K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Giống nhau:

  • Đều tập trung vào một đối tượng cụ thể: Cảm nhận về một nhân vật hay cảm nhận về một đoạn truyện đều tập trung vào một đối tượng cụ thể. Đối với cảm nhận về nhân vật, đối tượng là một nhân vật trong tác phẩm văn học, còn đối với cảm nhận về đoạn truyện, đối tượng là một đoạn văn bản nhất định trong tác phẩm.
  • Đều sử dụng các thao tác cảm nhận văn học: Cả hai đều sử dụng các thao tác cảm nhận văn học như phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu,... để thể hiện hiểu biết và đánh giá của bản thân về đối tượng.
  • Đều nhằm mục đích thể hiện cảm xúc và suy nghĩ: Cả hai đều nhằm mục đích thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của người viết về đối tượng.

Khác nhau:

  • Phạm vi: Cảm nhận về một nhân vật có phạm vi hẹp hơn cảm nhận về một đoạn truyện. Cảm nhận về nhân vật chỉ tập trung vào một nhân vật cụ thể, trong khi cảm nhận về đoạn truyện có thể bao quát toàn bộ nội dung của đoạn văn bản.
  • Yêu cầu: Cảm nhận về nhân vật đòi hỏi người viết phải có sự hiểu biết sâu sắc về nhân vật, bao gồm ngoại hình, tính cách, hành động, lời nói,... Cảm nhận về đoạn truyện đòi hỏi người viết phải có khả năng phân tích và tổng hợp nội dung của đoạn văn bản, đồng thời thể hiện được cảm xúc và suy nghĩ của bản thân về nội dung đó.
  • Trọng tâm: Cảm nhận về nhân vật thường tập trung vào việc phân tích tính cách, hành động, lời nói của nhân vật, từ đó đánh giá vai trò của nhân vật trong tác phẩm. Cảm nhận về đoạn truyện có thể tập trung vào nhiều khía cạnh khác nhau như nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa,...
12 tháng 7 2019

●   Trên đường về quê: Bộc lộ tâm trạng buồn se sắt, chua xót, hụt hẫng, thương cảm. Cảm xúc chủ đạo của nhân vật “tôi” là niềm mong mỏi và nỗi buồn phảng phất khi nhận ra những nét đổi thay theo hướng tiêu điều của quê hương. Nhân vật Tôi cảm thấy ngạc nhiên, không tin là làng mình, mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa. Qua đó thể hiện tâm trạng hụt hẫng, thất vọng vì làng xóm tiêu điều, xơ xác

●   Tâm trạng lúc rời xa quê: là sự đan xen cả nỗi buồn thấm thía, chua xót vì quê hương quá bi đát, thê lương và niềm mong mỏi sự đổi thay cho các thế hệ tương lai (qua hình ảnh cháu Hoàng và hồi ức về Nhuận Thổ hồi nhỏ). Cuối cùng là niềm hi vọng, lời kêu gọi và quyết tâm hành động để tìm một con đường mới cho xã hội Trung Hoa đương thời.

7 tháng 1 2021

Tham khảo:

I, Dàn ý tham khảo

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Quang Sáng

+ Là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam

+ Phong cách sáng tác

+ Tác phẩm tiêu biểu

- Giới thiệu tác phẩm: Chiếc lược ngà

+ Xuất xứ

+ Nội dung, nghệ thuật

- Giới thiệu khái quát về tình cảm của bé thu dành cho cha

B. Thân bài

1. Trước khi nhận ông Sáu là cha

- Cô bé đã vô cùng hoảng sợ và phải gọi “Má!Má!”, nó nhìn ông Sáu bằng đôi mắt xa lạ.

- Rồi những ngày sau đó Thu tỏ ra ngang ngạnh, bướng bỉnh, gan lì kiên quyết không gọi ông Sáu là ba. Bị mẹ ép gọi ba vào ăn cơm nó chỉ nói trống không, khi bị đẩy tới bước đường cùng chắt nước cơm nó cũng linh hoạt tự làm một mình.

- Nhất là khi ông Sáu gắp cho nó cái trứng cá, nó hất ra khỏi bát cơm, khiến cơm văng tung tóe. 

+ Bé Thu đã bị cha đánh

+ Nhưng bé không khóc mà bỏ chạy sang nhà bà. 

=> Đây là sự biểu hiện của một cái tính mạnh mẽ, đồng thời cũng rất phù hợp với tâm lý thường thấy của con người.

2. Sau khi nhận ông Sáu là cha

- Cất tiếng gọi trìu mến "Ba...ba"

+ Tiếng gọi như xé tan khung cảng đượm buồn

+ Tiếng gọi như thổn thức trong ông Sáu.

+ Hai cha con ôm nhau khóc.

- Những ngày sau đó, Thu luôn nhớ về ba.

- Buồn bã khi nhận được tin ba hi sinh nhưng luôn tự hào.

C. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm

- Tình cảm của em dành cho tác phẩm

28 tháng 1 2019

- Về hình thức: Đoạn văn nghị luận theo cấu trúc tổng-phân-hợp, khoảng 12 câu, có liên kết chặt chẽ, đủ lí lẽ và dẫn chứng, có sử dụng 1 câu ghép, 1 phép liên kết.

- Về nội dung: Phân tích tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước ở nhân vật ông Hai; giới hạn phân tích là toàn bộ văn bản Làng.

- Tham khảo đoạn văn:

Trong truyện Làng của Kim Lân, nhân vật ông Hai đã thể hiện tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước thật cảm động (1). Thật vậy, trong cảnh ngộ phải xa làng, ông luôn khoe về làng – cái làng kháng chiến – thực ra là cách giới thiệu tự hào và yêu thương về làng quê mình (2). Nhà văn còn đặt nhân vật lão nông ấy vào tình huống tin làng theo giặc, để thử thách tình yêu làng, yêu nước (3). Từ lúc nghe tin dữ ấy, cuộc đấu tranh nội tâm quyết liệt đã xảy ra trong lòng ông: theo làng hay trung thành với cách mạng, với Cụ Hồ? (4) Rồi ông Hai bị đẩy vào tình thế tuyệt vọng khi mụ chủ nhà ngỏ ý không cho ở nhà nữa vì không ai chứa chấp dân của làng Việt gian (5). Nhưng ông không thể về làng bởi lòng ông đã quyết định dứt khoát: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù ” (6). Trong hoàn cảnh ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ với đứa con còn rất ngây thơ: ‘’Nhà ta ở làng Chợ Dầu, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ” (7). Những lời tâm sự ấy thực chất là những lời ông tự nhủ nhằm khẳng định tình yêu sâu nặng đối với làng Chợ Dầu đồng thời cũng khẳng định lòng trung thành với cách mạng, với lãnh tụ (8). Điều đó chứng tỏ ông Hai đã đặt tình yêu kháng chiến, yêu lãnh tụ, yêu đất nước lên trên tình yêu làng truyền thống (9). Thế nên, khi tin về làng được cải chính, dù tài sản riêng bị phá hủy, ông vẫn vô cùng sung sướng đi mua quà bánh cho con, rồi lại đi khoe với mọi người rằng Tây đã đốt nhà ông (10). Có thể nói, với “Làng”, qua nhân vật ông Hai, Kim Lân đã khẳng định: cách mạng và kháng chiến chẳng những không làm mất đi tình yêu làng truyền thống mà còn đưa đến cho tình cảm ấy những biểu hiện hoàn toàn mới mẻ: lòng yêu cách mạng, yêu lãnh tụ (11). Chính tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước đã làm nên sức mạnh của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (12).

22 tháng 11 2021

cho mình hỏi câu ghép trong này là câu mấy vậy

 

30 tháng 3 2022

Tham khảo:

Nhân vật bé Thu được nhà văn chú ý xây dựng với những nét vừa hồn nhiên vừa hết sức sâu sắc. Bé Thu là một đứa bé bướng bỉnh, gan lì, đáo để nhưng lại thương cha hết mực. Có thể nói, hình ảnh ông Sáu trong lòng bé Thu được bao bọc bởi sự tinh khiết, mãnh liệt, bất khả xâm phạm.

Khi gặp ông Sáu ở bến xuồng, nghe tiếng gọi tên mình, Thu “giật mình tròn mắt nhìn”. Nó ngơ ngác, lạ lùng, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “má, má”.

Trong ba ngày nghỉ phép, Thu xa lánh ông Sáu trong lúc ông tìm cách vỗ về, gần gũi nhưng Thu nhất quyết không chịu gọi tiếng ba. Má dọa đánh, Thu buộc phải gọi ông Sáu vô ăn cơm, gọi chắt nước cơm nhưng lại nổi trổng. Dù bác Ba nói mẫu nhưng Thu vẫn không gọi. Bị dồn vào thế bí, nó nhăn nhó muốn khóc nhưng tự lấy rá chắt nước chứ không chịu gọi “ba”.

Xung đột đạt đến cao điểm khi bé Thu đã hất tung cái trứng cá ra mâm, cơm văng tung toé – bị đòn, không khóc, chạy sang nhà bà ngoại, cố ý khua cho dây xuồng kêu thật to.

Bé Thu thật là bướng bỉnh, cứng đầu và gan lì. Đến bác Ba cũng phải nghĩ “con bé đáo để thật”, còn ông Sáu thì không nén được: “mày cứng đầu quá vậy?”. Chính thái độ ương ngạnh, ngang bướng đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cha con. Lý do nó không nhận ba thật đơn giản, trẻ con, bất ngờ mà hợp lý.

Trước khi ông Sáu trở về, ngày nào nó cũng mong nhớ. Nhiều lần chị Sáu lên thăm ông Sáu, nó muốn đi nhưng mẹ nó không cho vì đường xa nguy hiểm. Lúc biết được ông Sáu chính là cha nó, nó hối hận lắm, nằm thở dài và nghĩ đến ngày mai. Trước lúc ông Sáu lên đường, tình cha con của ông đã trở lại vào thời khắc ngắn ngủi nhất, đem lại cho người đọc nỗi xúc động nghẹn ngào nhất.

Trong cái ngày trước khi ông Sáu lên đường vào chiến khu, con bé cùng ngủ với bà ngoại. Trong đêm ấy, bà đã giảng giải cho nó nghe, phân tích cho nó hiểu. Con bé đã biết được rằng ông Sáu chính là cha mình. Nó cũng hiểu vết sẹo ghê sợ trên mặt ông là vết thương của ông trong chiến đấu. Sau khi hiểu được nguồn gốc lai lịch vết sẹo trên mặt cha, con bé lăn lộn suốt một đêm không ngủ được. Có lẽ nó hối hận lắm vì đã từng đối xử không tốt với ông. Lúc này, không chỉ yêu cha, nó còn rất thương ba nữa.

Người đọc đã chứng kiến một cuộc chia tay cảm động sáng hôm sau, trước khi cha nó lên đường Thu cũng có mặt trong buổi đưa tiễn cha nhưng lại mang tâm trạng hoàn toàn khác trước: “Nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, mặt nó sầm lại buồn rầu. Khi đối diện với ông Sáu, “đôi mắt mênh mông của con bé bống xôn xao”. Người đọc cảm nhận được đằng sau đôi mắt mênh mông, xôn xao ấy đang xáo động biết bao tình cảm.

Tiếng gọi ba võ òa từ sâu thẳm trong tâm hồn bé bỏng của nó. Sự khao khát tình cha con lâu nay bị kìm nén bỗng bật lên. Bắt đầu là tiếng thét “Ba…a…a ba”. Tiếng gọi thân thương, tiếng gọi ông Sáu chờ đợi suốt hơn 7 năm ròng, cuối cùng ông cũng được nghe.

Thế rồi “nó vừa kêu vừa chạy xô tới…dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba Nó hôn khắp người ông Sáu, hôn cả vết sẹo dài trên má ông, cái vết sẹo trước kia nó ghê sợ và cảm thấy xấu xí vô cùng. Đến bây giờ, hiểu được vì sao cha có vết sẹo, Thu thương cha nó lắm. Hành động của em như muốn xoa dịu nỗi đau đã gây ra cho cha. Sau khi nghe ông Sáu nói: “Ba đi rồi ba về với con”, bé Thu thét lên: “Không!”, hai tay ôm chặt lấy cổ cha, 2 chân cấu chặt người nha. Em khóc vì thương cha, vì ân hận đã không phải với cha, vì không biết đến bao giờ mới được gặp lại cha. Lúc này tất cả hành động của Thu đều gấp gáp dồn dập, trái hẳn lúc đầu.

Trong tâm hồn cô bé, tình yêu với cha đã có sự thay đổi. Ngoài tình yêu còn có tình thương rồi cao hơn cả là niềm tự hào vô bờ bến, niềm kiêu hãnh vô cùng vì người cha chiến sĩ, người cha hy sinh tuổi thanh xuân, cống hiến cả cuộc đời cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Giờ đây người cha ấy lại tiếp tục đi theo con đường vinh quang mà cả dân tộc ta đang đi.

Qua nhân vật bé Thu, người đọc nhận thấy, tác giả quả rất am hiểu tâm lý trẻ em nên đã diễn tả sinh động tình cảm của bé Thu trong cuộc chia tay cha con đầy cảm động. Ông còn rất yêu thương trẻ thơ và quý trọng những cảm xúc hồn nhiên, phẩm chất anh hùng cao đẹp của tuổi trẻ.

Bạn tham khảo :

I, Dàn ý tham khảo

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Du

+ Quê quán

+ Năm sinh - năm mất

+ Phong cách sáng tác

+ Tác phẩm tiêu biểu

- Giới thiệu tác phẩm: Kiều ở lầu ngưng bích+ Xuất xứ

+ Nhân vật Kiều

B. Thân bài

- Sáu câu thơ mở đầu của đoạn trích:

+ Là không gian nghệ thuật chứa đầy tâm trạng của Kiều. Trước mặt, là biển khơi từ trên lầu cao nàng cảm nhận được một không gian mênh mông rợn ngợp. Xa xa là dãy núi, hai bên bờ là cồn cát bụi mù bay.

+ Chỉ có lầu Ngưng Bích đang giảm lòng một thân phận mỏng manh đơn côi. Đó là một không gian hoàn toàn khép kín.

=> Một mình đối diện với "mây sớm đèn khuya". Khiến Kiều đau khổ đến tủi nhục bẽ bàng

- Tám câu thơ tiếp theo là tâm trạng nhớ thương da diết của Kiều về gia đình và người thân.

+ Nhớ Kim Trọng đầu tiên

+ Rồi nhớ tới cha mẹ.

=> Kiều đau đớn, xót xa

- Tám câu cuối, là cảnh xế chiều cảnh vật dễ làm cho con người buồn thương da diết

C. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm

II, Bài văn tham khảo

Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc. Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng tác phẩm văn học quý giá trong đó không thể không kể đến tác phẩm "Kiều ở lầu ngưng bích". Đoạn trích đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật Kiều - một cô gái xinh đẹp nhưng có số phận bất hạnh.

Sau bao biến cố khủng khiếp: tai bay vạ gió, cha và em bị tù tội, gia sản bị cướp hết, Kiều phải hi sinh chữ tình để báo hiếu với cha mẹ. Bị Mã giám Sinh lừa gạt bán vào lầu xanh của Tú Bà, Kiều tự tử nhưng không chết. Tú Bà dỗ dành Kiều ra ở lầu Ngưng Bích để kén chồng nhưng thật chất đó là cuộc giam lỏng, chờ cơ hội mụ sẽ bắt Kiều trở lại lầu xanh. Lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa biển khơi là điểm dừng chân đầu tiên trên con đường lưu lạc đầy cay đắng và tủi nhục của Thúy Kiều. Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là nỗi cô đơn buồn tủi, niềm nhớ thương da diết về quê hương gia đình và người thân của Kiều. Đó cũng là thể hiện tấm lòng thủy chung hiếu thảo của nàng.

Trước hết với sáu câu thơ mở đầu của đoạn trích, là không gian nghệ thuật chứa đầy tâm trạng của Kiều. Trước mặt, là biển khơi từ trên lầu cao nàng cảm nhận được một không gian mênh mông rợn ngợp. Xa xa là dãy núi, hai bên bờ là cồn cát bụi mù bay. Chỉ có lầu Ngưng Bích đang giảm lòng một thân phận mỏng manh đơn côi. Đó là một không gian hoàn toàn khép kín. Một mình đối diện với "mây sớm đèn khuya". Khiến Kiều đau khổ đến tủi nhục bẽ bàng cho cái kiếp vô duyên lạc loài của mình:

"Bẽ bàng mây sớm đèn khuyaNửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng"

Không gian đã vậy thời gian cũng hoàn toàn khép kín khiến Kiều buồn tủi, lủi thủi một mình cô đơn đến tuyệt đối.

Đến với tám câu thơ tiếp theo là tâm trạng nhớ thương da diết của Kiều về gia đình và người thân. Trước hết, Nguyễn Du để cho Kiều nhớ Kim Trọng (điều này khác hẳn với Thanh Tâm tài nhân). Nàng đã từng uống rượu ăn thề cùng Kim Trọng dưới ánh trăng nhưng rồi đã phải xót xa trao mối tình ngọt ngào ấy cho Thúy Vân. Trên đường về Lâm Tri theo Mã giám Sinh nàng vẫn thương cho Kim Trọng trong cô đơn buồn tủi: "Một trời thu để riêng ai một người". Giờ đây trong lúc mà thời gian cứ trôi đi Kiều nhớ Kim Trọng là tưởng nhớ tới lời thề đôi lứa:

"Tưởng người dưới nguyệt chén đồngTin sương luống những rày trông mai chờBên trời góc bể bơ vơTấm son gột rửa bao giờ cho phai."

Những lời thề nguyền đâu còn nữa, cái cây cầu trần thế mà Kiều và Kim Trọng phải bước qua thật là éo le. Nàng tưởng tượng cái cảnh Kim Trọng đang hướng về mình, đêm ngày đau đáu chờ tin mà uổng công vô ích "Tin sương luống những dày trông mai chờ". Trong nỗi nhớ ấy người đọc nhận ra một tâm trạng xót xa đau đớn. Nàng tự hứa "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai". Đó là tấm lòng thủy chung son sắt thề non ước biển của kẻ chung tình.

Tiếp đó, là Kiều nhớ tới cha mẹ. Nghĩ tới song thân Kiều vô cùng thương xót:

"Xót người tựa cửa hôm maiQuạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?Sân Lai cách mấy nắng mưa,Có khi gốc tử đã vừa người ôm"

Nàng nghĩ tới cái cảnh cha mẹ ngồi tựa cửa ngóng con lúc sáng sớm hay buổi chiều tà. Vậy mà vẫn bặt vô âm tín. Nàng xót xa lúc cha mẹ già yếu không có ai chăm sóc phụng dưỡng chăm nom. Tâm trạng nhớ thương vời vợi cùng với nỗi xót xa thể hiện sâu sắc tấm lòng hiếu thảo của nàng. Rất nhiều từ ngữ lấy từ điển cố cùng với từ ngữ dân gian vừa nói được thời gian xa cách, vừa nói đến sự tàn phai khốc liệt của thiên nhiên đối với con người. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm, phong cách cổ điển hài hòa với phong cách dân tộc tạo nên những vần thơ biểu cảm thể hiện một tâm trạng bi kịch, một cảnh ngộ đầy bi kịch của Kiều. Trong cảnh bình rơi trâm gãy Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng không nghĩ đến mình mà vẫn nhớ thương cha mẹ và người thân. Kiều thực sự là người tình thủy chung một người con hiếu thảo có tấm lòng vị tha đáng trân trọng.

Tám câu cuối, là cảnh xế chiều cảnh vật dễ làm cho con người buồn thương da diết:

"Buồn trông cửa biển chiều hômThuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xaBuồn trông ngọn nước mới saHoa trôi man mác biết là về đâuBuồn trông nội cỏ dầu dầuChân mây mặt đất một màu xanh xanhBuồn trông gió cuốn mặt duềnhẦm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"

Mỗi biểu hiện của cảnh vật bên bờ biển lúc này đều thể hiện một tâm trạng và một cảnh ngộ đáng thương. Nhìn cánh buồm thấp thoáng giữa biển khơi rồi dần dần khuất bóng "càng trông" lại càng thấy buồn, nàng liên tưởng tới cuộc đời nho nhỏ bơ vơ trơ trọi trên đất khách. Nhìn những cánh hoa tàn nát trôi giữa dòng nước lũ. Nàng tự hỏi rồi nó sẽ trôi về đâu về phương trời nào mà hoàn toàn vô định. Cánh hoa ấy hay chính số phận chìm nổi không có nơi nào neo đậu của số phận nàng Kiều. Nhìn nội cỏ dầu dầu trong không gian bao la, cái màu sắc ảm đạm thê lương ấy phản chiếu một nỗi đau tê tái của người con gái lưu lạc. Cuộc sống như mất hết ý nghĩa như cái sắc cỏ úa tàn kia mất dần sự sống. Rồi "ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi" trận cuồng phong của biển cả bắt đầu nổi lên, gió to sóng lớn hay chính lòng đố kị ghen ghét của thiên nhiên đang bủa vây lấy nàng. Phải chăng đây là điều mà Nguyễn Du đã dự báo những tai họa khủng khiếp giáng xuống đầu nàng. Càng lo âu Kiều càng hãi hùng và ghê sợ. Cứ thế, từ nhìn đến nghe, "buồn trông" đến bốn lân trong một điệp ngữ.

Tám câu thơ là một điệp khúc buồn được lặp lại qua sự thay đổi của từng cảnh vật. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, từ màu nhạt đến màu đậm, âm thanh từ tĩnh đến động nỗi buồn cũng từ "man mác" đến lo sợ hãi hùng Nguyễn Du đã từng kết luận:

"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầuNgười buồn cảnh có vui đâu bao giờ"

Đoạn thơ sử dụng rất nhiều câu hỏi tu từ, các từ láy các thành ngữ, ngôn ngữ độc thoại nội tâm, âm hưởng trầm buồn tạo nên một không gian nghệ thuật và cảm xúc nghệ thuật.

Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất Truyện Kiều. Ngòi bút của ông đi sâu vào từng ngõ ngách tâm tư sâu kín của nàng Kiều khiến người đọc thực sự rung động xót xa. Cảnh trong tình, tình trong cảnh cứ hòa quyện đan xen làm nổi bật chủ đề đoạn thơ. Bức tranh tâm trạng của người con gái họ Vương vì thế neo đậu mãi trong lòng người đọc.

  
26 tháng 2 2021

Mình cam ơn bạn nhiều nhoa

 

1/Viết đoạn văn làm rõ tâm trạng nhân vật: - Hai câu đầu: cảnh cánh buồm thấp thoáng trên cửa bể chiều hôm => Gợi lên trong lòng Kiều nỗi cô đơn, nhớ nhà. - Câu 3, 4: Cảnh hoa trôi giữa dòng nước chảy ẩn dụ cho thân phận chìm nổi của Kiều => Tâm trạng lo lắng của nàng trước tương lai mịt mờ. - Câu 5, 6: Cảnh nội cỏ rầu rầu và chân mây mặt đất cùng một màu xanh héo úa => nỗi chán ngán, vô vọng của Kiều trước cuộc sống tẻ nhạt, bế tắc - Câu 7, 8: Cảnh thiên nhiên dữ dội với gió cuốn mặt duềnh và tiếng sóng ầm ầm => Dự cảm về một tương lai đầy sóng gió. - Những đặc sắc nghệ thuật: + Bút pháp tả cảnh ngụ tình. + Phân tích được giá trị của các biện pháp nghệ thuật như từ láy, câu hỏi tu từ, điệp ngữ, hình ảnh mang nhiều tầng ý nghĩa.banh

 
4 tháng 9 2023

gợi ý à