neu nhung net dac sac ve nghe thuat cua doan trich bai hoc duong doi dau tien
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
viet doan van neu cam nhan ve noi dung , nghe thuat , y nghia cua van ban bai hoc duong doi dau tien
Nội dung: Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy". Đó cũng là bài học cho chính con người.
Nghệ thuật: Các con vật được miêu tả trong truyện ngoài những đặc điểm vốn có của chúng trong thực tế, chúng còn được nhà văn gắn thêm cho những phẩm chất của con người (đặc biệt là về tính cách). Những sự việc xảy ra trong truyện giữa các con vật với nhau thực ra chính là chuyện trong thế giới con người.
Mình gợi ý nha:Ý nghĩa là:
-Không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của mình
-Không nên hống hách,hung hăng bậy bạ
-Không nên trêu ghẹo những kẻ yếu ớt,và mạnh hơn vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thân
-Không nên khinh người,nhất là những kẻ yếu hơn mình.
Nội dung: Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy". Đó cũng là bài học cho chính con người.
Nghệ thuật: Các con vật được miêu tả trong truyện ngoài những đặc điểm vốn có của chúng trong thực tế, chúng còn được nhà văn gắn thêm cho những phẩm chất của con người (đặc biệt là về tính cách). Những sự việc xảy ra trong truyện giữa các con vật với nhau thực ra chính là chuyện trong thế giới con người.
Mình gợi ý nha:
Ý nghĩa là:
-Không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của mình
-Không nên hống hách,hung hăng bậy bạ
-Không nên trêu ghẹo những kẻ yếu ớt,và mạnh hơn vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thân
-Không nên khinh người,nhất là những kẻ yếu hơn mình.
Ý nghĩa văn bản " Bài học đường đời đầu tiên" : - Đoạn trích nêu lên bài học : Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời. Ý nghĩa của truyện ''bài học đường đời đầu tiên'' là: ... Và đó cũng là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
8 câu cuối: Tâm trạng buồn lo, tủi phận cho chính cuộc đời mình của nàng Kiều
- Khép lại đoạn trích, tác giả thể hiện tâm trạng buồn lo của Kiều qua cái nhìn cảnh vật. Tám câu thơ cuối của bài là một minh chứng cho bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình hay nhất trong “Truyện Kiều”. Đây còn là một bức tranh tứ bình, được tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp với điệp ngữ “buồn trông” tạo một âm điệu trầm buồn. Tám câu cuối này đã vẽ ra bốn cảnh và mỗi cảnh đều nhuốm một màu tâm trạng:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”
Bức tranh vẽ cảnh “cửa bể chiều hôm” thật rộng lớn, mênh mông, bát ngát. Trên nền của bức tranh ấy, Kiều nhận thấy ở phía ngoài khơi xa thấp thoáng hình ảnh “thuyền ai” lẻ loi, đơn chiếc đã gợi ra trong lòng Kiều một tâm trạng buồn, xa nhà, nhớ gia đình, nhớ quê hương da diết.
- Kiều nhìn ra xa rồi lại nhìn lại gần trong một khoảng không gian hẹp. Kiều nhìn dòng nước đang chảy và cánh hoa trôi lững lờ để rồi Kiều lại lo cho thân phận của mình:
“Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu”
Cảnh trong hai câu thơ trên là cảnh hoa trôi mặt nước. Kiều nhìn hoa mà không thấy đẹp, thấy tươi vì những bông hoa đó đã bị bứt ra khỏi cành, khỏi cây, khỏi sự sống và giờ đây đang trôi nổi, phiêu dạt trên mặt nước. Nhìn hình ảnh ấy gợi lên trong lòng nàng nỗi lo sợ cho thân phận bất hạnh của bản thân, không biết sẽ trôi dạt về đâu trên dòng đời vô định. Cũng giống như hoa, cuộc sống của Kiều giờ đây đã bị cắt đức khỏi mối liên hệ với gia đình, quê hương. Kiều không biết phải làm gì, đành phó mặc tất cả cho số phận. Kiếp người tựa kiếp hoa, tránh sao được dập vùi tan nát.
- Kiều nhìn ra xa rồi lại nhìn gần, nhìn ra bốn phía xung quanh nơi lầu Ngưng Bích với một cái nhìn bao quát hơn:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
Tác giả đã sử dụng từ láy “rầu rầu”, “xanh xanh” để miêu tả cảnh trong hai câu thơ này. Từ “rầu rầu” vốn là một từ gợi tả tâm trạng của con người. Nhưng ở đây tác giả lại dùng để miêu tả màu sắc. Đó là sắc cỏ tàn tạ, héo úa được trải dài trong một khoảng không gian vô tận nối liền từ “mặt đất” tới “chân mây”. Sống trong không gian héo tàn ấy khiến Kiều lo lắng, liên tưởng đến cuộc đời mình rồi cũng héo mòn, tàn tạ ở nơi đây. Kiều buốn chán, tủi thân về cuộc sống lạnh lung, vô định của mình
- Ở cảnh cuối cùng của đoạn trích, thiên nhiên nổi lên thật dữ dội, như đang bủa vây lấy Kiều:
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Việc sử dụng từ láy “ầm ầm” đã diễn tả cảnh sóng gió giông bão. Không còn là gió thổi, gió lướt mà là “gió cuốn mặt duềnh” thật hung bạo, dữ dằn. Cũng không còn là sóng xô, sóng vỗ mà là sóng kêu “ầm ầm” dữ dội. Âm thanh tiếng sóng như đe dọa, thét gào, đang dồn đuổi, bủa vây lấy Kiều. Nhìn khung cảnh đó, Kiều vô cùng kinh sợ, hãi hùng. Kiều lo cho số phận của mình không biết sẽ bị xô đẩy về đâu, tương lai của mình rồi sẽ ra sao? Qua đó, người đọc cảm nhận được tài năng tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.
Như vậy, ở tám câu thơ cuối của đoạn trích, có thể khẳng định đó là một bức tranh tứ bình đầy ấn tượng với cách biểu hiện “tình trong cảnh ấy và cảnh trog tình này” , đồng thời thể hiện được tâm trạng “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Thành công nổi bật của Nguyễn Du trong tám câu thơ này là bút pháp tả cảnh ngụ tình thật rõ nét. Mỗi cảnh là một ý tăng dần theo suy nghĩ và mặc cảm của Kiều. Tác giả đã sử dụng bút pháp miêu tả tinh tế từ xa đến gần, từ cao xuống thấp, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, tâm trạng từ buồn man mác đến lo âu, kinh sợ hãi hùng. Với lối miêu tả ấy, Nguyễn Du được mệnh danh là bậc thầy ngôn ngữ.
Cảm nhận của em về đoạn trích Cô Tô (Ngữ văn 6 - Tập II) trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Tuân.
Bài làm
Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.
Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.
Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.
Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.
Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.
Phan Thị Huyền
Dế mèn trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" được Tô Hoài khắc họa là một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, rất đẹp những điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: đôi càng to, mẫm bóng; cặp râu dài; cái đầu to, rất bướng;... nhưng Dế Mèn lại có tính cách là hống hách, kiêu ngạo, không coi ai ra gì do đó đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình ( A, mình xin lỗi, mình sẽ viết bài mới ở dưới)
Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.
#THAM KHẢO
Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Thông qua đó, tác giả thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương l của tác phẩm, kể về lai lịch Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu tiên.
Thông qua việc miêu tả hình dáng, lời nói, tâm trạng và những hành động nông nổi của Dế Mèn, tác giả muốn khuyên các bạn nhỏ không nên kiêu căng, tự mãn. Trước khi làm bất cứ việc gì đều phải suy nghĩ kĩ để tránh gây ra những điều có hại tới bản thân và người khác.Bài văn có hai đoạn chính: đoạn một miêu tả hình ảnh Dế Mèn - một chàng dế thanh niên cường tráng. Đoạn hai là câu chuyện về trò đùa dại dột của Dế Mèn trêu chọc chị Cốc, dẫn đến cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Bài văn thể hiện được nét đặc sắc của ngòi bút Tô Hoài trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện.
Sau khi ra đời được vài ngày, Dế Mèn và mấy anh em chú đã được mẹ cho ra ở riêng, bắt đầu cuộc sống tự lập, đúng theo tục lệ lâu đời của họ hàng nhà Dế. để các con bớt khó khăn trong những ngày đầu, Dế mẹ đã chuẩn bị chu đáo cho từng đứa, từ cái hang cho đến mấy ngọn cỏ non đặt sẵn trước cửa. Thời gian đầu xa mẹ, Dế Mèn rất khoan khoái trước cuộc sống tự do. Chú chưa nghĩđến những chuyện xa xôi mà cho rằng sự ung dung, độc lập của mình là điều thú vị lắm rồi. Dế Mèn vun vén, sửa sang cái hang thành nơi ở thuận tiện và an toàn.Cuộc sống cứ thế trôi đi trong vui vẻ, nhàn nhã. Chiều chiều, Dế Mèn cùng anh chị em hàng xóm quanh bờ ruộng tụ họp lại, vừa gảy đàn vừa hát một bài hát hoàng hôn chào tạm biệt ông mặt trời. Tối đến, cả họ nhà Dế tụ tập giữa bãi cỏ, uống sương đọng, ăn cỏ ướt... cùng nhau ca hát, nhảy múa linh đình tới sáng bạch... Ngày nào, đêm nào, sáng và chiều cũng ngần ấy thứ việc, thứ chơi... Đối với tuổi trẻ hiếu động và đầy khát vọng như Dế Mèn thì cuộc sống ấy dần dần trở nên nhàm chán.
Chẳng bao lâu, Dế Mèn đã thành một chàng Dế thanh niên cường tráng. Đoạn văn tả hình dáng, tính nết Dế Mèn chứng tỏ tài quan sát tinh tế của nhà văn Tô Hoài: Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thủ sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ... Dôi cánh... dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng... Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
Qua việc miêu tả ngoại hình Dế Mèn, tác giả đã cho chúng ta thấy phần nào tính nết của chú. Dế Mèn biết mình có ưu thế về sức khoẻ nên chú thích bắt nạt các con vật nhỏ bé xung quanh, cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Chú ta đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ở đầu bờ khiến mỗi khi thấy Dế Mèn đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng Dế Mèn còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên.
Những chi tiết trên giúp người đọc hình dung ra một chú Dế Mèn mới lớn với vẻ đẹp ngoại hình và những nét chưa đẹp trong tính cách. Nét đẹp của Dế Mèn là có thân hình cường tráng, tính tình hiếu động, biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Bên cạnh đó, Dế Mèn còn có những nhược điểm tất yếu củatuổi mới lớn như coi trọng hình thức, kiêu ngạo, hung hăng, hay gây gổ, bắt nạt những con vật yếu đuối, thích làm bộ, ra oai với mọi người.
Đoạn văn kể về quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt cũng là một đoạn văn hay và nhiều ý nghĩa giáo dục.
Cái tên Dế Choắt là do Dế Mèn đặt ra với thái độ mỉa mai, chế giễu. Dế Mèn nhìn Dể Choắt bằng con mắt khinh thường và cho rằng Dế Choắt thật xấu xí: Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Dã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng... Đôi càng bè bè. nặng nề... Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ. Dế Mèn nói năng với Dế Choắt rất trịch thượng, kẻ cả. Tuy bằng tuổi nhưng Dế Mèn gọi Dế Choắt là chú mày và lên giọng dạy đời: ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
Khi nghe Dế Choắt than thở về sự ốm yếu của mình và muốn Dế Mèn đào giúp cho cái ngách thông qua hang Dế Mèn phòng khi bất trắc thì Dế Mèn lại giận dữ, mắng chửi Dế Choắt như mưa:
- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
Đúng như Dế Mèn tự nhận: Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi. Dế Mèn không muốn nghe ai và cũng chẳng cần để ý rằng có ai nghe mình nói hay không. Dế Mèn đâu có thông cảm với khó khăn của bạn. Qua hành động và lời nói của Dế Mèn với Dế Choắt, ta thấy Dế Mèn là kẻ kiêu ngạo, coi nhẹ tình nghĩa xóm giềng và thiếu tình thương đồng loại.
Thường thường, tuổi mới lớn có nhiều tính tốt và cũng có không ít tật xấu. Dế Mèn cũng vậy. Chú hay nghĩ ra những trò nghịch ngợm ranh mãnh, có khi gây hậu quả đáng tiếc. Lúc thấy bóng chị Cốc đậu trước cửa hang, Dế Mèn nảy sinh ý định rủ Dế Choắt trêu chọc chị. Khi Dế Choắt tỏ ra nhát gan từ chối thì Dế Mèn quắc mắt quát: Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?
Dế Mèn khoác lác nói với Dế Choắt: Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này, rồi véo von ngâm bài ca dao nói về chị Cốc nhưng cố sửa đi đôi chút cho ý thêm nặng. Lúc chị Cốc nổi nóng thì Dế Mèn nhanh chân chui tọt vàotrong hang sâu thật an toàn, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ đắc ý về trò nghịch của mình. Chỉ tội cho Dế Choắt trốn không kịp, bị chị Cốc mổ cho mấy nhát vào lưng gãy cả xương.
Nghe tiếng kêu thảm thiết của Dế Choắt, Dế Mèn sợ hãi nằm im thin thít. Lúc này, Dế Mèn mới biết thế nào là sợ. Đợi đến lúc chị Cốc đi rồi, Dế Mèn mới mon men bò sang hang Dế Choắt. Thấy Dế Choắt nằm thoi thóp thì hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt, thực sự hối hận về trò nghịch dại dột của mình:Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Cái chết oan của Dế Choắt đã thức tỉnh lương tâm Dế Mèn. để chuộc lại lỗi lầm, Dế Mèn đã chôn cất Dế Choắt chu đáo. Sau chuyện đó, Dế Mèn đã đau xót, ân hận, tự trách mình nông nổi, ngông cuồng và cũng từ đấy chú cố gắng sửa mình để trở thành người tốt.
Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra qua câu chuyện với Dế Choắt là: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình. Nhà văn mượn lời nhắc nhở của Dế Choắt để gửi tới các bạn đọc nhỏ tuổi lời khuyên không nên kiêu căng, tự mãn. Ngay từ nhỏ, chúng ta phải rèn luyện nhân cách để sau này trở thành người tử tế và hữu ích.
Đoạn trích trên đây tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả loài vật rất sinh động của nhà văn Tô Hoài. Bằng bút pháp nhân hoá đặc sắc, tác giả đã tạo cho nhân vật Dế Mèn một tính cách vừa rất riêng vừa rất chung. Dế Mèn đã trở thành nhân vật tiêu biểu với đầy đủ những nét đáng yêu và cả những tật xấu thường tình của tuổi mới lớn. Đọc truyện, chúng em tìm thấy ở Dế Mèn hình bóng của chính mình và càng suy ngẫm, càng thấm thìa những bài học quý giá mà nhà văn Tô Hoài đã khéo léo lồng vào trong đó.
1. Phần Mở bài
- “Dế Mèn phiêu lưu kí” là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Truyện được in lần đầu năm 1941. Truyện gồm mười chương, kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới những loài vật nhỏ bé.
- “Bài học đường đời đầu tiên” được trích từ chương 1 của truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”. Đoạn trích nói về sự hung hăng, hống hách một cách ngu dại và sự ân hận của Dế Mèn.
- Đoạn trích đã cho em những bài học quý giá.
2. Phần Thân bài
a). Nội dung của đoạn trích
* Đoạn trích miêu tả vẻ đẹp khỏe mạnh có phần hung tợn của Dế Mèn
- Dế Mèn hiện lên trong đoạn trích quả thực là một “anh chàng” đẹp trai và khỏe mạnh. Đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở kheo nhọn hoắt. Đôi cánh dài xuống đến tận đuôi. Đầu to và nổi từng tảng rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Râu dài và uốn cong trông rất hùng dũng...
- Dế Mèn đi đứng thật oai vệ. Khi đi thì dún dẩy các khoeo chân. Những sợi râu thì rung rung lên xuống. Tính tình thì dữ tợn. Lúc thì Dê Mèn quát mấy chị cào cào ngoài đầu bờ. Lúc thì ngứa chân đá ghẹo anh gọng vó...
- Vẻ đẹp của Dế Mèn là vẻ đẹp của một “anh chàng” ngông nghênh, luôn cho mình là giỏi, là nhất thiên hạ.
* Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt
- Dế Choắt là hàng xóm nhưng Dế Mèn lại rất coi thường Dế Choắt.
+ Dế Mèn tự mình đặt tên cho Dế Choắt: “Dê Choắt là tên tôi đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế. Choắt nó có lẽ cũng trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ lôi lắm”.
+ Dê Mèn luôn chê bai, dè bỉu Dê Choắt: “Cái chàng Dế Choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mấu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ...
+ Thấy Dế Choắt ốm yếu, không giúp thì thôi, Dế Mèn còn tỏ vẻ coi thường: “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng..”
+ Khi Dế Choắt nhờ Dế Mèn đào giúp mình một cái ngách thông sang nhà Dế Mèn để phòng khi có kẻ đến bắt nạt, Dế Choắt sẽ chạy sang nhà Dế Mèn thì thái độ của Dế Mèn thật quá đáng. Dế Mèn chưa nghe hết câu Dế Choắt nói đã hếch răng lên, xì một hơi dài, với điệu bộ khinh khinh, Dế Mèn đã mắng dế Choắt: “Muốn thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”
- Dế Mèn thật đáng trách. Là hàng xóm của nhau phải giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn hoạn nạn. Vậy mà khi Dế Choắt có lời nhờ vả, Dế Mèn không giúp thì thôi còn mắng bạn sa sả.
* Trò đùa ngu dại của Dế Mèn
- Thấy chị Cốc đứng chổ mát rỉa lông, rỉa cánh, chùi mép. Dế Mèn rủ Dế Choắt trêu chọc. Dế Choắt vái lạy van xin. Dế Mèn liền mắng Dế Choắt. Một mình Dế Mèn trêu chọc chị Cốc.
- Dế Mèn đã đem tai họa đến cho Dế Ghoắt. Không trông thấy Dế Mèn, kẻ đã trêu mình nhưng chị Cốc lại nhìn thấy Dế Choắt. Thế là nổi trận lôi đình, chị Cốc cho Dế Choắt một trận đòn chí tử. Dế Choắt chết oan vì trò đùa ngu dại của Dế Mèn.
* Sự ân hận của Dế Mèn
- Thấy Dế Choắt không dậy được, Dế Mèn mới hốt hoảng, quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than: “Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm. Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?”.
- Dế Choắt tắt thở. Dế Mèn thương và ân hận lắm nhưng đã quá muộn. Trò đùa ngu dại của một kẻ ngông cuồng như Dế Mèn đã đem đến tai họa cho người hàng xóm yếu ớt. Dầu có ân hận bao nhiêu chăng nữa thì Dế Choắt cũng không sống lại được. Nỗi ân hận này nhất định sẽ dai dẳng theo Dế Mèn trong suốt cuộc đời.
b). Bài học rút ra từ đoạn trích
Một đoạn trích thôi nhưng đã cho em những bài học sâu sắc:
- Hàng xóm láng giềng của nhau thì nhớ phải “tối lửa tắt đèn có nhau” và không nên “Cháy nhà hàn xóm mà bình chân như vại”.
- Không nên khinh thường những người yếu hơn mình. Khi họ cần giúp đỡ hãy vui lòng giúp họ trong khả năng của mình.
- “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình”.
- Cần suy nghĩ chín chắn trước khi nói và làm bất cứ việc gì.
3. Phần Kết bài
- Cám ơn nhà văn Tô Hoài vì bằng biện pháp nhân hóa, nhà văn đã giúp em có được những bài học bổ ích qua các nhân vật.
- Từ bài học đã rút ra, em sẽ sống tốt hơn để sau lớn lên không phải ân hận.
nghệ thuật : +Miêu tản :từ khái quát -> chi tiết
+ bện pháp tu từ ; so sánh ,nhân hóa ,liệt kê
+ sủ dụng hàng loạt tính từ ,động từ có tính chất gợi hình
+ lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu nổi bật
=> TẤT CẢ TOAQTS LÊN VẺ ĐẸP CỦA DẾ MÈN KHỎE MẠNH ,ĐẸP ,CƯƠNG TRÁNG ,GIÀU SỨC SỐNG NHƯNG TÍNH TÌNH KIÊU CĂNG ,XỐC NỔI ,TỰ PHỤ