loading...
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2023

Đầu tiên, chúng ta cần chuẩn bị mẫu và môi trường để thực hiện. Tiếp theo, chúng ta sẽ bắt tay vào công cuộc nuôi cấy. Bước cuối cùng , chúng ta sẽ thu nhận sản phẩm.

8 tháng 2 2023

*Các giai đoạn chung trong quy trình công nghệ tế bào động vật:

 

Giai đoạn 1: Chuẩn bị 

Giai đoạn 2: Nuôi cấy

Giai đoạn 3: Thu nhận sản phẩm

 

8 tháng 2 2023

 Đầu tiên xạ khuẩn sẽ tạo ra những sợi khí sinh. Những sợi này xoắn lại hình thành bào tử. Bào tử được giải phóng ra ngoài môi trường. Bào tử nảy mầm thành sợi cơ chất. Sợi cơ chất tiếp tục phát triển đến khi trưởng thành rồi lại lặp lại cứ như thế

8 tháng 2 2023

giúp mik

3 tháng 2 2023

1. Cho biết các tế bào dùng trong nuôi cấy đơn lớp có đặc tính như thế nào?

=> Các tế bào dùng trong nuôi cấy đơn lớp có đặc tính bám dính hình thành đơn lớp tế bào.

 2. Lấy ví dụ về tế bào trong cơ thể được sử dụng trong nuôi cấy đơn lớp.

=> Ví dụ: nuôi cấy tế bào gan

4 tháng 2 2023

Tế bào dùng trong nuôi cấy đơn lớp có đặc tính là có schizont hoặc tế bào giữ nguyên, có khả năng tăng trưởng và chia tách một cách đồng nhất trong môi trường nuôi cấy.

Ví dụ về tế bào trong cơ thể được sử dụng trong nuôi cấy đơn lớp là tế bào chứa insulin trong các chuỗi nuôi cấy đơn lớp cho sản xuất insulin.

12 tháng 4 2023

- Cũng giống như cơ chế chung của các virus khác, virus HIV cũng bám vào tế bào chủ nhờ các gai glycoprotein và để bám vào được tế bào chủ thì cần có sự tương tác đặc hiệu chìa khóa- ổ khóa với thụ thể tế bào chủ.

- Các gai glycoprotein của HIV có chức năng giúp HIV liên kết được với các thụ thể đặc hiệu trên các tế bào đặc cầu của hệ miễn dịch của người ( tế bào bạch cầu T4, đại thực bào) để xâm nhập vào tế bào đó.

- Bởi vì gai Glycoprotein và protein mặt ngoài của HIV chỉ thích hợp để bám vào các thụ thể trên bề mặt của tế bào miễn dịch. HIV gắn với thụ thể CD4 trên bề mặt tế bào, sau đó liên kết với một thụ thể khác.

- Khi đã liên kết được với cả hai thụ thể này, HIV sẽ xâm nhập vào tế bào và bắt đầu quá trình sao chép và lây nhiễm bên trong tế bào.

4 tháng 2 2023

Bởi vì:

-Gram âm thì có màng ngoài nhưng Gram dương thì không.

-Gram âm thì có axit teicoic còn Gram dương thì không.

-Gram âm thì có khoang chu chất còn Gram dương thì không.

-Gram âm thì có lớp peptiđôglican mỏng còn Gram dương thì dày.

4 tháng 2 2023

Đặc biệt ở (-) thứ tư, vì chất peptiđôglican có thể giữ màu tím kết tinh trong tế bào chất.

- Cồn iodine không được coi là chất kháng sinh.

Chúng không được coi là chất kháng sinh bởi có những hạn chế khi đưa vào cơ thể người như sau: 

- Chúng tiêu diệt vi sinh vật có hại trong cơ thể nhưng cũng tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật có lợi. 
- Chính khả năng sát trùng mạnh, có tính phá hủy các chất hữu cơ, đặc biệt là da.

11 tháng 2 2023

Không được vì khi chúng xâm nhập vào cơ thể chúng ta thì vi khuẩn sẽ cực kì có lợi và dần dần chúng ta sẽ suy yếu đi.

8 tháng 11 2023

Số phân tử năng lượng được tạo ra ở mỗi giai đoạn trong hô hấp tế bào:

- Giai đoạn đường phân tạo ra 2 ATP.

- Giai đoạn oxi hoá pyruvic acid và chu trình Krebs tạo ra 2 ATP.

- Giai đoạn chuỗi truyền electron tạo ra 28 ATP.

→ Nhận xét: Trong 3 giai đoạn, chuỗi truyền electron tạo ra nhiều ATP nhất, giai đoạn 1 và 2 của hô hấp tế bào chỉ tạo ra 4 ATP. Như vậy, trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng được giải phóng dần qua từng giai đoạn. 

18 tháng 3 2024

Trình bày 4 thành tựu công nghệ tế bào thực vật, nêu ví dụ cụ thể?

1. Nuôi cấy mô tế bào:

a. Thành tựu: Phương pháp nuôi cấy mô tế bào đã đem lại nhiều thành tựu trong nông nghiệp và lâm nghiệp. Nó cho phép nhân nhanh số lượng lớn cây quý hiếm có thời gian sinh trưởng chậm và cây kháng bệnh virus và nhiều bệnh khác.

b. Ví dụ: Nuôi cấy mô tế bào của cây lúa giúp tạo ra giống lúa chống chịu bệnh và tăng năng suất [1].

2. Kỹ thuật lai tế bào sinh dưỡng:

a. Thành tựu: Kỹ thuật lai tế bào sinh dưỡng giúp tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng phương pháp tạo giống thông thường không thể tạo ra.

b. Ví dụ: Tạo ra cây pomato, một loại cây có khả năng ra quả như cà chua và ra củ như khoai tây [1].

3. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh:

a. Thành tựu: Kỹ thuật nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh giúp tạo ra các cây có kiểu gene đồng hợp tử về tất cả các gene, đem lại nhiều lợi ích trong công tác tạo giống cây trồng.

b. Ví dụ: Nuôi cấy hạt phấn của cây ngô để tạo ra giống ngô có khả năng chống chịu sâu bệnh và tăng năng suất [1].

4. Công nghệ di truyền tạo ra cây biến đổi gen:

a. Thành tựu: Công nghệ tế bào thực vật kết hợp với công nghệ di truyền đã tạo ra giống cây biến đổi gen hay cây chuyển gen, nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.

b. Ví dụ: Tạo ra cây đậu tương biến đổi gen có khả năng chịu được thuốc diệt cỏ và tăng năng suất [1].

Trình bày 4 thành tựu công nghệ tế bào động vật, nêu ví dụ cụ thể?

1. Nhân bản vô tính vật nuôi: Nhân bản vô tính là quá trình tạo ra các bản sao giống hệt nhau của một cá thể từ một tế bào duy nhất.

-Thành tựu nổi bật trong lĩnh vực này là quá trình nhân bản cừu Dolly vào năm 1996 [1]. Đây là lần đầu tiên trên thế giới một con vật được nhân bản thành công từ một tế bào duy nhất. Ở Việt Nam, thành tựu nhân bản vô tính đầu tiên là con lợn Ỉ, được nhân bản bởi các nhà khoa học ở Viện Chăn nuôi [1].

2. Liệu pháp tế bào gốc: Liệu pháp tế bào gốc là phương pháp sử dụng tế bào gốc để chữa trị các bệnh. Tế bào gốc có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau, do đó có tiềm năng trong việc chữa trị các bệnh ung thư và các bệnh di truyền.

-Hiện nay, liệu pháp tế bào gốc đã được ứng dụng trong lĩnh vực chữa trị một số bệnh ung thư ở người [1].

3. Liệu pháp gene: Liệu pháp gene là một kỹ thuật sử dụng gen để điều trị và ngăn ngừa bệnh tật. Kỹ thuật này có khả năng chèn gen vào tế bào của người bệnh để điều trị bệnh.

-Ví dụ, một phương pháp trong liệu pháp gene là thay thế một gen bị đột biến gây bệnh bằng một bản sao khỏe mạnh bình thường của gen. Mặc dù phương pháp này tiềm năng trong việc điều trị các bệnh di truyền, nhưng hiện tại nó chỉ được sử dụng cho các bệnh di truyền do hỏng gene nhất định và phải thuộc loại tế bào phân chia liên tục suốt đời [1].

4. Nhân bản phôi: Nhân bản phôi là quá trình tạo ra một con vật từ một phôi thai hoặc một tế bào phôi.

- Thành tựu nổi bật trong lĩnh vực này là quá trình nhân bản khỉ rhesus vào năm 2018. Đây là lần đầu tiên một con khỉ được nhân bản thành công từ một phôi thai [1].

18 tháng 1 2023

Vi khuẩn muốn phát triển và sinh sôi thì phải trải qua quá trình thích ứng và thời gian sinh sôi trong môi trường mới , nên ở pha tiềm phát thì tỉ lệ các tế bào vẫn giữ nguyên do là cơ chế chọn lọc , lọc ra các tế nào khỏe mạnh sinh sôi , vi khuẩn không thích ứng sẽ chết . Sau đó sẽ đến bước tiếp theo 

# Kiến thức có hạn , nếu sai xin tạ tội ẹ !

18 tháng 1 2023

Bởi vì pha này, khi quần thể vi khuẩn mới được bổ sung chất dinh dưỡng, chúng cần thời gian để thích nghi với môi trường, nên số lượng chưa tăng, mật độ quần thể chưa thay đổi. Tại pha luỹ thừa, pha này khi đã quen với môi trường, vi khuẩn phát triển số lượng tăng theo cấp số nhân, số lượng tăng dẫn đến mật độ dày đặc và nhiều hơn. Ở đây có nghĩa là vi khuẩn cần một thời gian thích nghi với môi trường sinh trưởng, khi đủ tương khớp nó mới sinh sản và nhân nhanh chóng các thế hệ.

23 tháng 3 2023

- Hình thức nhân đôi:

+ Có ở cả sinh vật nhân sơ và nhân thực.

+ Phân tử DNA của tế bào mẹ nhân đôi, tế bào kéo dài ra, tách thành hai phần bằng nhau và tạo thành hai cơ thể con.

- Hình thức bào tử vô tính:

+ Có ở cả sinh vật nhân sơ và nhân thực.

+ Bào tử khi gặp điều kiện thuận lợi mới nảy mầm tạo thành cơ thể mới.

+ Ở sinh vật nhân sơ: ADN nhân đôi nhiều lần, sợi sinh khí kéo dài và cuộn lại hình thành dãy các bào tử, mỗi bào tử chứa 1 ADN.

+ Ở sinh vật nhân thực: Tế bào nguyên phân nhiều lần tạo các bào tử độc lập.

- Hình thức nảy chồi:

+ Có ở sinh vật nhân thực.

+ Bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ nhân đôi, tạo thành hai nhân. Tế bào mẹ mọc thành u lồi, một nhân và tế bào chất di chuyển vào u lồi tạo thành chồi. Chồi có thể dính liền với cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn hoặc tách ra tạo thành cơ thể mới.

- Hình thức bào tứ hữu tính:

+ Có ở sinh vật nhân thực.

+ Có sự giảm phân để tạo các giao tử khác giới và kết hợp của hai loại giao tử để tạo cơ thể mới.