây, xách nước… Vừa làm mọi người vừa trò chuyện rôm rả quên hết mệt nhọc. Thỉnh thoảng, Nam “hài” kể câu chuyện cười khiến cả lớp cười sảng khoái, nghiêng ngả. Tiếng cười vang làm chú chim trên cành giật mình vụt bay đi mất. Làm việc thật vui. Tiếng những bước chân nhẹ nhàng trên đất, tiếng kéo cắt lá, tiếng cuốc đào xới hòa lẫn tiếng cười làm cho ánh nắng dìu dịu của mặt trời cũng vui vẻ. Nó chiếu xuống khắp khu vườn sắc vàng rực rỡ, mang đến cho cây cối nguồn vitamin bổ dưỡng nhất. Làm đến gần trưa thì mọi người ai cũng có vẻ thấm mệt. Khuôn mặt thì lấm lem lẫn những giọt mồ hôi lấm tấm. Có đứa mặt dính đất như chú hề trông rất tức cười. Đúng lúc đó thì lớp trưởng ở đâu chạy về mang theo nước uống và rất nhiều xoài xanh. Nhìn thấy chúng là bao nhiêu mệt nhọc tan biến.

  Buổi lao động kết thúc. Chúng tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Đầu tuần sinh hoạt dưới cờ, lớp tôi được đoàn trường khen ngợi và biểu dương. Cô giáo chủ nhiệm rất hài lòng và tự hào khi có những học sinh ngoan. Từ đó chúng tôi nhớ tới lời dạy của Bác với các cháu thiếu niên, nhi đồng: