Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các yếu tố cần xem xét | Dấu hiệu nhận biết yếu tố của truyện ngụ ngôn trong Chân, tay, tai, mắt, miệng |
Đề tài | Bài học về tinh thần đoàn kết, sống trách nhiệm, biết thấu hiểu. |
Sự kiện, tình huống | Sự tị nạnh, so bì, hơn thua của Chân, Tay, Tai, Mắt với lão Miệng. |
Cốt truyện | Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai khó chịu với lão Miệng chỉ ăn không làm nên đã bàn nhau đình công để lão Miệng không có gì ăn. |
Nhân vật | Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng |
Không gian, thời gian | - Không gian: trên cơ thể con người. - Thời gian: Không xác định cụ thể. |
Bức thông điệp gợi ra trong em từ đoạn trích là: dù có đi xa đến đâu, con người cũng không bao giờ quên quê hương. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất, là nơi lưu giữ những ký ức đẹp đẽ nhất của tuổi thơ. Dù có bao nhiêu khó khăn, gian khổ, con người cũng luôn hướng về quê hương, mong muốn được trở về một ngày nào đó.
Trong đoạn trích, ông lão kể cho thằn lằn nghe về quê hương của ông. Ông kể về mưa, gió, ốc sên, tắc kè... Những con vật bình dị, thân thuộc ấy đã gợi lại trong ông những ký ức đẹp đẽ về tuổi thơ. Ông cũng kể về những khó khăn, gian khổ mà ông đã phải trải qua khi đi xa quê hương. Nhưng dù có khó khăn đến đâu, ông vẫn không bao giờ quên quê hương.
Bức thông điệp của đoạn trích là một lời nhắc nhở con người hãy luôn hướng về quê hương, dù có đi xa đến đâu. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, là nơi có những người thân yêu nhất, là nơi lưu giữ những ký ức đẹp đẽ nhất của tuổi thơ.
Tham khảo!
- Có thể rút ra những bài học sau:
+ Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh. Sự thiếu hiểu biết kết hợp với thói kiêu ngạo, huênh hoang không chỉ gây rạn nứt những mối quan hệ tốt đẹp mà còn dễ dẫn đến thất bại cho bản thân, thậm chí có thể phải trả bằng cả tính mạng.
+ Nếu không biết tường tận, thấu đáo về một sự vật, hiện tượng hay một vấn đề nào đó thì không nên đưa ra những đánh giá chủ quan, hồ đồ.
+ Thế giới vốn rất rộng lớn, phong phú và có những bí ẩn mà dù cả đời người cũng chưa chắc tìm hiểu, khám phá được hết. Do đó, để mở mang vốn hiểu biết của bản thân, chúng ta cần khiêm tốn, học hỏi không ngừng.
- Bài học chính của câu chuyện là khuyên mọi người không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác, cố chấp, suy nghĩ thiển cận, không chịu mở rông, nâng cao hiểu biết của bản thân.
Trong thực tế cuộc sống, em đã từng ghen tị, so bì với người khác tương tự các nhân vật ở truyện ngụ ngôn này. Em hay so bì với chị gái về những công việc nhà mẹ giao cho hàng ngày.
- Tình huống: một ngày được nghỉ, nhân vật tôi đạp xe sang thăm Chúp ở bên kia bờ Cửu Long Giang.
- Địa điểm: miền Nam
- Thời gian: buổi trưa
1. Đom Đóm và Giọt Sương
a. Đề tài: cách ứng xử với giá trị riêng của mỗi cá nhân.
b. Cốt truyện
(1)Một đêm bầu trời đầy sao sáng, Đom Đóm bay ra ruộng để bắt Rầy Nâu và hóng gió.
(2) Đom Đóm gặp cô bạn Giọt Sương xinh đẹp đang đung đưa trên lá cỏ liền bay đến gần và thấy cô bạn càng thêm lung linh tỏa sáng.
(3) Đom Đóm cất lời khen ngợi Giọt Sương, nhưng cô nàng đã khiêm tốn cho rằng Đom Đóm mới là người đẹp nhất vì Đom Đóm sáng lên được từ chính bản thân mình.
(4) Đom Đóm cảm ơn những lời khen tặng của Giọt Sương rồi hai người bạn chào tạm biệt để Đom Đóm tiếp tục bay đi làm nhiệm vụ bắt Rầy Nâu hại lúa.
c. Tình huống: Cuộc gặp gỡ, trò chuyện tình cờ giữa Đom Đóm và Giọt sương trên cánh đồng lúa đêm.
2. Chú lừa thông minh
a. Đề tài: trí tuệ trong cuộc sống.
b. Cốt truyện
(1) Con lừa của bác nông dân bị sa xuống một chiếc giếng cạn.
(2) Bác nông dân tìm mọi cách để cứu con lừa lên nhưng không được.
(3) Bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng và gọi người tới lấp miệng giếng.
(4) Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình và kêu gào thảm thiết.
(5) Khi không còn nghe tiếng kêu la của lừa, bác nông dân tò mò cúi xuống xem thử thì kinh ngạc thấy lừa đang dồn đất sang một bên.
(6) Mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người.
c. Tình huống: Chú lừa bị sẩy chân rơi xuống giếng không cứu lên được nên người nông dân quyết định chôn sống nó dù cho chú lừa kêu gào thảm thương.
3. Mèo ăn chay
a. Đề tài: ứng xử giữa những kẻ đối địch.
b. Cốt truyện:
(1) Con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn giả tu hành, ăn chay, không sát sinh để lừa đàn chuột trong nhà.
(2) Ban đầu, đàn chuột nửa tin nửa ngờ, nhưng mấy ngày sau vẫn thấy mèo già ngồi niệm Phật và chỉ ăn rau, không còn vồ chuột nên từ đó đàn chuột thoải mái đi lại nhởn nhơ cạnh mèo già mà không lo bị ăn thịt.
(3) Một buổi tối, cả đàn chuột lại xếp hàng một đi qua chỗ mèo già ngồi để vào hang nhưng đã bị mèo vồ nuốt chửng con chuột đi cuối cùng.
(4) Con chuột đầu đàn nghi là mèo già vồ bắt mất môt con trong đàn nên đã thử đi ở cuối cùng xem sự thể ra sao và bị mèo già vồ bắt nuốt chửng, chỉ kịp kêu lên một tiếng báo cho cả đàn.
(5) Từ đó lũ chuột luôn nhắc rằng chớ có bao giờ tin những kẻ độc ác giả nhân giả nghĩa mà thiệt mạng.
c. Tình huống: Con mèo già yếu không tự vồ được chuột nữa nên đã giả tu hành để lừa đàn chuột mất cảnh giác tự dâng mạng đến cho mình.
4. Câu chuyện bó đũa
a. Đề tài: ứng xử (đoàn kết) giữa người thân trong gia đình.
b. Cốt truyện
(1) Ngày xưa, ở một gia đình nọ có hai anh em còn nhỏ rất hòa thuận nhưng khi trưởng thành thì lại hay va chạm, cãi cọ.
(2) Một hôm, người cha gọi hai người con và cả dâu, rể đến treo thưởng một túi tiền nếu ai bẻ gãy được bó đũa.
(3) Bốn người con không ai bẻ nổi bó đũa.
(4) Người cha cởi bó đũa rồi bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
(5) Từ chuyện về bó đũa, người cha dạy bảo các con phải đoàn kết thì mới có sức mạnh.
c. Tình huống: Người cha buồn phiền vì các con không hòa thuận nên đã đặt ra một thử thách yêu cầu các con từng người phải bẻ gãy một bó đũa.