Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chàng dũng sĩ Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích cùng tên để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ,sống một mình lủi thủi dưới gốc cây đa thật tội nghiệp.Chàng được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông nên rất tài năng.Thạch Sanh đã diệt con chằn tinh hung ác hãm hại dân lành,giết đại bàng độc ác rồi đẩy lùi quân mười tám nước khiến em rất khâm phục.Với lòng thương người anh bất chấp hiểm nguy xuống hang sâu đánh với đại bàng cứu công chúa và con vua Thủy Tề.Anh thật nhân đạo đã tha tội chết cho hai mẹ con Lí Thông nhiều lần hãm hại mình,đãi cơm cho quân mười tám nước ăn cho ấm bụng rồi lui binh.Thạch Sanh được cưới công chúa và lên nối ngôi thật xứng đáng.Em rất thích cung tên vàng,cây đàn thần và niêu cơm thần bé nhỏ của Thạch Sanh .Em mong mọi người đều có phẩm chất tốt đẹp như Thạch Sanh
Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta. Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng- trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước - tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư , lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo... của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.
Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.
Không cần chép mạng đâu
Lên google mà tra đó
Nhớ tích nhé!
Có một câu chuyện cổ tích mà em có thể thích. Đó là câu chuyện về "Ông Ba Mươi". Một lần kia, có một người đàn ông tên là Ông Ba Mươi. Ông Ba Mươi là một người rất tốt bụng và luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người xung quanh. Một ngày nọ, Ông Ba Mươi gặp một cậu bé đang khóc. Cậu bé nói rằng mình đã bị mất một số tiền quan trọng. Ông Ba Mươi không ngần ngại, ông đã giúp cậu bé tìm lại số tiền đó. Sau đó, Ông Ba Mươi còn giúp đỡ nhiều người khác trong làng. Mọi người đều biết đến Ông Ba Mươi là một người tốt và rất biết giúp đỡ người khác. Câu chuyện về Ông Ba Mươi nhắc nhở chúng ta về tình yêu thương và lòng nhân ái.
Trong các văn bản truyện đã học, em thích nhất nhân vật Thánh Gióng
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Ngày xưa, tại một làng nhỏ kia có một bà lão nhà nghèo, lại không có con cháu để tựa nương. Mỗi ngày, bà phải lặn lội, bắt ốc mò cua để làm kế sinh nhai.
Bữa nọ, bà bắt được một con ốc nhò rất xinh xắn. Vỏ ốc biêng biếc xanh với những đường vân đẹp chưa từng thấy. Ngắm ốc trên tay mãi, bà lão thương ốc quá, không muốn bán. Bà liền thả vào chum nước để nuôi.
Từ ngày có ốc trong nhà, bà bỗng nhận thấy có nhiều điều khác lạ. Ngoài đồng về, bà thấy nhà cửa của mình đã có ai quét dọn sạch sẽ. Trong chuồng, đàn lợn đã được ăn no nằm yên không kêu la như mọi bữa. Trong bếp, cơm nước cũng đã được nấu sẵn tinh tươm. Ngoài sau nhà, vườn rau cũng đã dọn sạch cỏ. Mấy hôm liền đều như thế. Bà lão rất kinh ngạc, quyết tâm sẽ rình xem ai tốt bụng đã giúp đỡ mình.
Hôm sau, bà vẫn ra đồng như mọi bữa. Nhưng giữa đường, bà quay lại, rón rén núp sau cánh cửa rình xem. Bỗng thấy một nàng tiên xinh đẹp từ trong chum nước bước ra. Liền đó, bà lão bí mật đập vỡ vỏ ốc rồi ôm lấy nàng tiên và dịu dàng bảo nàng:
- Con hãy ở lại đây với mẹ.
Thế là từ đó bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau. Hai người thương yêu nhau như hai mẹ con.
Tham Khảo :
Con người thông minh thì làm việc gì cũng dễ dàng vì họ nghĩ ra các phương pháp tốt và hiệu quả nhất để giải quyết những đề đó. Người thông minh nếu có nhân cách và đạo đức tốt thì sẽ trở thành những nhân tố giúp đất nước phát triển. Dân gian đã lưu truyền rất nhiều câu chuyện nói về người thông minh nhưng câu chuyện mà tôi ấn tượng nhất là câu chuyện "Em bé thông minh" sau đây tôi xin kể lại câu chuyện.
Ngày ấy, đất nước ta đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược, ở bên ngoài kia bọn giặc nhăm nhe xâm chiếm nước ta. Nhà vua lo lắng cho đất nước cho muôn dân thiên hạ nên đã cử một viên quan đi khắp đất nước để tìm người tài. Viên quan ấy đã đi khắp nơi, đến nhiều chỗ, gặp qua rất nhiều người và ra những câu hỏi hóc búa nhưng ông vẫn không tìm được người nào cả.
Một hôm ông đi qua một cánh đồng thấy hai cha con nọ đang đi cày ruộng ông đứng lại hỏi "Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?" đây là một câu hỏi khó bởi nào có ai đếm lại xem mình đã cày bao nhiêu đường, người cha loay hoay không biết trả lời làm sao thì đứa con đã của người nông dân kia đã hỏi ngược lại: Con sẽ trả lời câu hỏi của ngài nếu ngài cho con biết chính xác một ngày đường ngựa của quan đi được bao nhiêu bước? Viên quan nghe cậu bé hỏi vậy thì sửng sốt ông ngạc nhiên với tài năng của cậu bé ông nghĩ đây nhất định là thiên tài rồi và ông liền hỏi lại tên địa chỉ quê quán rồi về tâu lại với nhà vua.
Về đến cung ông đã kể lại chuyện này cho nhà vua nghe và ông khẳng định với nhà vua đây chính là nhân tài của đất nước. Nghe thấy viên quan khẳng định chắc nịch như thế vua mừng lắm, nhưng ông vẫn muốn thử tài năng của cậu bé nữa để xác minh lại. Vua liền hạ chỉ ban cho làng của cậu bé ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực và yêu cầu dân làng phải dùng số gạo ấy để nuôi trâu, một năm sau ba con trâu ấy phải đẻ thành chín con. Nếu không nộp đủ thì làng phải chịu tội". Thấy thế dân làng ai nấy đều lo lắng lắm vì trâu đực là sao mà đẻ được con, dân làng đã họp bàn rất nhiều lần nhưng vẫn không tìm được giải pháp. Cậu bé nghe được chuyện này liền thưa với cha: Cha ơi, đây chẳng phải lộc vua ban ư? cha hãy nói với dân làng ngả thịt hai trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người cùng ăn. Còn lại một trâu và thúng gạo cha xin làng bán để lấy lộ phí cho hai cha con ta vào cung. Nghe lời con nói người cha ra đình làng nói với làng cả làng sửng sốt nhưng không tìm được giải pháp nào nên đánh chấp nhận.
Ngày hôm sau, hai cha con bắt đầu lên đường để vào kinh, khi đã đến cổng vua, cậu bé bảo cha đứng ngoài đợi còn mình thì lẻn vào sân vua để khóc. Nghe thấy tiếng trẻ con khóc nhà vua liền sai lính ra đưa cậu bé vào hỏi "Thằng bé kia, có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc ầm ĩ, làm kinh động đến ta?" Nghe thấy vua hỏi cậu bé liền nói: "Thưa đức vua, sự tình là như vậy, mẹ con mất từ sớm mà cha thì mãi không chịu đẻ thêm em bé để cùng chơi đùa với con. Dám mong nhà vua hạ lệnh để cha con đẻ em cho con chơi". Vua nghe xong liền bật cười và nói: " Ngươi muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha chứ cha ngươi là đàn ông thì sao mà đẻ được" cậu bé nghe thấy thế liền đáp lại "Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!"
Trước cách ứng xử nhạy bén của cậu bé cả vua và chiều thần đều trầm trồ khen ngợi. Nhà vua chưa dừng ở đó ông vẫn muốn thử cậu bé thêm lần nữa. Hôm sau khi hai cha con đang ngồi ăn cơm thì sứ giả đến ông ta mang theo một con chim sẻ và bảo cậu làm ra ba mâm cỗ đầy. Em bé ngồi nghĩ một lúc và cậu đưa cho sứ giả một cây kim và bảo mang cây kim này đi rèn thành một con dao để sẻ chim.
Sứ giả về tâu với nhà vua và vua rất vui mừng vì đã tìm ra nhân tài liền ban thưởng cho hai cha con họ.
Nước láng giềng đang lăm le xâm lược nước ta nhưng chúng vẫn chưa hành động vì sợ nước ta có nhân tài nên chúng đã gửi sứ giả sang để thám thính. Sứ thần mang lên một vỏ ốc dài và một sợi dây đố dùng sợi dây xuyên qua ruột ốc. Câu hỏi của nước bạn của thật rất khó, các bá quan trong triều thử hết mọi cách nhưng không làm được. Không tìm được cách nhà vua liền sai sứ giả trở về quê cậu bé xem tìm được cách nào không đến nơi sứ giả trình bày câu chuyện cho cậu bé nghe và cậu bé bật cười và hát :
Tang tình tang, tình tính tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang
Tang, tình tang...
Và em bé bảo cứ làm theo cách đấy là được. Viên sứ giả vội về tâu với nhà vua cả triều đình vui sướng sứ giả nước láng giềng thán phục. Nhà vua đã phong cho em bé là trạng nguyên đưa vào cung để tiện hỏi han.
Nước ta từ xưa đến nay có rất nhiều người tài giỏi họ thông minh bẩm sinh nhưng cũng nhờ chăm chỉ học hỏi. Là thế hệ trẻ của tổ quốc chúng ta cần chăm chỉ học tập rèn luyện cố gắng trở thành người có ích cho đất nước.
Tham khảo :
Trong kí ức tuổi thơ của chúng ta thì không bao giờ quên được bộ phim hoạt hình Doraemon, và nhân vật mà em rất yêu thích đó là chú mèo máy Doraemon.
Doraemon là một cậu mèo máy vui tính, khá nhanh trí nhưng đôi lúc lại lẩm cẩm. Cậu ta mắc chứng ám ảnh sợ chuột, đặc biệt là chuột nhắt. Đó là do ở thế kỉ XXII, khi ngủ quên, cậu đã bị một con chuột gặm cụt mất đôi tai. Mỗi khi gặp chuột nhắt, cậu đều chạy trốn với tốc độ rất nhanh (129,3 km/giờ), nhiều khi sợ quá và bất tỉnh. Đặc điểm này của Doraemon đã gây ra nhiều điều rắc rối cho mọi người và Nobita cũng lợi dụng điều này để vòi vĩnh những bảo bối trong chiếc túi thần kỳ. Hàng ngày, Doraemon phải chăm sóc suốt ngày suốt đêm cho Nobita, không rời khỏi nhà dù là ai đó rủ cậu đi chơi, đến khi nào Nobita đi đâu đó không có ở nhà thì cậu mới được tự do, trong thời gian đó thì Mèo Ú sẽ tận dụng thời gian đi mua bánh rán hay đi trò chuyện với các cậu mèo hàng xóm và cậu cũng chăm sóc mấy bạn mèo hàng xóm, người làm cậu tốn công nhất là Nobita. Tuy tên của Doraemon không xuất phát từ bánh dorayaki nhưng loạt phim đã dựa trên sự giống nhau phát âm (dora-), thứ bánh này (các bản dịch tiếng Việt gọi là bánh rán) đã trở thành thức ăn mà Doraemon thích nhất. Bánh rán mà Doraemon thích là từ khi cô bạn gái Noramyako của cậu cho cậu ăn để an ủi, động viên, xua tan chuyện buồn điểm kém thời thế kỷ 22 Doraemon ra đời. Đây là thứ bánh truyền thống của Nhật Bản. Doraemon từng nói rằng nếu không được ăn bánh rán quá 3 ngày thì cậu sẽ không sống nổi, thường hay bứt rứt không yên. Chính vì thích bánh rán nên cậu thường được mời ăn để thuyết phục cậu mượn bảo bối nhất là Nobita. Trong các tập phim tranh Doraemon, ban đầu cậu thường từ chối Nobita khi cậu mượn bảo bối. Nhưng sau đó cậu đều đồng tình và cho mượn. Có điều là các bảo bối đều được Nobita sử dụng không đúng mục đích và thường có những cảnh như khoe Shizuka hay bị Jaian, Suneo tịch thu, sau đó gây ra các tình huống trớ trêu khiến cho phim Doraemon trở nên hấp dẫn.Trong những cuộc phiêu lưu, Doraemon luôn là vị cứu tinh của chúng bạn nhờ chiếc túi thần kì chứa đủ các bảo bối của thế kỉ 22 nhưng hơn cả đó là cậu có một tấm lòng nhân hậu,dũng cảm,luôn giúp đỡ bạn bè khi khó khăn. Vì là một Robot cao cấp của tương lai, nên Doraemon vẫn bị muỗi đốt, bỏng, cảm lạnh, buồn ngủ, đổ mồ hôi như con người thật để tiện chăm sóc và sống cùng trẻ nhỏ, Doraemon rất ghét mùa đông vì sợ lạnh và không thể chịu nổi thời tiết lạnh giá, hay cuộn tròn bên bàn sưởi, ôm lò sưởi và đắp chăn kín người.
Dù đã bao nhiêu năm trôi qua thì em vẫn thích chú mèo máy Doraemon.
#Tham_khảo!
Em đã xem rất nhiều phim hoạt hình của thế giới nhưng em vẫn ấn tượng với phim "Cô bé Lọ Lem". Nàng Lọ Lem trong phim thật xinh đẹp, dịu hiền và rất nết na. Cô nàng đã có quãng thời gian dài khổ cực để tìm tới một hạnh phúc trọn vẹn.
Lọ Lem thật xinh đẹp! Dáng người nàng nhỏ nhắn, dong dỏng cao. Khuôn mặt trái xoan, thanh tú nổi bật, nước da trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen láy, sáng long lanh ẩn dưới hàng lông mi uốn cong tự nhiên càng làm tăng vẻ quyến rũ của đôi mắt. Hàng lông mày lá liễu dài và cong càng làm tăng vẻ tự nhiên của đôi mắt quyến rũ ấy. Chiếc mũi dọc dừa cao điểm vẻ đẹp cho khuôn mặt của nàng.
Đôi môi mềm, đầy đặn, bóng như vừa được bôi một lớp son mỏng. Hàm răng trắng, đều đặn cứ lấp ló giữa hai vành môi, ẩn giấu một vẻ đẹp nền nã. Mái tóc đen, óng mượt xõa ngang vai.
Thường ngày Lọ Lem chỉ mặc một bộ đồ rách rưới, vá chằng vá đụp để lau dọn nhà cửa. Khuôn mặt của Lọ Lem xinh xắn vậy mà lại luôn bị lem luốc bởi cô phải quét dọn nơi xó nhà hay gác xép bẩn thỉu. Chính vì bộ dạng lem luốc nên cô mới bị gọi tên là Lọ Lem. Lọ Lem rất chăm chỉ, luôn dọn dẹp luôn chân luôn tay. Cô rất hay lam hay làm. Lọ Lem có tính nết thật tốt đẹp: hiền dịu, nết na, chăm chỉ - những đức tính, phẩm chất tốt đẹp nhất của người phụ nữ.
Cuộc đời của Lọ Lem có quãng đường dài thật gian khổ mới tìm được hạnh phúc đích thực. Để dẫn tới kết quả tốt đẹp đó là cả một câu chuyện dài. Thuở nhỏ, Lọ Lem sống rất vui vẻ cùng cha mẹ trong ngôi nhà rộng rãi, thoải mái. Bỗng nhiên, mẹ nàng lâm bệnh nặng rồi qua đời. Cha nàng lấy thêm vợ kế. Mụ mẹ kế đã có hai đứa con riêng trạc tuổi Lọ Lem.
Hai đứa con của mụ đứa thì gầy, đứa thì béo. Sau đó, cha của Lọ Lem bị tai nạn nên cũng qua đời. Sau khi ông mất, mụ mẹ kế bắt cô bé phải phục vụ và phục tùng hai mẹ con mụ. Những bộ đồ lộng lẫy, những đôi giày tuyệt đẹp và căn phòng trang hoàng lộng lẫy đã quá xa vời với Lọ Lem. Mụ mẹ kế chỉ cho Lọ Lem mặc những bộ đồ bỏ đi, vá chằng vá đụp và đôi giày thô kệch.
Mụ bắt cô phải làm lụng luôn chân luôn tay. Còn hai cô con riêng của mụ chỉ biết ăn chơi, lêu lổng, sống cuộc sống sung sướng mà lẽ ra Lọ Lem được hưởng. Lọ Lem xinh xắn chỉ được ở trên gác xép bụi bặm, bẩn thỉu, chứa đầy đồ cũ nát và cô có bạn là những chú chuột. Rồi một hôm, hoàng tử mở tiệc tiếp khách có mời cả mấy mẹ con mụ dì ghẻ và cả Lọ Lem nữa. Nhưng mụ chỉ sắm sửa, trang điểm cho mình và hai đứa con xấu xí. Mụ còn bắt Lọ Lem nhặt hạt đỗ tới trầy cả tay mà không được đi dự tiệc.
May có bà tiên giúp đỡ, cô đã có bộ đồ lộng lẫy, cổ xe tuyệt đẹp tới dự tiệc. Lọ Lem nhảy với hoàng tử tới sau mười hai giờ - giờ bà tiên dặn phải về nếu không phép màu sẽ bị biến mất. Cô vội vã đánh rơi chiếc giày làm hoàng tử đi tìm khắp nơi. Cuối cùng, hoàng tử đã tìm được chủ nhân của chiếc giày. Hoàng tử đã tìm thấy vị hôn thê của đời mình - Lọ Lem và cưới nàng về làm vợ. Cuộc sống của hai người rất hạnh phúc.
Trong các văn bản truyện đã học, em thích nhất nhân vật Thánh Gióng
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
OK CHƯ BẠN
Nhân vật lịch sử bạn muốn nhắc tới là ai nhỉ?
TRA GOOGLE LÀ DC MÀ BẠN :>
TUI SIU THÔNG MINH