Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha em:
Nguồn: Hoidap247
Ngày xửa ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo, lại hiếm muộn. Đến tuổi già, bệnh tật hành hạ, việc lao động trở nên quá sức. Hai ông bà đành vay thóc lúa của một gia đình giàu có trong làng để có cái mà ăn. Người trong làng biết ông bà sẽ không thể nào trả lại được số nợ đó, vì sức khỏe không còn thì làm sao làm lụng mà trả nợ. Ông bà lại không có con cháu, nên cũng không có ai để thay ông bà trả nợ. Với người Tây Nguyên, nợ nần đã là một nỗi nhục, thêm việc tuyệt đường tôn tử lại càng xấu hổ hơn. Bởi dân làng quan niệm rằng, vợ chồng đã sống không tốt, hoặc kiếp trước đã giết người nên kiếp này bị các Yang trừng phạt, không cho sinh được con cái. Từ đó, dân làng cứ ngày càng xa lánh họ.Thấy mình oan ức, vì cả đời sống lương thiện, người chồng bèn đến bên sườn núi cắt cổ con gà, khui cái ché rượu tế các Yang, xin các Yang phù hộ cho được con cái. Ông tế liền 7 ngày 7 đêm. Các Yang thấy ông có lòng thành thì rủ lòng thương. Vì vậy, dù đã đến tuổi gần đất xa trời nhưng vẫn giúp cho ông bà có được một đứa con gái.
Ngày sinh con, ông bà mừng rỡ, tạ ơn các Yang. Hôm sau, ông bà làm lễ Pơ-răp Yun (lễ đặt tên con) và đặt tên đứa bé là K'Niê.Nhưng buồn thay, đứa bé tuổi vừa được vài mùa rẫy thì ông bà qua đời. Gia đình nhà giàu kia đến bắt K'Niê về làm người ở để trừ nợ. Vì cha mẹ nợ thóc lúa, nên ngoài những việc dành cho con gái như lấy củi, hái rau, gánh nước, giã gạo... thì đến mùa làm rẫy, K'Niê bị bắt ra rẫy cày cấy như đàn ông. Cái rẫy của người chủ sau nhiều năm gieo trồng, nay đã cằn cỗi, đất cứng như đá, nắng rọi cháy da cháy thịt, cỏ dại mọc cũng không nổi. Một ngày nọ mệt quá, K'Niê nằm trên khoanh rẫy cằn cỗi ngủ thiếp đi, và không bao giờ thức dậy nữa.Cô gái đã chết.
Đêm hôm đó, K'Niê báo mộng đến chủ nhà, bảo rằng đừng chôn cất cô về nghĩa trang của làng. Hãy lập mộ cô ngay giữa khoanh rẫy, và cô sẽ trả nợ cho họ. Chủ nhà nghe theo.Ít lâu sau, từ nấm mộ cô mọc lên một loại cây. Giữa rẫy hoang cằn cỗi, cây vẫn xanh tươi, lớn rất nhanh, thân cây thẳng đứng mạnh mẽ, cành lá xum xuê tỏa bóng mát, mặc trên trời nắng gắt, dưới đất khô cằn. Nhờ bóng mát che chở, những mùa rẫy sau cánh đồng trở lại tươi tốt, thóc lúa bội thu. Người chủ không những đã thu gom đủ thóc lúa cho vợ chồng nghèo kia vay trong nhiều năm, mà còn có dư để đem cho người nghèo khác trong làng.Dân làng bèn đặt tên cho cây ấy là cây K'Niê. Người Ê Đê chúng tôi gọi là Kyao K'Niê.Từ đó, người Tây Nguyên không bao giờ chặt phá cây K'Niê. Nếu cây mọc giữa rẫy, dân làng vẫn giữ nguyên đó, vì niềm tin rằng đó là nơi trú ngụ của thần linh, của linh hồn người đã khuất. Người ra rẫy cũng vì thế mà được nhờ bóng mát sau những giờ phơi mình ngoài nắng cháy.
Xưa kia, người đi làm rẫy nếu chẳng may bị no hơi, đầy bụng thì chỉ cần lấy lá K'Niê nấu nước, uồng vài ngụm là khỏi. Nặng hơn, nếu bị sốt rét rừng, thứ bệnh mà dân làng xưa kia tin rằng là do bị ma ám, ma nhập... thì cũng uống nước nấu cây K'Niê để chữa. Dân làng đã khỏi, và tin đó là sự linh thiêng của cô bé K'Niê. Ngày nay, các nhà khoa học đã biết chiết xuất thuốc chống sốt rét từ cây K'Niê.
1. Những thể loại dân gian nào trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1
Truyện cười, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn
2. Truyện Sự tích Hồ Gươm ( truyện truyền thuyết) nội dung:
- Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo tàn
- Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn, ban đầu thế của yếu, lực mỏng nên thường gặp nhiều khó khăn
- Lạc Long Quân quyết định cho nghĩa quân và chủ tướng mượn gươm thần diệt giặc
- Một người đánh cá tên Lê Thận kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ phát hiện ra đó là lưỡi gươm
- Lê Lợi trong một lần bị giặc đuổi, đã bắt được chuôi gươm nạm ngọc mang tra vào lưỡi gươm nhà Lê Thận thì vừa như in
- Từ khi có gươm thần, nghĩa quân bách chiến bách thắng
- Khi đất nước thái bình trong một lần vua dạo ở hồ Tả Vọng thì rùa nổi lên xin lại gươm thần, nhà vua trao gươm thần cho rùa vàng. Từ đó, hồ có tên hồ Hoàn Kiếm.
3. Truyền thuyết trên giống với truyện dân gian trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1 đã học
4. Ngoài những truyện dân gian đã học quê em còn có lễ hội chơi đu, đấu vật độc đáo…
5. Kể lại truyện dân gian mà em yêu thích (Kể chuyện Thánh Gióng)
Ngày nhỏ em thường nghe bà kể chuyện cổ tích và truyền thuyết, câu chuyện Thánh Gióng để lại cho em nhiều ấn tượng hơn cả. Truyện kể rằng khi có giặc Ân xâm lược bờ cõi, ở làng Gióng có cậu bé Gióng lên ba chưa biết nói, biết cười. Khi nghe thấy sứ giả liền bật dậy xin mẹ mời sứ giả vào. Gặp được sứ giả cậu nhờ sứ giả về tâu với vua rèn cho cậu ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để cậu đi đánh giặc. Gióng được bà con nuôi lớn, tới khi sứ giả mang vũ khí tới Gióng mặc áo, đội mũ giáp sắt, cưỡi ngựa sắt xông thẳng vào quân thù mà đánh. Đang đánh giặc bỗng nhiên gậy sắt gãy, cậu bèn nhổ bụi tre ven đường quật túi bụi quân giặc. Cuối cùng giặc tan, Gióng lên đỉnh núi Sóc Sơn, cởi bỏ áo giáp sắt, ngoái đầu nhìn quê hương rồi cùng ngựa bay trời. Để tỏ niềm yêu mến với vị anh hùng trẻ tuổi này, nhân dân ta suy tôn cậu là Thánh Gióng, lập đền thờ ở nhiều nơi để tưởng nhớ.
II. Hoạt động trên lớpTrao đổi với các bạn về nội dung chuẩn bị, từ đó khắc phục những hạn chế có trong bài
Thảo luận, tìm ra nội dung độc đáo nhất trình bày trước lớp
Xác định ý nghĩa của trạng ngữ trong những câu sau:
a, Nhà bên, cây cối trong vườn trĩu quả.
b, Con chó nhà tôi chết bởi ngộ độc thức ăn.
c, Tôi tiến bộ nhờ sự giúp đỡ của anh.(ko có ?)
d, Một cây súng Mát với ba viên đạn, Kơ Long bám gót giặc từ sáng đến trưa.
a. Nhà bên: TN chỉ nơi chốn
b. Bởi ngộ độc thức ăn: TN chỉ nguyên nhân kết quả
c. Nhờ sự giúp đỡ của anh: TN chỉ phương tiện, cách thức
d. Từ sáng đến trưa: TN chỉ thời gian
a) xưng hô trò chuyện với vật như với người
b) dùng những hoạt động tâm trạng của người để nói về vật
câu 1 a)
BPTT nhân hoá : Ngọn đèn đứng gác
Tác dụng: Tác giả ví ngọn đèn như là 1 người lính canh gác, không sợ mưa và gió mà vẫn đứng gác
câu 1b)
BPTT nhân hoá : Rễ mày uống nước đâu?
tác dụng câu văn thâm sinh động tác động cho câu sau;Uống nước nguồn miền Bắc
câu 1c)
BPTT nhân hoá : Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi : [...].
tác dụng : Làm cho câu văn trở nên sinh động hơn, làm cho hình ảnh chị cốc trở nên sống động và đẹp hơn, hấp dẫn người đọc.
câu 1 d và g là chung nhé bn
2 Biện pháp tu từ so sánh "tựa mũi tên nhọn", "như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không"
Tác dụng: miêu tả chân thực, sinh động trạng thái của những chiếc lá khác nhau, giúp người đọc hình dung rõ ràng và cụ thể hơn Biện pháp tu từ nhân hóa qua các hình ảnh, chi tiết như: có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng, một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ, cố gượng ngoi đầu lên, âu yếm, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại, như sợ hãi ngần ngại rụt rè Tác dụng: diễn tả chân thực sinh động câu chuyện của mỗi chiếc lá, giúp cho người đọc có cảm giác chúng tựa như những con người có những câu chuyện sinh động, tâm tư và đời sống khác nhau