Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cô Thanh là người hàng xóm thân thiết của nhà em. Cô hai mươi bảy tuổi. Cô là giáo viên dạy lớp một trường Tiểu học Kim Đồng. Vì cô nổi tiếng là một giáo viên dạy giỏi cấp thành phố nên rất nhiều bố mẹ học sinh tin tưởng và gửi con mình vào học lớp cô. Cô Thanh rất hiền và dịu dàng, cô thường sang dạy em Ngọc học bài và cho hai chị em bánh kẹo, đôi lúc cô cũng giúp mẹ em nấu ăn và các việc khác. Gia đình em coi cô như một thành viên trong gia đình mình.
Gợi ý:
- Người đó tên là gì? Bao nhiêu tuổi?
- Người đó làm nghề gì?
- Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào?
- Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào?
Bài mẫu:
Cô Lan là người hàng xóm mà em rất yêu quí. Năm nay, cô đã ngoài 30 tuổi. Cô là một kĩ sư nông nghiệp. Hằng ngày cô luôn bận rộn với công việc nghiên cứu "giống cây trồng, vật nuôi". Cô đã giúp bà con ở quê em cách trồng trọt, cách chăn nuôi tăng năng suất. Gia đình em rất quý mến cô, trân trọng việc làm của cô. Đối với gia đình em, cô rất gần gũi và thân thiện, cô còn quan tâm đến việc học của em. Cô thường khuyên em phải chăm lo học tập vâng lời thầy cô và bố mẹ. Em rất biết ơn cô, em xem cô như người thân trong gia đình của mình.
Nhà chị Phương chỉ cách nhà em một con hẻm nhỏ. Hàng ngày, em thường sang chơi với chị và được chị cưng chiều lắm. Mồ côi mẹ từ tấm bé, chị thiếu đi tình thương bao la của một người mẹ. Bố chị ở vậy, nuôi chị cho đến bây giờ. Năm nay chị học lớp Mười hai trường chuyên của tỉnh. Cả xóm em, ai cũng khen chị, quý chị. Bởi chị vừa đẹp người vừa đẹp nết. Đặc biệt ở chị có một điểm mà em rất quý mến kính phục. Đó là tình thương của chị đối với người già. Bà cụ Tứ ở cách nhà em một khoảnh vườn. Bà sống đơn độc một thân một mình trong căn nhà nhỏ, không con cái, cháu chắt. Nghe đâu trước đây cụ cũng có gia đình, nhưng chiến tranh đã cướp mất ông lão và anh con trai duy nhất của bà. Từ đó cho đến bây giờ, bà vẫn sống thui thủi một mình. Cảm thông với số phận đơn chiếc của bà cụ, chị Phượng không ngày nào không đến thăm. Mỗi lần đến với bà cụ, chị thường rủ em đi cùng. Chị giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, cơm cháo cho bà mỗi khi bà bệnh. Không ruột rà máu mủ, không họ hàng thân thích, vậy mà chị Phượng chăm bà, thương yêu bà như bà nội, bà ngoại của mình. Điều đó thật đáng quý. Còn với em, chị coi em như đứa con ruột. Có cái gì ngon, cái gì đẹp, chị cũng chia phần cho em, và còn hướng dẫn thêm cho em học nữa. Bố mẹ em rất quý chị, coi chị như con gái của mình.
Trong xóm, em quý mến nhất là bác Hà, tổ trưởng của khu phố em. Bác Hà năm nay đã ngoài 50 tuổi rồi, bác mở tiệm tạp hóa gần nhà em. Bác ấy có dáng cao gầy, mắt sáng, tính tình lại vui vẻ. Bác rất hài hòa, quan tâm đến mọi người, nhất là đối với gia đình của em. Khi rảnh rỗi, bác lại sang nhà em hỏi han chuyện trò và còn kể cho em nghe truyện cổ tích hay thật là hay. Cả xóm em ai cũng yêu mến bác Hà vì bác ấy hiền lành và tốt bụng.
Cô Mai là người hàng xóm mà em yêu quý.Năm nay,cô 30 tuổi rồi.Cô có dáng người dong dỏng cùng với nước da trắng hồng nên trông cô thật trẻ trung.Mái tóc cô đen bóng như than đá,mượt mà như dòng suối mát luôn được cô buộc gọn sau gáy.Cô là một người hiền lành và tốt bụng.Em rất yêu quý cô Mai.
Nhà chị Phượng chỉ cách nhà em một con hẻm nhỏ. Hàng ngày, em thường sang chơi với chị và được chị cưng chiều lắm. Mồ côi mẹ từ tấm bé, chị thiếu đi tình thương bao la của một người mẹ. Bố chị ở vậy, nuôi chị cho đến bây giờ. Năm nay, chị học lớp 12 trường chuyên của tỉnh. Cả xóm em, ai cũng khen chị, quý chị. Bởi chị vừa đẹp người vừa đẹp cả nết. Đặc biệt ở chị có một điểm mà em rất quý mến, kính phục. Đó là tình thương của chị đối với người già. Bà cụ Tứ ở cách nhà em một khoảnh vườn. Bà sống đơn độc một thân một mình trong căn nhà nhỏ, không con cái, cháu chắt. Nghe đâu trước đây cụ cũng có gia đình, nhưng chiến tranh đã cướp mất ông lão và anh con trai duy nhất của bà. Từ đó cho đến giờ, bà vẫn sống thui thủi một mình. Cảm thông với số phận đơn chiếc của bà cụ, chị Phượng không ngày nào không đến thăm. Mỗi lần đến với bà cụ, chị thường rủ em cùng đi. Chị giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, cơm cháo cho bà mỗi khi bà bệnh. Không ruột rà máu mủ, không họ hàng thân thích, vậy mà chị Phượng chăm bà, thương yêu bà như bà nội, bà ngoại của mình. Điều đó thật đáng quý. Còn với em, chị coi em như đứa em ruột. Có cái gì ngon, cái gì đẹp, chị cũng chia phần cho em, và còn hướng dẫn thêm cho em học nữa. Bố mẹ em rất quý chị, coi chị như con gái của mình.
tk mk nha! ^_^
ở đối diện nhà em là nhà cô Chỉnh, cô ấy khoảng 35 tuổi. Cô Chỉnh làm nghề bán hàng tại nhà. Mẹ em và cô rât gần gũi và thường xuyên chia sẻ cho nhau những chuyện buồn vui trong gia đình. Nếu đi đâu xa về cô cũng có quà cho em: khi thì thỏi kẹo sô cô la, khi thì con búp bê tóc vàng mắt xanh, khi thì con gấu nhồi bông mập ú. Em rất yêu quý cô Chỉnh
Em rất quý mến bác Bảy hàng xóm gần nhà em . Bác Bảy khoảng năm mươi tuổi , hiền lành và vui tính . Bác làm nghề sửa xe nên lúc nào áo quần cũng lem luốc dầu mỡ. Bác Bảy rất thương em , thường mua trái cây cho em ăn. Bác bảo không nên ăn kẹo vì dễ sâu răng . Buổi chiều , sau khi tắm rửa sạch sẽ , bác thường cõng em nhong nhong trên lưng . Gia đình em ai cũng quý bác. Mỗi khi có món gì ngon , mẹ lại sai em đem sang mời bác . Đối với em , bác Bảy thân thiết như một người bác ruột vậy .
Bài dài nha
Bác Tư gần nhà em là một người bán cà rem dạo. Bác là người hàng xóm mà em yêu quý nhất.
Khuôn mặt bác nhăn nheo, như đọng lại biết bao chông gai của một cuộc đời lam lũ. Mái tóc bác đã điểm hoa râm. Đôi mắt bác hiền từ, hiện rõ sự khắc khổ và lắm lo toan. Môi bác nứt nẻ, sầm sậm màu tím. Thân hình bác lộ một vẻ gì đó dày dạn phong trần. Những lúc đi bán hàng, bao giờ bác cũng chỉ mặc một chiếc áo cũ đã sờn bạc. Đôi giày rách cũ kĩ của bác “đôi hia bảy dặm” đã giúp bác bước trên bao nhiêu quãng đường dài. Rồi cứ thế, bác mang thùng cà rem đi ra đường. Bước những bước chân vô định, thỉnh thoảng, bác dừng lại trước bao cặp mắt thèm thuồng của mọi người và dõng dạc hô to câu nói muôn thuở: “Cà rem đây! Cà rem năm trăm một cây đây!”. Tiếng rao của bác vang xa, vọng mãi trên bầu trời xanh thẳm không cùng. “Cà rem” – những đứa trẻ thường nhại lại lời ra của bác. Những lúc rảnh rỗi, bác thường trò chuyện với em và dặn: - Cháu cố gắng học lên, được đi học là một niềm hạnh phúc. Không có học thức, cháu sẽ phải làm lao động chân tay nặng nhọc, sẽ khổ như bác đấy!
Mà bác khổ thật, bán cà rem về, bác còn phải làm biết bao nhiêu công việc không lúc nào nghỉ ngơi. Bác thức khuya dậy sớm, không sợ khó, không sợ khổ. Ấy vậy mà bác luôn hòa nhã, hiền từ, dễ mến đối với mọi người. Sự khổ cực không thể đánh phá được những cái tốt, cái đẹp trong con người hiền hòa như bác.
Bác Tư ơi! Bác mãi là người hàng xóm mà em yêu quý nhất.
- HS viết được đoạn văn từ 5 đến 7 câu theo gợi ý ở đề bài. Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp , chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 5 điểm
- (Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 4.5, 4, 3.5, 3, 2.5, 2, 1.5, 1, 0.5 )
Nhảy dây là trò chơi dân gian có từ lâu đời, được các bạn gái ở độ tuổi thiếu niên nhi đồng yêu thích. Tranh thủ lúc rỗi rãi ở nhà hoặc giờ ra chơi ở trường, dăm ba bạn, một sợi dây thừng hoặc dây thun và khoảng đất đủ rộng là trò chơi có thể bắt đầu. Có nhiều cách nhảy dây nhưng thông thường là nhảy dây một người và nhảy dây nhiều người. Cách nhảy thứ nhất khá đơn giản. Người chơi quấn hai đầu dây vào hai bàn tay để giữ cho chắc. Đặt chân vào giữa sợi dây rồi kéo lên cao cho vừa tầm. Dây dài quá hoặc ngắn quá đều khó nhảy.
Lúc bắt đầu nhảy, hai tay quay dây đều đều về phía trước, chân nhấc lên nhịp nhàng mỗi khi dây chạm đất, vừa nhảy vừa đếm. Nếu để dây vướng vào chân là mắc lỗi, phải ngừng. Người nhảy giỏi có thể nhảy được rất lâu.
Nhảy dây nhiều người thì hai người quay dây đứng cách nhau vài mét, mỗi người nắm một đầu dây, quay cho các bạn khác nhảy. Sau tiếng hô: “Hai, ba, nào!” thì từng người lần lượt nhảy vào. Có khi hai người cùng nhảy vào một lúc. Cái khổ của kiểu này là mọi người phải phối hợp bước nhảy thật đều, thật ăn ý, không thì rất dễ bị lỗi nhịp. Nếu để dây vướng chân thì những người nhảy sỗ ra quay dây thay thế. Trò chơi nhảy dây rất có ích cho việc rèn luyện sự nhanh nhẹn và sức khỏe dẻo dai. Nó mang lại niềm vui cùng quan hệ hoà đồng, thân thiết cho tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng. Cũng vì thế mà nó sẽ tồn tại mãi mãi trong cuộc sống của chúng ta.
ây là trò chơi dành cho các em gái, rèn luyện sức bật, sức bền và sự khéo léo nhanh nhẹn. Các em có thể chơi nhảy dây tập thể và nhảy dây cá nhân.
Nhảy dây cá nhân có hai em nhảy thi với nhau. Các em dùng một đoạn dây thừng dài khoảng 1,5m và chọn chỗ đất bằng phẳng để chơi. Em nhảy trước hai tay cầm hai đầu dây giơ lên ngang eo, đưa dây ra phía sau, phần trũng nhất của dây chạm vào bụng chân. Khi nhảy, quay cổ tay cho dây vòng qua đầu văng xuống đất rồi nhảy hai chân qua dây, tiếp tục quay cổ tay để dây quay theo. Cứ như vậy đến khi nào dây vướng chân thì mất lượt, đổi cho em khác nhảy. Có thể nhảy chân trước, chân sau hay hai chân một lúc. Khi nhảy hai tay quay dây song song hoặc bắt chéo dây trước ngực. Cũng có thể nhảy dây quay từ trước ra sau hoặc ngược lại hoặc vừa nhảy vừa chạy về phía trước hay lùi lại phía sau xem ai nhanh, xa hơn. Ai nhảy một mạch được nhiều lần hơn trong một thời gian quy định là thắng cuộc. Nhảy dây tập thể có ba em trở lên, nếu nhiều em cùng chơi thì chia làm hai đội, sau khi oẳn tù tỳ đội nào thắng được nhảy trước, đội thua đứng quay dây. Khi chơi các em chọn một đoạn dây thừng dài 3-4m, hai em cầm hai đầu dây đứng xa nhau cho dây chùng chạm đất.
Trong khi chơi, các em vừa nhảy vừa hát những bài đồng dao ngắn, đơn giản: Quả cam nho nhỏ có cái cuống xinh xinh hay Một con vịt xòe ra hai cái cánh/ Nó kêu rằng quác quác quác quạc quạc quạc... Khi hát lần một các em quay dây nửa vòng sang bên này rồi sang bên kia, khi hát lần hai thì quay dây liên tục cả vòng qua đầu các em cho đến khi hát hết bài. Trong khi nhảy các em cùng đội đứng bên ngoài có thể vào nhảy cùng bất cứ lúc nào. Nếu có một em chạm vào dây, các em đang nhảy đều mất lượt, nếu trong đội còn em khác thì được nhảy tiếp nếu không thì đến lượt đội bạn nhảy. Khi đang nhảy, dây phải liên tục quay đều (không quá nhanh, quá chậm hoặc bất thường), nếu để dây dừng lại đội quay dây phải quay tiếp lượt nữa. Bên nhảy phối hợp nhịp nhàng vừa nhảy vừa hát.