Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- các biện pháp bảo vệ sức khỏe:
+thường xuyên vệ sinh sức khỏe sạch sẽ
+ăn uống đầy đủ các chất cần thiết cho con người
+xổ giun 2lần/1năm
+vệ sinh chân tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
+ăn chín uống sôi
+thường xuyên tập thể dục
+tiên vắc-xin phòng ngừa bệnh
-những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể:
+bệnh tật
+môi trường bị ô nhiễm
+thức ăn kém vệ sinh
+tiếp xúc với phóng xạ nhiều(xem tivi, máy tính......)
Hành vi sức khỏe là những hành vi của con người có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khỏe của chính bản thân họ, của những người xung quanh và của cộng đồng. Theo ảnh hưởng của hành vi đến sức khỏe, chúng ta có thể thấy ba loại hành vi sức khỏe.
Những hành vi có lợi cho sức khỏe: Đó là các hành vi lành mạnh được người dân thực hành để phòng chống bệnh tật, tai nạn, bảo vệ và nâng cao sức khỏe hay các hành động mà một người thực hiện để làm cho họ và những người khác khỏe mạnh và phòng các bệnh tật, ví dụ như khám thai định kỳ, tiêm chủng cho trẻ, tập thể dục, dinh dưỡng hợp lý, nuôi con bằng sữa mẹ, sử dụng hố xí hợp vệ sinh, thực hành vệ sinh môi trường, giảm các hành vi làm tổn hại sức khỏe như: hút thuốc lá, nuôi con bằng sữa chai, uống rượu quá nhiều…
Những hành vi có hại cho sức khỏe: Là các hành vi có nguy cơ hoặc có tác động xấu đến sức khỏe do một cá nhân, một nhóm người hay có thể cả một cộng đồng thực hành. Một số hành vi có hại cho sức khỏe do cá nhân và cộng đồng thực hành đã lâu và có thể trở thành những thói quen, phong tục tập quán gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nhiều người. Ví dụ như sử dụng phân tươi bón ruộng, không ăn chín uống chín, hút thuốc lá, lạm dụng và nghiện rượu, quan hệ tình dục bừa bãi thiếu bảo vệ,…
Khói bụi – thủ phạm đáng sợ với sức khỏe của con người. Hàng ngày môi trường không khí ở nước ta phải gánh chịu một lượng khói bụi khá lớn, trong đó khói bụi chì thải ra môi trường nhiều nhất, nguy hiểm nhất và đang từng ngày, từng giờ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của mỗi người dân. Đa phần khói bụi chì thải ra môi trường có nguồn gốc từ các công trường xây dựng, các ngành sản xuất công nghiệp, luyện kim, khai thác mỏ, các hoạt động sản xuất tái chế như tái chế bình ác quy, sử dụng sơn pha chì… Ở nước ta hiện nay có khoảng 150 nghề và 400 quá trình công nghệ có sử dụng chì. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nguồn thải ra khói bụi chì lớn nhất vẫn chủ yếu là phương tiện giao thông cá nhân như: xe máy, ô tô. Đa số các phương tiện này đang sử dụng nhiên liệu có chứa chì nên trong quá trình hoạt động nó sẽ thải ra không khí một lượng khói bụi chì khá lớn. Trong khi đó, việc đi lại trên đường phố là nhu cầu cần thiết hằng ngày của con người, do vậy phơi nhiễm thường xuyên khói bụi chì khó ai tránh khỏi và những nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe cũng ít người lường hết được. Khi hít phải khói bụi chì, chì sẽ đi vào đường máu làm giảm hồng cầu và gây ra tình trạng thiếu máu. Bên cạnh đó, ngửi khói bụi chì còn gây ra ngộ độc, lâu ngày chì sẽ tích lũy trong gan dẫn đến ung thư. Nguy hiểm hơn, trẻ em dưới 5 tuổi thường xuyên hít phải khói bụi chì sẽ bị viêm đường hô hấp, viêm phổi và ảnh hưởng hệ thần kinh não khiến trẻ hôn mê, co giật và thậm chí là tử vong.Hơn nữa, chì là một kim loại cực độc, khi vào cơ thể nó sẽ tác động vào cả hệ miễn dịch, tim mạch, thận, bộ phận sinh sản…gây ra những tác hại vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe con người. Người dân cần phải hạn chế đi ra ngoài đường trong giờ cao điểm, đặc biệt là trẻ nhỏ. Cần phải đeo khẩu trang để phòng tránh hít phải khói bụi nhiễm chì vào cơ thể. Chính vì vậy, để phòng ngừa nguy cơ nhiễm độc chì từ khói bụi chì cũng như để bảo vệ cơ thể khỏi những căn bệnh hiểm nghèo thì mọi người nên tự tìm cho mình phương pháp phòng và đào thải thải độc chì ra khỏi cơ thể ngay từ hôm nay.
-Viết bài tuyên truyền về ô nhiễm môi trường đối với sứ khỏe con người
- Phải giữ gìn sạch sẽ nguồn nước và khu vực xung quanh, không đổ rác và xây nhà vệ sinh gần nguồn nước, phải thu gom rác phân gia súc để ủ chôn hoặc đốt.
- Phân loại và thu gom rác thải vô cơ vào nơi quy định hoặc bán phế liệu để tái chế xử lý. Vỏ hộp và chai lọ để hóa chất bảo vệ thực vật phải chôn đúng nơi quy định. Thu gom và xử lý rác hữu cơ bằng cách quét dọn nhà cửa hàng ngày, lá cây, rơm rạ, giấy loại phải đổ vào hố rác của gia đình rồi đốt hoặc chôn. Khi có động vật chết phải chôn sâu bằng vôi bột.
- Nước thải của nhà máy, khu công nghiệp phải được sử lý trước khi đưa ra nguồn nước thải tập trung.
Vì một thế giới tươi đẹp, vì sức khỏe bản thân và để phòng tránh các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh môi trường, mỗi học sinh chúng ta cần phát huy và thực hiện tốt sáu nguyên tắc vệ sinh
-Các biện pháp bảo vệ sức khỏe :
Phương pháp bảo vệ sức khỏe :
+ Khám sức khỏe định kì
+ Tập thể dục
+ Ăn uống điều độ
+ Ăn chín uống sôi
+ Tắm rửa thường xuyên
+ Cắt và giữ móng tay sạch sẽ.
+ Uống nước đã đun sôi hoặc nước đã được làm sạch và khử trùng bằng các thiết bị diệt khuẩn.
+...
Nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào là phương pháp nhân giống vô tính tiên tiến nhất hiện nay. Bộ phận để nhân giống có thể là ngọn cây, ngọn cành, nhánh một phần của lá, hoa, rễ cây. Nhân giống hoa ở các nước tiên tiến đều sử dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào đối với cây hoa cúc, cẩm chướng, đồng tiền, loa kèn, lay ơn… Ưu điểm là cây được sản xuất từ nuôi cấy mô tế bào là sạch bệnh, cây sinh trưởng, phát triển khoẻ, độ đồng đều cao, hệ số nhân giống cao so với các phương pháp nhân giống khác. Nhược điểm là phải đầu tư các phương tiên kỹ thuật, hoá chất. Giá thành cây con giống cao, khó áp dụng.
Hành vi sức khỏe là những hành vi của con người có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khỏe của chính bản thân họ, của những người xung quanh và của cộng đồng. Theo ảnh hưởng của hành vi đến sức khỏe, chúng ta có thể thấy ba loại hành vi sức khỏe.
Những hành vi có lợi cho sức khỏe: Đó là các hành vi lành mạnh được người dân thực hành để phòng chống bệnh tật, tai nạn, bảo vệ và nâng cao sức khỏe hay các hành động mà một người thực hiện để làm cho họ và những người khác khỏe mạnh và phòng các bệnh tật, ví dụ như khám thai định kỳ, tiêm chủng cho trẻ, tập thể dục, dinh dưỡng hợp lý, nuôi con bằng sữa mẹ, sử dụng hố xí hợp vệ sinh, thực hành vệ sinh môi trường, giảm các hành vi làm tổn hại sức khỏe như: hút thuốc lá, nuôi con bằng sữa chai, uống rượu quá nhiều…
Những hành vi có hại cho sức khỏe: Là các hành vi có nguy cơ hoặc có tác động xấu đến sức khỏe do một cá nhân, một nhóm người hay có thể cả một cộng đồng thực hành. Một số hành vi có hại cho sức khỏe do cá nhân và cộng đồng thực hành đã lâu và có thể trở thành những thói quen, phong tục tập quán gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nhiều người. Ví dụ như sử dụng phân tươi bón ruộng, không ăn chín uống chín, hút thuốc lá, lạm dụng và nghiện rượu, quan hệ tình dục bừa bãi thiếu bảo vệ,…
bn học lớp mấy ở lớp 8 mk chư thấy câu hỏi này bao giời ??/''
mk ko chắc là bn học lớp 8
Trong bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm, các tế bào hồng cầu trở nên cứng, dính và có hình dạng giống như lưỡi liềm hoặc mặt trăng khuyết. Những tế bào có hình dạng bất thường này có thể bị mắc kẹt trong các mạch máu nhỏ, dẫn đến làm chậm hoặc chặn lưu lượng máu chứa oxy và dinh dưỡng đến các bộ phận của cơ thể.
ko
Vì người đối tượng này vẫn mang gen mầm bệnh, do đó có nghĩa là họ có thể truyền gen cho con cái của họ.
ĐOẠN VĂN 200 CHỮ VỀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Viết đoạn văn 200 chữ về ô nhiễm môi trường, tổng hợp những đoạn văn ngắn hay nhất nghị luận về vấn đề ô nhiễm môi trường kèm dàn ý chi tiết dành cho em tham khảoMỤC LỤC NỘI DUNG1. Dàn ý2. Đoạn văn tham khảoĐề bài: Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh / chị về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay.
-/-
DÀN Ý VIẾT ĐOẠN VĂN 200 CHỮ VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG1. PHÂN TÍCH ĐỀ - GỢI Ý- Vấn đề cần nghị luận: ô nhiễm môi trường.
- Dạng đề: Nghị luận về một hiện tượng đời sống/xã hội.
- Về kỹ năng và hình thức: Đoạn văn có dung lượng khoảng 200 chữ, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, bài viết cần mạch lạc rõ ràng, lập luận chặt chẽ…
- Về nội dung: Để viết đạt yêu cầu, học sinh cần giải thích được “ô nhiễm môi trường” là gì và nêu được biểu hiện, thực trạng của vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay. Đồng thời phân tích, chứng minh làm rõ nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường (đối với cuộc sống của mỗi con người, xã hội, kinh tế, chính trị…) rồi tiến đến đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề, để từ đó rút ra bài học cho bản thân.
2. HƯỚNG DẪN VIẾT ĐOẠN VĂN 200 CHỮ VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNGa. Giải thích vấn đề
- Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người.
- Ô nhiễm môi trường là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc hại gây tác hại xấu đến cuộc sống con người.
b. Thực trạng
- Môi trường không khí: các nhà máy, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác,… đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, …
- Ô nhiễm môi trường nước: nguồn nước bị nhiễm độc do nước thải, sự cố tràn dầu,…khiến cho số lượng nước sạch ngày càng khan hiếm.
- Ô nhiễm môi trường đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, nhiễm chì, nhiễm độc do rác thải, thuốc trừ sâu, …
c. Nguyên nhân:
+ Vì lợi nhuận, một số doanh nghiệp bất chấp pháp luật cố ý xả chất thải chưa qua xử lý vào môi trường,…
+ Ý thức của người dân còn kém: vô trách nhiệm, chặt phá rừng, xả rác thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm diện rộng không kiểm soát được.
+ Sự quản lý của nhà nước còn lỏng lẻo.
d. Hậu quả:
+ Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người (bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở; khoảng 14.000 cái chết mỗi ngày do ô nhiễm nguồn nước…)
+ Cạn kiệt tài nguyên sinh vật, thiếu nước sinh hoạt, mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống.
+ Ảnh hưởng đến các nguồn lợi kinh tế, nông nghiệp, du lịch, ...
e. Giải pháp
- Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xứ lý những doạnh nghiệp cá nhân vi phạm.
- Tăng cường tuyên truyền để cho nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời nêu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái, sức khỏe con người…
- Tiến hành áp dụng công nghệ khoa học để giải quyết hiện trạng ô nhiễm...
f. Bài học & liên hệ bản thân
- Bản thân cần xây dựng ý thức chấp hành pháp luật, cần có trách nhiệm với vấn nạn chung với xã hội, không có những hành vi trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng tới môi trường sống.
- Góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của những người xung quanh về bảo vệ môi trường.
Xem thêm:Dàn ý nghị luận về ô nhiễm môi trường lớp 9 chi tiết cho một bài văn cần có!
3. ĐOẠN VĂN THAM KHẢOMỘT SỐ ĐOẠN VĂN 200 CHỮ NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:Đoạn văn 1
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Vậy, bản chất của ô nhiễm môi trường là gì? Đó là sự thay đổi tính chất của môi trường, khiến một hoặc nhiều chỉ số vật lí, hóa học vượt ngưỡng cho phép. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do các hoạt động thiếu ý thức của con người: không xử lí rác thải đúng cách, sử dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật hay đơn giản hơn là vứt rác bừa bãi… Ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn nạn toàn cầu, để lại những hậu quả khôn lường cả trước mắt và lâu dài. Sự can thiệp thô bạo của con người vào tự nhiên đã hủy hoại cân bằng sinh thái, cướp đi môi trường sống và đẩy nhiều loài động, thực vật tới nguy cơ tuyệt chủng. Đồng thời, hiệu ứng nhà kính đang xảy ra với cường độ ngày càng mạnh, khiến nhiệt độ Trái Đất tăng ở mức kỉ lục, kéo theo một loạt hệ lụy: biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đất đai bị nhấn chìm… Nhưng có lẽ, đối tượng chịu tác động lớn nhất từ hiện tượng này chính là sức khỏe con người với sự gia tăng chóng mặt của các căn bệnh liên quan trực tiếp tới yếu tố môi trường: ung thư, lao phổi, và dị tật ở trẻ sơ sinh. Đã đến lúc, chúng ta cần chung tay chống lại ô nhiễm môi trường bằng các hành động cụ thể: sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường, tích cực tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế, lên án gay gắt những hành vi hủy hoại môi trường… Bảo vệ môi trường không chỉ là công việc của chính phủ hay các nhà khoa học. Đó là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của tất cả chúng ta.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/doan-van-200-chu-ve-van-de-o-nhiem-moi-truong
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Vậy, bản chất của ô nhiễm môi trường là gì? Đó là sự thay đổi tính chất của môi trường, khiến một hoặc nhiều chỉ số vật lí, hóa học vượt ngưỡng cho phép. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do các hoạt động thiếu ý thức của con người: không xử lí rác thải đúng cách, sử dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật hay đơn giản hơn là vứt rác bừa bãi… Ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn nạn toàn cầu, để lại những hậu quả khôn lường cả trước mắt và lâu dài. Sự can thiệp thô bạo của con người vào tự nhiên đã hủy hoại cân bằng sinh thái, cướp đi môi trường sống và đẩy nhiều loài động, thực vật tới nguy cơ tuyệt chủng. Đồng thời, hiệu ứng nhà kính đang xảy ra với cường độ ngày càng mạnh, khiến nhiệt độ Trái Đất tăng ở mức kỉ lục, kéo theo một loạt hệ lụy: biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đất đai bị nhấn chìm… Nhưng có lẽ, đối tượng chịu tác động lớn nhất từ hiện tượng này chính là sức khỏe con người với sự gia tăng chóng mặt của các căn bệnh liên quan trực tiếp tới yếu tố môi trường: ung thư, lao phổi, và dị tật ở trẻ sơ sinh. Đã đến lúc, chúng ta cần chung tay chống lại ô nhiễm môi trường bằng các hành động cụ thể: sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường, tích cực tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế, lên án gay gắt những hành vi hủy hoại môi trường… Bảo vệ môi trường không chỉ là công việc của chính phủ hay các nhà khoa học. Đó là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của tất cả chúng ta.