Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nhé !
Từ bao đời nay, tình mẹ luôn được ngợi ca như biển Thái Bình, “như nước trong nguồn chảy ra”. Quả thực vậy, tình mẫu tử là một tình cảm thiêng liêng, cao quý theo ta suốt cuộc đời này. Mẹ là người đã phải trải qua chín tháng mười ngày vất vả, khổ cực để sinh thành nên tôi, mẹ nuôi dưỡng tôi bằng tiếng hát, bằng dòng sữa mát ngọt dịu êm. Mẹ vất vả lo lắng nuôi dạy cho tôi thành người, mẹ như ánh sao rực rỡ soi sáng cuộc đời của tôi, làm sao có thể nói hết công lao to lớn, vĩ đại của mẹ, làm sao gánh hết những vất vả, nhọc nhằn mẹ chịu vì con. Mẹ cứ lặng lẽ đi bên của người tôi. Lớn lên trong tình yêu thương bao la của mẹ. Trong câu hát mẹ ru tôi có nước mắt của tình yêu thương và hy vọng.Tôi không hiểu hết được tình yêu thương dành cho mẹ, chỉ biết rằng: "Mẹ lúc nào cũng làm chỗ dựa vững chắc nhất mỗi khi tôi gục ngã hay yếu đuối, dành cho tôi mọi tình yêu thương và hi sinh lớn lao nhất: "Con dù có lớn vẫn là con của mẹ, đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con."
Tham khảo
Sự yêu thương và sẻ chia là điều cần thiết để gắn kết những trái tim lại với nhau.Sự sẻ chia là gì? Đó là một dạng tình cảm được trao đi xuất phát từ trái tim, đồng cảm, thương yêu, san sẻ cùng với những người xung quanh cuộc sống của mình. Sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Khi chúng ta san sẻ yêu thương, san sẻ niềm vui hay cùng đồng cảm với nhau trong những nỗi buồn, giúp nhau vượt qua khó khăn thì chúng ta sẽ nhận lại được rất nhiều thứ. Dù nó không phải là những thứ hiển hiện nhưng ít nhất bản thân mình sẽ cảm thấy an yên và vui vẻ hơn. Sự sẻ chia không phải là một khái niệm quá xa lạ trong cuộc sống này. Bởi nó luôn tồn tại và hiển diện trong chính lời nói và hành động của chúng ta với những người xung quanh. Một trong những điều nho nhỏ, bình dị mà bạn có thể nhận ra sự san sẻ chính là sự chia sẻ công việc của bố mẹ trong nhà. San sẻ từ công việc đến tình cảm dành cho con cái. Đó là một sự chia sẻ hiện hữu, rất dễ dàng nhận biết. Đối với một xã hội, sự sẻ chia yêu thương là điều vô cùng cần thiết. Nó chính là sợi dây nối liền tình cảm giữa người với người. Nó khiến cho chúng ta cảm thấy cho đi yêu thương không bao giờ là điều lãng phí. Lãng phí nhất là chúng ta để thừa yêu thương trong lòng mà không biết gửi gắm nơi đâu. Khi trao đi yêu thương với người khác, bản thân mình sẽ nhận lại được yêu thương từ ánh mắt ấm áp, từ nụ cười chân thành và lời cảm ơn nặng nghĩa tình. Chỉ như vậy thôi chúng ta cũng đã thấy được rằng sẻ chia chưa bao giờ “lỗ” với trái tim mình.
tham khảo nhek
Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người.
Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: "Nếu còn trẻ mà không chịu học hành đến khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích". Bên cạnh đó còn có những câu: “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ". Hoặc: "Bất học bất tri lí" (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).
Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học suốt đời.
Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.
Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Ngoại ngữ... Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết thu được chẳng đáng là bao.
Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cẩn nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp.
Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, nên người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.
Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những kiến thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đến những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia?. Như vậy là có biết bao kiến thức mới, kiến thức mới về cuộc đời, vẽ thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng trí mà còn bằng cả tâm hồn.
Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu,
Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên khoa học xã hội. Văn, Sử là những môn học cần thiết, nêu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc. Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế Ngoại ngữ. Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì là thiệt thòi lớn cho mỗi con người. Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là: "Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thi lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích".
Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.
Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.
Tri thức loài người mênh mông như biển cả ("Bể học vô bờ"). Dầu chúng ta có miệt mãi học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ Bác Hồ dạy: "Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lênin cũng từng khuyên thanh niên: "Học! Học nữa! Học mãi!". Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc học chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước, giai đoạn mới.
Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.
k mk nha
Lý tưởng đối với tuổi trẻ cũng giống như mặt trời đối với cuộc sống. Tuổi trẻ không có lý tưởng giống như buổi sáng không có mặt trời. Hiểu một cách đơn giản, lí tưởng sống chính là lẽ sống, là cái đích cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được. Người có lí tưởng sống cao đẹp luôn suy nghĩ và hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng của dân tộc, của nhân loại, vì sự tiến bộ của bản thân và xã hội, luôn vươn tới sự hoàn thiện bản thân về mọi mặt, mong muốn công hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung. Tuổi trẻ không thể thành công mà không có lí tưởng. Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Muốn sống có lý tưởng, tuổi trẻ cần phải nỗ lực rèn luyện từng ngày. Phải kiên định với lý tưởng của đất nước, nỗ lực học tập, năng động, sáng tạo và có hiệu quả cao trong công việc; phấn đấu làm giàu chính đáng cho mình, gia đình và xã hội; kiên quyết đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, bảo vệ công bằng và lẽ phải. Những người sống không có lý tưởng thường luôn cảm thấy bi quan, vô cảm trước cuộc sống. Họ sống ích kỉ, tham lam, hẹp hòi, thậm chí chỉ vì tiền tài và danh vọng, bất chấp luân lí, đạo đức. Những người như thế thật đáng chê trách. Tuổi trẻ ngày nay cần xây dựng lý tưởng sống cho mình. Trước hết, phải ham sống, sống mãnh liệt, khát khao thành công. Phải sống vì nhân dân, vì đất nước, vươn đến ước vọng. Sống như thế, tuổi trẻ mới có động lực làm nên những việc vĩ đại, đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển đất nước.
Trong cuộc sống, thanh niên đóng 1 vai trò quan trọng trong việc phát triển và xây dựng đất nước. Được thừa hưởng tinh thần truyền thống của dân tộc, 1 bộ phận ko nhỏ thanh niên trong xã hội đã tự xây dựng lí tưởng sống rất đẹp cho mình. Những người có lý tưởng sống cao đẹp, họ là đại diện tiên phong cho mục đích sống đẹp của 1 thế hệ thanh niên tiên phong, bản lĩnh, trách nhiệm. Những lý tưởng sống đẹp, sống hay, sống tích cực của những thế hệ trẻ này chính là những dấu hiệu tốt của 1 xã hội phát triển. Thứ nhất, họ có lí tưởng sống dấn thân đam mê, dũng cảm ko màng khó khăn phía trước. Những thế hệ trẻ giàu đam mê, bản lĩnh và năng lực chính là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi đất nước. Họ cống hiến hết mình cho sự phát triển của xã hội cũng như biết khai thác những điểm mạnh của bản thân để tiến về phiá trước. Thứ hai, lí tưởng sống đẹp của người trẻ được thể hiện ở chỗ họ chăm chỉ học hỏi, tập trung phát triển bản thân. Việc hàng ngày hàng giờ trôi qua, những người trẻ ko ngừng nỗ lực chăm chỉ học tập và làm việc. Họ chính là những con ong cần cù, cần mẫn, dần dần chạm được đến đỉnh vinh quang của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những lý tưởng sống đẹp thì vẫn còn tồn tại bộ phận ko nhỏ thanh niên có chưa có mục đích, lý tưởng sống cho mình. Đây là biểu hiện của lối sống thừa, sống mà lúc nào cũng mong an nhàn, hưởng thụ. Sống không có định hướng, hưởng thụ và chỉ biết ngày hôm nay đều là những biểu hiện của lối sống thừa đáng báo động. Cuộc sống như vậy sẽ làm từng ngày tháng tuổi trẻ trở nên vô nghĩa. Tóm lại, lí tưởng sống của thanh niên là điều cần phải xác định ngay từ đầu để vun đắp tương lai và định hướng đường đi cho các em khi lớn dần. Lí tưởng sống chính là thứ vũ khí mạnh nhất của mỗi người. Chỉ khi có được lí tưởng sống, mỗi người trẻ sẽ xác định được hướng đi và cách chinh phục mọi khó khăn, thử thách cho bản thân mình.