K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11 2021

 Từ xưa đến nay, mỗi khi Tết đến thì những phong tục văn hóa của dân tộc Việt Nam lại được sử dụng rất phổ biến. Nhất là phong tục làm bánh chưng bánh giầy vào những ngày mùng 1, mùng 2 Tết. Đây là một trong những việc mà năm nào vào Tết dân tộc ta cũng tổ chức làm. Đây còn là một truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Qua việc duy trì phong tục làm bánh chưng, bánh giầy đã thể hiện dân ta là một dân tộc có văn hóa. Yếu quê hương đất nước và những văn hóa của Tổ quốc. Những hành động cao cả và thiêng liêng này luôn được mọi người tôm trọng và giữ gìn mãi về sau.

* Từ láy: thiêng liêng

* Từ đơn: bánh

* Từ phức: phong tục

HT

11 tháng 10 2018

Là một cái bánh chưng ngày tết, tôi không thể nào quên được cái nguồn gốc, cái xuất thân của mình. Vào thời Vua Hùng, khi ông Lang Liêu vẫn là hoàng tử, ông ấy luôn chăm ngoan, lễ phép, nghe lời vua cha mẫu hậu và thương yêu anh em. Khi đã về già, vì chưa biết trọn ai nối ngôi, Vua Hùng bèn liều thử tài các con trai của mình, ngài bảo các con làm lễ vật kính biếu ngày đại thọ sắp tới của ngài, ai hợp ý thì ngài sẽ truyền ngôi. Các hoàng tử lập tức đi tìm lễ vật quý hiếm để cống nạp, từ trai biển đến rắn biển, từ tôm hùm đến thịt voi,... Nhưng chỉ riêng ông Lang Liêu là khôn biết làm gì, tôi được mộ vị thần gửi cho Lang Liêu qua một giấc mộng, và từ đó, tôi được bản tay khéo léo cả ông làm ra. Khi biết được truyện là có một món ăn dân dã, gần gũi, Vua Hùng rất mừng và nếm thử và quyết định trao ngai vàng cho Lang Liêu. Cái ngày Lang Liêu lên ngôi cũng chính là ngày mà những cái bánh chưng như tôi và anh em bánh giày của tôi ra đời và ngày nay ở những ngày lễ tết, tôi và bánh giầy là những vật không thể thiếu.

11 tháng 10 2018

Là một cái bánh chưng ngày tết, tôi không thể nào quên được cái nguồn gốc, cái xuất thân của mình. Vào thời Vua Hùng, khi ông Lang Liêu vẫn là hoàng tử, ông ấy luôn chăm ngoan, lễ phép, nghe lời vua cha mẫu hậu và thương yêu anh em. Khi đã về già, vì chưa biết trọn ai nối ngôi, Vua Hùng bèn liều thử tài các con trai của mình, ngài bảo các con làm lễ vật kính biếu ngày đại thọ sắp tới của ngài, ai hợp ý thì ngài sẽ truyền ngôi. Các hoàng tử lập tức đi tìm lễ vật quý hiếm để cống nạp, từ trai biển đến rắn biển, từ tôm hùm đến thịt voi,... Nhưng chỉ riêng ông Lang Liêu là khôn biết làm gì, tôi được mộ vị thần gửi cho Lang Liêu qua một giấc mộng, và từ đó, tôi được bản tay khéo léo cả ông làm ra. Khi biết được truyện là có một món ăn dân dã, gần gũi, Vua Hùng rất mừng và nếm thử và quyết định trao ngai vàng cho Lang Liêu. Cái ngày Lang Liêu lên ngôi cũng chính là ngày mà những cái bánh chưng như tôi và anh em bánh giày của tôi ra đời và ngày nay ở những ngày lễ tết, tôi và bánh giầy là những vật không thể thiếu.

1) Từ đơn : sông, núi

Từ ghép : xa lạ, phố phường, đẹp đẽ, lê-ki-ma,tổ tiên, nòi giống

Từ láy : nhỏ nhắn, xanh xao, trắng trẻo

2) non nớt, trắng trẻo, hồng hào, bụ bẫm,chúm chím, ...

3)Tết là ngày lễ cổ truyền của dân tộc và cũng là ngày thành viên được đoàn tụ sau những tháng ngày xa cách trở về bên gia đình , bên nồi bánh chưng thơm phức cùng với những cánh hoa đào tươi sắc thắm khẽ nở trong thời tiết se lạnh. Những ngày này ai cũng luôn bận rộn và cùng nhau đi mua sắm tết, cùng nhau khang trang dọn dẹp lại nhà cửa để thờ cúng tổ tiên và trên bàn thờ mỗi gia đình không thể thiếu hình ảnh bánh chứng bánh giày-mang đậm nét văn hóa của dân tộc.

Trên thế giới, mỗi dân tộc đón Tết cổ truyền theo một phong tục khác nhau. Ở nước ta, từ ngàn xưa đã có tục cúng Tết bằng bánh chưng, bánh giầy. Truyện sự tích bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của hai loại bánh này vừa phản ánh thành tựu của nền văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính trời, đất, tổ tiên của nhân dân ta. Truyện còn là bài học quý về cách lựa chọn và sử dụng người có tài, có đức để trị vì đất nước.

   Bối cảnh của truyện là đời Hùng Vương thứ sáu. Khi đã về già, nhà vua muốn truyền ngôi nhưng vì có tới hai mươi người con trai nên băn khoăn không biết chọn ai cho xứng đáng. Lúc ấy, giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng giặc trong vẫn còn phải đề phòng. Nhà vua muốn đưa đất nước đến giai đoạn thịnh vượng. Ông biết rằng dân ấm no thì ngai vàng mới vững. Hiềm một nỗi, nhà vua tuổi cao sức yếu, lực bất tòng tâm.

   Một hôm, ông gọi các con lại và nói : Tổ tiên ta từ khi dựng nước đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm chiếm bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên Vương, ta đều đánh đuổi được, thiên hạ hưởng thái bình. Nhưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối chí ta, không nhất thiết là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên Vương chứng giám.

   Các Lang (con trai vua Hùng thời ấy gọi là Lang), ai cũng muốn ngôi báu về mình nhưng họ không thể hiểu nổi ý tứ sâu xa của vua cha. Họ chỉ nghĩ đơn giản là cứ chuẩn bị mâm cao, cỗ đầy, lễ vật ngon lạ ... là đủ, cho nên vội sai người đi tìm của quý khắp trên rừng, dưới biển.

   Riêng Lang Liêu - con trai thứ mười tám của vua Hùng đã được một vị Thần giúp đỡ, bởi vì chàng vốn chịu thiệt thòi so với các anh, không được hưởng giàu sang phú quý. Từ nhỏ, chàng đã phải chăm lo công việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Lang Liêu tuy thân là con vua nhưng phận thì lại giống người nông dân lao động. Chàng buồn vì trong nhà chỉ có khoai và lúa. Nhưng khoai lúa thường quá ! Chàng tủi thân nghĩ thầm như vậy.

   Theo quan niệm của tổ tiên chúng ta ngày xưa thì Thần, Phật, Tiên, Bụt thường hay giúp đỡ người hiền lành, nghèo khó. Lang Liêu không có quyền thế, của cải gì, lại chẳng có kẻ ăn người ở để sai khiến đi tìm của ngon vật lạ. Chàng chỉ có tấm lòng yêu kính cha và đôi tay làm lụng chuyên cần. Chàng đã được Thần Phật giúp đỡ.

   Lang Liêu được Thần báo mộng, dạy rằng hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương, bởi trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo. Hạt gạo nuôi sống con người. Hạt gạo quý giá như vậy và nó lại dễ kiếm bởi nó được làm ra do chính bàn tay lao động của con người.

   Lang Liêu hiểu và làm theo ý Thần. Lời khuyên của Thần thật sáng suốt, chân tình. Càng nghĩ Lang Liêu càng thấy đúng. Suy nghĩ của Thần chính là suy nghĩ, tâm tư, ước vọng của nhân dân. Thần đây chính là hiện thân của nhân dân. Ai có thể trân trọng coi hạt gạo là hạt ngọc của trời đất và cũng là kết quả mồ hôi, công sức của con người như nhân dân ? Nhân dân rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra được. Phải là những người một nắng hai sương làm ra hạt gạo nuôi đời mới có suy nghĩ sâu sắc và đáng quý như vậy. Lang Liêu dâng lên vua cha phẩm vật quý nhất trong trời đất, lại do chính tay mình làm ra thì quả thật chàng là người con hiếu thảo.

   Được thần linh mách bảo, kết hợp với tấm lòng thành, óc sáng tạo và đôi tay khéo léo, Lang Liêu đã dùng thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, cùng với đậu xanh, thịt lợn, gói bằng lá dong, buộc bằng lạt giang thành một thứ bánh hình vuông rồi đem nấu chín.

   Vậy là chàng không phải mất công tìm kiếm đâu xa. Gạo, đậu do chàng trồng, lợn chàng nuôi, lá dong mọc sẵn trong vườn, ngoài bãi. Ngần ấy thứ kết hợp với nhau thành thứ bánh đặc biệt xưa nay chưa từng có. Và cũng gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn rồi nặn thành thứ bánh hình tròn. Đó là bánh giầy.

   Thật thú vị là cảnh thi cỗ trong ngày cúng Tiên Vương. Các con trai của vua Hùng mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng (cách gọi các sản vật quý hiếm) tới, chẳng thiếu thứ gì. Thế nhưng vua cha chỉ xem qua một lượt rồi dừng lại trước mâm cỗ của Lang Liêu. Điều gì đã cuốn hút nhà vua quan tâm tới hai thứ bánh ấy ? Có lẽ trước tiên là hình dáng vuông vức của bánh chưng và hình dáng tròn trịa của bánh giầy cùng vẻ đẹp mộc mạc, ưa nhìn của chúng. Bánh chưng xanh, bánh giầy trắng muốt, mịn màng. Hùng Vương rất vừa ý, bèn gọi Lang Liêu lên hỏi . Chàng thật tình đem chuyện giấc mộng gặp Thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời Đất và Tiên Vương.

   Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu lại được Hùng Vương lựa chọn và chàng được nối ngôi vua ?

   Bởi vì hai thứ bánh đó thể hiện thái độ quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo do chính con người làm ra.

   Hùng Vương chắc đã cảm nhận được tính chất thiêng liêng trong câu chuyện Thần báo mộng kia. Lời Thần dạy quả không sai : Trong trời đất, hạt gạo là quý nhất. Hạt gạo nuôi sống con người, dân có ấm no thì ngai vàng mới vững. Lang Liêu biết quý lao động, quý thành quả làm ra từ mồ hôi nước mắt của mình.

   Sau khi thưởng thức hai thứ bánh của Lang Liêu, nhà vua và quần thần ai cũng tấm tắc khen ngon. Lời giải thích của nhà vua về hai thứ bánh này thật có lí có tình : Bánh hình tròn là tượng Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau ...

   Hai thứ bánh này chứng tỏ được tài đức của người có thể nối chí nhà vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, lại do tay mình làm ra dâng lên vua cha để tiến cúng Trời Đất cùng các bậc Tiên Vương thì Lang Liêu quả là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo. Vua Hùng phán rằng : Lang Liê đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên Vương chứng giám.

   Lang Liêu là người tốt, có đủ tài trí để chăm lo cho muôn dân và nối chí vua cha. Trao ngôi báu cho Lang Liêu là thuận ý trời, hợp ý Hùng Vương.

   Sự tích bánh chưng, bánh giầy đã đi vào phong tục ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc Việt. Nhân dân ta đã xây dựng nên phong tục từ những cái bình thường giản dị nhưng rất giàu ý nghĩa. Chiều 30, tiếng chày giã bánh giầy vang khắp xóm thôn. Đầm ấm biết bao là cảnh cả nhà náo nức vây quanh ngọn lửa hồng nấu bánh chưng xanh. Trên bàn thờ tổ tiên phải bày vài cặp bánh chưng và mâm bánh giầy thì mới là Tết.

   Sự tích bánh chưng, bánh giầy nằm trong mảng cổ tích giải thích nguồn gốc sự vật xuất hiện sau thời kì vua Hùng dựng nước. Sự tích trầu cau giải thích tục ăn trầu. Sự tích dưa hấu giải thích nguồn gốc dưa hấu ... Đằng sau cách giải thích thú vị về nguồn gốc bánh chưng bánh giầy là hiện thực cuộc sống của tổ tiên dân tộc Việt - một dân tộc có nền văn minh lúa nước lâu đời. Thuở ấy, dân ta đã có kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến các món ăn đặc biệt vừa ngon lành, vừa giàu ý nghĩa.

   Truyện còn là bài học sâu sắc về cách lựa chọn người có đức có tài để trị vì đất nước, chăm sóc muôn dân. Vì thế, tuy ra đời cách đây đã hàng ngàn năm mà cho đến nay, truyện vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa của nó.

Trên thế giới, mỗi dân tộc đón Tết cổ truyền theo một phong tục khác nhau. Ở nước ta, từ ngàn xưa đã có tục cúng Tết bằng bánh chưng, bánh giầy. Truyện sự tích bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của hai loại bánh này vừa phản ánh thành tựu của nền văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính trời, đất, tổ tiên của nhân dân ta. Truyện còn là bài học quý về cách lựa chọn và sử dụng người có tài, có đức để trị vì đất nước.

   Bối cảnh của truyện là đời Hùng Vương thứ sáu. Khi đã về già, nhà vua muốn truyền ngôi nhưng vì có tới hai mươi người con trai nên băn khoăn không biết chọn ai cho xứng đáng. Lúc ấy, giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng giặc trong vẫn còn phải đề phòng. Nhà vua muốn đưa đất nước đến giai đoạn thịnh vượng. Ông biết rằng dân ấm no thì ngai vàng mới vững. Hiềm một nỗi, nhà vua tuổi cao sức yếu, lực bất tòng tâm.

   Một hôm, ông gọi các con lại và nói : Tổ tiên ta từ khi dựng nước đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm chiếm bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên Vương, ta đều đánh đuổi được, thiên hạ hưởng thái bình. Nhưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối chí ta, không nhất thiết là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên Vương chứng giám.

   Các Lang (con trai vua Hùng thời ấy gọi là Lang), ai cũng muốn ngôi báu về mình nhưng họ không thể hiểu nổi ý tứ sâu xa của vua cha. Họ chỉ nghĩ đơn giản là cứ chuẩn bị mâm cao, cỗ đầy, lễ vật ngon lạ ... là đủ, cho nên vội sai người đi tìm của quý khắp trên rừng, dưới biển.

   Riêng Lang Liêu - con trai thứ mười tám của vua Hùng đã được một vị Thần giúp đỡ, bởi vì chàng vốn chịu thiệt thòi so với các anh, không được hưởng giàu sang phú quý. Từ nhỏ, chàng đã phải chăm lo công việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Lang Liêu tuy thân là con vua nhưng phận thì lại giống người nông dân lao động. Chàng buồn vì trong nhà chỉ có khoai và lúa. Nhưng khoai lúa thường quá ! Chàng tủi thân nghĩ thầm như vậy.

   Theo quan niệm của tổ tiên chúng ta ngày xưa thì Thần, Phật, Tiên, Bụt thường hay giúp đỡ người hiền lành, nghèo khó. Lang Liêu không có quyền thế, của cải gì, lại chẳng có kẻ ăn người ở để sai khiến đi tìm của ngon vật lạ. Chàng chỉ có tấm lòng yêu kính cha và đôi tay làm lụng chuyên cần. Chàng đã được Thần Phật giúp đỡ.

   Lang Liêu được Thần báo mộng, dạy rằng hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương, bởi trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo. Hạt gạo nuôi sống con người. Hạt gạo quý giá như vậy và nó lại dễ kiếm bởi nó được làm ra do chính bàn tay lao động của con người.

   Lang Liêu hiểu và làm theo ý Thần. Lời khuyên của Thần thật sáng suốt, chân tình. Càng nghĩ Lang Liêu càng thấy đúng. Suy nghĩ của Thần chính là suy nghĩ, tâm tư, ước vọng của nhân dân. Thần đây chính là hiện thân của nhân dân. Ai có thể trân trọng coi hạt gạo là hạt ngọc của trời đất và cũng là kết quả mồ hôi, công sức của con người như nhân dân ? Nhân dân rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra được. Phải là những người một nắng hai sương làm ra hạt gạo nuôi đời mới có suy nghĩ sâu sắc và đáng quý như vậy. Lang Liêu dâng lên vua cha phẩm vật quý nhất trong trời đất, lại do chính tay mình làm ra thì quả thật chàng là người con hiếu thảo.

   Được thần linh mách bảo, kết hợp với tấm lòng thành, óc sáng tạo và đôi tay khéo léo, Lang Liêu đã dùng thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, cùng với đậu xanh, thịt lợn, gói bằng lá dong, buộc bằng lạt giang thành một thứ bánh hình vuông rồi đem nấu chín.

   Vậy là chàng không phải mất công tìm kiếm đâu xa. Gạo, đậu do chàng trồng, lợn chàng nuôi, lá dong mọc sẵn trong vườn, ngoài bãi. Ngần ấy thứ kết hợp với nhau thành thứ bánh đặc biệt xưa nay chưa từng có. Và cũng gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn rồi nặn thành thứ bánh hình tròn. Đó là bánh giầy.

   Thật thú vị là cảnh thi cỗ trong ngày cúng Tiên Vương. Các con trai của vua Hùng mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng (cách gọi các sản vật quý hiếm) tới, chẳng thiếu thứ gì. Thế nhưng vua cha chỉ xem qua một lượt rồi dừng lại trước mâm cỗ của Lang Liêu. Điều gì đã cuốn hút nhà vua quan tâm tới hai thứ bánh ấy ? Có lẽ trước tiên là hình dáng vuông vức của bánh chưng và hình dáng tròn trịa của bánh giầy cùng vẻ đẹp mộc mạc, ưa nhìn của chúng. Bánh chưng xanh, bánh giầy trắng muốt, mịn màng. Hùng Vương rất vừa ý, bèn gọi Lang Liêu lên hỏi . Chàng thật tình đem chuyện giấc mộng gặp Thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời Đất và Tiên Vương.

   Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu lại được Hùng Vương lựa chọn và chàng được nối ngôi vua ?

   Bởi vì hai thứ bánh đó thể hiện thái độ quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo do chính con người làm ra.

   Hùng Vương chắc đã cảm nhận được tính chất thiêng liêng trong câu chuyện Thần báo mộng kia. Lời Thần dạy quả không sai : Trong trời đất, hạt gạo là quý nhất. Hạt gạo nuôi sống con người, dân có ấm no thì ngai vàng mới vững. Lang Liêu biết quý lao động, quý thành quả làm ra từ mồ hôi nước mắt của mình.

   Sau khi thưởng thức hai thứ bánh của Lang Liêu, nhà vua và quần thần ai cũng tấm tắc khen ngon. Lời giải thích của nhà vua về hai thứ bánh này thật có lí có tình : Bánh hình tròn là tượng Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau ...

   Hai thứ bánh này chứng tỏ được tài đức của người có thể nối chí nhà vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, lại do tay mình làm ra dâng lên vua cha để tiến cúng Trời Đất cùng các bậc Tiên Vương thì Lang Liêu quả là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo. Vua Hùng phán rằng : Lang Liê đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên Vương chứng giám.

   Lang Liêu là người tốt, có đủ tài trí để chăm lo cho muôn dân và nối chí vua cha. Trao ngôi báu cho Lang Liêu là thuận ý trời, hợp ý Hùng Vương.

   Sự tích bánh chưng, bánh giầy đã đi vào phong tục ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc Việt. Nhân dân ta đã xây dựng nên phong tục từ những cái bình thường giản dị nhưng rất giàu ý nghĩa. Chiều 30, tiếng chày giã bánh giầy vang khắp xóm thôn. Đầm ấm biết bao là cảnh cả nhà náo nức vây quanh ngọn lửa hồng nấu bánh chưng xanh. Trên bàn thờ tổ tiên phải bày vài cặp bánh chưng và mâm bánh giầy thì mới là Tết.

   Sự tích bánh chưng, bánh giầy nằm trong mảng cổ tích giải thích nguồn gốc sự vật xuất hiện sau thời kì vua Hùng dựng nước. Sự tích trầu cau giải thích tục ăn trầu. Sự tích dưa hấu giải thích nguồn gốc dưa hấu ... Đằng sau cách giải thích thú vị về nguồn gốc bánh chưng bánh giầy là hiện thực cuộc sống của tổ tiên dân tộc Việt - một dân tộc có nền văn minh lúa nước lâu đời. Thuở ấy, dân ta đã có kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến các món ăn đặc biệt vừa ngon lành, vừa giàu ý nghĩa.

   Truyện còn là bài học sâu sắc về cách lựa chọn người có đức có tài để trị vì đất nước, chăm sóc muôn dân. Vì thế, tuy ra đời cách đây đã hàng ngàn năm mà cho đến nay, truyện vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa của nó.

2 tháng 9 2018

Em rất yêu thích nhân vật Thánh Gióng trong câu chuyện truyền thuyết cùng tên.Cậu bé Gióng thật kì lạ,lên ba không biết nói biết cười,đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tiếng rao của sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước thì cậu cất tiếng nói đòi đi đáng giặc.Cậu lớn nhanh như thổi,ăn bao nhiêu cũng không no,áo vừa măc xong căng đứt chỉ để mau thành tráng sĩ ra trận.Hình ảnh gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong rồi anh nhảy lên lưng ngựa sắt ,con ngựa bỗng hí vang mấy tiếng, xông thẳng ra trận làm em rất kinh ngạc,thích thú.Gióng chiến đấu thật kiên cường,dù roi sắt gãy cậu không hề nao núng,nhụt chí mà nhanhh trí nhổ tre quật vào giặc đến cùng.Đất nước hết giặc Gióng không ở lại lĩnh thưởng mà bay về trời để lại trong lòng mọi người sự kính phục,biết ơn.Em mong mọi người đều có sức khỏe như Gióng.

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

Từ mượn chưa có thì tự thêm nhé!

Truyền thuyết Thánh Gióng ra đời từ thời Hùng Vương dựng nước là truyện cổ tích mà để lại trong lòng nhân dân nhửng ấn tượng sâu sắc và truyền thống giữ nước của dân tộc mình. Người mẹ ra đồng, ướm thử chân vào vết chân lạ thì sau đó bà thụ thai Gióng. Nghe tin vua tìm người tài cứu nước, Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no. Chàng vươn vai liền biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, rồi một mình ra trận. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường quật túi bụi giặc xâm lược. Đánh tan giặc xong, Gióng đến chân núi Sóc Sơn, cởi giáp sắt bỏ lại rồi từ từ bay lên trời. Gióng thật sự là người phi thường, yêu nước nên nhân dân đả để Gióng đi vào cõi bất tử. Gióng trở về trong im lặng, không màng phú quý, công danh.

Hok tốt!  (^O^)  MK lp 6 nè, kb nhé!

12 tháng 5 2017

- Dân tộc Việt ta có một thứ thức ăn mang đậm tính truyền thống vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời. Đó chính là hai loại bánh xuất hiện từ ngàn đời nay: bánh chưng và bánh giầy. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng Trái Đất. Bánh giầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời. Hai thứ bánh ấy thể hiện triết lý Vuông Tròn của người Việt Nam . Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

- Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, thờ cúng tổ tiên; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của bánh chưng, bánh giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

Em rất yêu thích nhân vật Thánh Gióng trong câu chuyện truyền thuyết cùng tên.Cậu bé Gióng thật kì lạ,lên ba không biết nói biết cười,đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tiếng rao của sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước thì cậu cất tiếng nói đòi đi đáng giặc.Cậu lớn nhanh như thổi,ăn bao nhiêu cũng không no,áo vừa măc xong căng đứt chỉ để mau thành tráng sĩ ra trận.Hình ảnh gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong rồi anh nhảy lên lưng ngựa sắt ,con ngựa bỗng hí vang mấy tiếng, xông thẳng ra trận làm em rất kinh ngạc,thích thú.Gióng chiến đấu thật kiên cường,dù roi sắt gãy cậu không hề nao núng,nhụt chí mà nhanhh trí nhổ tre quật vào giặc đến cùng.Đất nước hết giặc Gióng không ở lại lĩnh thưởng mà bay về trời để lại trong lòng mọi người sự kính phục,biết ơn.Em mong mọi người đều có sức khỏe như Gióng.

  Truyền thuyết Thánh Gióng ra đời từ thời Hùng Vương dựng nước là truyện cổ tích mà để lại trong lòng nhân dân nhửng ấn tượng sâu sắc và truyền thống giữ nước của dân tộc mình. Người mẹ ra đồng, ướm thử chân vào vết chân lạ thì sau đó bà thụ thai Gióng. Nghe tin vua tìm người tài cứu nước, Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no. Chàng vươn vai liền biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, rồi một mình ra trận. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường quật túi bụi giặc xâm lược. Đánh tan giặc xong, Gióng đến chân núi Sóc Sơn, cởi giáp sắt bỏ lại rồi từ từ bay lên trời. Gióng thật sự là người phi thường, yêu nước nên nhân dân đả để Gióng đi vào cõi bất tử. Gióng trở về trong im lặng, không màng phú quý, công danh.

Hok tốt!  (^O^)  MK lp 6 nè, kb nhé!

18 tháng 8 2018

Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.

Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

18 tháng 8 2018
  • Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua đó, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.
14 tháng 12 2017

+ Từ ghép: bánh chưng, bánh giầy, chăn nuôi

+ Từ láy: trồng trọt

14 tháng 12 2017

Từ ghép

Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy

Từ láy

                               Trồng trọt

 Nếu bạn thấy câu trả lời của mình đúng thì đừng quên dấu t**k cho mình nha ! Chúc Bạn Học Tốt ! Tạm Biệt Bạn !