Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyễn Tất Thành có lòng yêu nước nồng nàn, ước mong một ngày đồng bào thoát khỏi cảnh nô lệ, vì vậy Người quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
Năm 1911 Bác Hồ làm phụ bếp ở tàu Amiral Latouche Tréville của nước Phú Lãng Sa (Pháp)
Ngày 05/6/1911 tại Bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn - Gia Định (Nay là thành phố Hồ Chí Minh) người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành khi đó mới vừa tròn 21 tuổi đã lên chiếc tàu mang tên Amiral La Touche De Tréville, lên đường sang Pháp với tên gọi Văn Ba để học hỏi những điều mà ông cho là "tinh hoa và tiến bộ" từ các nước phương Tây nhằm thực hiện công cuộc giải phóng Việt Nam khỏi ách thuộc địa của Thực dân Pháp.
Khi rời Bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm một con đường mới cho cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc, người thanh niên Nguyễn Tất Thành chỉ nung nấu một ý chí với quyết tâm cháy bỏng đó là: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.
Nguyễn Ái Quốc đã đi qua gần 30 nước ở châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và Người đã rút ra kết luận là chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ cho giai cấp công nhân và nhân dân ở các nước chính quốc cũng như thuộc địa. Cũng từ đây, Người đã tìm đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp cuối năm 1920 và đi đến kết luận quan trọng: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản và rằng “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức, bóc lột và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.
Thời gian từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và “Đường Kách Mệnh”, Người đã chuẩn bị cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 03/02/1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản thành một đảng thống nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội thành lập Đảng.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu một bước ngoặc vĩ đại của cách mạng Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối chính trị, về con đường cứu nước, cứu dân, thống nhất đất nước, thoát khỏi ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến, thoát khỏi bần cùng, đói nghèo và lạc hậu.
Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, năm 1941 Người về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công; ngày 02/9/1945, Người đã đọc Bản Tuyên ngôn độc lập; khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; minh chứng cho sự lãnh đạo tài tình, đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập rèn luyện.
Ngày 23/9/1945 với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa thực dân Pháp đã quay trở lại nước ta, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chi Minh đã phát động toàn quốc kháng chiến với quyết tâm: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. mà đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, ngày 07/5/1954.
Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng, kết thúc 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, chấm dứt chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, giang sơn thu về một mối, hai miền Nam - Bắc sum họp một nhà, đưa cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một trong những trang sử chói lọi nhất của lịch sử dân tộc và có tính chất thời đại sâu sắc, mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử nước ta - Kỷ nguyên của một nước Việt Nam độc lập, thống nhất.
Từ 1975 đến nay, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; dưới sự lãnh đạo của Đảng, qua 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã giành được những thắng lợi to lớn và có ý nghĩa quan trọng: tính đến cuối năm 2019 tăng trưởng kinh tế nước ta đạt 7,02%, thu nhập bình quân của người Việt 2880 USD, tuổi thọ người Việt đạt 73 tuổi, 63/63 tỉnh, thành phố đã đạt phổ cập trung học cơ sở....7/6/2019 192/193 nước bầu Việt Nam là Ủy viên không thướng trực Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021, tính đến 01/6/2020 chúng ta đã chống chọi thành công đại dịch Covid19 khi chữa khỏi 279/328 bệnh nhân, chưa có bệnh nhân nào tử vong và đa số bệnh nhân là người nhập cảnh từ nước ngoài về, thành công đó so với 6 triệu người trên thế giới nhiễm và hơn 367 nghìn người tử vong để thấy sự thành công đáng tự hào của chúng ta.
Từ chuyến đi lịch sử của 109 năm về trước, Bác Hồ đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, hơn 90 năm qua, hoạt động của Đảng ta đã làm cho đất nước, con người Việt Nam thay đổi hoàn toàn, từ một xã hội lầm than, vươn lên một xã hội tươi sáng; Đảng tin dân, biết dựa vào dân; dân tin Đảng và kiên quyết đi theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; ngày nay vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng lên, đây là một cơ hội để đất nước Việt Nam vững tin tiến bước trong thời kỳ hội nhập Quốc tế và cũng là một kỳ vọng của nhân dân vào Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ xây dựng nước Việt nam hướng đến mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
trên mạng
- Vì tất cả các con đường cứu nước trước đó đều đã thất bại.
- Nguyễn Tất Thành khâm phục các anh hùng đi trước nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ. Vì vậy, Người tìm một con đường cứu nước mới.
- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước đường Trường Sơn là tuyến giao thông quân sự chính chi viện sức người, vũ khí, lương thực, của cải…cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam.
- Đường Trường Sơn là biểu tượng cho ý chí quyết thắng của dân tộc Việt Nam.
Tham khảo:
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, đường Trường Sơn là tuyến giao thông quân sự chính chi viện sức người, vũ khí, lương thực, của cải…cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam.
Đường Trường Sơn là biểu tượng cho ý chí quyết thắng của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
TK
Ý nghĩa của đường Trường Sơn đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta:
Là tuyến giao thông quân sự chính chi viện sức người, vũ khí, lương thực, của cải…cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam.Đường Trường Sơn là biểu tượng cho ý chí quyết thắng của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.Câu1: Các phong trào yêu nước tiêu biểu như: Phong trào Cần Vương do các văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo, diễn ra sôi nổi trong cả nước và kéo dài hơn 10 năm từ 1885 đến 1896; các cuộc nổi dậy chống quân xâm lược ở các vùng địch chiếm đóng, tiêu biểu như: khởi nghĩa Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, Nguyễn Hữu Huân
Câu:23/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo nhân dân cả nước đứng lên chống thực dân, đế quốc, giành độc lập cho dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cao trào cách mạng diễn ra trên khắp cả nước với khí thế sôi nổi.
1911
Bác rời bến cảng nhà rồng đi tìm đường cứu nước vào năm 1911