Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Ông cha ta từ xưa đến nay vẫn thường dạy "Tiên học lễ, hậu học văn". Trong lời dạy ấy, lễ chính là lễ nghĩa và lời chào là một trong số những lễ nghĩa quan trọng hàng đầu. Lời chào là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong những lần gặp gỡ, nó là cầu nối quan trọng đầu tiên đối với tất cả mỗi người. Lời chào hỏi chính là phép lịch sự tối thiểu nhất mà mỗi người chúng ta cần có và nên có. Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là ngày nay, lời chào đang ngày dần mất đi giá trị của nó, trẻ con gặp người lớn tìm cách lảng tránh thay vì cất tiếng chào. Những điều ấy xuất phát từ sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của bản thân mỗi người, do môi trường giáo dục thiếu sự quan tâm, dạy dỗ. Đó là một thực trạng đáng buồn mà chúng ta cần lên án, phê phán. Có thể thấy, dẫu trong bất cứ thời đại nào, lời chào vẫn luôn có giá trị, ý nghĩa to lớn và quan trọng, nó là một nét đẹp trong cách ứng xử của con người.
Tham khảo: Ông cha ta từ xưa đến nay vẫn thường dạy "Tiên học lễ, hậu học văn". Trong lời dạy ấy, lễ chính là lễ nghĩa và lời chào là một trong số những lễ nghĩa quan trọng hàng đầu. Lời chào là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong những lần gặp gỡ, nó là cầu nối quan trọng đầu tiên đối với tất cả mỗi người. Lời chào hỏi chính là phép lịch sự tối thiểu nhất mà mỗi người chúng ta cần có và nên có. Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là ngày nay, lời chào đang ngày dần mất đi giá trị của nó, trẻ con gặp người lớn tìm cách lảng tránh thay vì cất tiếng chào. Những điều ấy xuất phát từ sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của bản thân mỗi người, do môi trường giáo dục thiếu sự quan tâm, dạy dỗ. Đó là một thực trạng đáng buồn mà chúng ta cần lên án, phê phán. Có thể thấy, dẫu trong bất cứ thời đại nào, lời chào vẫn luôn có giá trị, ý nghĩa to lớn và quan trọng, nó là một nét đẹp trong cách ứng xử của con người.
Tham khảo:
Biết ơn là đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam ta được kế thừa và phát huy qua bao thế hệ. Biết ơn là việc ghi nhớ, trân trọng và tấm lòng tri ân công lao của những người đã giúp đỡ, những người đã đóng góp công sức để mang đến cuộc sống tốt đẹp cho chúng ta. Lòng biết ơn giúp gắn kết giữa con người với con người, phát huy được lối sống đẹp, nhân ái của dân tộc. Học sinh chúng ta cần biết trân trọng, biết ơn công lao nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà, biết tri ân công lao dạy dỗ của thầy cô, ghi nhớ công lao dựng và giữ nước của cha anh đi trước. Cùng với tấm lòng biết ơn chân thành, chúng ta cần thể hiện sự biết ơn ấy thông qua những hành động thiết thực: chăm sóc, hỏi thăm, giúp đỡ….Với những hành động vô ơn, vong ơn bội nghĩa chúng ta cần phê phán, loại trừ. Người sống tình nghĩa, có lòng biết ơn sẽ được mọi người yêu quý, trân trọng, ngược lại nếu không có lòng biết ơn, chúng ta sẽ trở thành những kẻ ích kỉ, sống vô ơn, những mối quan hệ xã hội vì vậy cũng bị rạn nứt. Chúng ta hãy sống tình nghĩa, biết ơn và trân trọng những thành quả, những con người đã mang đến cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp như hiện nay.
Gợi các ý:
- Những kỉ niệm đẹp trong cuộc sống là những khoảng khắc quý giá đáng trân trọng.
+ Qua những trải nghiệm mới về vùng đất lạ lẫm, gặp gỡ những người bạn mới và thực hiện những điều mình yêu thích là điều tạo nên kỉ niệm. Những kỉ niệm đó giúp chúng ta cảm nhận được sự hạnh phúc, cảm giác tự tin và sự kết nối với những người xung quanh.
- Khi nhìn lại những hình ảnh và kỷ niệm đó, chúng ta có thể cảm thấy thư giãn và tận hưởng những khoảnh khắc đó một lần nữa.
- Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tạo ra những kỉ niệm đẹp. Đôi khi, cuộc sống có thể trở nên khó khăn và đầy thử thách. Dẫu thế, bản thân ta có thể học cách tận dụng những thời khắc đó để tạo ra những kỉ niệm đáng nhớ.
- Khép lại, những kỉ niệm đẹp trong cuộc sống có ý nghĩa rất lớn đối với tinh thần và cảm xúc của mọi người. Chúng ta nên tận dụng mọi cơ hội để tạo ra những kỉ niệm đó và giữ chúng trong trái tim mình mãi mãi!
Tham khảo:
Ngôn ngữ chính là phương tiện giúp con người thực hiện các hoạt giao tiếp. Không có ngôn ngữ, nhất định sẽ không có văn mình. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong đời sống thường ngày gọi là lời ăn tiếng nói. Lời nói chính là tấm gương của tâm hồn, nó phản ánh tính cách và phẩm chất của con người.Chúng ta phải biết rèn luyện lời ăn tiếng nói cho đúng đắn.Nếu chúng ta ăn nói lịch sự,văn minh thì đối tượng giao tiếp mới nghe và hài lòng.Không phải vô cớ, các cụ ta dạy: “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Không mất tiền mua, tức là rất sẵn, có rất nhiều, chẳng khó gì để có được. Vậy thì sao không lựa chọn những lời lẽ đẹp đề làm “vừa lòng nhau”?Người xưa cũng từng khuyên rằng: “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”. Ăn mà không nhai, sẽ có hại, không tiêu hóa được thành các chất nuôi cơ thể. Giống như vậy, nói phải nghĩ. Nếu nói mà không suy nghĩ sẽ nói những điều dại dột, khiến người nghe phật ý, khó chịu, ghét khinh mình. Lòng người Việt ta luôn rộng mở, sẵn sàng “cởi” với bất cứ ai có thiện chí, biết tôn trọng, nâng niu những giá trị tinh thần. Khi “được lời”, điều đó lại càng được bộc lộ, phát huy.