K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2018

Em thấy vui như tết vậy !

16 tháng 12 2018

Cảm xúc:

Vui ko tả nổi nên ko tả dc nhưng mà đang tả là ko tả dc

Hok tốt nhé

25 tháng 1 2018

Cố lên đội tuyển đá bóng VN

25 tháng 1 2018

Từ lâu r bn bây giờ ms bt ak ...

24 tháng 1 2019

đúng vậy đó

Việt Nam vô địch mà

Chuẩn đéo pk chỉnh!!!!hahaha ,số phân Nhật Bổn là sinh ra để thua nhục  mặt mak???

24 tháng 1 2019

cu co len la duoc

24 tháng 1 2019

HÔ CC MÀ HÔ NX THUA RỒI HUHU :((((((((

22 tháng 8 2018

mk cung the

22 tháng 8 2018

mik cx zậy nè 

VN  vô địch !^_^ 

23 tháng 12 2022

Cây tre đã rất quen thuộc ở làng quê Việt Nam thuở xưa. Đến với văn bản “Cây tre Việt Nam”, Thép Mới đã giúp người đọc hiểu được sự gắn bó cũng như tầm quan trọng của cây tre đối với cuộc sống của con người.Mở đầu văn bản, Thép Mới đã khắc họa những đặc điểm của cây tre: “Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt”; “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn”; “Khi lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”. Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng đã giúp hình ảnh cây tre hiện lên với vẻ đẹp thanh cao, chí khí như con người.Những câu văn tiếp theo, nhà văn đã cho thấy tầm quan trọng của cây tre trong cuộc sống của con người. Khắp các làng quê, cây tre xuất hiện ở mọi nơi: “Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn”. Cây tre đã trở thành một người bạn của con người: “Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang”. Hình ảnh so sánh đầy độc đáo: “Tre là cánh tay của người nông dân” giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của loài cây này. Ngay cả trong đời sống tinh thần, cây tre cũng đóng góp một phần to lớn: “Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già”.

Và hơn cả, cây tre còn sát cánh trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”.

Trong đoạn cuối, tác giả đề cập đến vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Cuộc sống hiện đại với những máy móc, công nghệ thế nhưng cây tre vẫn sẽ còn nguyên giá trị.

Với lối viết mộc mạc, chân tình nhưng giàu hình ảnh, “Cây tre Việt Nam” quả là một tác phẩm hay, giúp người đọc thêm yêu mến và trân trọng về loài cây của làng quê Việt Nam.

4 tháng 1 2023

Khi đọc tác phẩm “Cây tre Việt Nam”, Thép Mới đã cho người đọc thấy được sự gắn bó của cây tre trong cuộc sống của con người Việt Nam.

Nhà văn đã khẳng định tre chính là người bạn thân của nông dân, nhân dân Việt Nam. Sau đó, hình ảnh cây tre được miêu tả: “Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt”, “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn”. Cây tre mang vẻ đẹp thanh cao, giản dị, chí khí như con người.

Tiếp đến, Thép Mới đã giúp người đọc hiểu hơn về sự gắn bó của cây tre với cuộc sống của người dân Việt Nam. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Cây tre vất vả mãi với người cối xay tre nặng nề quay. Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày. Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già. Cây tre gắn bó với cuộc sống của con người Việt Nam như một người bạn tri kỷ.

Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”.

Đoạn văn cuối cùng, tác giả đã đem đến sự lắng đọng khi nói về cây tre ở hiện tại. Dù cuộc sống có hiện đại hơn, thì tre vẫn còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: tre vẫn là bóng mát, tre mang khúc nhạc tâm tình.

Thép Mới đã sử dụng nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu. Người đọc thêm hiểu hơn về giá trị của cây tre Việt Nam trong đời sống vật chất và tinh thần.

Cây tre đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh và con người Việt Nam. Tác phẩm “Cây tre Việt Nam” đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

   
25 tháng 2 2018

I. Mở bài.

* Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm.
- Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
- Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ

II. Thân bài.

* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gỡ.
- Thầy giáo đã già, mái tóc bạc
- Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ
- Thầy vui vẻ ôn những kỉ niệm đáng nhớ trong tình thầy trò
- Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời

III. Kết bài.

* Cảm nghĩ của em.
- Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.
- Rút ra được nhiều bài học thấm thía về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.

Kan Kan bn viết thành bài văn giúp mk luôn nhé

4 tháng 5 2016

Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi.... đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ một mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường như chí khí bất khuất của con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy; dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời... “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”. Cứ thế,tre trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre”, những cụ già bên chiếc chiếu tre... tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng. Đến khi người phải đánh giặc hảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù. Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng nên “thành đông Tổ quốc...”

Mai đây, trên đất nước ta, sắt thép có nhiều hơn tre nứa thì tre vẫn là người bạn chung thủy, sắt son.

4 tháng 5 2016

Ccho mình hỏi nhé, nếu mà trong một đoạn văn, ta lồng thơ vào và xuống dòng thì có được coi là đoạn văn ko